PDA

View Full Version : [Thảo luận] Hãy nhìn lại mình và tự thấy xấu hổ đi, Việt Nam của tôi...



vitaminb12
22-12-2009, 05:44 PM
Trước nay chúng ta vẫn nghe nhiều về chuyện ý thức của dân Vn tồi là như thế nào khi tham gia giao thông. Nhiều khi chúng ta vẫn nghĩ rằng, sự thiếu ý thức này là xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển . Chính vì thế mà cũng ít người biết được rằng, Lào, đất nước anh em, những người "đồng chí" của chúng ta, với một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu hơn nhiều, lại có ý thức sống văn minh hơn chúng ta gấp nhiều, nhiều, nhiều lần.. Thật đáng xấu hổ khi điều đó được phơi bày một cách rõ ràng nhất, sống động nhất khi có một lượng lớn khách du lịch Vn sang Lào vào đợt SEAGAMES vừa rồi. Họ sống bên cạnh người Lào bằng ý thức của người Việt nam.
Đã đến lúc ta phải nhận ra rằng, điều này mới làm xấu đi thể diện quốc gia, dân tộc. Là ý thức, là văn minh của chúng ta, chứ không phải chuyện TTVN đứng thứ bao nhiêu trên bảng tổng sắp HC SEAGAMES hay ĐTQG lọt vào đến vòng nào của AsianCup.
Phải tự thay đổi thôi, từ mỗi người như chúng ta.


Chưa có con số thống kê chính xác số lượng người Việt Nam đã sang Vientiane – Lào để cổ động cho đội tuyển Việt Nam nói riêng và du lịch nói chung đợt vừa qua. Nhưng xả rác, ăn nói mất lịch sự, vi phạm các điều cấm kỵ… là những điều mà thời gian qua một số người Việt đã “thể hiện” tại xứ Triệu Voi.

Quậy từ trong khách sạn

Khách sạn Leuxay những ngày qua náo nhiệt bởi hàng đoàn khách du lịch Việt Nam lựa chọn làm nơi nghỉ lại, và họ đã gặp không ít rắc rối bởi một số vị khách thiếu ý thức. Những chuyện rất nhỏ nhặt như hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi liên tục được các nhân viên ở đây nhắc nhở, nhưng dường như không ăn thua, thậm chí có khách còn mang cả… thuốc lào vào phòng để rít.


http://photos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs111.snc3/15833_1164425444973_1658003520_538743_56266_n.jpg

Cổ động viên Việt Nam trên đường di chuyển

Một nhân viên giám sát tại khách sạn cho biết, bà chủ khách sạn đã cảm thấy rất phiền lòng khi một số khách người Việt bữa ăn nào cũng say xỉn ồn ào. Thậm chí, khi nhân viên và quản lý bắt đầu ăn cơm là có một vị khách thường xuyên ra múa may, vuốt lưng, hò hét… suốt cả buổi. Vẫn là nhân vật này, đã có một đêm quản lý khách sạn phải liên tục gọi trưởng đoàn xuống trông nom vì “anh ta cứ đòi ngủ ngoài bể bơi”. Không giải quyết được, cuối cùng khách sạn xuống nước, đành cho ngủ tạm trên đi văng giữa khách sạn trong bộ quần áo ngủ.

Phải nói thật rằng, những đoàn khách Việt Nam khi sang đến Vientiane hầu hết là những người có điều kiện kinh tế khá. Điển hình là một nhóm “doanh nghiệp trẻ” của một tỉnh phía bắc. Họ cho biết đã từng đi du lịch một số nước châu Âu và hầu hết các nước châu Á. Chuyến đi Lào lần này, ngoài việc cổ vũ cho bóng đá thì họ đi cũng vì… rẻ. Đi nhiều là vậy, nhưng có đi chung đoàn người ta mới hiểu sự thiếu văn hóa trong việc làm khách du lịch của họ nhiều đến như thế nào. Một hướng dẫn viên du lịch xin giấu tên cho biết: “Vừa đến khách sạn là họ giành nhau chìa khóa để được lên phòng trước. Ăn nói, ứng xử thì khiến nhiều người phải ngượng cả người. Có nhóm thì dù có biển cấm phơi quần áo ra lan can nhưng họ cứ giặt rồi giăng ra như ở nhà. Bảo vệ phải liên tục đứng canh chừng để lên từng phòng nhắc nhở”.

