PDA

View Full Version : Phương pháp khôi phục lại password trong hệ thống Win2k/XP/2K3 (Support NTFS)



thanhkhoeo
21-05-2010, 07:39 AM
Bài viết hướng dẫn khôi phục mật mã account Administrator của hệ thống Win2k/XP/2k3 sử dụng NTFS

Thông tin
Chuyên đề Bảo mật
Tác giả Sagittarius612
Bài gốc http://www.vninformatics.com/forum/?action=msg&msg=1023478814#1023478814
Tựa gốc Phương pháp khôi phục lại password trong hệ thống Win2k/XP/2K3 (Support NTFS)
Xin được thay mặt diễn đàn cảm ơn bạn về bài viết này.




Chào các bạn, trước hết bài viết này chỉ phục vụ cho vấn đề tìm hiểu về tính bảo mật của Windows, giúp các bạn giải quyết triệt để các vấn đề về password trong hệ điều hành MS.

Cách thông dụng nhất mà các bạn biết khi quên pass trên Win2000 (Fat32) là xóa file Sam. Tuy nhiên phương pháp này gặp khó khăn khi áp dụng được khi hệ thống Win 2000 dùng NTFS hoặc WinXP trở lên. Đối với WinXP khi xóa file SAM thì không thể khởi động lên lại được

Dưới đây tôi xin hướng dẫn các bạn một phương pháp khác để phục hồi lại password đã quên trên các hệ thống Win2000/XP/2003 (kể cả NTFS).

Phương pháp này sẽ tạo ra một đĩa mềm khởi động (nhân là LINUX) cho phép mình nhận dạng các user đang có trong máy và đặt lại các password.

Chuẩn bị
- Đầu tiên các bạn hãy vào trang Offline NT Password & Registry Editor, Bootdisk / CD để lấy chương trình bootdisk.zip
- Chuẩn bị một đĩa mềm sạch
- Các bạn về và chạy file install.bat trong đấy, chương trình sẽ thực hiện việc ghi thông tin ra đĩa mềm.

Thao tác

- Vào CMOS thiết lập cho máy khởi động từ đĩa mềm
- Khởi động máy bằng đĩa mềm vừa tạo

Sau một lúc đọc các thông số + và các lời giới thiệu về chương trình:
Nó sẽ đưa ra các thông tin để Bạn chọn lựa:

[1] Select disk where the Windows installation is (Bạn sẽ chọn đĩa bạn cài Win ở đây)
[2] Select PATH and registry files (Đường dẫn đến các file thông tin)
Bạn không cần phải quá lo lắng, ở những bước này hầu như bạn chỉ cần phải nhấn Enter
[3] Password or registry edit:
Ở đây bạn sẽ được hỏi là bạn muốn chọn thao tác reset lại password hay là muốn sữa chữa registry. Thông thường là bạn chỉ muốn dùng để reset lại password cho nên đơn giản hãy nhấn Enter.

Sau đấy chương trình sẽ hiện lên hàng loạt các username để bạn chọn lựa

RID: 01f4, Username: <Administrator>
RID: 01f5, Username: <Guest>, *disabled or locked*
RID: 03e8, Username: <HelpAssistant>, *disabled or locked*
RID: 03eb, Username: <pnh>, *disabled or locked*
RID: 03ea, Username: <SUPPORT_388945a0>, *disabled or locked*

Select: ! - quit, . - list users, 0x<RID> - User with RID (hex)
or simply enter the username to change: [Administrator]

Hãy chọn account mà bạn muốn đặt lại password. Lúc này chương trình sẽ yêu cầu bạn gõ lại password cho account đấy. bạn nên gõ dấu * tương đương với việc bạn chọn password là rỗng, bạn nên chọn password rỗng sẽ tốt hơn là bạn gõ một password mới vào ( Lý do vì sao thì chốc nữa tôi sẽ trình bày).

[4] Kết thúc: Tất cả những gì bạn làm đã xong, hãy rút đĩa mềm ra và khởi động lại máy, nhập vào account bạn vừa reset lại pass để đăng nhập.

