PDA

View Full Version : Thú chơi thổi lửa vào tai của người Sài thành



beut_kute
21-08-2009, 04:32 PM
http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250839205_lay-ray-tai-dd.jpg Đây cũng như một tiệm hớt tóc, cũng ghế nằm, kính treo tường, nhưng khi hỏi muốn hớt tóc thì được trả lời là thợ cắt vừa nghỉ.


(24h) - Theo lời quảng cáo trên mạng về "thú thư giãn mới của người Sài Gòn", chúng tôi tìm đến địa chỉ này. Đó là một tiệm nhỏ nằm trên đường Bà Hạt, quận 10, TPHCM.

Bề ngoài, đây cũng như một tiệm hớt tóc, cũng ghế nằm, kính treo tường, nhưng khi hỏi muốn hớt tóc thì được trả lời là thợ cắt vừa nghỉ.
Ông chủ tên Bình nói giọng Bắc, theo lời giới thiệu là người Hà Nội, nhà trên đường Liễu Giai, vào Sài Gòn trông coi tiệm giùm con.
Ông Bình nhanh nhảu quảng cáo một loạt các dịch vụ thư giãn ở đây như: Gội đầu bằng bia, gội đen tóc bạc, đắp mặt nạ lột trứng cá, nhổ tóc bạc... Tò mò bởi dich vụ "lấy ráy tai bằng lửa" - một dịch vụ mới khai trương 2 tháng nay - chúng tôi quyết thử một phen.
Thổi lửa vô tai
Đầu tiên, bạn tôi lấy lý do "sợ" nên ngồi chờ, nhìn tôi làm "chuột bạch" nằm lên ghế. Sau một vài động tác "xoa bóp" làm nóng, cô thợ tên L. cầm ra 2 cây "đèn cầy". Thoạt nhìn, nó giống như cái bánh tráng Trảng Bàng cuộn lại nhưng khi tôi cầm lên xem kỹ thì mới biết "đèn cầy" làm bằng một loại sáp. Theo cô L., đây là hàng xách tay từ nước ngoài về, giá 8USD/cặp.

http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250838585-LAY-RAY-TAI-1.jpg
Cây đèn cầy bằng sáp và một số dụng cụ để lấy ráy tai bằng lửa.
"Trong thời gian khuyến mãi, tụi em chỉ tính 100.000 đồng thôi, qua thời gian này, chắc phải lên giá vì một tiệm khác ở đầu đường Lê Văn Sỹ lấy đến 200.000 đồng", cô L. nói. Tôi nhìn xuyên qua cây "đèn cầy", thấy thông ruột không có chất gì bên trong nên tạm thời an tâm, nhắm mắt chờ "thổi lửa".
Lửa đốt lên, cô thợ khác tên T. cầm cây đèn cầy đang cháy hừng hực đưa vào lỗ tai tôi. Bên dưới có lót một tấm cạc tông tròn, nhỏ, bọc giấy bạc để phòng trường hợp tàn "đèn cầy" rơi xuống làm cháy tai. Bạn tôi chồm lên hỏi: "Thấy sao, phê chưa?". Tôi thì thào: "Lấy máy hình chụp vài tấm làm kỷ niệm để đưa lên blog cho bạn bè coi chơi". Bạn tôi chụp lia lịa.
Tiếng cháy xèo xèo của ngọn nến và làn khói đen bốc lên. Bạn tôi hỏi cô thợ: "Sao nhiều khói đen vậy?". Cô T. chắc cũng... không biết tại sao, nên nín thinh. Tôi xen vô: "Chắc đang hút âm khí từ tai ra". Mắt tôi bắt đầu lim dim. Bạn tôi nói: "Chắc đang phê kìa!". Thật ra, tôi không thấy có cảm giác gì khác lạ như vài người diễn tả trên mạng. Tôi lim dim buồn ngủ vì bàn tay cô T. đang vo tròn sau gáy tôi như mẹ xoa đầu để ru con ngủ.

http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250838585-LAY-RAY-TAI-2.jpg
Tiếng cháy bập bùng của ngọn lửa chỉ kéo dài chừng 2 phút đầu tiên, sau đó không thấy có cảm giác gì đặc biệt.
Chừng 20 phút, ngọn nến sắp tàn, cô T. rút "đèn cầy" ra dụi tắt. Ông chủ Bình dùng kéo mổ cây "đèn cầy" ra cho tôi xem. Bên trong có một vài cục vàng vàng và một ít bột cũng ngà ngà. Tôi hỏi: "Ráy tai đó hả anh? Ghê vậy!". Ông Bình giải thích:"Không hẳn là ráy tai, cũng có một ít, nhưng cái này là thuốc trong ’đèn cầy’ khi hút ráy tai ra nó đọng lại". Tôi tò mò hỏi thuốc đó là thuốc gì? có hại cho tai không? "Cũng chỉ nghe là thuốc chứ không biết là thuốc gì! Nhưng không sao đâu, cả trăm người làm từ ngày khai trương đến giờ, chưa nghe ai nói gì", ông Bình bảo.
Theo ông Bình, lấy ráy tai bằng lửa xuất phát từ vùng Trung Đông và Ba Tư (Iran). Được bạn bè giới thiệu, ông mới biết gần đây một số nước Đông Nam Á có áp dụng phương pháp này. Cho nên, ông mới đem thử vào tiệm của ông gần 2 tháng nay.
Không gội đầu bằng bia thì nhổ tóc bạc
Đến lượt bạn tôi ngồi lên ghế sau vài lời khuyến khích "thử một lần cho biết" của chủ tiệm. Còn tôi thì bắt đầu "thổi lửa" tai còn lại. Cô thợ T. lại tiếp tục "xoa đầu" tôi và chào mời tôi nhổ tóc bạc. Tôi ậm ừ cho qua. Nhưng khi cô ấy vén tóc tôi lên thấy nhiều tóc bạc quá, chắc là sợ nhổ mỏi tay nên chuyển sang chào mời tôi gội đầu làm tóc đen.