Ra đường rối giao thông

Có sang Vientiane, người ta mới thấy ý thức tham gia giao thông của người Lào tốt đến cỡ nào. Còi ở đây được coi là bộ phận thừa nhất trên bất cứ chiếc xe nào. “Việc sang đường, rẽ vào đường khác, đi qua ngã tư… người ta không “làm cái rẹt” hay “thấy hở là rúc vào” như ở Việt Nam. Tất cả đều dừng lại và đợi cho hết hẳn xe rồi mới tiếp tục tham gia vào làn đường cần đi”, anh Oanh, lái xe cho đoàn cổ động viên Việt Nam cho biết. Ấy thế nên mới có chuyện, đi đường chỉ cần nhìn kiểu đi và liên tục bấm còi là người ta biết ngay người Việt lái xe.


http://photos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs091.snc3/15833_1164425684979_1658003520_538744_1777006_n.jp g

Người dân Lào vốn sống khá lặng lẽ

Trước trận chung kết bóng đá nam, cảnh sát Lào nhiều lần phải lắc đầu vì những chiếc xe từ Việt Nam sang thường xuyên đứng hiên ngang tại các khu vực đèn đỏ được phép rẽ phải. Còn tại các tuyến đường quốc lộ, hầu hết lái xe khi chuyển làn đường đều thấy khoảng trống là lập tức đánh cua rồi đi tiếp mặc cho các đoàn xe đang đi đường chính phanh dúi dụi. Riêng về việc ấn còi thì các tài xế Việt Nam bấm vô tội vạ dù đang có lực lượng công an Lào điều hành giao thông.

Jenny, một hướng dẫn viên người Lào cho biết, lái xe Lào thường không phanh khi đang đi trên đường bởi không bị các phương tiện khác lấn đường. Cách đi của người Việt rất dễ gặp tai nạn. Và đúng như Jenny nói, một vị khách du lịch của Việt Nam đã bị ô tô đâm tung lên capo xe chỉ vì qua đường không nhường xe ô tô. Mặc dù chỉ bị xây xước nhẹ nhưng chính vị khách này cũng thừa nhận mình sai khi cứ tưởng như ở Việt Nam, đã qua đường là xe phải tránh!


http://photos-e.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs091.snc3/15833_1164426404997_1658003520_538745_3025488_n.jp g

Và bị phạt vì “hiểu nhầm”

Khách sạn Souvanna vào một buổi tối muộn bỗng ồn ào hẳn vì tiếng kêu thất thanh của hai cô gái. Mọi việc nhanh chóng được “dẹp” yên khi nguyên nhân được xác định là có vị khách người Việt đã “hiểu nhầm” sau khi gọi 2 nhân viên mát xa lên phòng và có hành vi sàm sỡ. Khách sạn này đã tỏ ra khá nghiêm túc khi lập tức nhắc nhở hai vị khách, đồng thời chấm dứt hợp đồng cho thuê phòng dù hai vị khách vẫn có nhu cầu ở lại cho đến hết SEA Games.

Anh Nhuận, hướng dẫn viên du lịch cho Cty du lịch Tầm nhìn mới khẳng định: “Thông thường các hướng dẫn viên đều nhắc nhở khách du lịch nhưng rất nhiều người bỏ qua hoặc không chịu hiểu. Và kết quả là họ bị phạt rất nặng. Có trường hợp còn bị công an đến lập biên bản”.


Đường phố tại Lào sạch sẽ và trật tự giao thông được tôn trọng

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp hãn hữu. Riêng chuyện đến các nơi công cộng và làm phiền lòng “chủ nhà” thì nhiều không kể hết. Cũng là anh Nhuận cho biết, chính Tầm nhìn mới đã có lần phải trả một khoản tiền phạt rất lớn vì khách đi ăn buffet bỏ thừa mứa rất nhiều. “Chủ quán ở đây nói rằng, đã lâu lắm rồi họ mới thấy có người ăn thừa nhiều đến… cả bàn thế này. Theo đúng luật, họ phải bỏ đống thức ăn thừa này đi và người chịu trách nhiệm phải trả tiến gấp nhiều lần số tiền cho một suất ăn”, anh Nhuận nói.

Nhưng sự thiếu ý thức dễ làm phật lòng người dân Lào nhất chính là ở những chốn tôn nghiêm, đặc biệt là ở các ngôi chùa. Người Việt luôn tìm được sự đồng cảm với người dân Lào ở đây nhưng ngược lại, cũng rất dễ làm mất lòng ở đây. Thông thường, tại gian nội thất của các ngôi chùa ở Lào, đặc biệt là những ngôi chùa cổ đều bị cấm chụp ảnh. Họ không chỉ viết lưu ý bằng tiếng Anh mà còn vẽ hình. Thế nhưng du khách Việt Nam không rõ vô tình hay cố ý vẫn cứ chụp, thậm chí còn bật cả đèn flash lên chụp cho… rõ. Riêng ở những nơi được phép chụp ảnh thì không biết phải tả thế nào. Người ta tạo dáng, người ta hú nhau tìm góc đẹp để chụp. Trong khi rất nhiều người đang thành tâm dâng hương, hoa thì lại có một số người xoay qua xoay lại, đứng lên ngồi xuống tại khu vực hành lễ chỉ để lấy được một cảnh vừa ý.