-----------------
Rút ra một số kết luận về các điều kiện cần phải có của một chương trình dùng để reset lại password trong Win2000/XP/2003:

Như chúng ta đã biết, các thông tin về username và password đều được ghi lại trong file SAM. Vấn đề là định ra được file SAM nằm ở đâu trên hệ thống và đọc và sửa chữa lại được các thông số trong file SAM đấy. NTFS cũng như là cơ chế FAT nếu đứng về mặt lưu trữ nhưng NTFS bảo mật vì cơ chế lưu trữ thông tin của nó không được tiết lộ chi tiết. Cho nên vấn đề khi tìm lại password của một hệ thống không quan trong đấy là FAT hay NTFS mà điều quan trong là tìm ra được file SAM được lưu trữ ở đâu

Khi có được file SAM thì phải hiểu được cấu trúc của file SAM: nghĩ là trường tên user ở đâu, trường password ở đâu. Tất nhiên là chúng đều đã được mã hóa.
Dù chúng ta có được trường thông tin password nhưng vấn đề ở đấy là chúng ta không thể decode các thông tin đấy để nó trở thành lại password cũ được, bởi vì như vậy thì đâu có là bảo mật nữa, thằng MS chết từ lâu rồi....;) , nhưng vấn đề là chúng ta có thể ghi đè lên các thông tin đấy. Vậy để reset lại password thì ta có thể ghi đè password mới lên trên đấy (tất nhiên phải sau khi mã hóa password mới). Chúng ta có thể thấy rằng, trên khắp thế giới, thì password rỗng được mã hóa giống nhau trên mọi hệ Win các thứ tiếng. (Korea, Japan...) cho nên nếu ghi đè lên bằng một password rỗng thì luôn an toàn hơn, phù hợp cho mọi loại Win hơn. Nếu bạn ghi đè một password khác rỗng, nhưng Win đấy có thể là Win tiếng nhật, tiếng Hàn thì bạn có thể gặp vấn đề.

Chương trình boot disk trên kia đã làm được những yêu cầu đấy:
- Xác định được file SAM trên ổ đĩa.
- Xác định được vị trí của các trường user và pass được lưu trữ trong file SAM
- Có cơ chế mã hóa và ghi đè lại password.

Nhược điểm của phương pháp reset lại password kể trên: (Hay kể cả phương pháp xóa file SAM cổ lổ sĩ)
- Dữ liệu của account đấy mà đã encrypt trước đấy thì sẽ không khôi phục lại được, vì một lý do là khi encrypt dữ liệu, hệ thống sẽ sử dụng cả password của account đấy để encrypt. ---> dẫn đến không thể khôi phục lại những dữ liệu đấy khi mình đã set lại password mới.


Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên các Win2000/XP/2003.
Tuy nhiên, hi vọng đấy chỉ là bài viết để mọi người cứu mình và cứu người khác trong trường hợp "hiểm nghèo" chứ không nên lạm dụng để đi phá hoại người khác.

Nếu mọi người có thắc mắc về bài viết xin hãy post bài lên.
Nếu mọi người có thắc mắc và muốn tìm hiểu kỹ hơn về chương trình, hãy liên hệ với tác giả của chương trình đấy.
Đây là địa chỉ email của tác giả chương trình bootdisk nói trên: pnordahl@eunet.no
Cám ơn mọi người đã đọc bài viết.


Thân ái!

Tester_B1
21-05-2010, 07:58 AM
Cũng không nhất thiết lắm, dùng hirent cũng được em ạ, dù sao cũng thanks vì em đã cống hiến :D. (Dù sao cũng được mấy thằng làm được đâu, đứa nào bình luận nhiều vặt nó cho anh)

ܓܨOrion.p0n
21-05-2010, 10:10 AM
bài viết có thể nói là một trong những phương pháp cũ rích từ năm 2009, bây giờ mà em còn chép lại để mọi người thì hok đáng, thứ hai là muốn làm mod phải nhớ quote bài mình viết :yawn: