PDA

View Full Version : [Sinh]Sinh học và những vấn đề



Trang : [1] 2

thanhkhoeo
29-04-2010, 05:42 PM
1 tại sao muỗi và côn trùng lại không làm lây truyền HIV ?
2 tại sao ngủ nhiều lại bị mệt?
thành chỉ có 2 câu mong các bạn trả lời rùm nhé

hoangcun
29-04-2010, 05:54 PM
biết chết liền khe khe ...............................

thanhkhoeo
29-04-2010, 06:10 PM
không biết thì thôi ai biêt trả lòi gium với Dân khối B đâu cả roài

Candy
29-04-2010, 08:23 PM
Có 2 lí do cơ bản:
-Muỗi có thể tiêu hóa virus HIV: Khi muỗi truyền một tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác, tác nhân gây bệnh phải tồn tại trong dạ dày của muỗi cho đến khi quá trình truyền bệnh kết thúc. Nếu muỗi tiêu hóa tác nhân gây bệnh thì chu trình truyền bệnh sẽ chấm dứt. Để truyền bệnh thành công đòi hỏi phải có một số lượng lớn tác nhân gây bệnh vàcác tác nhân này phải có khả năng chịu được các enzym tiêu hóa bên trong dạ dày muỗi. Ký sinh trùng sốt rét sống bên trong cơ thể muỗi từ 9 - 12 ngày và phải trãi qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau trong suốt thời kỳ đó. Virus viêm não cũng có thể sống từ 10 - 25 ngày trong cơ thể muỗi và sao chép một số lượng lớn trong suốt thời kỳ ủ bệnh. Các nghiên cứu ở virus HIV cho thấy rõ ràng rằng, virus đóng vai trò chính trong truyền bệnh AIDS đã được tiêu hóa cùng với máu trong dạ dày muỗi. Kết quả là máu có nhiễm virus HIV bị tiêu hóa trong dạ dày muỗi sau 1 - 2 ngày và làm mất khả năng gây ra sự lây nhiễm mới. Khi virus không thể tồn tại để sinh sản và di chuyển đến các tuyến nước bọt của muỗi thì việc truyền tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác không thể thực hiện được và virus HIV cũng không thể truyền được.

-Muỗi không hút đủ lượng virus HIV để truyền virus qua vết đốt: Lây nhiễm bằng vết đốt đòi hỏi phải có một lượng virus đủ để làm cho một người mới nhiễm bệnh. Con số chính xác số lượng các virus đủ để gây nhiễm ở những người khác nhau thì khác nhau. Tính toán số lượng virus HIV trong muỗi người ta thấy rằng, một con muỗi bị đuổi đi khi đã hút 1000 đơn vị virus HIV trong máu của người dương tính HIV thì tỷ lệ lây nhiễm từ người này sang người khác là 1/10.000.000. Nói một cách đơn giản, một người bình thường sẽ nhiễm bệnh khi bị đốt bởi 10.000.000 con muỗi mà những con muỗi này đã đốt những người dương tính HIV. Tính toán tương tự,đập một con muỗi no máu của bệnh nhân HIV dương tính cũng không đủ lượng cần thiết để gây nhiễm qua vết đốt.

Nói tóm lại, cơ chế truyền bệnh AIDS do muỗi đã hút máu người HIV dương tính hầu như không thể thực hiện được. Do đó, không một cơ chế lý thuyết nào cho thấy muỗi có khả năng lây truyền HIV.

Braveheart7472
29-04-2010, 09:34 PM
Ngủ nhiều, cơ thể ko hoạt động trong 1 thời gian dài, các cơ quan rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, vì vậy mà lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, :fallout::fallout:

yondaime
29-04-2010, 11:27 PM
tk chị candy nhìu nhìu lun, lớp e sớm đặt câu hỏi này rùi nhưng k có câu trả lời đầy đủ :congratz:
còn câu 2 thì mình nhớ k nhầm thì sẽ có thể là các nguyên nhân sau đây:
1.Do hoạt động của cơ thể: khi ngủ nhiều các cơ quan trong cơ thể đều giảm cường độ làm việc k phải là ngừng đâu do đó mà việc lưu thông máu trong cơ thể nhất là lên não sẽ ít hơn nên khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
2.Do hoạt động và tâm lí của con người:nếu ban ngày bạn phải làm việc nặng nhọc mà chưa quen hay khi bạn có chuyện buồn, căng thẳng ,strees thì lúc ngủ bạn sẽ có những giấc ngủ ngắn, ngủ k sâu và các cơ quan lại k được nghỉ ngơi nên cũng gây ra hiện tượng mệt mỏi
3.Do lạm dụng thuốc ngủ,hay tác dụng phụ của các loại thuốc gây nên: có nhiều loại thuốc hiện nay với tác dụng chữa bệnh như cảm cúm, sổ mũi,... kèm theo tác dụng phụ gây cảm giác mệt mỏi. Còn thuốc ngủ thì có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ rùi nhưng nếu lạm dụng nó thì thời gian gây buồn ngủ sẽ tăng lên mặc dù bạn đã ngủ dậy nhưng tâm trí vẫn k được tỉnh táo do thuốc chưa hết tác dụng
4.Do có bệnh:cái khoản này thì mình k rõ lắm đâu:sweat: chỉ biết sơ qua là có các bệnh ảnh hưởng đén giấc ngủ thui, ví như rối loạn giấc ngủ,...ai biết thì giúp em với nha

Candy
29-04-2010, 11:38 PM
tk chị candy nhìu nhìu lun, lớp e sớm đặt câu hỏi này rùi nhưng k có câu trả lời đầy đủ :congratz:
còn câu 2 thì mình nhớ k nhầm thì sẽ có thể là các nguyên nhân sau đây:
1.Do hoạt động của cơ thể: khi ngủ nhiều các cơ quan trong cơ thể đều giảm cường độ làm việc *** Hidden Content *** do đó mà việc lưu thông máu trong cơ thể nhất là lên não sẽ ít hơn nên khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
2.Do hoạt động và tâm lí của con người:nếu ban ngày bạn phải làm việc nặng nhọc mà chưa quen hay khi bạn có chuyện buồn, căng thẳng ,strees thì lúc ngủ bạn sẽ có những giấc ngủ ngắn, ngủ k sâu và các cơ quan lại k được nghỉ ngơi nên cũng gây ra hiện tượng mệt mỏi
3.Do lạm dụng thuốc ngủ,hay tác dụng phụ của các loại thuốc gây nên: có nhiều loại thuốc hiện nay với tác dụng chữa bệnh như cảm cúm, sổ mũi,... kèm theo tác dụng phụ gây cảm giác mệt mỏi. Còn thuốc ngủ thì có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ rùi nhưng nếu lạm dụng nó thì thời gian gây buồn ngủ sẽ tăng lên mặc dù bạn đã ngủ dậy nhưng tâm trí vẫn k được tỉnh táo do thuốc chưa hết tác dụng
4.Do có bệnh:cái khoản này thì mình k rõ lắm đâu:sweat: chỉ biết sơ qua là có các bệnh ảnh hưởng đén giấc ngủ thui, ví như rối loạn giấc ngủ,...*** Hidden Content ***

Tác dụng phụ của một số thuốc men: Một số thuốc men như thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng, thuốc điều trị bệnh thiếu chú ý và quá hiếu động (ADHD) và một số loại thuốc theo toa khác có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của giấc ngủ. Các bạn nên chú ý thêm: Ko nên uống thuốc trước khi đi ngủ. Và đặc biệt là ko sử dụng thuốc an thần (trừ trường hợp bất đắc dĩ hoặc muốn tự sát :knife:)

Cảm thấy chán nản: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như trong bạn vẫn còn những chán nản, buồn rầu trước khi đi ngủ thì dù có trốn vào chăn, nhắm chặt mắt, đếm đến hàng vạn... thì mệt mỏi vẫn bám riết lấy.

Hội chứng rối loạn giấc ngủ: Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn giấc ngủ như: ngủ ngáy, khó thở hoặc hội chứng nóng ruột, bồn chồn ….có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ hội để bạn có một giấc ngủ đêm ngon giấc và không mệt mỏi đấy.

Và như e đã nói: do cơ thể có bệnh thì sau khi tỉnh dậy cơ thể cũng mệt. Nếu như bạn đang gặp một trong những vấn đề về sức khỏe như: hội chứng mệt mỏi mãn tính, phẫu thuật, sốt … cũng khiến cho bạn cảm thấy giấc ngủ đầy khó khăn vì cơ thể bải hoải chưa hồi phục. Nhất là sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật kéo dài, cơ thể sẽ suy yếu trầm trọng.

Edit: Candy này là Boy, not girl :|

thanhkhoeo
30-04-2010, 08:27 AM
mọi ngươi có câu hỏi nào post leeeeen cho vui tkhành thanks candy nhiều nhé kiến thức rất sâu biên luận rõ ràng
-----------------------------------------
1/Giải thích sự khác biệt trong phân chia tế bào chất của TB động vật với TB thực vật?
2/nguyên nhân tại sao tạo ra 2 TB con giống hệt TB mẹ ban đầu?
3/Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn trước khi phân ly?
4/khi cho TB hồng cầu ở cơ thể người vào 3 loại môi trường trong vậ chuyển thụ động thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?Giải thích?
Mọi người giúp giùm tôi nhé!!!

Candy
30-04-2010, 10:39 AM
1/Giải thích sự khác biệt trong phân chia tế bào chất của TB động vật với TB thực vật?
2/nguyên nhân tại sao tạo ra 2 TB con giống hệt TB mẹ ban đầu?
3/Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn trước khi phân ly?
4/khi cho TB hồng cầu ở cơ thể người vào 3 loại môi trường trong vậ chuyển thụ động thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?Giải thích?
Mọi người giúp giùm tôi nhé!!!

1- Vậy thì bạn hãy so sánh sự khác nhau giữa nhân TB động vật và nhân TB thực vật, xem chúng có j khác nhau ;) SGK có nói: Ở đây TB động vật có khung xương TB, còn TB thực vật thì ko có, chỉ có màng xenlulozo. Nhưng theo như mình được biết thì cách giải thích này hoàn toàn sai. Bạn nên để ý nhé :)
2- Dựa vào quá trình nguyên phân.

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Major_events_in_mitosis.svg
2 TB con giống hệt TB mẹ là do kì giữa và kì sau của quá trình nguyên phân:

Kỳ giữa
Các kinetochore giúp nhiễm sắc thể di chuyển về mặt phẳng của thoi vô sắc. Các nhiễm sắc thể kép di chuyển tới mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, các nhiễm sắc thể lần lượt xếp thành 1 hàng dọc. Bởi vì các nhiễm sắc thể đòi hỏi tất cả kinetochore phải bám vào những sợi thoi vô sắc đây chính là bước kiểm tra cho việc xảy ra kỳ sau, tránh việc sai lệch cho việc phân chia nhiễm sắc thể khiến cho việc đột biến số lượng nhiễm sắc thể rất khó xảy ra.

Kỳ sau
Tất cả kinetochore bám vào những sợi siêu vi và nhiễm sắc thể xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đầu tiên, những protein gắn liền những nhiễm sắc thể đơn gọi là cohesin. Những cohesin ở giai đoạn này bị tách ra khỏi nhiễm sắc thể kép cho phép các nhiễm sắc thể đơn tách ra làm hai phía cực của thoi vô sắc. Các sợi siêu vi của thoi vô sắc co ngắn lại đẩy các tâm động của nhiễm sắc thể đơn ra hai đầu của tế bào. Lực đẩy nhiễm sắc thể đơn đến bây giờ vẫn chưa rõ. Tùy theo mức độ phân chia các kỳ có thể khác nhau.
Và cuối cùng, ở kì cuối. Kỳ cuối thực sự là sự đảo ngược của kỳ đầu. Ở kỳ cuối, các nhiễm sắc thể giờ đây đã tập hợp về hai cực của tế bào. Các nhân con và màng nhân đã hình thành trở lại chia tách một nhân tế bào mẹ thành hai nhân tế bào con giống nhau. Các nhiểm săc thể của hai tế bào con tháo xoắn thành sợi nhiễm sắc. Nguyên phân hoàn thành, nhưng tế bào phân chia vẫn chưa hoàn chỉnh.
Ý nghĩa của từ nguyên phân cũng giải thích câu hỏi này: Phân chia tế bào nhưng giữ nguyên trạng thái ban đầu :D


3-Sợi nhiễm sắc mỏng mảnh và dài ngoằng, nếu phân chia trực tiếp thì khó, dể bị đứt gãy. Vì thế nó phải bị xoắn lại để có hình dạng gọn, thuận tiện trong các quá trình phân chia. Phân chia xong thì tháo xoắn ra, trở lại hình dạng ban đầu.. Các sợi nhiễm sắc co xoắn lại tạo nên nhiễm sắc thể kép bao gồm hai nhiễm sắc thể đơn bám với nhau tại tâm động. Nhân con và màng nhân bị tiêu biến dần đi. Trung tử nhân đôi sau đó di chuyển đến hai cực của tế bào chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc. Kì đầu của nguyên phân là kì xoắn của các sợi nhiễm sắc đấy :)

VlN7K1-9QB0

4-
-Đối với môi trường ưu trương: Hồng cầu mất nước nên teo lại. Điều này giải thích tại sao khi người ta truyền dịch NaCl 30% vào máu thì hồng cầu teo lại. Tại vì NACl 30% là dd có nồng độ cao hơn so với nồng độ của huyết tương -> hồng cầu trong môi trường ưu trương nên mất nước -> teo lại
-Đối với môi trường nhược trương: Hồng cầu nhận thêm chất tân nên phình to ra và vỡ. Khi pha loãng hồng cầu vào nước thì hồng cầu vỡ ra tùm lum. Vì môi trường H2o là nhược trương so với nồng độ chất tan trong hồng cầu, H2O từ ngoài đi vào, hồng cầu trương nước nhưng ko có thành tb bảo vệ nên vỡ ra.
-Đối với môi trường đẳng trương: Ko có hiện tượng gì xảy ra do nồng độ đã được cân bằng. Đây chính là lí do tại sao khi truyền dịch người ta truyền dung dịch đẳng trương :D

yondaime
30-04-2010, 11:29 AM
mọi ngươi có câu hỏi nào post leeeeen cho vui tkhành thanks candy nhiều nhé kiến thức rất sâu biên luận rõ ràng
-----------------------------------------
1/Giải thích sự khác biệt trong phân chia tế bào chất của TB động vật với TB thực vật?
2/nguyên nhân tại sao tạo ra 2 TB con giống hệt TB mẹ ban đầu?
3/Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn trước khi phân ly?
4/khi cho TB hồng cầu ở cơ thể người vào 3 loại môi trường trong vậ chuyển thụ động thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?Giải thích?
Mọi người giúp giùm tôi nhé!!!

các câu khác thì e k ý kiến còn câu 2 chỉ có lí do đơn giản là Định Luật Bán Bảo Toàn thuicái nài học lớp 9 roài thì phải
câu 1 e k nhớ lắm, chỉ mấy đứa bạn trong lớp nhớ hơn e để kêu noá zô giải đáp zậy

minh_hg
30-04-2010, 03:58 PM
@thanhkhoe: anh định chưa cộng Sp cho em vì chất lượng bài viết chưa cao, các câu hỏi ko mới ( mấy câu sau còn có trong sgk) nhưng thấy em cũng nhiệt tình tham gia box nên anh sẽ cộng Sp cho em. Hi vọng những bài viết sau của em sẽ có chất lượng hơn

thanhkhoeo
30-04-2010, 10:11 PM
@thanhkhoe: anh định chưa cộng Sp cho em vì chất lượng bài viết chưa cao, các câu hỏi ko mới ( mấy câu sau còn có trong sgk) nhưng thấy em cũng nhiệt tình tham gia box nên anh sẽ cộng Sp cho em. Hi vọng những bài viết sau của em sẽ có chất lượng hơn

tuỳ anh thôi, em tự lực là chủ yếu. Em ở trường hơi kiêu nên trên này cũng vậy anh thông cảm
-----------------------------------------

@thanhkhoe: anh định chưa cộng Sp cho em vì chất lượng bài viết chưa cao, các câu hỏi ko mới ( mấy câu sau còn có trong sgk) nhưng thấy em cũng nhiệt tình tham gia box nên anh sẽ cộng Sp cho em. Hi vọng những bài viết sau của em sẽ có chất lượng hơn

mà anh chắc chắn biết em là ai rồi. Đặc biệt mà ( trong trường có 2 đứa nhưng thằng kia mù công nghệ thông tin)

nhưng em chả thấy câu nào trong sgk cả toàn là thắc mác của em :growl::growl:
-----------------------------------------
thêm câu hỏi nè :

1.Tại sao mặc dù ở người ko tiêu hóa được xenlulozơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh .

2.Tại sao ko nên ăn mỡ động vật

Candy
30-04-2010, 10:20 PM
1-Chúng ta cần ăn nhiều rau vì một số nguyên nhân:

Rau cung cấp một số protein, vitamin...

Chất xơ tuy không tiêu hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nó giúp ruột già hoạt động tốt hơn

2-Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỡ động vật như mỡ lợn, bò, gà, cừu... tuy là nguồn năng lượng tốt nhưng lại chứa quá nhiều axit béo no bão hòa. Do đó, việc dùng nhiều mỡ sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ cứng động mạch. Các loại dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no, làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim.

Nhân tiện đây a hỏi các chú: Những hệ thống nhóm máu nào là đặc biệt quan trọng trong việc truyền máu ;))

thanhkhoeo
01-05-2010, 09:32 AM
1-Chúng ta cần ăn nhiều rau vì một số nguyên nhân:

Rau cung cấp một số protein, vitamin...

Chất xơ tuy không tiêu hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nó giúp ruột già hoạt động tốt hơn

2-Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỡ động vật như mỡ lợn, bò, gà, cừu... tuy là nguồn năng lượng tốt nhưng lại chứa quá nhiều axit béo no bão hòa. Do đó, việc dùng nhiều mỡ sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ cứng động mạch. Các loại dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no, làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim.

Nhân tiện đây a hỏi các chú: Những hệ thống nhóm máu nào là đặc biệt quan trọng trong việc truyền máu ;))

nhóm AB là nhóm chuyên cho vì có thể cho bất kì nhóm máu nào ( trừ những nhóm đặc biệt) => AB là quan trọng nhất trong truyền máu

..::^^::..
01-05-2010, 11:37 AM
ế, hình như nhóm máu O mới cho đc nhóm A, B, AB chứ
AB làm gì có cho đc các nhóm khác đâu, cho đc mỗi mình nhóm máu nó thoai
còn O chỉ nhận mình O thì phải
Biết có mỗi 4 nhóm máu chính thoai, còn câu bác candy hỏi em ko hiểu lắm

yondaime
01-05-2010, 01:20 PM
hệ thống nhóm máu thì e cũng hok bít là cái gì nữa nhưng truyền máu thì sẽ phải tuân thủ theo kiểu sau:
O ~~>A,B,AB
A ~~>A,O
B ~~>B,O
AB ~~>AB
còn ý nghĩa nhóm máu đây(hum tr mi vừa nói t xong đoá ;)) )
Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại.
Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo thủ.
Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao, tự mãn.
Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tĩnh, sâu kín, trung gian giữa hướng ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm

àh nhân tiện cho mình hỏi ng ta dùng máy ly tâ m để tách các huyết thanh ra khỏi hồng cầu nhưng việc nay có ý nghĩa gì vậy

minh_hg
01-05-2010, 06:39 PM
tuỳ anh thôi, em tự lực là chủ yếu. Em ở trường hơi kiêu nên trên này cũng vậy anh thông cảm
-----------------------------------------


mà anh chắc chắn biết em là ai rồi. Đặc biệt mà ( trong trường có 2 đứa nhưng thằng kia mù công nghệ thông tin)

nhưng em chả thấy câu nào trong sgk cả toàn là thắc mác của em :growl::growl:
-----------------------------------------
thêm câu hỏi nè :

1.Tại sao mặc dù ở người ko tiêu hóa được xenlulozơ nhưng chúng ta vẫn cần phải ăn rau xanh .

2.Tại sao ko nên ăn mỡ động vật

:D Anh ko bảo là em lấy trong sgk ra mà ý anh là em nên lựa chọn câu hỏi nào thú vị, độc hơn còn những câu em đã hỏi thì chỉ cần lắng nghe trên lớp là cũng có thể giải thích được. Còn anh luôn thích những người kiêu mà có thực tài, đừng hiểu nhầm anh :D

Candy
01-05-2010, 08:36 PM
nhóm AB là nhóm chuyên cho vì có thể cho bất kì nhóm máu nào ( trừ những nhóm đặc biệt) => AB là quan trọng nhất trong truyền máu

a hỏi là những nhóm máu nào cơ mà ;)).
theo như a đc biết thì có cả nhóm Rh nữa.
- Hệ thống nhóm máu ABO: Năm 1901, bác học Landsteiner phát hiện ra hiện tượng: huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó các nhà khoa học đã tìm được kháng nguyên A và kháng nguyên B có mặt trên màng hồng cầu, còn kháng thể a và kháng thể b có mặt trong huyết tương. Kháng thể a sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, kháng thể b sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính mình.

Dựa vào kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, người ta chia ra 4 nhóm máu là: A, B, AB và O. Người nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể b trong huyết tương. Người nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể a trong huyết tương. Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể a và b trong huyết tương. Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, nhưng trong huyết tương có cả kháng thể a và b. Các kháng thể a và b là những kháng thể tự nhiên trong huyết thanh.

- Hệ thống nhóm máu Rh: Hệ Rh có 3 loại kháng nguyên chính: kháng nguyên D (Rh0), kháng nguyên C (Rh'), kháng nguyên E (Rh''). Nhưng chỉ có kháng nguyên D có tính kháng nguyên mạnh và có tính sinh miễn dịch cao. Do đó chỉ khi có kháng nguyên D thì mới gọi là Rh+. Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh có tính di truyền, còn kháng thể chống Rh chỉ có ở cơ thể những người có nhóm máu Rh- khi được miễn dịch bằng hồng cầu có kháng nguyên D (Rh+). Nếu một người có nhóm máu Rh- , chưa hề được truyền máu Rh+ bao giờ thì khi truyền máu Rh+ lần đầu cho họ sẽ không bị xảy ra phản ứng phản vệ. Nhưng sau 2 - 4 tháng truyền máu Rh+, nồng độ kháng thể chống Rh+ trong máu người nhận Rh- mới đạt tối đa. Từ đây nếu truyền máu Rh+ cho họ lần thứ 2, có thể gây ra sốc nặng. Vì vậy phải hết sức chú ý tới người đã được truyền máu nhiều lần, phải xác định nhóm máu hệ Rh cho họ để tránh các trường hợp xảy ra phản ứng truyền máu nguy hiểm.


Còn việc sử dụng li tâm để lấy máu thì có thể giải thích như sau: khi lấy máu tĩnh mạch, lúc đói chưa ăn uống gì để tránh các thay đổi do ăn uống. Khi lấy máu xong, bỏ kim tiêm, bơm nhẹ nhàng máu vào ống nghiệm, để máu vào tủ ấm 37OC hoặc để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm. Khi máu đã đông, dùng một que thuỷ tinh nhỏ, đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết thanh được tách ra nhanh hơn. Để một thời gian cho huyết thanh tiết hết, lấy ra ly tâm 2500 - 3000 vòng/phút, hút huyết thanh ra ống nghiệm khác là tốt nhất.

