PDA

View Full Version : [Lý]Tư duy logic - Vận dụng kiến thức Vật Lí nhé



minh_hg
11-11-2009, 10:24 PM
:dummy::dummy::dummy::dummy::dummy:
AAAAAAA điên mấy đâu mà. Cái mạng chết tiệt này, vừa gõ xong thì .... :(( ôi gõ lại từ đầu @-@
Tình hình là sau chính sách kích cầu, tổng động viên vừa rồi thì box vẫn chẳng khá hơn cho là mấy. Vì thế cho nên dù ý tưởng chưa hoàn thiện mình vẫn phải post bài này lên kẻo mọi người lại tưởng cái box này mất tích rồi :sweat:
Chắc chắn tất cả mọi người đều đã ko dưới vài lần đặt ra những câu hỏi tại sao khi nhìn thấy 1 hiện tượng nào đó xảy ra trong cuộc sống. Mình cũng vậy, hồi nhỏ thì chỉ biết tự hỏi hoặc đi ỏi người lớn nhưng bây giờ, với kiến thức Vật Lí hiện tại, minhhf cũng đã giải thích được 1 số câu hỏi vì sao thường gặp trong cuộc sống. Ở dưới đây mình sẽ nêu ra 5 hiện tượng để mọi người cùng tư duy và vận dụng những kiến thức Vật Lí phổ thông đã học để giải thích. Mấy ngày nữa mình sẽ post cách giải thích của mình, mọi người cùng bàn luận sau đó ai có cách giải thích chính xác nhất sẽ được cộng 2 SP, xin mời thử sức :^_^:

Hiện tượng 1: Khi quan sát bánh xe ô tô đang chạy nhanh, ta thường thấy nó quay ngược lại so với chiều chuyển động của xe, tại sao vậy :) ?

Hiện tượng 2: Cái này nhà ai dùng truyền hình cáp thì sẽ biết: khi xem TV ta thấy rằng TV dùng truyền hình cáp luôn phát hình ảnh và âm thanh chậm hơn TV dùng ăng ten 4 - 5 giây ( nhà hàng xóm hô " Vào " rồi mà nhà mình vẫn chưa sút =)) ), nói cách khác tín hiệu truyền đến TV dùng truyền hình cáp chậm hơn tín hiệu truyền đến TV dùng ăng ten, mọi người thủ nghĩ xem vì sao :D ? ( chỉ áp dụng trong phạm vi Thanh Hóa thôi nhé, chỗ khác em ko biết :D )

Hiện trượng 3: Tại sao khi xây nhà người ta lại dùng gạch lỗ mà ko dùng gạch đặc xây cho chắc :D ?

Hai cái này mọi người phải dự đoán cả hiện tượng nữa này :D

Hiện tượng 4: Những người bị cận thị thì khi nhìn ánh đèn ở xa hay là ngôi sao thì sẽ thấy ánh đèn hoặc ngôi sao to hơn hay nhỏ hơn người bình thường, vì sao ?

Hiện tượng 5: Trong những ngày lễ người ta thường thả bóng bay, vậy những quả bóng bay đó sẽ đi đâu :) ? Vì sao ?

Mới chỉ nhớ ra 5 cái tiêu biểu đó thôi, những cái khác chắc mọi người cũng biết hết rồi nên thôi. Mọi người tích cực tham gia nhé, mong là topic về Vật Lí này sẽ nhộn nhịp hơn topic về Sinh học trước :^_^:

shevchenbe90
11-11-2009, 10:48 PM
Hiện tượng 1:cái này là 24 hình/s đó mà.

Hiện tượng 2: Cable là một ống nhỏ,tín hiệu sóng phát ra được phản xạ liên tục tại thành ống từ lúc phát đến lúc nhận----> quãng đường phải đi dài hơn ---> lâu tới nơi.Ưu điểm của Cable là áp dụng phản xạ toàn phần nên không bị thất thoát,trường đi xa mà không sợ các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết...v.v. Nó chung,cable chỉ sợ bị dân chài VN tưởng nhầm là Sắt,cắt vài đoạn đem bán thôi =))

Hiện trượng 3:Vật liệu nào cũng có độ co ngót,phải có độ rống thì mới đảm bảo tránh được rạn nứt khi nhiệt độ môi trường thay đổi.