http://photos-g.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc3/hs091.snc3/15833_1164426525000_1658003520_538746_1806221_n.jp g

Thân thiện với du khách

Anh Thịnh, một chủ doanh nghiệp đến từ TP.HCM cho biết: “Tôi chưa sang Lào bao giờ và cũng đi cùng 1 nhóm nhỏ nên chưa tìm hiểu hết được phong tục của dân địa phương. Nhưng một lần tôi lỡ tay khoác vai một cô gái Lào chụp ảnh và bị cô ấy phản ứng rất gay gắt, tôi biết ở đây có nhiều điều khác với Việt Nam. Chúng tôi đã phải hỏi thêm Việt kiều ở Lào và thực sự rút ra nhiều bài học bổ ích”.

NSƯT Đức Trung, Trưởng đoàn Cổ động viên quốc gia Việt Nam nhiều lần cũng đã phải gắt lên vì ý thức của các thành viên trong đoàn. Ông từng phải nói trước đám đông: “Tôi biết một số người quen kiểu ở Việt Nam hay đệm từ này từ nọ vào mỗi câu nói. Nhưng đây là ở Lào và cuộc sống của họ rất hiền hòa. Các bạn hãy tôn trọng điều đó và hãy thể hiện mình là người có văn hóa”.

Đúng như ông Trung nói, người Lào rất mến khách nhưng họ luôn có một chừng mực nhất định trong ứng xử. Thiết nghĩ, khách du lịch Việt Nam khi đến một đất nước nào đó, hãy biết tìm hiểu phong tục tập quán của nước bạn. Trước là để có một chuyến đi thú vị, sau là để giữ gìn hình ảnh đẹp về con người Việt Nam. Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”.

giamdocb12
22-12-2009, 06:44 PM
rồi còn cả cái chuyện công ty phát hành vé bóng đá của Lào từ chối bán vé cho nhiều người Việt chỉ vì họ có những hành vi rất thô lỗ nữa :-s. nói chung là chán với cách cư xử của 1 cơ số người Việt :-<

duynamckbk7
23-12-2009, 08:51 AM
:( Đúng là đi đâu vẫn là dân Việt Nam thôi, bản chất thì không thể thay đổi được.

Leovsmoon
23-12-2009, 12:01 PM
Anh ơi em thấy cái tên topic hơi có vấn đề.Việc ý thức của một số người kém thì quá rõ rùi......Nhưng không phải là tất cả.Sao anh lại mang "Việt Nam của tôi" đặt ngay sau vế "Hãy nhìn lại mình và tự thấy xấu hổ đi".Thế chẳng phải là bảo cả Việt Nam phải xấu hổ sao.Nghe thế tiêu cực lắm ạ............................................... ..................

duynamckbk7
23-12-2009, 12:47 PM
Anh ơi em thấy cái tên topic hơi có vấn đề.Việc ý thức của một số người kém thì quá rõ rùi......Nhưng không phải là tất cả.Sao anh lại mang "Việt Nam của tôi" đặt ngay sau vế "Hãy nhìn lại mình và tự thấy xấu hổ đi".Thế chẳng phải là bảo cả Việt Nam phải xấu hổ sao.Nghe thế tiêu cực lắm ạ............................................... ..................

Cái một số của em là đa số đấy. Khi đã ra nước ngoài thì người ta đánh giá là "Người Việt Nam" chứ chẳng ai đánh giá là thằng đó là số ít cả

000_000
23-12-2009, 01:05 PM
Đọc xong thì em cũng thấy buồn . Nhìn những người bị lên án ở trên mọi người cũng phải nghĩ đến mình chứ không hẳn là buồn cho cả Việt Nam . Nhiều người biết như thế đấy nhưng có ai sửa được mấy đâu , vậy sao cứ hơi 1 tí là chê mà không ngẫm mình cũng thế và cố gắng khắc phục . Em nghĩ mọi người tự kiểm điểm mình rồi hãy lên án , chê trách . Chủ topic này hẳn không muốn chỉ nghe những câu than thở bt mà còn muốn đánh vào ý thức từng cá nhân .Đừng có chưa j đã chê rồi .
Em cũng thấy việc ko lịch sự nơi công cộng k chỉ có ở những ng bán hàng ngoài chợ mà ngay cả trong sinh viên bọn em cũng vậy . Ăn nói vẫn còn vô tư, nói to ở ngoài đường . Dù vậy , ra ngoài này và tiếp xúc vs nhiều bạn ở HN, em thấy chuyện đó dc giảm đi rất nhiều . Nếu chúng ta có ý thức và gặp được một môi trường cũng lành mạnh , khác phục chuyện này cũng không quá khó . Vì thế, hi vọng sự thay đổi về ý thức của người dân diễn ra từ từ, mọi ng cũng nên có time để khắc phục . Mọi người lên án thì cứ lên án, nhưng đừng có hơi 1 tí lại mang từ "" Việt Nam của tôi thế này thế nọ ".