..::^^::..
01-05-2010, 08:47 PM
vâng, cảm ơn anh đã cho thông tin
nhưng việc yondaime hỏi là ý nghĩa chứ ko phải cách làm =.=

Candy
02-05-2010, 07:19 AM
vâng, cảm ơn anh đã cho thông tin
nhưng việc yondaime hỏi là ý nghĩa chứ ko phải cách làm =.=

à, ý nghĩa đây:
-tách phần lớn huyết tương sang 1 túi khác , để lại trong túi là khối hồng cầu có Hematocrit khoảng 75%, tạo ra khối hồng cầu đậm đặc:
-Sau khi tách huyết tương khỏi hồng cầu, trả lại dung dịch bảo quản, tạo ra khối hồng cầu có dung dịch bảo quản.
-máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coast (lớp giữa huyết tương và hồng cầu) tạo ra khối hồng cầu nghèo bạch cầu.
-Máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được ly tâm bỏ hết huyết tương rồi thay thế nước muối trộn đều ly tâm tiếp để rửa 3 lần tạo ra khối hồng cầu rửa.
- khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai, tạo ra khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ.
-Bằng ly tâm các túi máu toàn phần, gạn lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy tiểu cầu. Thường từ 3-4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể chuẩn bị (sản xuất) được 1 đơn vị pool tiểu cầu (tập hợp tiểu cầu từ nhiều người cho máu).. tạo ra khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần.
-Dùng máy tách tế bào với bộ kit ( dụng cụ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ một người cho, tạo ra khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis).
Đây gọi là các chế phẩm máu, tuy nhiên việc truyền máu và chế phẩm máu là chống chỉ định khi có những phương án khác. Còn khá nhiều lợi ích từ máy li tâm nữa kia, chẳng hạn như việc tách huyết tương tạo ra huyết tương tươi đông lạnh nữa ;)

yondaime
02-05-2010, 11:40 AM
tk a nhìu :D e cũng tạm hiểu rùi :D
e cóa cái này hỏi tí:
virut HIV có thể sống trong các môi trường khác nhau bao lâu
- môi trường không khí
- trên "thi thể" của người dương tính vs HIV
- trên máu khô ở mấy cái xilanh bọn noá vút lung tung ý :ock::shock:
- các mt khác (a cung cấp thêm càng tốt :D)

Candy
02-05-2010, 11:53 AM
HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. HIV rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể, HIV có thể sống trong xác bệnh nhân AIDS trong vòng 24h, riêng đối với các dịch tiết, giọt máu khô đọng ở kim tiêm chúng có thể sống từ 2->7 ngày.

Cụ thể như sau:

1- Trong 1 cơ thể sống của người có HIV tồn tại thì sau khi người đó qua đời, virus HIV cũng sẽ chỉ tồn tại trong xác của người đó trong vòng 24h và cũng qua đời theo.
2-Virus HIV nếu tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ thì tồn tại không quá 5 phút ( còn tùy thuộc theo số lượng virus nữa, nếu có 1 ,2 em thì die ngay ;)))
3-Tất nhiên với nhiệt độ trên nhưng nếu tồn tại trong 1 giọt máu ( rơi trên đường hoặc trong kim tiêm ) thì :

Trên đường : 24h - 48h. Trừ trường hợp Tia Nắng Mặt Trời mà rọi trực tiếp trong 30' thì "ẻm" cũng nóng quá không chịu nổi, đi sớm. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h - 1 tuần


Trong kim tiêm : 48h - 7 ngày ( tùy trường hợp ). Vì trong kim tiêm giọt máu được lưu trữ tốt hơn, và kim tiêm sau khi được sử dụng ( đang nói về những người nghiện chích ma túy ) thì thường hay được giấu vào khe tối hoặc bụi rậm nơi không khí ẩm ướt nên có cơ hội tồn tại lâu hơn, chính vì điều này lời khuyên cho mọi người là không nên đi vào các bụi cỏ, bụi rậm cũng như để trẻ em chạy nhảy trong đó.
4- Virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước vì 1 số lí do sau :

Thường môi trường nước HIV chú ẩn là ao, sông, suối , hồ hoặc phổ biến nhất là trong trong các vũng nước thì lượng virus HIV sống trong đấy rất ít, không đủ khả năng lây nhiễm ( thậm chí là máu người có H rơi vào trong đó - tất nhiên là tỉ lệ ít nha, vài giọt thì không có gì, chứ 1 vũng máu thì ... ).

Nhưng nếu là kim tiêm trong nước thì ... có khả năng HIV sống được từ 2 ngày - 1 tuần , vì như đã nói, HIV trong kim tiêm được bảo quản tốt hơn.

Và không thể bỏ qua nhiệt độ của môi trường nước nữa, nếu nhiệt độ từ 25 - 35 thì "ẻm" tung tăng bơi lội
Nhưng nếu nhiệt độ của nước lên hơn 90 độ và giữ nguyên trong 20' hơn thì "ẻm" thành HIV luộc.

Và trong môi trường kiềm hay axit nhìu thì HIV cũng khó sống hơn, Đang nói về nước xà phòng và các hóa chất tẩy trùng khác như Cồn 90 độ, oxy già.


Lưu ý nhé, khi bị kim tiêm ở ngoài đâm phải thì cũng đừng quá hoảng sợ, vẫn còn 48 giờ để cứu vãn tình thế.

1 / Chú ý xem vệt máu đó ( kim tiêm đó ) là khoảng bao lâu rồi, nếu được thì bạn hãy lấy mẫu máu mà bạn vữa đụng phải ( tất nhiên là chỗ tiếp xúc giữa cơ thể bạn và giọt máu đó phải có vết thương hoặc 1 vết xước, còn nếu không có thì bạn đừng lo, chỉ việc lau sạch chỗ máu dính trên cô thể và dùng CỒN 90 độ lau đi là xong )... và kim tiêm bạn vừa giẫm lên mang đến trạm y tế gần nhất ( không nhất thiết là bệnh viện đâu, tram y tế tại địa phương là đc rồi )

2/ Tự sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương bằng xà phòng. cồn 90 độ - oxy già , vừa làm vửa năn máu ra rồi cầm theo kim tiêm mình vừa giẫm lên ra trạm y tế

Khi đến trạm y tế thì tại đây người ta sẽ xét nghiệm kim tiêm và giọ máu bạn giẫm lên xem có virus HIV không, nếu không có thì không sao cả, bạn có thể ra về ngay

Còn nếu có virus HIV trong kim tiêm và giọt máu thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì chưa chắc bạn đã bị nhiễm HIV/AIDS đâu. Bác sĩ sẽ cách ly bạn để xét nghiệm và kiểm tra, nếu bạn chắc chắn không bị nhiễm thì ra về. Nhưng nếu có các dấu hiệu bạn đã bị nhiễm ( tất nhiên là số Lượng HIV rất nhỏ, chỉ khảng vài con virus thui, đừng lo lắng ) thì ngay lập tức bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc ARV với hiệu quả hơn 70 % và bạn sẽ không có HIV trong người đâu, nhưng với điều kiện đó là bạn sẽ phải sử dụng ARV trong suốt quãng đời còn lại theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và đúng thời gian uống thuốc ( ARV phải sử dụng đúng giờ và đúng liều, chỉ cần sai 1 tic tắc thì công hiệu của thuốc sẽ mất ngay

Chỉ sợ mấy kim tiêm của mấy thằng nghiện cầm trên tay để đi trấn lột mình thôi :-ss

yondaime
02-05-2010, 07:25 PM
thanks anh nhìu :congratz: nhưng nghe xong thấy ớn cả ng lun hem
àh mà theo e được biết thì "bệnh hen" (hay hen suyễn) và "bệnh xoang" là bệnh man tính nhưng sao vẫn thấy ng ta bảo có thể chữa đc... điều này có thể k a và làm cách nào để chữa chị hay giảm bớt sáng nay đi học thấy c Linh bị tự nhiên giờ lại nghĩ đến câu nài :D

Candy
03-05-2010, 05:34 PM
Ai bảo là chữa được :|
-Đối với hen suyễn, để giảm cơn và sống chung với hen một cách vui vẻ, chúng ta sử dụng:

Các thuốc dự phòng hen suyễn, bạn sẽ thấy được vai trò của các thuốc dạng hít chứa corticosteroid, chứa thuốc giãn đường dẫn khí (giãn phế quản) tác dụng kéo dài, hay chứa cả hai loại thuốc này trong cùng một ống hít. Như thuốc hít corticosteroid (ICS).

Các thuốc cắt cơn, bạn sẽ được tìm hiểu vai trò của chúng trong điều trị hen suyễn. Như Salbutamol, Terbutaline, Bambuterol...
-Đối với viêm xoang: Cái này chịu, chưa có đọc sách :(

thanhkhoeo
03-05-2010, 06:49 PM
làm hộ thành nhé . cảm ơn nhìu
Bài 1 : Một phân tử ADN có chiều dài 4080 å , trong đó hiệu số giữa A và một loại Nu khác không bổ sung với nó là 10%.
a/ tính số Nu mỗi loại.
b/ Tính số NU từng loại mà môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần.
c/ Tính khối Lượng phân tử của Gen
Bài 2: Một gen dài 5100å và có 3900 liên kết Hidro
a/ Tính số Nu từng loại trong GEN.
b/ Tính số Nu từng loại trong Gen khi nhân đôi 3 lần .
c/ Tính số liên kết phosphodieste giữa các Nu.
Bài 3 : Một Gen có khối lượng 720000 đvC . Mạch 1 của Gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4
a/ Tính số Nu từng loại trong từng mạch và trong cả GEN
b/ Tính số liên kết Hidro trong Gen
c/ Gen nói trên có bao nhiêu vòng xoắn .
-----------------------------------------
à mà anh Candy học lớp nào vậy cho biết quý danh dê:hi::hi::hi::love::love::love::love::love::love ::love::love::love::love::love::love::love::love:: love::love::^_^::^_^::^_^::^_^::shy::shy::tadaa::t adaa:
-----------------------------------------
à quên thêm bài nữa nè
Một xí nghiệp vịt giống trong 1 lần ra lò thu được 10.800 vịt con giống Anh đào .Những kiểm tra sinh học cho biết khả năng thụ tinh của chúng la 100%. Đàn vịt trống được xát định là hoàn toàn khỏe mạnh và tỉ lệ nở so với số trứng có phôi là 90 %. Hãy xát định:
a/ Số lượng tế bào sinh tinh và tế bào sinh trưởng tạo nên đàn vịt này
b/ Số lương NST bị tiêu biến trong các thể định hướng

yondaime
03-05-2010, 07:16 PM
Bài 1:
4080a=408nm
=> N=(408x2)/0.34=2400 (nu)
a)Gọi nu # BS vs A là G (hoặc X cái này k ảnh hưởng)
khi đó ta có : A - G=10%=240
lại có : A + G= 50%=1200
giải hệ ta được: A = T=720
G = X = 480
b)mtcc:A=T=(2^5 -1)x 720=22320
G=X=14880
c)khối lương: m=300 x N=720000
ngại đánh,hum # trả lời nha thành hn ôn địa cái đã :bye:

thanhkhoeo
04-05-2010, 12:39 PM
không ai vào tôpic hoá hoc j và ứng dụng để làm à Chăn quá topic đó cũng lf của thành mà

Candy
04-05-2010, 01:06 PM
không ai vào tôpic hoá hoc j và ứng dụng để làm à Chăn quá topic đó cũng lf của thành mà

thích sinh nhưng ko thích hóa :">

Trả lời nốt câu về viêm xoang:

Trong nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.
Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.
- Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.

thanhkhoeo
04-05-2010, 05:24 PM
Canđy biết email của thầy linh ko gửi cho em em là học sinh cưng của thầy đó

Candy
04-05-2010, 05:36 PM
Canđy biết email của thầy linh ko gửi cho em em là học sinh cưng của thầy đó
linhquangminh@yahoo.com.vn Cứ hỏi thầy tên a Hùng học A10 ngày trước là thầy thuyết trình cho em về anh ;))

thanhkhoeo
06-05-2010, 10:59 AM
tại sao chim bồ câu lại giao phối gần nếu giao phôí xa thì làm sao ?
em nghe nói rằng có loài khi sinh sản xong sẽ chuyển đổi giới tính vậy đó là loài nào? tại sao lại có thể như vậy

yondaime
06-05-2010, 11:08 AM
tại sao chim bồ câu lại giao phối gần nếu giao phôí xa thì làm sao ?
em nghe nói rằng có loài khi sinh sản xong sẽ chuyển đổi giới tính vậy đó là loài nào? tại sao lại có thể như vậy

1. bồ câu mang gen đồng hợp k gây hại nên khi giao phối gần thì cũng chẳng có vấn đề gì cả
2.các loài biến đổi giới tính thời gian là giun đất, lươn mình chỉ biết thế thôi còn tại sao thì chịu:sigh: để tìm quyển sgk9 đã hình như có

thanhkhoeo
06-05-2010, 11:14 AM
1. bồ câu mang gen đồng hợp k gây hại nên khi giao phối gần thì cũng chẳng có vấn đề gì cả
2.các loài biến đổi giới tính thời gian là giun đất, lươn *** Hidden Content ***

thiếu rồi mình hỏi 2 câu mỗi câu 2 vế cơ mà

trả lời tiẽp đê họ thành với I love biology

yondaime
06-05-2010, 11:27 AM
àh thì ý 1 của câu 1 thì rõ ràng là bồ câu sống theo hình thức bày đàn nhỏ nên việc giao phối giữa các thành viên trong bày đàn sẽ thường xảy ra hơn (nhưng ai mà biết đc mình có phải là ồ câu đâu) :D
tuy là có thể giao phối gần nhưng đau phải là chỉ có mình hình thức ấy đâu :^_^:
còn cái câu 2 ý 2 thì mình bó tay ở sgk lớp 8 hay 9 gì đó có bài dạy về giun đất nhưng sách giờ nó ở chỗ nào thì cũng còn chưa biết nữa =))
nhờ cậy a candy vậy ha thành

Candy
06-05-2010, 03:03 PM
:-?
Ko phải chỉ có bồ câu, còn chim cu gáy, 1 số loài sơn dương ở Bắc Mỹ, đậu Hà Lan cũng có trường hợp này. Nguyên nhân là do chúng có bộ gen đồng hợp lặn ko gây hại. Và thường thì các loài đó sống thành bầy đàn với số lượng nhỏ, có khuynh hướng "nhớ nhà" hơn là "đi xa" :))

Ở câu 2 thì anh ko nhớ rõ lắm, giun đất a cũng chưa có nghe qua cơ :(. Nhưng đúng là có những loài động vật tự chuyển đổi giới tính, nhưng là phụ thuộc vào hoàn cảnh để sinh sản, chứ không phải là sinh sản xong rồi mới chuyển. Đó là cá đầu xanh và san hô. Còn vụ sinh sản xong mới chuyển thì là lươn :-?