Hiện tượng 4: To hơn,cái này anh em ta thường gọi là lóa mắt :))
Ta có thể coi như ngôi sao ( hay ánh đèn) ở vô cùng ===> từ công thức suy ra.Chỉ nhớ dc có vậy.Vì quên hết sạch rồi :D

Hiện tượng 5:Bay đén 1 độ cao nào đó thì lơ lửng vì áp suất trong ngoài đã cân bằng,sau đó xẹp dần và rụng :D

vitaminb12
11-11-2009, 11:15 PM
Hiện tượng 2: Cái này nhà ai dùng truyền hình cáp thì sẽ biết: khi xem TV ta thấy rằng TV dùng truyền hình cáp luôn phát hình ảnh và âm thanh chậm hơn TV dùng ăng ten 4 - 5 giây ( nhà hàng xóm hô " Vào " rồi mà nhà mình vẫn chưa sút =)) ), nói cách khác tín hiệu truyền đến TV dùng truyền hình cáp chậm hơn tín hiệu truyền đến TV dùng ăng ten, mọi người thủ nghĩ xem vì sao :D ? ( chỉ áp dụng trong phạm vi Thanh Hóa thôi nhé, chỗ khác em ko biết :D )

Hiện trượng 3: Tại sao khi xây nhà người ta lại dùng gạch lỗ mà ko dùng gạch đặc xây cho chắc :D ?

Hiện tượng 5: Trong những ngày lễ người ta thường thả bóng bay, vậy những quả bóng bay đó sẽ đi đâu :) ? Vì sao ?

về hiện tượng 2 #:-s vấn đề là các bác truyền hình cable ở Thanh Hóa cũng phải bắt sóng bằng antena #:-s sau khi bắt được sóng thì tín hiệu còn chạy đủ dăm bảy vòng xử lí nữa rồi mới được phát theo cable đến tv nhà mềnh #:-s chậm hơn âu cũng là dễ hiểu #:-s
hiện tượng 3 : móng nhà vẫn được xây bằng gạch đặc #:-s còn khi xây tường, gạch lỗ có độ cách âm cách nhiệt tốt hơn gạch dặc.
hiện tượng 5: sau vài chục giờ bay thì bóng bay sẽ thoát khí dần, bay thấp dần và rơi vào một ngóc ngách nào đó, ai biết được #:-s

minh_hg
14-11-2009, 12:29 AM
Sau đây là cách lí giải của mình này:
Hiện tượng 1: Cái này thì ko phải là 24 hình/s giống bác shev nói đâu ạ. Mà nguyên nhân chính xác của hiện tượng này là do sự khác nhau giữa tần số quay của bánh xe và tần số của sóng ánh sáng. Lấy 1 VD thế này cho nó dễ hiểu: Trên 1 bánh xe có lắp 1 đèn nháy và đặt trong phòng tối. bánh xe quay với vận tốc 1 vòng/s theo chiều kim đồng hồ, đèn thì cứ sau 3/4 s nháy 1 lần. Nếu lần nháy đầu tiên của đèn là ở vị trí 12h thì lần 2 đèn sẽ nháy khi bánh xe mới quay được 3/4 vòng, tức là đèn ở vị trí 9h, lần 3 sẽ là 6 h ... Cứ như vậy ta sẽ thấy bánh xe quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
Còn 24 hình/s là lợi dụng hiện tượng lưu ảnh của mắt ứng dụng vào chiếu phim để người xem nhìn thấy các hành động liên tục chứ ko bị ngắt quãng. :cool:
Hiện tượng 2: Cái này thì em đồng ý vs bác shev, quãng đường mà tín hiệu phản xạ toàn phần trong cáp dài hơn so với truyền thẳng hoặc truyền qua vệ tinh phản xạ xuống
Hiện tượng 3: Cái này thì bác vitamin nói co 1 ý đúng còn bác shev nói ko đúng. Đâu phải cứ rỗng thì mới co dãn tốt, xin thưa với bác là bê tông co dãn rất tốt với sự thay đổi nhiệt độ đấy ạ :D. Bác vitamin đúng được vế sau nhưng vế đầu lại sai. Người ta dùng gạch rỗng chính là để cho nó thoát âm ra ngoài đấy ạ, nếu ko ở trong nhà chỉ cần nói to sẽ gây ra phản xạ âm liên tục rất khó nghe rõ. Còn để cách nhiệt thì đúng rồi :)
Hiện tượng 4: To hay nhỏ thì ai đeo kính bỏ kính ra là biết ngay ấy mà, dự đoán làm gì :D
Cái này là do thủy tinh thể ( thấu kính mắt) mất khả năng phồng lên lại nên tiêu cự ko ngắn lại được => ảnh nằm sau giác mạc ( màn hứng ảnh ) => ảnh to và mờ hơn :)
Hiện tượng 5: Cái này ngày trước em nghĩ là quả bóng bay đến 1 độ cao nào đó thì do càng lên cao áp suất càng giảm nên quả bóng căng ra rồi vỡ. Nhưng đọc mấy cách giải thích của 2 bác thấy có lí nên đã suy nghĩ lại và rút ra kết luận: quả bóng ko thể vỡ được vì mặc dù áp suất giảm nhưng nhiệt độ cũng giảm nên quả bóng sẽ ko bị căng ra đến vỡ, nó sẽ xẹp dần và rơi xuống 1 nơi nào đó :D
Đấy, vậy là em đã nêu ra ý kiến của mình, mọi người còn cách giải thích nào khác thì xin mời tiếp tục, chúng ta sẽ bàn luận đến khi thống nhất.
:congratz:

vitaminb12
14-11-2009, 12:53 AM
Về cái truyền hình cable :)) có lẽ 2 người đang hơi nhầm :-? sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian chắc chắn kém lan truyền qua ống dẫn sóng, có thể thấy rõ ràng ở tốc độ của wifi và cable quang hay cable đồng - một trời một vực. Vì vậy có thể nói, quãng đường ko quá ảnh hưởng đến việc chậm hình. Khi thực hiện 1 videocall (xài skype cho nó đỡ giật nhá :D ) quốc tế, ta hoàn toàn có thể thấy được hình ảnh của đầu bên kia ngay lập tức tức là ko bị delay với mạng internet cable thì chẳng có lí do gì để truyền hình cable chỉ cách có vài Km bị chậm hơn so với tín hiệu vô tuyến - với quãng đường ngắn tương tự. Khi xét khoảng cách quá ngắn như vậy, có thể coi sai khác giữa 2 quãng đường là không đáng kể vì 2 quãng đường còn có thể coi như rất bé, tiến gần về 0 cơ mà :( .
Vậy thì tại sao tín hiệu lại chậm ? Như đã nói ở trên, điều này đa phần là do việc xử lí tín hiệu tại trung tâm truyền hình cable. Khi nhận tín hiệu về qua chảo thu, tín hiệu này được xử lí bằng máy tính hoặc một loại máy nào đó, nhưng chắc chắn cỗ máy đó có giới hạn tốc độ hoạt động nhất định để xử lí một đơn thông tin. Và giới hạn đó chính là nguyên nhân làm chậm tín hiệu.

shevchenbe90
14-11-2009, 12:08 PM
:D,thằng Vịt nó chơi kiểu sy luận thực tế,là máy móc của con người xử lý tín hiệu chậm.
Lý thuyết thì rõ ràng là Cable phải chậm hơn truyền trong không trung.
Mà đã truyền trong không trung thì thất thoát nhiều,xử lý dữ liệu cũng lâu hơn đấy.

vitaminb12
14-11-2009, 01:06 PM
:D,thằng Vịt nó chơi kiểu sy luận thực tế,là máy móc của con người xử lý tín hiệu chậm.
Lý thuyết thì rõ ràng là Cable phải chậm hơn truyền trong không trung.
Mà đã truyền trong không trung thì thất thoát nhiều,xử lý dữ liệu cũng lâu hơn đấy.
:)) thất thoát thì vẫn xử lí được chứ sao. Thế mới có hiện tượng trời mưa nhiễu tiếng nhiễu hình :)) với lại nếu chỉ có 2 thiết bị đầu - cuối thì tốc độ xử lí cũng tương đương nhau thôi. Đằng này cable lại còn phải thu tín hiệu từ không trung và phát tín hiệu qua đường truyền dẫn tức là các khâu xử lí phức tạp hơn rồi.
Cứ nghĩ mà xem, tốc độ cao như thế mà chỉ so sánh quãng đường có vài Km thì không thể chấp nhận được :) Tớ vẫn nghĩ, nếu cải thiện thiết bị thu phát ở chỗ trung tâm truyền hình cable thì chắc chắn sẽ ko bị chậm hình hơn vô tuyến :D

minh_hg
14-11-2009, 03:57 PM
:)) thất thoát thì vẫn xử lí được chứ sao. Thế mới có hiện tượng trời mưa nhiễu tiếng nhiễu hình :)) với lại nếu chỉ có 2 thiết bị đầu - cuối thì tốc độ xử lí cũng tương đương nhau thôi. Đằng này cable lại còn phải thu tín hiệu từ không trung và phát tín hiệu qua đường truyền dẫn tức là các khâu xử lí phức tạp hơn rồi.
Cứ nghĩ mà xem, tốc độ cao như thế mà chỉ so sánh quãng đường có vài Km thì không thể chấp nhận được :) Tớ vẫn nghĩ, nếu cải thiện thiết bị thu phát ở chỗ trung tâm truyền hình cable thì chắc chắn sẽ ko bị chậm hình hơn vô tuyến :D