http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250838585-LAY-RAY-TAI-3.jpg
Ông Bình mổ ruột đèn cầy sao khi xông lửa. Trong ruột có những mảnh bột vụn ngà ngà.
Khi tôi thắc mắc gội đầu bằng xà bông gì mà có thể làm đen tóc, ông Bình đem ra cho tôi xem một hộp gồm 2 chai dầu gội và giải thích: "Đây là dầu đặc biệt bằng thảo dược của Hàn Quốc". Tôi cầm lên đọc hàng chữ tiếng Anh "Gingshen Instant Dyeing" (thuốc nhuộm cấp tốc có chất nhân sâm) và một mớ chữ Hàn, đánh số 1 và 2.
Tôi lại hỏi ông Bình: "Vậy gội đầu bằng bia là dùng bia Sài Gòn gội hả anh?". Ông Bình quay vào trong đưa cho tôi 1 chai dầu khác. Tôi cầm lên xem không thấy nhãn hiệu gì, chỉ thấy có nhãn bia 333 bên ngoài. Ông Bình giải thích: "Đây là dầu gội có men bia do con gái tôi làm ở hãng Unilever tự nghiên cứu ra" (?).

http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250838585-LAY-RAY-TAI-4.jpg
Người bạn tôi "co ro" khi thử "thổi lửa" theo lời khuyến khích của chủ tiệm.
Tôi từ chối cả 2 dịch vụ "gội đen tóc" và "gội bằng bia" với lý do da đầu tôi nhạy cảm với dầu gội lạ. Vậy thì chọn "nhổ tóc bạc" thôi chứ sao. Cô T. bắt đầu nhổ cho tôi. Kỹ thuật không chê vào đâu được. Thay vì, cầm nhíp nhổ cái "phực" như bà xã tôi hay nhổ cho tôi, cô T. cứ nhấp nhấp cho tôi ngứa da đầu rồi mới nhổ. Trong vòng một tiếng đồng hồ, tôi đã "cải lão hoàn đồng" với một mớ tóc bạc trên váy cô T.
Trong lúc chờ anh bạn tôi hoàn tất "thổi lửa" xong, tôi hỏi cô thợ T.: "Tiệm có đông khách không?". T trả lời:"Đông lắm anh ơi, có khi khách phải ngồi chờ". Nhưng từ lúc chúng tôi vào đến giờ đã hơn 3 tiếng đồng hồ, trong tiệm chỉ có 2 chúng tôi, 4 cô thợ và ông chủ.

http://www18.24h.com.vn/upload/news/2009-08-21/1250838585-LAY-RAY-TAI-5.jpg
Những bằng chứng lão hóa của tôi đã được nhổ sạch.
Chúng tôi rời khỏi tiệm sau 3 tiếng thư giãn, cô L. vẫn còn lưu luyến anh bạn tôi bằng cách dùng nhíp nhổ cọng râu bạc dưới cằm cho anh ấy. Tôi quay sang ông Bình: "Sao tiệm mình không mở thêm dịch vụ "nhổ râu bạc" bằng răng hả anh?". Cả đám cùng cười.
Nguồn gốc của Ear Candling
Lấy ráy tai bằng phương pháp thổi lửa đã tồn tại ở một số nước trên thế giới với cái tên Ear Candling. Mặc dù nguồn gốc vẫn chưa rõ ràng nhưng theo một số tài liệu, ear-candling vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc, Ai Cập, Tây Tạng và ngay cả một nhóm thổ dân da đỏ gọi là Hopi. Tuy nhiên, Hội đồng thổ dân Hopi lên tiếng cải chính, người Hopi chưa bao giờ sử dụng ear-candling.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Laryngoscope cho rằng ear-candling không tạo ra áp lực nguy hiểm đến tai, tuy nhiên cũng khẳng định không thể hút ráy tai ra bằng ear-candling.
Một khảo sát trên vào năm 1996 bởi Laryngoscope, bác sĩ tai mũi họng cho biết 10% bệnh nhân đã dùng ear-candling bị phỏng nhẹ bên ngoài tai, bị sáp đèn cầy chảy vào trong tai và có trường hợp bị xây xát màng nhĩ.