Đa số bên trong cơ thể loài cá nếu không phải là có buồng trứng thì cũng có tinh hoàn, giống đực và giống cái từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi đều không thể thay đổi. Nhưng lươn thì khác, khi lươn vừa sinh ra, bên trong tất cả các cá thể đều là buồng trứng, cũng có nghĩa là tất cả là giống cái. Sau khi lươn con đã phát dục, bắt đầu đẻ trứng, trong buồng trứng dần dần biến đổi tổ chức tế bào sinh ra trứng trước đây biến đổi thành tinh hoàn sinh ra tinh trùng, lươn cái cũng liền biến thành lươn đực có thể phóng ra tinh trùng.

Đặc tính này của lươn được các nhà khoa học gọi là "đảo ngược giống". Lươn cái sau 1 lần đẻ, buống trứng sẽ chuyển hóa thành tinh hoàn, từ giống cái trở thành giống đực, vĩnh viễn không đẻ trứng nữa. Đối với cả một chủng tộc mà nói, mỗi năm đều có một lô lươn cái tiến hành đẻ trứng, vậy mỗi năm cũng lại có một tốp lươn đực hình thành, như vậy có thể bảo tồn sự tiếp tục của giống nòi.

thanhkhoeo
06-05-2010, 09:38 PM
vậy nếu giao phối xa thì có gây hại không anh và nếu không thì tại sao chung lại cứ phải "loạn luân" như thế

kẻ xấu
06-05-2010, 09:46 PM
vậy nếu giao phối xa thì có gây hại không anh và nếu không thì tại sao chung lại cứ phải "loạn luân" như thế

Giao phối xa thì không có hại. Vì lúc đó Gen trội sẽ mạnh hơn, khiến cho thế hệ sau tốt hơn. Loạn luân như thế bởi vì gen lặn của chúng không gây hại và truyền thống chẳng hạn =))

thanhkhoeo
06-05-2010, 10:19 PM
theo em thì có lẽ là do gen trội có hại nên chúng mới phải loạn luân như thế thôi nếu hông thì ai lại như thế bao, giờ đúng không Angh kẻ xấu

..::^^::..
06-05-2010, 10:39 PM
thôi, chuyển câu hỏi khác đi, tiện thể vừa ôn kiến thức sinh luôn :)

yondaime
06-05-2010, 11:35 PM
k phải là chúng nó thích như thế mà...
nhưng đã nói ở trên khi sinh sống theo bày đàn nhỏ lẻ để có thể ổn định thế hệ sau, bảo tồn giống nào trong khi k có các bày đàn # ở xung quanh thì chúng đành dùng hình thức này thôi :amitabha::amitabha:
nói nặng thế ai mà đỡ nổi ... vs lại nó có được dạy bảo về cái chuyện loạn luân đó đâu (chim thì k có biết suy nghĩ ~> vô đạo đức thế đấy =)))

thanhkhoeo
11-05-2010, 06:34 PM
có phải là ATP chỉ có thể biến đổi thành ADP mà không biên đổi thành AMP (Adenin Mono Photphoric )

Candy
13-05-2010, 08:41 PM
Phân tử ATP gồm adenosine - tạo ra từ một vòng adenine và một đường ribose - và ba nhóm phosphate (nên gọi là triphosphate). Các nhóm phosphat, bắt đầu từ nhóm gần nhất với nhóm ribose, được gọi lần lượt là alpha (α), beta (β), và gamma (γ) phosphat. ATP tan tốt trong nước và khá ổn định trong dung dịch có độ pH từ 6.8 đến 7.4, nhưng nhanh chóng bị thủy phân ở pH quá cao hoặc quá thấp.

Phân tử ATP không ổn định trong nước không đệm và bị thủy phân thành ADP và phosphate. Lý do là liên kết giữa các phần tử phosphate còn lại trong ATP yếu hơn liên kết hydro giữa ADP và nước. Vì vậy, nếu ATP và ADP ở trong cân bằng hóa học trong nước, gần như toàn bộ ATP sẽ dần chuyển thành ADP
Phương trình: ATP + H2O = ADP + Pi + Năng lượng.

Nếu ADP tiếp tục thủy giải sẽ thành AMP. Ngược lại ATP sẽ được tổng hợp nên từ ADP và Pi nếu có đủ năng lượng cho phản ứng:
enzyme
ADP + Pi + năng lượng = ATP + H2O

Như vậy có thể kết luận rằng: ATP không chuyển hóa trực tiếp thành AMP, mà phải thông qua chất trung gian là ADP

thanhkhoeo
13-05-2010, 09:27 PM
tại sao mà prion lại có thể sinh san được nhỉ? Nó không có Axit nucleic mà vậy nó tổng hợp protein bằng cách nào? viroit còn đỡ vì có ADN hoặc ARN. Nhưng có phải nó không tông hợp Prootein mà chỉ sao mã. Thế nào là hiện tượng sao mã ngược. vì sao có hiện tượng này

Candy
13-05-2010, 10:57 PM
Prion chỉ là một protein đơn giản, bình thường trong tế bào bình thường của chúng ta cũng có prion (gọi là cellular prion protein). Do một biến đổi nào đó chúng ta chưa hiểu rõ, prion bình thường này đổi hình dạng, tựa như chúng ta lấy tờ giấy xếp thành con chim, bây giờ cũng vẫn tờ giấy đó, bẻ chỗ này, lộn chỗ khác, xếp lại thành hình chiếc máy bay. Sau khi đổi dạng khác (là một isoform mới), prion nay có thể gây bịnh và có thể "rủ rê" các prion khác ‘’phản phé’’ theo mình và gây bệnh theo. Tức là prion gây bịnh có khả năng ‘’sinh sản’’ bằng cách biến dạng các prion ‘’tốt’’ bình thường, sẳn có, thành prion ‘’ác’’ có thể gây bệnh như mình.

Thuật ngữ “prion” do Stanley Prusiner, cán bộ nghiên cứu của trường Đại học California, đưa ra vào năm 1982, để chỉ “các phần tử lây nhiễm có protein- Proteinaceous Infectious Particles”. Thuật ngữ này được chọn để nhấn mạnh rằng tác nhân gây lây nhiễm mà ông nghiên cứu là protein, chứ không phải bởi các phân tử nucleic của virus, điều mà từ trước tới nay vẫn quan niệm. Trong vòng ít nhất 25 năm, các nhà khoa học đã từng nghi ngờ rằng còn có những tác nhân kỳ lạ, được gọi là những “virus chậm” đã là thủ phạm gây nên các bệnh về não ở động vật và người, như bệnh bò điên, bệnh Creutzfeld- Jacop (CJD), nhưng họ không nhận dạng được. Prusiner là người đầu tiên đã đưa ra giả định rằng tác nhân chung gây ra tất cả các bệnh đó chính là prion.
ý tưởng này đã gây ra một làn sóng nghi ngờ rất lớn trong giới nghiên cứu y- sinh học. Họ đòi hỏi phải giải thích cách thức mà một phân tử không có ADN hoặc ARN lại có thể gây ra bệnh. Nhưng Prusiner vẫn tiếp tục chứng minh bằng thực nghiệm lý thuyết của mình và phát minh ra rằng prion thực sự là những protein bị lệch tâm, gây nguy hiểm, có thể làm cho các protein khác thay đổi hình dạng, nhờ đó truyền được thông tin cấu trúc từ phân tử này sang phân tử khác.

Và theo như mình biết thì prion làm gì tổng hợp đợc protein. Protein prion được tạo ra bằng cách sử dụng các vi khuẩn và được cho một thioester bổ sung (một nhóm chứa lưu huỳnh). Trung tâm của khái niệm mới này là sự liên kết của protein và tác nhân gắn kết bằng các ligan hoá học tự nhiên, trong đó nhóm cysteine phản ứng với thioester. Điều này cho phép prion protein bám vững chắc vào màng bằng cách của tác nhân gắn kết nhân tạo.


Phiên mã ngược
Phiên mã ngược (reverse transcription) là kiểu truyền thông tin từ ARN sang ADN, chỉ xảy ra trong các tế bào động vật và người bị lây nễm bởi một số virus mang một sợi ARN có khả năng gây khối u hoặc hai sợi ARN như trường hợp HIV chẳng hạn.

Trên mỗi sợi ARN lõi của các virus này có mang một enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase). Khi xâm nhập vào tế bào chủ, enzyme này sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp sợi ADN bổ sung (cADN - complementary ADN). Sau đó, sợi cADN này có thể làm khuôn để tổng hợp trở lại bộ gene của virus (cADN→ARN), hoặc tổng hợp ra sợi ADN thứ hai bổ sung với nó (cADN→ADN) như trong trường hợp virus gây khối u mà kết quả là tạo ra một cADN sợi kép. Phân tử ADN sợi kép được tổng hợp trước tiên trong quá trình lây nhiễm có thể xen vào ADN của vật chủ và ở trạng thái tiền virus (provirus). Vì vậy, provirus được truyền lại cho các tế bào con thông qua sự tái bản của ADN vật chủ, nghĩa là các tế bào con cháu của vật chủ cũng bị chuyển sang tình trạng có mầm bệnh ung thư. Các tế bào ung thư này mất khả năng kiểm soát sự sinh trưởng - phân chia điển hình của tế bào bình thường; chúng tăng sinh rất nhanh và tạo ra khối u (tumor). Đó chính là cơ chế gây ung thư bởi virus.

Ngày nay, người ta có thể tinh chiết các enzyme phiên mã ngược để phục vụ cho kỹ thuật tạo dòng cADN tái tổ hợp.

thanhkhoeo
14-05-2010, 07:12 PM
hỏi ngoài lề chút nhé

dược thi khối A( ai chả. biết) Mà Thành thì muốn để dành khối A để thi trường BKHN ( khoa CNTT quá hợp với thành)

vậy có trường nào mà dược thi khối B không?( thành không thể thi y )

hoặc không phải y với sư phạm là được ?

Candy
14-05-2010, 07:40 PM
rất tiếc là ko có trường nào thi dược khối A cả. Có thể vì lí do nào đó bạn không phù hợp thành bác sỹ, nhưng hãy nghĩ kĩ xem, có những ngành thuộc khối y đào tạo ra bác sỹ, nhưng ở một phương diện khác: dự phòng. đó ko phải là bác sỹ như chúng ta thường biết. họ là những người thực hiện công tác cộng đồng (khác với bác sỹ cộng đồng), và ngăn ngừa bệnh. họ vẫn chữa đc, nhưng chủ yếu là 2 công việc trên. cho nên em vẫn có thể vào được Y và thành 1 bác sỹ tốt, cho dù em có vấn đề về cơ thể. Goodluck

thanhkhoeo
15-05-2010, 12:00 PM
rất tiếc là ko có trường nào thi dược khối A cả. Có thể vì lí do nào đó bạn không phù hợp thành bác sỹ, nhưng hãy nghĩ kĩ xem, có những ngành thuộc khối y đào tạo ra bác sỹ, nhưng ở một phương diện khác: dự phòng. đó ko phải là bác sỹ như chúng ta thường biết. họ là những người thực hiện công tác cộng đồng (khác với bác sỹ cộng đồng), và ngăn ngừa bệnh. họ vẫn chữa đc, nhưng chủ yếu là 2 công việc trên. cho nên em vẫn có thể vào được Y và thành 1 bác sỹ tốt, cho dù em có vấn đề về cơ thể. Goodluck

Vậy là anh Candy vẫn chưa BIẾT EM RỒI.Nếu em thi y được thì em sẽ thi nhưng vấn đề là em ma thi y thì chắc chắn mọi người sẽ phản đối

Braveheart7472
15-05-2010, 08:18 PM
đây là chỗ để 2 anh em pam đấy à:phew::phew:..............................

thanhkhoeo
15-05-2010, 08:27 PM
không có ai yêu thick môn sinh thì 2 anh em spam thôi thế mà cũng không hiểu

..::^^::..
15-05-2010, 09:11 PM
có ta - lazy nè ^^
đang tính nghĩ câu hỏi nào đó để hỏi anh candy
À đúng rôi, hum qua đọc trong sách giáo khoa Sinh 10 em thấy có hai loại nhỏ hơn cả virut <tên thì em không nhớ lắm, hình như là virion và prion thì phải>. Anh Candy có thể cho em biết thêm về hai loại này được không ạ ^^

Candy
15-05-2010, 10:38 PM
có ta - lazy nè ^^
đang tính nghĩ câu hỏi nào đó để hỏi anh candy
À đúng rôi, hum qua đọc trong sách giáo khoa Sinh 10 em thấy có hai loại nhỏ hơn cả virut <tên thì em không nhớ lắm, hình như là virion và prion thì phải>. Anh Candy có thể cho em biết thêm về hai loại này được không ạ ^^


Cái này anh vừa học hôm trước xong, phải làm cái bài luận về 2 loại này, mệt gần chết :-ss

Viroid và prion là hai dạng sống đơn giản (được cho là đơn giản hơn virút).

-Viroid là những phân tử ARN vòng, ở dạng trần không có vỏ capsit, mạch đơn và chúng là tác nhân gây bệnh nhỏ nhất mà con người đã biết. Viroit thậm chí không mã hóa bất kì một prôtêin nào và sự nhân lên của chúng phụ thuộc vào sự hoạt động của enzim của tế bào chủ. Viroit gây nhiều bệnh ở thực vật như bệnh hình thoi ở khoai tây và bệnh hại cây dừa.

-Prion (viết tắt của proteinaceous infectious particle -on cho virion) là phân tử prôtêin và không chứa một loại axit nuclêic nào hoặc nếu có thì cũng quá ngắn để mã hóa bất kì một prôtêin nào mà prion có. Trong cơ thể bình thường có thể có sẵn prion nhưng chúng không gây bệnh. Trong một điều kiện nào đó prion có thể thay đổi cấu trúc và gây bệnh. Prion gây nhiều bệnh nguy hiểm ở động vật và người, gây thoái hóa hệ thần kinh trung ương và giảm sút trí tuệ như bệnh bò điên, bệnh kuru ở người.

thanhkhoeo
16-05-2010, 07:14 AM
Cái này anh vừa học hôm trước xong, phải làm cái bài luận về 2 loại này, mệt gần chết :-ss

Viroid và prion là hai dạng sống đơn giản (được cho là đơn giản hơn virút).

-Viroid là những phân tử ARN vòng, ở dạng trần không có vỏ capsit, mạch đơn và chúng là tác nhân gây bệnh nhỏ nhất mà con người đã biết. Viroit thậm chí không mã hóa bất kì một prôtêin nào và sự nhân lên của chúng phụ thuộc vào sự hoạt động của enzim của tế bào chủ. Viroit gây nhiều bệnh ở thực vật như bệnh hình thoi ở khoai tây và bệnh hại cây dừa.

-Prion (viết tắt của proteinaceous infectious particle -on cho virion) là phân tử prôtêin và không chứa một loại axit nuclêic nào hoặc nếu có thì cũng quá ngắn để mã hóa bất kì một prôtêin nào mà prion có. Trong cơ thể bình thường có thể có sẵn prion nhưng chúng không gây bệnh. Trong một điều kiện nào đó prion có thể thay đổi cấu trúc và gây bệnh. Prion gây nhiều bệnh nguy hiểm ở động vật và người, gây thoái hóa hệ thần kinh trung ương và giảm sút trí tuệ như bệnh bò điên, bệnh kuru ở người.

cái này hôm trước em hỏi rôi mà anh nói nhiều với nó làm zì:dummy:

Candy
19-05-2010, 11:27 AM
cái này hôm trước em hỏi rôi mà anh nói nhiều với nó làm zì:dummy:

thì trả lời tiếp có sao đâu :x

Lâu nay các chú hỏi anh rồi, giờ anh hỏi các chú: Nêu và làm rõ các chức năng của hồng cầu máu.

thanhkhoeo
20-05-2010, 10:11 AM
Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ), là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô. Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần vận tốc của phản ứng giữa CO2 và H2O tạo ra H2CO3. Nhờ đó, nước trong huyết tương vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicarbonat (HCO3—) từ các mô trở lại phổi để CO2 được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Ở nhiều động vật bậc thấp, hemoglobin hòa trong dòng huyết tương. Với tổ chức của cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu, vì nếu ở dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Là một protein, hemoglobin còn có chức năng đệm kiềm-toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là một tế bào, hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa nhóm máu. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.Vận chuyển ôxy là chức năng của hemoglobin

Sinh tổng hợp hemoglobin bắt đầu ở giai đoạn tiền tủy bào cho đến giai đoạn hồng cầu lưới. Khi vào dòng máu tuần hoàn, hồng cầu có thể tiếp tục tạo một lượng nhỏ hemoglobin cho đến khi nó trở thành hồng cầu trưởng thành. Sự sinh tổng hợp hemoglobin gồm các bước cơ bản sau:

Succynil-CoA (tạo ra từ chu trình Krebs) gắn với glycin tạo ra phân tử pyrrol.
4 pyrrol hợp lại thành protoporphyrin IX.
Protoporphyrin IX gắn với sắt tạo nên hem.
Phân tử hem gắn với một chuỗi polypeptid gọi là globin để tạo thành một tiểu đơn vị gọi là chuỗi hemoglobin, khối lượng mỗi chuỗi là 16 KDa.
4 chuỗi hemoglobin gắn với nhau tạo thành phân tử hemoglobin.
Có nhiều loại tiểu đơn vị khác nhau (alpha, beta, gamma, delta). Bình thường ở người lớn, 4 tiểu đơn vị của hemoglobin gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta, gọi là hemoglobin A (khác với khái niệm nhóm máu A). Hemoglobin A có khối lượng phân tử 68.458 Da.

Mỗi phân tử hemoglobin có 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt lại có khả năng gắn với 1 nguyên tử ôxy, do đó mỗi phân tử hemoglobin gắn được tối đa 4 nguyên tử ôxy. Bản chất của các chuỗi hemoglobin quyết định ái lực của nó với ôxy.

Chức năng hô hấp yêu cầu liên kết giữa hemoglobin và ôxy phải có tính thuận nghịch (gắn - tách dễ dàng).

Ôxy không liên kết với hai hóa trị dương của nguyên tử sắt. Ngược lại, nó gắn lỏng lẻo qua cái gọi là "liên kết đồng hàng" với nguyên tử sắt.

Điều đáng chú ý là ôxy không bị ion hóa, nó được vận chuyển dưới dạng phân tử O2. Tại các mô, phân tử ôxy được phóng thích nguyên dạng vào dịch ngoại bào.

[sửa] Sự hủy hồng cầu
Trung bình một hồng cầu người sống được 120 ngày kể từ khi rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn.

Tuy không có nhân, ti thể và hệ lưới nội chất, trong bào tương hồng cầu vẫn có một số enzym thực hiện chức năng chuyển hóa glucose và tạo ra một lượng nhỏ ATP. Đồng thời, các enzyme đó cũng giúp:

Gìn giữ sự dẻo dai của màng hồng cầu.
Đảm bảo trao đổi ion qua màng tế bào.
Giữ sắt trong hemoglobin dưới dạng hóa trị 2 thay vì hóa trị 3.
Ngăn chặn phản ứng ôxy hóa của các protein trong hồng cầu.
Mặc dầu vậy, theo thời gian, hệ chuyển hóa của hồng cầu ngày càng kém hiệu quả, khiến cho màng hồng cầu trở nên mong manh, dễ vỡ. Do đó, các hồng cầu già sẽ bị vỡ khi đi qua tổ chức chật chội của hệ tuần hoàn, chủ yếu là tại lách. Tủy đỏ của lách có cấu trúc vách mà hầu hết các hồng cầu đều phải đi qua. Cấu trúc này chỉ rộng vẻn vẹn có 3 µm (trong khi hồng cầu có đường kính trên dưới 7,5 µm). Ở những người bị cắt bỏ lách, lượng hồng cầu bất thường lưu thông trong máu tăng lên đáng kể.

[sửa] Sự hủy hemoglobin
Khi hồng cầu vỡ ra và phóng thích hemoglobin chứa bên trong, hemoglobin gần như lập tức được hấp thụ bởi các đại thực bào tại khắp nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu là bởi các tế bào Kupffer ở gan và các đại thực bào ở lách và tủy xương.

Vài giờ đến vài ngày sau, các đại thực bào sẽ "nhả" sắt lấy từ hemoglobin trở lại máu. Sắt được chuyên chở (như miêu tả trong bài chuyển hóa sắt) đến tủy xương để tạo hồng cầu mới hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ.

Thành phần porphyrin của hemoglobin sau khi trải qua một loạt các biến đổi, trở thành sắt tố mật (tức bilirubin), chất này theo tĩnh mạch lách đổ vào tĩnh mạch cửa vào gan, được gan sử dụng để tổng hợp mật phục vụ tiêu hóa.

Candy
20-05-2010, 11:01 AM
phù, chú lấy ở đâu ra mà lắm thế, học cách vắn tắt chút coi, ko cần phải dài dòng thế này đâu. Câu trả lời chỉ cần thế này thôi:

1. Chức năng vận chuyển khí oxy và carbonic.
Hồng cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến mô và vận chuyển khí carbonic từ mô đến phổi nhờ chức năng của hemoglobin.
Mặt khác C02 ở mô sau khi khuyếch tán vào trong hồng cầu thì tại đây đã diễn ra quá trình C02 + H20 ->H2C03 nhờ men xúc tác carboanhydrase (men này có nhiều trong hồng cầu). Sau đó H2C03 phân ly ->H+ + HC03- . Nhờ hiệu ứng Hamburger mà HC03- được khuyếch tán rất nhiều từ trong hồng cầu chuyển sang huyết tương tạo ra dạng vận chuyển C02 quan trọng nhất của máu (C02 được vận chuyển dưới dạng HC03- ). Như vậy hồng cầu đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự vận chuyển C02 ở dạng HC03- của huyết tương.
2. Chức năng điều hoà cân bằng acid - base của máu.
Chức năng này do hệ đệm hemoglobinat đảm nhiệm. Đồng thời với hệ đệm của Hb, hồng cầu còn tạo ra HC03- trong qúa trình vận chuyển C02, nên nó đã tạo ra hệ đệm bicarbonat HC03/H2C03, hệ đệm quan trọng nhất của máu.
3. Chức năng tạo độ nhớt của máu.
Hồng cầu là thành phần chủ yếu tạo độ nhớt của máu, nhờ độ nhớt mà tốc độ tuần hoàn, nhất là tuần hoàn mao mạch, hằng định. Tốc độ tuần hoàn hằng định là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi vật chất giữa tế bào và máu. Khi độ nhớt của máu thay đổi sẽ gây ra thay đổi tốc độ tuần hoàn và làm rối loạn trao đổi vật chất của tế bào.

thanhkhoeo
22-05-2010, 04:46 PM
nguyên nhân bệnh vàng da nhân biến chứng. em bị bệnh này đại ca candy ạ!!