Hừm, cái vấn đề này có vẻ phức tạp đây, bác vitamin nói ko phải là ko có lí nhưng em vẫn giữ lập trưởng của mình. Ko lẽ lại phải đi hỏi à :hmm:

Reddevils
16-11-2009, 05:27 PM
Theo em được biết , do có ông anh làm ở Đài Thanh Hoá thì do các dạng cáp và kĩ thuật số sau khi vào ăng-ten thì còn phải xử lí hình ảnh qua đầu thu nữa nên thường chậm hơn so với tivi thông thường

minh_hg
16-11-2009, 06:27 PM
Theo em được biết , do có ông anh làm ở Đài Thanh Hoá thì do các dạng cáp và kĩ thuật số sau khi vào ăng-ten thì còn phải xử lí hình ảnh qua đầu thu nữa nên thường chậm hơn so với tivi thông thường

Nhưng nói như thế thì ko lẽ TV nào dùng cáp cũng sẽ chậm hơn TV dùng ăn ten à? Hay là do truyền hình cáp của Thanh Hóa quá :ock:

vitaminb12
16-11-2009, 06:47 PM
Nhưng nói như thế thì ko lẽ TV nào dùng cáp cũng sẽ chậm hơn TV dùng ăn ten à? Hay là do truyền hình cáp của Thanh Hóa quá :ock:

Chính xác thì phải nói là "công nghệ viễn thông - truyền hình của Việt nam quá :ock:"

le_tai_ngoc00
11-06-2010, 09:56 PM
Câu 3: Câu này mình nói theo ý kiến riêng, nếu xây bằng gạch đặc hoàn toàn thì khối lượng nhà nặng hơn nhiều, dễ phát sinh nội lực lớn, phá hoại cao, cộng thêm lí do kinh tế nữa. hihi

minh_hg
12-06-2010, 11:15 AM
Hay đấy, em cung ko để ý đến mấy cái đó, nhưng chắc là những lí do đó cung góp phần ko nhỏ :)

thanhkhoeo
12-06-2010, 11:24 AM
[B]Hiện tượng 5: Trong những ngày lễ người ta thường thả bóng bay, vậy những quả bóng bay đó sẽ đi đâu :) ? Vì sao ?

Mới chỉ nhớ ra 5 cái tiêu biểu đó thôi, những cái khác chắc mọi người cũng biết hết rồi nên thôi. Mọi người tích cực tham gia nhé, mong là topic về Vật Lí này sẽ nhộn nhịp hơn topic về Sinh học trước :^_^:

nổ trênn tầng bình lưu rồi rụng xuống đất vì áp suất cao chứ

minh_hg
12-06-2010, 07:02 PM
Ngày trước anh cũng nghĩ thế nhưng sau đó nghĩ kĩ hơn thì thấy nó ko thể nổ đc. Bởi vì mặc dù lên cao áp suất không khí giảm nhưng nhiệt độ còn giảm mạnh hơn ( cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0.6oC ) vì thể nên quả bóng ko thể căng ra rồi vỡ đc, nó sẽ xẹp dần và rơi xuống

le_tai_ngoc00
13-06-2010, 02:28 AM
Ái dà, câu quả bóng bay này làm mình nghĩ hơi lâu, từ trước đến giờ cứ nghĩ là nó nổ, nghe minh giải thích lại thấy hơi băn khoăn, nhưng giờ thì chắc chắn là nổ bạn ah. Lên cao nhiệt độ giảm cũng ko làm giảm đi nhiều áp suất trong quả bóng, hơn nữa chưa chắc lên cao đã lạnh đâu, lỡ trời nắng khéo lại nóng hơn. hihi.

letienquana12
13-06-2010, 02:07 PM
Ái dà, câu quả bóng bay này làm mình nghĩ hơi lâu, từ trước đến giờ cứ nghĩ là nó nổ, nghe minh giải thích lại thấy hơi băn khoăn, nhưng giờ thì chắc chắn là nổ bạn ah. Lên cao nhiệt độ giảm cũng ko làm giảm đi nhiều áp suất trong quả bóng, hơn nữa chưa chắc lên cao đã lạnh đâu, lỡ trời nắng khéo lại nóng hơn. hihi.