duynamckbk7
23-12-2009, 02:53 PM
Nếu chúng ta có ý thức và gặp được một môi trường cũng lành mạnh , khác phục chuyện này cũng không quá khó . Vì thế, hi vọng sự thay đổi về ý thức của người dân diễn ra từ từ, mọi ng cũng nên có time để khắc phục . Mọi người lên án thì cứ lên án, nhưng đừng có hơi 1 tí lại mang từ "" Việt Nam của tôi thế này thế nọ ".

Từ rất lâu rồi, từ tầng lớp cha ông chúng ta khi làm ruộng đã đứng bên ruộng này nói vọng sang ruộng khác, từ cái thời mà những người vì quen "ăn sóng nói gió" nên lúc nào nói chuyện cũng oang oang... Cho đến bây giờ, khi mà con người đã được cho là văn minh vẫn còn đâu đó những con người được gọi là "Văn minh Tràng An" vẫn đi ngoài đường, vẫn luôn mồn ... mẹ ... cha...Rồi đâu đó trong các trường học, công sở với những câu khẩu hiệu như " Đi nhẹ, nói khẽ..." liên tục vang lên những tràng cười tưởng như là bất tận làm cho người người khác phải giật mình ... Rồi đâu đó đôi khi trong các bệnh viện,nơi công cộng, trên những chiếc xe Chất lượng cao đóng cửa kín mít với cái khẩu hiệu không giấu vào đâu được " Không hút thuốc" vẫn liên tục những người phải sặc sụa vì mùi khói thuốc...
Tôi đã từng nghe một người kể về việc Cháu của họ dù chỉ mới 3,4 tuổi khi về Việt Nam chơi với ông, bà đã phải cầm một cái túi bóng rất lâu chỉ vì không nghe lời ông bà mình nói là vứt túi xuống đường khỏi phải cầm.
Phải chăng những con người được mang danh là trí thức, những người được coi là tương lai của xã hội lại phải để phải nhắc nhở cả những vấn đề nhỏ nhặt đến không ngờ vậy... Phải chẳng những khẩu hiệu, những quảng cáo tuyên truyền chỉ là để cho đẹp... Vẫn biết là cái gì đó đã khắc sâu vào tâm trí thì phải có thời gian mới sửa đổi được,nhưng cũng đâu cần phải đến khi ai đó nhắc nhở thì mới à, vâng cháu quên ... VÀ nhìn những cái ảnh đó mình cũng giật mình vì đôi khi mình cũng quên đi những cái nhỏ nhặt đó... Buồn cho cả một thế hệ...

vitaminb12
23-12-2009, 05:12 PM
Với những người còn băn khoăn với cái title...
Dân tộc Vn là một dân tộc đáng tự hào. Trong dân tộc ấy, có không ít người có tư duy, suy nghĩ và ý thức sống rất cao, chẳng khác gì ở các nước văn minh nhất thế giới . Họ luôn sẵn sàng đi bộ vài trăm mét để tìm thấy một vạch kẻ qua đường cho nguời đi bộ. Họ luôn sẵn sàng nhận xếp hàng bất kể người khác có tôn trọng việc đó hay ko. Nhưng bạn cũng hiểu, họ là một con số rất rất ít phải không?
Người Việt Nam thường tự viễn hoặc mình rằng những hành động xấu khi ra nước ngoài đó chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh", nó không thể hiện ý thức chung của người Việt . Vtm cũng mong là như vậy. Nhưng hãy nhìn vào thực tế khi chúng ta ra đường - từ cách chúng ta ứng xử mỗi khi tắc đường, mỗi khi đi bộ sang đường, mỗi khi chúng ta xả rác,... Tại sao chúng ta không thể nghĩ, ý thức của chúng ta kém, nên bất cứ bộ phận nào cũng có thể trở thành một "con sâu" khi ra nước ngoài, mà lại nghĩ rằng chỉ những người ra nước ngoài thể hiện bộ mặt xấu xí mới là thành phần "con sâu" :))
Chúng ta không phải xấu hổ vì mình là người Việt Nam, mà chúng ta xấu hổ bởi vì tại sao chúng ta là người Việt Nam - một dân tộc đáng tự hào như vậy - mà lại có thể có tư duy và ý thức tồi đến thế... Đại đa số trong số chúng ta...

zX.TT.Xz
23-12-2009, 10:51 PM
Hãy tự hào về mình là một người có ý thức tham gia giao thông... hãy tự hào vì mình hok có trong chữ " một số " ấy....:):):)