ܓܨOrion.p0n
22-05-2010, 06:34 PM
đọc trong sách thấy cả đống, hok biết cóa phải cái này hok ??
Các bệnh vàng da do tan máu: Gồm bệnh tan máu bẩm sinh Minkowski Chauffard, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh. Đặc điểm của các bệnh này là da vàng nhạt, kín đáo, thiếu máu tái phát nhiều lần, lách rất to, sức bền hồng cầu giảm.
Viêm gan cấp do virus: Bệnh dễ lây, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Vàng da xuất hiện dần dần sau một thời gian giả cúm. Xét nghiệm: Men gan tăng cao, tức là có sự phá hủy tế bào gan. Nếu nhẹ thì sau một đến hai tuần, người bệnh tiểu nhiều, vàng da nhạt dần, rồi mất hẳn. Nặng thì dẫn đến teo gan bán cấp, hôn mê, rồi dẫn đến tử vong.
Xơ gan: Gồm viêm gan mạn tính tiến triển dẫn tới xơ gan, xơ gan còn do nhiều nguyên nhân khác. Bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến vàng da. Gan có thể to hoặc teo. Cuối cùng là cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa. Xét nghiệm chức năng gan bị suy giảm.
Tắc mật do sỏi ống mật chính: Bệnh nhân có cơn đau quặn gan rất dữ dội. Đau hạ sườn phải, lên ngực và vai. Sốt rét run, da vàng nhiều. Tam chứng: Đau bụng, sốt, vàng da bị tái đi tái lại nhiều lần. Xét nghiệm máu có tăng sắc tố mật và muối mật, hủy tế bào gan.
U đầu tụy: Thường là ung thư. Vàng da xuất hiện âm thầm, ngày càng tăng. Phân bạc màu, trắng như phân cò. Sốt ít hay không sốt. Gan to, túi mật to, không có cơn đau quặn gan. Siêu âm thấy u đầu tụy.
Sốt rét: Gặp ở vùng núi. Sốt từng cơn, có rét run, ngoài cơn lại bình thường. Da vàng nhẹ, lách to. Xét nghiệm máu tìm thấy ký sinh trùng sốt rét.
Sốt xoắn khuẩn Leptospira: Da vàng, niêm mạc mắt sung huyết, có màu vàng đỏ. Sốt cao, rét run. Đau cơ, chảy máu dưới da, mê sảng. Xét nghiệm máu urê, creatinin tăng cao, men gan tăng. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy xoắn khuẩn Leptospira.
Nhiễm khuẩn huyết: Do E. coli, tụ cầu… Sốt cao, kéo dài, vàng da, gan to ít, không đau, túi mật không to. Cấy máu có vi khuẩn dương tính. Công thức máu: Bạch cầu tăng cao.
Viêm gan do nhiễm độc: Xảy ra do gây mê bằng clorofoc hoặc uống các thuốc clopromazin, atophan, thuốc chống lao, thuốc tránh thai, rắn cắn.
Bệnh hanot giai đoạn đầu: Có vàng da mạn tính, gan to, lách to. Nhưng không có suy gan, tắc mật và cổ trướng.
Ung thư gan: Vàng da ngày càng tăng. Nước cổ trướng màu vàng xanh như mật, có thể là nước máu do ung thư di căn đến màng bụng. Gan to, phát triển nhanh, mặt gồ ghề, mật độ chắc. Siêu âm thấy hình ảnh khối u rõ.
Ngoài ra vàng da còn do nhiều nguyên nhân khác ít gặp như hội chứng Gilbert, bệnh thiếu hụt men chuyển hóa bilirubin, viêm phổi thùy, thương hàn, viêm ruột thừa, sốt hồi quy.
Theo thứ tự thường gặp thì sắp xếp như sau: Viêm gan siêu vi, sỏi mật, xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, sốt rét, huyết tán, u đầu tụy.

thanhkhoeo
22-05-2010, 06:49 PM
đọc trong sách thấy cả đống, hok biết cóa phải cái này hok ??
Các bệnh vàng da do tan máu: Gồm bệnh tan máu bẩm sinh Minkowski Chauffard, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh. Đặc điểm của các bệnh này là da vàng nhạt, kín đáo, thiếu máu tái phát nhiều lần, lách rất to, sức bền hồng cầu giảm.
Viêm gan cấp do virus: Bệnh dễ lây, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Vàng da xuất hiện dần dần sau một thời gian giả cúm. Xét nghiệm: Men gan tăng cao, tức là có sự phá hủy tế bào gan. Nếu nhẹ thì sau một đến hai tuần, người bệnh tiểu nhiều, vàng da nhạt dần, rồi mất hẳn. Nặng thì dẫn đến teo gan bán cấp, hôn mê, rồi dẫn đến tử vong.
Xơ gan: Gồm viêm gan mạn tính tiến triển dẫn tới xơ gan, xơ gan còn do nhiều nguyên nhân khác. Bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến vàng da. Gan có thể to hoặc teo. Cuối cùng là cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa. Xét nghiệm chức năng gan bị suy giảm.
Tắc mật do sỏi ống mật chính: Bệnh nhân có cơn đau quặn gan rất dữ dội. Đau hạ sườn phải, lên ngực và vai. Sốt rét run, da vàng nhiều. Tam chứng: Đau bụng, sốt, vàng da bị tái đi tái lại nhiều lần. Xét nghiệm máu có tăng sắc tố mật và muối mật, hủy tế bào gan.
U đầu tụy: Thường là ung thư. Vàng da xuất hiện âm thầm, ngày càng tăng. Phân bạc màu, trắng như phân cò. Sốt ít hay không sốt. Gan to, túi mật to, không có cơn đau quặn gan. Siêu âm thấy u đầu tụy.
Sốt rét: Gặp ở vùng núi. Sốt từng cơn, có rét run, ngoài cơn lại bình thường. Da vàng nhẹ, lách to. Xét nghiệm máu tìm thấy ký sinh trùng sốt rét.
Sốt xoắn khuẩn Leptospira: Da vàng, niêm mạc mắt sung huyết, có màu vàng đỏ. Sốt cao, rét run. Đau cơ, chảy máu dưới da, mê sảng. Xét nghiệm máu urê, creatinin tăng cao, men gan tăng. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy xoắn khuẩn Leptospira.
Nhiễm khuẩn huyết: Do E. coli, tụ cầu… Sốt cao, kéo dài, vàng da, gan to ít, không đau, túi mật không to. Cấy máu có vi khuẩn dương tính. Công thức máu: Bạch cầu tăng cao.
Viêm gan do nhiễm độc: Xảy ra do gây mê bằng clorofoc hoặc uống các thuốc clopromazin, atophan, thuốc chống lao, thuốc tránh thai, rắn cắn.
Bệnh hanot giai đoạn đầu: Có vàng da mạn tính, gan to, lách to. Nhưng không có suy gan, tắc mật và cổ trướng.
Ung thư gan: Vàng da ngày càng tăng. Nước cổ trướng màu vàng xanh như mật, có thể là nước máu do ung thư di căn đến màng bụng. Gan to, phát triển nhanh, mặt gồ ghề, mật độ chắc. Siêu âm thấy hình ảnh khối u rõ.
Ngoài ra vàng da còn do nhiều nguyên nhân khác ít gặp như hội chứng Gilbert, bệnh thiếu hụt men chuyển hóa bilirubin, viêm phổi thùy, thương hàn, viêm ruột thừa, sốt hồi quy.
Theo thứ tự thường gặp thì sắp xếp như sau: Viêm gan siêu vi, sỏi mật, xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, sốt rét, huyết tán, u đầu tụy.

em hỏi về bệnh vàng da nhân cơ mà không phải về các bệnh lí gây triệu chứng vàng da

ܓܨOrion.p0n
22-05-2010, 09:48 PM
khả năng là do cho chất bilirubin ngấm vào trong não. Chất Bilirubin này không độc bên ngoài, nhưng khi nó tấn công vào nhân não thì lại gây "độc" chính vì vậy mà xuất hiện hiện tượng kích thích, gồng cứng người và co giật. bệnh này chủ yếu thường gặp ở trẻ sơ sinh thôi :D

Candy
22-05-2010, 11:26 PM
Về cơ bản thì Orion có nói. anh bổ xung thêm vài ý sau:

A. Vàng da sinh lý. Hầu hết ở mọi trẻ sơ sinh, đặc biệt ở các trẻ đẻ non, sự gia tăng sinh lý của bilirubin không kết hợp trong huyết thanh xảy ra trong tuần đầu của cuộc sống, thường vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba và hết một cách tự phát trước ngày thứ 10. Vàng da xảy ra trong 24 giờ của cuộc sống được xem là bệnh lý cho đến khi được chứng minh ngược lại.

B. Thiếu máu tan máu
1. Khiếm khuyết hồng cầu. Thiếu máu tan máu có thể do khiếm khuyết hồng cầu bẩm sinh như bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, bệnh hồng cầu nhân đặc (pyknocytosis) ở trẻ nhỏ, thiếu men pyruvate kinase, thiếu men G6PD, bệnh thalassemia hay bệnh tan máu do vitamin K
2. Thiếu máu tan máu mắc phải có thể thấy trong các bất đồng nhóm máu, như là ABO hoặc bất đồng Rh giữa con và mẹ. Cũng có thể kết hợp với việc sử dụng một số thuốc (ví dụ: các thuốc sulfonamide) hoặc kết hợp với nhiễm trùng
C. Bệnh đa hồng cầu. Gan không thể có khả năng chuyển hóa sự tăng bilirubin do thể tích máu gia tăng
D. Sự thoát mạch của máu. Sự cô lập của máu trong các khoang của cơ thể có thể gây tăng bilirubin và như vậy gây quá tải con đường thoái hóa bilirubin. Điều này có thể thấy trong u máu ở đầu, xuất huyết nội sọ và xuất huyết phổi, xuất huyết dưới bao gan, ban xuất huyết hoặc chấm xuất huyết dưới da nhiều, xuất huyết tiêu hóa ẩn và u mạch máu lớn (ví dụ: hội chứng Kasabach Merritt)
E. Khiếm khuyết của sự kết hợp

F. Vàng da do sữa mẹ (khởi phát muộn) do sự kéo dài của tái tuần hoàn ruột gan của bilirubin do một yếu tố trong sữa mẹ thúc đẩy sự hấp thu của ruột. Đặc trưng bởi nồng độ bilirubin đạt đỉnh cao hơn (10-30mg/dL (170-513mmol/L), đạt đỉnh lúc trẻ 10-15 ngày tuổi) và giảm nồng độ bilirubin huyết thanh chậm hơn và có thể kéo dài trong nhiều tuần. Vàng da do sữa mẹ hiếm khi xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của trẻ đủ tháng và trẻ non tháng. Ngừng sữa mẹ trong 24-48 giờ lúc bilirubin cao không thể chấp nhận được có thể giảm vàng da nhanh chóng. Tiếp tục dùng sữa mẹ làm tăng nồng độ bilirubin nhẹ nhưng thường thấp hơn mức bilirubin trước đó. Vàng da do sữa mẹ có thể xảy ra 70% trong những lần mang thai tiếp.
G. Các rối loạn chuyển hóa. Galactosemia, thiểu năng tuyến giáp và đái tháo đường ở mẹ có thể kết hợp với tăng bilirubin không kết hợp.
H. Tăng tái tuần hoàn ruột gan của bilirubin không kết hợp do một số tình trạng bệnh lý như cystic fibrosis, tắc nghẽn đường tiêu hoá (như hẹp môn vị, teo tá tràng, tuỵ vòng) và liệt ruột (ileus) có thể làm trầm trọng vàng da. Nuốt máu trong lúc sinh và giảm nhu cầu calo cũng có thể là những yếu tố góp phần.
I. Các chất và các rối loạn ảnh hưởng đến sự kết hợp của bilirubin với albumin. Một số thuốc chiếm giữ vị trí kết hợp bilirubin vào albumin và tăng số lượng bilirubin không kết hợp tự do và có thể qua được hàng rào máu não. Các thuốc có hậu quả này đáng kể bao gồm aspirin và các sulfonamide. Chloral Hydrate cũng chứng tỏ cạnh tranh sự glucuronyl hóa ở gan của bilirubin và như vậy làm tăng bilirubin không kết hợp trong huyết thanh. Các thuốc sử dụng phổ biến trong sơ sinh như là penicillin và gentamicin cũng được chứng tỏ cạnh tranh tại vị trí kết hợp albumin của bilirubin. Các acid béo trong các sản phẩm dinh dưỡng (ví dụ Intralipid) cũng có thể ảnh hưởng đến sự kết hợp của bilirubin với albumin. Ngạt, nhiễm toan, nhiễm trùng máu, hạ thân nhiệt, tăng áp lực thẩm thấu máu và hạ đường huyết cũng có thể ảnh hưởng như vậy.

thanhkhoeo
23-05-2010, 10:49 AM
em hỏi về bệnh vàng da nhân ở trẻ em cơ mà (em bị bệnh này rồi biấn chứng gây bệnh bại não ) nên có thể cho em biết thêm thông tin về bệnh nảy đc khônng

Candy
23-05-2010, 11:55 AM
em hỏi về bệnh vàng da nhân ở trẻ em cơ mà (em bị bệnh này rồi biấn chứng gây bệnh bại não ) nên có thể cho em biết thêm thông tin về bệnh nảy đc khônng

giời ạ. cái này ko phải bệnh vàng da nhân ở trẻ em thì còn cái j nữa. nó còn gọi là bệnh vàng da sơ sinh nữa. từ bé mắc phải, dẫn đến việc nhanh chóng làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể.

thanhkhoeo
23-05-2010, 12:42 PM
bàn chuyện khác ( chuyện kia không hài lòng_)

gioi thiệu về tiểu cầu ? tác dụng ? tế bào sinh ra? có phânchia không ?

Candy
23-05-2010, 01:51 PM
Trong tuỷ xương có những tế bào nhân khổng lồ (40-100mm). Các tế bào này được biệt hoá từ tế bào gốc vạn năng. Tế bào có nhân rất to, nhiều thuỳ, đa dạng với nhiễm sắc thể phân bố không đều. Bào tương nhiều, màu nhạt, có nhiều hạt rất nhỏ màu xanh lơ. Tế bào nhân khổng lồ cho giả túc để di chuyển. Các giả túc này bị teo lại, tách ra, đứt đoạn thành tiểu cầu lưu thông trong máu. Như vậy, tiểu cầu (thrombocyt) là một phần bào tương của tế bào nhân khổng lồ, là một tế bào không hoàn chỉnh, không có nhân, rất đa dạng, bào tương tím nhạt có hạt màu xanh, rất khó đếm vì dễ vỡ khi lấy ra khỏi cơ thể
Tiểu cầu có kích thước 2-4mm, thể tích 7-8mm3. Bình thường có 150-300 x 109 tiểu cầu trong 1 lít máu ngoại vi.
Tiểu cầu có cấu trúc màng glycoprotein, lớp này ngăn cản tiểu cầu dính vào nội mạc nhưng lại dễ dính vào nơi thành mạch tổn thương có chất collagen lộ ra. Màng tiểu cầu cũng rất dễ dính vào các vật lạ. Khi bám vào vật lạ, chúng lại có thể tự bám vào nhau thành từng đám. Tiểu cầu chứa actomyosin, thromstbohenin nên tiểu cầu có khả năng co rút. Tiểu cầu co rút mạnh sẽ bị vỡ ra và giải phóng serotonin gây co mạch, các phospholipid và các yếu tố gây đông máu tham gia vào quá trình gây đông máu.
Với đặc điểm chức năng trên đây, tiểu cầu đã tham gia vào quá trình cầm máu, được xem như là một hàng rào bảo vệ sự mất máu. Tiểu cầu cũng có khả năng gắn lên vi khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực bào được dễ dàng. Ngoài ra tiểu cầu còn có tác dụng khác nữa như làm hạ huyết áp, chức năng miễn dịch và chức năng sản xuất các enzym huỷ protein.
Sự sản xuất tiểu cầu được điều hoà bằng số lượng tiểu cầu nhờ cơ chế do các yếu tố trong huyết tương kiểm soát. Tiểu cầu bị tiêu diệt ở lách. Đời sống tiểu cầu chưa được nghiên cứu đầy đủ, người ta cho rằng nó sống ở trong máu khoảng 9-11 ngày.
Số lượng tiểu cầu tăng lên khi lao động, khi ăn uống, khi bị chảy máu, bệnh đa sinh mạn tính thể tuỷ bào, bệnh Hodgkin, bệnh Vaquez. Số lượng tiểu cầu giảm trong nhiễm độc, nhiễm xạ, xuất huyết dưới da, niêm mạc, suy tuỷ, bệnh Biermer, bệnh Werlhoff.
Một căn bệnh thường gặp liên quan đến tiểu cầu đó là xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, không rõ nguyên nhân, loại trừ các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát sau một bệnh rõ ràng .
Tiểu cầu không phân chia. Mỗi ngày có 75000 tiểu cầu được sản sinh. Sau 8-12 ngày là lượng tiểu cầu già sẽ bị thay thế bằng lượng tiểu cầu mới hơn.

thanhkhoeo
26-05-2010, 05:26 PM
tại sao hồng cầu không có nhân. Trong cơ thể người còn tế bào nào không có nhân nữa không

Candy
28-05-2010, 01:40 PM
theo anh biết thì hồng cầu là loại tế bào đã được chuyên biệt hóa cao độ để phù hợp với chức năng vận chuyển khí ở cơ thể sinh vật. ở các lớp khác dưới thú thì nhu cầu oxi không đặt nặng. điển hình là các lớp như cá với 1 vòng tuần hoàn, lớp lưỡng cư và bò sát với máu pha... chúng không cần những hoạt động tích cực như các động vật thuộc lớp thú.
đặc điểm của hồng cầu cũng thể hiện sự tiến hóa ở các sinh vật. tiêu biểu là hồng cầu ở người - sinh vật tiến hóa nhất trên trái đất hiện nay - cũng có nhiều điều thú vị.
hồng cầu người có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn hồng cầu của hầu hết các loài động vật có xương sống). với kích thước nhỏ này thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích của tế bào hồng cầu càng lớn, nghĩa là có cùng một thể tích nhưng diện tích mặt ngoài của hồng cầu nhỏ lớn hơn. ta có thể làm một phép tính đơn giản như sau 1 hồng cầu của ếch = 150 hồng cầu người trong khi tổng diện tích bề mặt của 150 hồng cầu nhỏ lại gấp khoảng 5 lần 1 hồng cầu của ếch.
hồng cầu người có hình đĩa lõm 2 mặt. đây là một hình thức làm tăng diện tích bề mặt tế bào và cũng làm tăng khả năng trao đổi khí của hồng cầu. hơn nữa, nó còn làm cho màng tế bào nằm sát hơn các phân tử haemoglobin trong tế bào và làm tăng hiệu quả trao đổi khí. mặt khác với hình đĩa lõm còn làm tăng khả năng tồn tại trong điều kiện áp suất thẩm thấu của máu giảm nhẹ, hồng cầu không bị vỡ (tiểu huyết). hình đĩa lõm này cũng là một dạng đặc trưng cho hiện tượng nhân bị tiêu biến.
khắc với hồng cầu của nhiều loại động vật khác thì hồng cầu người không có nhân (lúc còn non thì hồng cầu có nhân nhưng khi trưởng thành thì nhân bị tiêu giảm dần và biến mất hoàn toàn). nhân tiêu giảm sẽ tạo thêm không gian để chứa các phân tử haemoglobin giúp việc trao đổi khí diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời việc tiêu giảm nhân cũng bằng với việc giảm tiêu dùng oxi tới mức thấp nhất. không có nhân, hồng cầu không thể tổng hợp các phân tử protein và cũng không thể phân chia hoặc sinh sản. do đó hồng cầu không nhân là dạng tiến hóa cao nhất của hồng cầu ở động vật và cũng có nhiều điểm tiến hóa đã đề cập ở trên. vì hồng cầu luôn được dự trữ và bù đắp số lượng tại tủy xương và gan nên không cần thiết phải có nhân để làm cho hồng cầu cồng kềnh, khó di chuyển và vận chuyển khí, ngoài ra nhân còn điều khiển tổng hợp nhiều loại protein không cần thiết mà còn làm giảm khả năng vận chuyển khí của hồng cầu. và việc tiêu giảm như thế còn giúp trao đổi khí diễn ra thuận tiện, phù hợp với các hoạt động tích cực của các động vật bậc cao. vì vậy nhân tiêu giảm là một điểm tiến hóa.

thanhkhoeo
01-06-2010, 04:42 PM
ai có thể nói rõ hơn về căn bệnh unng thư thực quản không. cả ai biến mạch máu não nữa

..::^^::..
01-06-2010, 10:09 PM
Ung thư thực quản

Đây là một trong 10 dạng ung thư hay gặp nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 2-5 lần nữ. Bệnh nhân ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tử vong trong tình trạng suy kiệt do không ăn uống được.

Các yếu tố thuận lợi phát sinh ung thư thực quản bao gồm:

- Thói quen và chế độ ăn uống: Các loại thức ăn chứa nhiều chất Nitrosamin như rau ngâm dấm và thịt xông khói, các loại nước có cồn và thuốc lá đều có thể dẫn đến ung thư thực quản. Ở một số địa phương, thức ăn và nguồn nước uống thiếu các chất vi lượng như kẽm, molybeden... và đó cũng là tiền đề khiến bệnh này xuất hiện.

- Các tổn thương tiền ung thư của thực quản như co thắt tâm vị, viêm thực quản trào ngược, teo hẹp thực quản do bỏng...

- Một số bệnh có tính di truyền như Tylosis (với triệu chứng gây sừng hóa lòng bàn tay và bàn chân).

Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh này là nuốt khó, bắt đầu với các thức ăn cứng. Về sau, bệnh nhân thấy khó nuốt ngay cả với thức ăn lỏng và nước bọt. Sụt cân và mệt mỏi cũng là các triệu chứng thường gặp. Một số người bị viêm phổi, khàn tiếng, khó thở, sặc, ngạt... Các triệu chứng trở nên rõ ràng khi khối u ăn hết lòng của thực quản.

Khi có những dấu hiệu rối loạn về nuốt, bệnh nhân cần đi khám ngay ở một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc phẫu thuật lồng ngực và tim mạch. Bệnh nhân cần được nội soi thực quản, phế quản, chụp thực quản với thuốc cản quang, sinh thiết và giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, xác định được tiên lượng và chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chụp CT để có đủ thông số quyết định sẽ phẫu thuật triệt để, phẫu thuật nuôi ăn tạm thời hay chỉ điều trị nội khoa nâng đỡ những ngày cuối cùng cho bệnh nhân.
Đối với ung thư thực quản, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu, bên cạnh các phương pháp hóa trị và xạ trị

Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tổng số các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì có đến 24% tử vong, 50% sống nhưng bị các di chứng nặng hoặc nhẹ, chỉ có 26% số bệnh nhân sống và trở lại làm việc bình thường. Thông thường tai biến mạch máu não hay gặp ở người cao tuổi và những người càng cao tuổi càng dễ bị nhưng các thống kê gần đây ở một số bệnh viện tỉnh, thành cho thấy số người trẻ dưới 50 tuổi bị tai biến mạch máu não đã tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân của tai biến mạch máu não: Những người có các yếu tố sau sẽ dễ bị tai biến mạch máu não:
- Bị tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất.
- Bị bệnh đái tháo đường.
- Bị các bệnh tim.
- Thừa cân béo phì.
- Bị các bệnh nhiễm khuẩn.
- Hút thuốc lá, uống rượu.
- Ăn nhiều muối.
- Trong nhà có người bị (bố, mẹ, anh em…)
Triệu chứng của tai biến mạch máu não:
Tai biến mạch máu não thường không có dấu hiệu sớm mà khi có biểu hiện lâm sàng thì bệnh đã muộn và sẽ tiến triển rất nhanh. Tai biến mạch máu não có các thể khác nhau (thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não) nhưng thường có những triệu chứng chính sau:
- Nhức đầu.
- Nôn, có thể có sốt.
- Giảm thị lực hoặc có thể mù.
- Rối loạn cảm giác nửa người: Tê bì, kiến bò, cảm giác nặng, mất nhận biết... vị trí điển hình là ở tay, mặt.
- Rối loạn ngôn ngữ, khó nói.
- Liệt nửa người…
Biến chứng và hậu quả của tai biến mạch máu não:
Như đã nói ở trên, tai biến mạch máu não thường dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề cho người bệnh như liệt nửa người, mất trí nhớ... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.


Biết sơ sơ thế thôi. Còn gì thiếu thì anh Candy bổ sung thêm :D

Candy
01-06-2010, 10:24 PM
Chuẩn đoán bệnh:
+ Tuổi trên 40, nam, gia đình có người mắc bệnh này, hoặc uống rượu nhiều.

+ Nuốt khó, đau vùng sau xương ức, có hiện tượng trào ngược thức ăn.