Ở độ cao 10 km thì nhiệt độ vào mùa hè tầm -50 độ C . Đã chứng kiến khi ngồi máy bay ;)) .
Quả bóng lên không trung sẽ bị nổ, nhưng không phải do áp suất cao. có thể dựa vào lý thuyết 1 chút: thể tích V và áp suất P tỉ lệ nghịch với nhau ( P.V = m.r.T ) . Áp suất tăng thì thể tích giảm và ngược lại. Khi lên cao thì mật độ và áp suất của không khí giảm > thể tích không khí trong trái bóng tăng lên đến một mức nào đó quả bóng không thể giãn nở được nữa nó sẽ nổ.

--------
* Nếu áp suất cao thì quả bóng sẽ bị bóp nhỏ lại chứ ko bị nổ.

atlantic_fly
14-06-2010, 01:03 PM
kakakaka :anh gõ nhầm công thức :p V=nRT
không phải bóng nổ do áp suất cao mà do áp suất không khí bên ngoài thấp
áp suất trong quả bóng =áp suất dó lực căng bề mặt bóng +áp suất không khí
càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên áp suất trong quả bóng phải giảm và áp suất do lực căng bề mặt bóng phải tăng ,cả hai sự thay đổi này đều dẫn đến 1 điều làm tăng thể tích của bóng đến 1 giới hạn nào đó không chịu được nó sẽ nổ
còn theo ý kiến anh Minh do sự giảm nhiệt độ nên nó làm giảm áp áp suất (giả sử đẳng tích) để nó cân bằng với sự giảm áp suất ngoài
trên wiki có viết :Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C) có nghĩa là nó chỉ giảm khoảng 1/10 (coi nhiệt độ trên bề mặt trái đất khoảng 300*K)
sự giảm áp suất này không thấm vào đâu so với sự giảm của áp suất ngoài khí quyển
vì vậy em cho rằng bóng sẽ nổ

thanhkhoeo
14-06-2010, 01:43 PM
kakakaka :anh gõ nhầm công thức :p V=nRT
không phải bóng nổ do áp suất cao mà do áp suất không khí bên ngoài thấp
áp suất trong quả bóng =áp suất dó lực căng bề mặt bóng +áp suất không khí
càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên áp suất trong quả bóng phải giảm và áp suất do lực căng bề mặt bóng phải tăng ,cả hai sự thay đổi này đều dẫn đến 1 điều làm tăng thể tích của bóng đến 1 giới hạn nào đó không chịu được nó sẽ nổ
còn theo ý kiến anh Minh do sự giảm nhiệt độ nên nó làm giảm áp áp suất (giả sử đẳng tích) để nó cân bằng với sự giảm áp suất ngoài
trên wiki có viết :Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C) có nghĩa là nó chỉ giảm khoảng 1/10 (coi nhiệt độ trên bề mặt trái đất khoảng 300*K)
sự giảm áp suất này không thấm vào đâu so với sự giảm của áp suất ngoài khí quyển
vì vậy em cho rằng bóng sẽ nổ

anh nói có lí rất đúng ý em nhiệt độ giảm không đáng kể => nổ

minh_hg
14-06-2010, 09:54 PM
kakakaka :anh gõ nhầm công thức :p V=nRT
không phải bóng nổ do áp suất cao mà do áp suất không khí bên ngoài thấp
áp suất trong quả bóng =áp suất dó lực căng bề mặt bóng +áp suất không khí
càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên áp suất trong quả bóng phải giảm và áp suất do lực căng bề mặt bóng phải tăng ,cả hai sự thay đổi này đều dẫn đến 1 điều làm tăng thể tích của bóng đến 1 giới hạn nào đó không chịu được nó sẽ nổ
còn theo ý kiến anh Minh do sự giảm nhiệt độ nên nó làm giảm áp áp suất (giả sử đẳng tích) để nó cân bằng với sự giảm áp suất ngoài
trên wiki có viết :Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C) có nghĩa là nó chỉ giảm khoảng 1/10 (coi nhiệt độ trên bề mặt trái đất khoảng 300*K)
sự giảm áp suất này không thấm vào đâu so với sự giảm của áp suất ngoài khí quyển
vì vậy em cho rằng bóng sẽ nổ

