PDA

View Full Version : Hệ lụy khi Việt Nam thay đổi múi giờ



duynamckbk7
11-06-2010, 11:23 AM
Cái này hay phết à nha. Có khi mình được đi ngủ sớm hơn, nhưng đi làm cũng sớm hơn :((

Gần đây, một số ý kiến cho rằng Việt Nam nên đổi múi giờ từ GMT+7 sang GMT+8. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đổi múi giờ kéo theo những hệ lụy khôn lường.


Gần đây, một số ý kiến cho rằng Việt Nam nên đổi múi giờ từ GMT+7 sang GMT+8 để tạo thuận lợi cho làm việc và sinh hoạt, tiết kiệm điện, đồng bộ giờ với các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực... Bên cạnh ý nhiều ưu điểm, theo các chuyên gia, đổi múi giờ kéo theo những hệ lụy khôn lường.

Được và mất

Về địa lý, Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế (GMT). Tuy nhiên, ngay trong khu vực Đông Nam Á, không phải nước nào cũng theo đúng múi giờ này.

Điển hình là Singapore và Malaysia, dù nằm trong múi giờ GMT+7 song vẫn lấy theo giờ GMT+8. Gần đây, Thái Lan, nước có cùng múi giờ với Việt Nam, cũng có ý định chuyển sang GMT+8 với lý do để đồng bộ hóa thời gian với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực (như Singapore, Kualar Lumpur, Hong Kong, Thượng Hải, Đài Loan...).
Tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng

“Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, do mở cửa chậm, thị trường chứng khoán Bangkok (Thái Lan) gánh chịu toàn bộ cơn sóng thần bán tháo chứng khoán từ Singapore. Nếu mở cửa sớm một giờ, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tránh được hiệu ứng domino tiêu cực tương tự”, ông Đoàn Hữu Nguyên, Giám đốc điều hành công ty Left Brain Connectors (TP HCM) nhận định.

Việc chuyển đổi múi giờ sớm hơn 1 giờ, cũng theo ông Nguyên sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. “Đổi múi giờ sớm hơn, các thành phố sẽ lên đèn trễ hơn hiện nay. Việc người dân ngủ "sớm” hơn hiện nay cũng sẽ rút ngắn thời gian sử dụng điện sinh hoạt. Khoản tiết kiệm điện sẽ là hàng ngàn tỷ đồng”, ông Nguyên nói.

Cùng nhận định việc đổi múi giờ sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, Thạc sĩ kinh tế Đinh Hồng Châu cho rằng đổi theo múi giờ GMT+8, khoảng thời gian thuận lợi cho làm việc, sinh hoạt sẽ kéo dài ra, tiêu dùng của người dân tăng lên, nền kinh tế sẽ có thêm động lực phát triển”.

Sẽ có xáo trộn lớn

Bên cạnh một số ý kiến đồng tình, ý tưởng thay đổi múi giờ theo GMT+8 bị phản đối khá mạnh mẽ từ nhiều chuyên gia.

Tiến sĩ Đinh Thế Phong, Bộ KHCN, nhận định: “Đồng bộ giờ với các thị trường chứng khoán Hong Kong, Singapore, Malaysia… là một ý tưởng hay, song chỉ có tác dụng khi chứng khoán của Việt Nam hội nhập sâu với khu vực. Trong khi đó, việc thay đổi này sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội”.

Theo thạc sĩ Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế TP HCM, múi giờ không phải là yếu tố làm trầm trọng hóa mức độ lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 như một số người tưởng.

“Không ai thực sự chứng minh một cách khoa học rằng việc điều chỉnh cùng giờ với các thị trường chứng khoán lớn sẽ có lợi. Liên minh châu Âu gồm rất nhiều nước với nhiều múi giờ khác nhau, song họ cũng không có đưa về cùng một múi giờ”, ông Chí nói.

Trước nhận định thay đổi múi giờ sẽ tiết kiệm điện và tăng động lực kinh tế, ông Chí cho rằng: “Các tòa nhà công sở ở Việt Nam dù có ánh sáng mặt trời hay không cũng vẫn bật điện. Khi các cơ quan, xí nghiệp ở thành phố lớn áp dụng thời gian làm việc lệch nhau để tránh ùn tắc giao thông, nhiều người đi làm từ 7h nhưng đâu có làm việc sớm. Họ cà kê, đến chiều vẫn ở lại muộn vì công việc chưa xong”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, thành viên Ban chấp hành Hội Thiên văn vũ trụ Việt Nam, thì kịch liệt phản đối việc thay đổi múi giờ GMT +7. “Múi giờ liên quan đến vị trí địa lý của một nước, cũng liên quan đến chủ quyền của nước đó. Vì vậy, việc đổi múi giờ là không thể chấp nhận”, ông Hải nói.

Trước đây, có những giai đoạn cả nước hoặc một phần đất nước dùng một múi giờ khác nhau:

-Từ 1/1/1943: Việt Nam theo GMT+8 (sớm hơn 1 giờ so với chuẩn).

- Từ 1/4/1945: Việt Nam theo giờ GMT+9, sớm hơn 2 giờ so với giờ chuẩn.

- Từ 1/4/1947, vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm theo giờ GMT+8.

- Ở miền Nam, từ 1/7/1955 theo múi giờ GMT+7. Đến 1/1/1960, múi giờ của miền Nam lại theo GMT+8.

- Ở miền Bắc, theo Quyết định số 121.CP ngày 8/8/1967 của Hội đồng chính phủ, từ 8/8/1967 theo múi giờ GMT+7.

- Từ 2/8/1976, cả nước theo múi giờ chuẩn GMT+7.

thanhkhoeo
11-06-2010, 12:05 PM
giết người không dao à anh thôi. thick thê này hơn quen rồi

mà thông tiin ở đâu đấy có chính xác không anh

duynamckbk7
11-06-2010, 12:31 PM
Chính xác, quên mất không ghi nguồn là CafeF.vn .............................

Jimmy Page
11-06-2010, 12:51 PM
Thực ra thì cái này không phải là mới, bây giờ thì cả châu Âu đã dùng chung một múi giờ, và chỉ riêng nước Anh bảo thủ là vẫn sử dụng múi giờ cũ của mình, chấp nhận chậm hơn các nước khác 1 tiếng đồng hồ. VN có thể làm y như VQ Anh cũng không vấn đề gì cả :D

vyna_candy
11-06-2010, 09:51 PM
Thay đổi như thế nào mà làm nền kinh tế nước nhà đi lên là được..chậm hay nhanh cũng thế cả..ngủ sớm hơn một chút nhưng cũng phải dậy sớm hơn bình thường thì..như nhau :|