+ Chụp phim cản quang thực quản, soi thực quảùn, làm sinh thiết niêm mạc thực quản để phát hiện bệnh. Kiểm tra tế bào vòng thực quản dương tính khoảng trên dưới 90%.

Bổ sung thêm cách chữa trị bệnh này: Mổ ung thư thực quản.
Phẫu thuật ung thư thực quản (UTTQ) đã có lịch sử gần 100 năm. Torek (1913) là người đầu tiên cắt UTTQ qua hai lần mổ. Ohsawa (1934) đã báo cáo kết quả 14 trường hợp cắt thực quản qua mổ ngực với 8 trường hợp thành công. Garlock (1938) và Sweet đã đề xuất phương pháp cắt thực quản qua đường mổ ngực trái. Lewis (1946) đã mô tả kỹ thuật cắt thực quản qua đường bụng và ngực phải. Mc-Koewn (1972) và Akiyama (1973) là những người mô tả và chủ trương cắt thực quản qua ba đường mổ: Ngực phải, bụng và cổ. Từ vài chục năm trở lại đây phẫu thuật cắt UTTQ mới có những tiến bộ thực sự về số lượng và chất lượng với tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ đã giảm đi rất đáng kể.
Kết quả bất lợi có thể xảy ra sau khi mổ:
1. Tử vong sau mổ :Nguyên nhân tử vong sau mổ bao gồm: 3 trường hợp tử vong do rò miệng nối, trong đó 2 rò miệng nối ở cổ gây viêm trung thất nặng, 1 rò miệng nối trong lồng ngực gây tràn mủ màng phổi và suy hô hấp ở cùng bệnh nhân có vết thương khí quản trái khi mổ và 1 tử vong do trào ngược dạ dày khí quản ở lần mổ hai để cắt túi mật viêm hoại tử ngày thứ 21.
2. Biến chứng sau mổ:
- Rò miệng nối
- Biến chứng phổi và màng phổi
- Rò dưỡng chấp
- Chảy máu sau mổ
- Vết thương phế quản gốc trái
- áp xe dưới cơ hoành


Bổ sung thêm cách chữa trị tai biến mạch máu não:

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tai biến mạch máu não là phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tích cực. Tùy từng thể và mức độ bệnh khác nhau mà có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Khi đã qua giai đoạn cấp (giai đoạn ổn định) cần tích cực phục hồi chức năng, điều trị dự phòng táI phát.

Cách phòng bị tai biến mạch máu não:

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Tai biến mạch máu não là bệnh dự phòng có kết quả bằng các biện pháp chống các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng, nhất là chống huyết áp cao bằng cách:

- Giữ huyết áp ở mức bình thường.
- Duy trì cân nặng hợp lý (BMI 18,5 – 23).
- Chế độ ăn giảm mỡ, giảm các chất béo.
- Hạn chế ăn mặn.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế uống rượu bia.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh tim mạch.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc...

..::^^::..
01-06-2010, 10:38 PM
cám ơn bác Candy đã bổ sung
Thoả mãn chưa thanhkhoeo, còn hỏi thêm gì thì hỏi đi

thanhkhoeo
01-06-2010, 10:41 PM
thôi khỏi để khi khác nhé đang bán cá acoun fifa mua khong để lại cho :hahaha:

thanhkhoeo
11-06-2010, 05:16 AM
vấn đề mới để vực lại topic

bệnh bại não có thể chữa hoafn toàn không . nêu ló do tại sao??

minh_hg
11-06-2010, 11:03 AM
Cảm ơn Thanh và anh Hùng (cắn đi) đã làm cho box góc học tập noi s chung và topic sinh học và những vấn đề nói riêng đc mọi người quan tâm hơn. Mong là Thanh sẽ tiếp tục phát huy để làm mod box này vs anh.
Còn về câu hỏi của em thì anh trả lời vắn tắt như sau:
Các bệnh về thần kinh nói chung ko có trường hợp chữa khỏi hoàn toàn mà cho dù có tiến triển tốt đến mấy, đc coi là khỏi bệnh chăng nữa thì vẫn có 1 phần di chứng còn lại, vấn đề là ít hay nhiều và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sông của nguời đó hay ko thôi.
Còn về bệnh bại não thì đa số các bệnh nhân đc điều trị 1 cách tích cực đều tiến triểu rất khả quan, có thể hoà nhập cuộc sống.
Vậy thôi còn nếu ai muốn biết chi tiết thì Google search " bại não " nhé :whistle:

thanhkhoeo
12-06-2010, 11:14 AM
thêm 1 câu hỏi nữa tại sao ung thư có thể di căn mà lại không lây từ người sang người

minh_hg
12-06-2010, 11:24 AM
Lây thế nào đc, các tế bào ung thư có thể di chuyển tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể gây ra di căn nhưng ko thể di chuyển sang cơ thể khác nên ko lây dc

thanhkhoeo
12-06-2010, 11:28 AM
ví đụ như ung thư phổi lây qua đừờng hô hấp . hắt xì các tế bào phổi bay ra và thé là ?

yêu cầu anh minh gọi đúng tên em sang D2t icon mà tìm hiểu

Candy
12-06-2010, 11:32 AM
vậy anh hỏi chú: Hắt xì ra di căn à :-?

thanhkhoeo
12-06-2010, 11:37 AM
có thể ra các tế bào phổi chứ anh kẹo người khác hít vào và lâya

minh_hg
12-06-2010, 06:57 PM
Hắt xì mà ra đc tế bào phổi à em :D ? ko có đâu, tại sáng nay anh giải thích chưa rõ lắm.
Ko chỉ là tế bào ung thư ko sang đc cơ thể khác mà cho dù nó có sang đc thì tế bào ung thư vẫn cần đc nuôi dưỡng bằng mạch máu, nếu tự nhiên nó di chuyển sang cơ thể khác thì cũng ko có mạch máu nào kết nối vs nó để nuôi nó cả, nên nó sẽ chết.

Candy
12-06-2010, 07:32 PM
Nên nhớ một điều rằng: Ung thư phổi là bệnh không lây và không thể lây truyền sang những người khác.

thanhkhoeo
21-06-2010, 05:12 PM
có những dạng vi khuẩn nào ?? em chị kể được cầu khuẩn, xoắn khuẩn thôi

Candy
21-06-2010, 05:23 PM
đề nghị chú viết đúng câu hỏi :|

ܓܨOrion.p0n
21-06-2010, 10:08 PM
tớ chỉ biết riêng trong không khí có hơn 1.800 loại vi khuẩn

thanhkhoeo
23-06-2010, 06:06 AM
ý em là thế này

vi khuẩn phân loại theo hình dạng thì chia thành những loại nào VD: cầu khuẩn là vi khuẩn hình cầu

Candy
23-06-2010, 01:55 PM
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Đa số có hình que, hình cầu, hay hình xoắn; những vi khuẩn có hình dạng như vậy được gọi theo thứ tự là trực khuẩn (bacillus), cầu khuẩn (coccus), và xoắn khuẩn (spirillum). Một nhóm khác nữa là phẩy khuẩn (vibrio) có hình dấu phẩy. Hình dạng không còn được coi là một tiêu chuẩn định danh vi khuẩn, tuy nhiên có rất nhiều chi được đặt tên theo hình dạng (ví dụ như Bacillus, Streptococcus, Staphylococcus) và nó là một điểm quan trọng để nhận dạng các chi này.
Một công cụ quan trọng để nhận dạng khác là nhuộm Gram, đặt theo tên của Hans Christian Gram, người phát triển kĩ thuật này. Nhuộm Gram giúp phân vi khuẩn thành 2 nhóm, dựa vào thành phần cấu tạo của vách tế bào. Khi đầu tiên chính thức sắp xếp các vi khuẩn vào từng ngành, người ta dựa chủ yếu vào phản ứng này:


Gracilicutes - vi khuẩn có màng tế bào thứ cấp chứa lipid, nhuộm Gram âm tính (nói gọn là vi khuẩn Gram âm)
Firmicutes - vi khuẩn có một màng tế bào và vách pepticoglycan dày, nhuộm Gram cho kết quả dương tính (Gram dương)
Mollicutes - vi khuẩn không có màng thứ cấp hay vách, nhuộm Gram âm tính.

Các vi khuẩn cổ (archeabacteria) trước đây được xếp trong nhóm Mendosicutes. Như đã nói ở trên, ngành này không còn đại diện cho những nhóm có quan hệ tiến hóa nữa. Hầu hết vi khuẩn Gram dương được xếp vào ngành Firmicutes và Actinobacteria, là hai ngành có quan hệ gần. Tuy nhiên, ngành Firmicutes đã được định nghĩa lại và bao gồm cả mycoplasma (Mollicutes) và một số vi khuẩn Gram âm.

Candy
24-07-2010, 09:39 PM
Bố mẹ đều bị bệnh thiếu máu nhẹ, sinh ra 2 con gái bị thiếu máu nặng. Từ đây có thể suy ra điều gì?

ܓܨOrion.p0n
24-07-2010, 09:44 PM
do thiếu máu di truyền rồi, nếu chỉ 1 trong hai người bị thiếu máu nhẹ thì con cái sinh ra chắc chắc dính thiếu máu nặng

Candy
24-07-2010, 09:53 PM
do thiếu máu di truyền rồi, nếu chỉ 1 trong hai người bị thiếu máu nhẹ thì con cái sinh ra chắc chắc dính thiếu máu nặng
ý anh là kết luận gì cho đời sau nữa cơ @@
mà chú dám chắc chắn thế ko =))

thanhkhoeo
25-07-2010, 02:34 PM
đây là tính trạng trội không hoàn toàn Aa x Aa => aa+ 2Aa+ AA suy ra đời con sẽ như thế này

Candy
25-07-2010, 04:03 PM
đây là tính trạng trội không hoàn toàn Aa x Aa => aa+ 2Aa+ AA suy ra đời con sẽ như thế này
thế này là sai c:nosebleed:
phải xét cả trường hợp nằm trên nst giới tính, và phải tính xem tỉe lệ mắc bênh đời sau là bao nhiêu %c:hell_boy:

Candy
31-07-2010, 08:52 PM
uppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
sao không ai trả lời thế? hết hứng thú rồi à :-?

thanhkhoeo
31-07-2010, 09:03 PM
tỉ lệ ; là 1 nặng 2 nhẹ 1 không bị..

nếu (.) nst giới tính sẽ có 1nặng 4 vừa 3 không

Candy
31-07-2010, 09:06 PM
tỉ lệ ; là 1 nặng 2 nhẹ 1 không bị..

nếu (.) nst giới tính sẽ có 1nặng 4 vừa 3 không
sai c:ah:

thanhkhoeo
31-07-2010, 09:11 PM
lại sai để đấy đến mai em sẽ làm ra(i) :hahaha:..................

Candy
31-07-2010, 09:12 PM
lại sai để đấy đến mai em sẽ làm ra(i) :hahaha:..................

tiện đây treo thưởng luôn, +SP cho thành viên nào trả lời đúng c:hell_boy:

thanhkhoeo
01-08-2010, 02:30 PM
2 con gái bị thì nst giới tinh bị rôi 2 kon trai tỉ lệ sễ là 1 nhẹ 1 không bị 2 con gái sẽ có sácxs xuât nang 1 nhẹ

Candy
01-08-2010, 03:24 PM
2 con gái bị thì nst giới tinh bị rôi 2 kon trai tỉ lệ sễ là 1 nhẹ 1 không bị 2 con gái sẽ có sácxs xuât nang 1 nhẹ
rõ ràng đi :-?

thanhkhoeo
01-08-2010, 03:56 PM
vì chỉ có kon gái bị nặng => gen bệnh nằm trong nst giới tính X

gọi gen bị bệnh là Xa

ta có XaY * XAXa=>

XAXa+XaXa+XAY +XaY

Candy
01-08-2010, 04:44 PM
vì chỉ có kon gái bị nặng => gen bệnh nằm trong nst giới tính X

gọi gen bị bệnh là Xa

ta có XaY * XAXa=>

XAXa+XaXa+XAY +XaY
gọi gen bị bệnh là Xa, vậy thì XAlà gen không bị bệnh à :-??

thanhkhoeo
01-08-2010, 07:17 PM
gọi gen bị bệnh là Xa, vậy thì XAlà gen không bị bệnh à :-??

vâng vì người mẹ bị nhẹ mà anh => kiểu gen của mẹ là XAXa=> điều trên