Anh vừa xem chỗ em nói xong, đây phải ko http://wapedia.mobi/vi/T%E1%BA%A7ng_b%C3%ACnh_l%C6%B0u. Em mới chỉ đọc 1 đoạn mà chưa biết xem cái biểu đồ người ta vẽ. Tầng bình lưu ko phải tầng cao nhất của khí quyển trái đất, nhìn vào đường biểu thị nhiệt độ có thể thấy nhiệt độ có thể giảm xuống đến khoảng 175oK.
Hơn nữa mọi người quên mất 1 điều quan trọng nhất. Bóng bay bay đc là nhờ đâu? Là nhờ lực đẩy Acsimet ( nó ứng dụng cho mọi dạng chất lưu chứ ko phải mình chất lỏng đâu nhé, cả chất khí cũng thế), khi đạt tới độ cao mà áp suất ở trong và ở ngoài quả bóng cân bằng nó sẽ ko thể bay cao hơn nữa vì lực đấy Acsimet cân = với trọng lực. Vì thế chuyện áp suất ở trong quả bóng lớn hơn áp suất bên ngoài đến mức làm nổ bóng là ko thể.
Phải nhìn nhận vấn đề 1 cách khách quan và có cơ sở khoa học chứ đừng cảm tính nhé:^_^:

atlantic_fly
14-06-2010, 10:01 PM
Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C)
em trích nguyên văn đấy kakaka
anh nói vậy không đúng ý em rồi:khi đạt tới độ cao mà áp suất ở trong và ở ngoài quả bóng cân bằng
em không nói như vậy ,anh làm ơn đọc kĩ ạ
còn cái lực áciméta không ai đề cập đến vì ai cũng biết (em nghĩ vậy )
càng lên cao ,bóng càng nở làm cho khối lượng riêng của nó giảm ,hoàn toàn thoả mãn điều kiện để nó bay tiếp hoặc lơ lửng còn gì anh
anh có thể định nghĩa lại từ '' xẹp '' không ạ,chắc là bị bóp lại thì phải(giảm thể tích)
bây giờ em đưa ra 1 thí nghiệm để chứng minh :
khi nước sôi bong bóng nước ở đáy nhỏ nổi lên to ,nó ngược lại với ý kiến anh rồi
còn cái chênh lệch nhiệt độ em đã nói ở trên nó không thấm vào đâu so với sự giảm áp của khí quyển
được bàn luậnvới anh em rất vui

letienquana12
14-06-2010, 11:48 PM
Hừm :-"
Why do most helium filled balloons burst as they ascend to high altitudes?

As it rises up it goes into a region of lower pressure (pressure decreases in altitude) ans as it enters this region the gases in the balloon expand due to a thermodynamic relationship. Pressure and volume of the gas are related. PV= nRT (rearranged to P= nRT/V). So as it goes up in altitude the pressure goes down thus making the volume increase causing it to pop.
source: http://wiki.answers.com/Q/Why_do_most_helium_filled_balloons_burst_as_they_a scend_to_high_altitudes

-----------
Còn về cái phương trình thermodynamic dành cho khí lý tưởng kia thì nó được biến thể thành nhiều dạng, dạng P.V = n.r.T thì thể tích V ở đây là của n mol chất khí
còn công thức anh viết P.V = m.r.T thì V ở đây dành cho m kg chất khí. lên DH cũng sẽ học công thức này ;)
Ngoài ra nó còn biến thể thành P.V = r.T dành cho 1 Kg khí....v..v..

minh_hg
15-06-2010, 10:52 AM
Hừm :-"
Why do most helium filled balloons burst as they ascend to high altitudes?

source: http://wiki.answers.com/Q/Why_do_most_helium_filled_balloons_burst_as_they_a scend_to_high_altitudes



Cái này là cái chi, em chả hiểu :D.............................

letienquana12
15-06-2010, 02:32 PM
Cái này là cái chi, em chả hiểu :D.............................

Cái này là giải thích tại sao quả bóng bay khi bay lên trên cao thì bị nổ :))
Dịch sơ sơ:

khi quả bóng bay tới vùng có áp suất thấp ( áp suất không khí hạ dần khi độ cao tăng dần ) , vậy nên khi bay vào vùng này chất khí trong trái bóng bị nở ra ( expand ) theo phương trình nhiệt học. Áp suất và thể tích có quan hệ với nhau theo pt: P.V = n.r.T . Vì vậy nên khi bay tới một độ cao nhất định so với mực nước biển thì áp suất giảm làm cho thể tích khí trong trái bóng tăng lên cho tới khi bóng bị nổ.