PDA

View Full Version : Bổ sung F, J, W, Z vào bảng chữ cái?



hrockvn
29-09-2010, 09:17 AM
Bốn chữ F, J, W, Z rất thông dụng trong tiếng Việt nhưng lại không có trong bảng chữ cái khiến việc sử dụng chúng trở thành “bất hợp pháp”

Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin đã có hiệu lực gần như tối ưu với 29 chữ cái, không có 4 chữ: F, J, W và Z. Tuy nhiên, thực tiễn của thời kỳ hội nhập quốc tế dựa trên nền văn minh thông tin hiện đại, người Việt Nam đang sử dụng rất nhiều cả 4 chữ cái này cho nên cần phải có một sự điều chỉnh, bổ sung để bảng chữ cái được hoàn thiện hơn.

Xuất hiện từ lâu trong nhà trường

Chữ F đã hiện diện trong nhà trường từ rất lâu, với lực F, thang nhiệt độ F, với nguyên tố hóa học Flo hay ký hiệu Fe của sắt... Trong quan hệ quốc tế, dân ta đã rất quen với tên các tổ chức được viết tắt theo tiếng Anh như UNICEF, FAO, IMF... Về thể thao thì là FIFA, UEFC, AFC, FIBA, FIDE... và cả VFF.

Trong văn hóa và nghệ thuật, từ “phim” Việt hóa đang dần dần được thay thế bằng từ “film” chính gốc châu Âu; do vậy, Hãng phim TPHCM còn được gọi là TFS.

http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/09/28/11-chot.jpg
Học sinh đang học tiếng Việt với bảng chữ cái 29 chữ. Ảnh: TẤN THẠNH


Những từ như Fafilm, Fahasa... đều dần trở nên quen thuộc, còn Festival thì được sử dụng rất nhiều. Chúng ta cũng đã quá quen với tần số phát thanh FM, máy fax, đèn flash, cafe hay bánh flan... Chữ J cũng được dùng từ lâu trong nhà trường với thời đại cổ sinh học kỷ Jura, định luật Jun-Lenxơ... Những từ jazz, jeans, judo, jive, jambon, jacket... đã đi vào tiếng Việt một cách tự nhiên.


Xuất hiện trong nhiều lĩnh vực

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các loại súng phản lực do Việt Nam tự chế tạo được đặt tên là DKZ và SKZ. Các xí nghiệp quốc phòng hiện nay cũng được đặt tên bằng chữ Z (Xí nghiệp Z751, Z755, Z25...); chữ Z cũng xuất hiện trong các từ sau: dzậy, dzũa, dzui dzẻ, Dzoãn, Dzếnh, Dzũng...
Chữ W cũng được người Việt làm quen từ trong nhà trường với ký hiệu về công suất điện, với nguyên tố hóa học Wonfram... Trong xã hội, nó thường xuyên xuất hiện với những tên viết tắt của các tổ chức quốc tế như WB, WTO, WHO... Dân ta cũng đã quen với chữ viết tắt WC ở những nơi công cộng. Nhưng chữ W xuất hiện với tần suất dày đặc nhất là khi người ta truy cập thông tin trên mạng internet, do mọi website đều gắn liền với chùm ký tự www.

Vì không có trong bảng chữ cái tiếng Việt nhưng lại được dùng rất nhiều nên chữ W đã được đọc bằng nhiều tên khác nhau, khi thì vê kép, lúc lại là vê đúp, lại có khi là đúp-lơ-vê, đấp-bân-vi hoặc đấp-liu...

Chữ Z cũng được dùng không phải ít. Ở nhà trường, bộ ba x-y-z thường đi với nhau trong những bài toán tìm ẩn số; các đơn vị KHz, MHz hay ký hiệu Zn luôn xuất hiện trong các bài học về lý, hóa. Tiếp đó là một loạt thuật ngữ hóa học đã được Việt hóa, như: bazơ, saccarozơ, glucozơ, benzene...

Bổ sung là tất yếu

Mặc cho bảng chữ cái tiếng Việt tận cùng bằng Y, khi khẳng định một việc cần làm từ đầu đến cuối, người Việt luôn nói: “Từ A đến Z”! Nếu kể cả các thuật ngữ khoa học chuyên sâu, các thương hiệu, địa danh và tên người nước ngoài... thì các trường hợp cần dùng 4 chữ F, J, W và Z nhiều vô số kể.

Như vậy, 4 chữ nói trên đã trở thành thông dụng trong tiếng Việt nhưng lại không có trong bảng chữ cái, khiến cho việc sử dụng chúng trở thành “bất hợp pháp” vì là những chữ “ngoài luồng”. Đây rõ ràng là một bất cập của bảng chữ cái hiện hành.

Việc bổ sung 4 chữ này vào bảng chữ cái không chỉ sẽ giải quyết được vấn đề đã nêu mà nhờ đó tầm phổ quát của bảng chữ cái sẽ được mở rộng đầy đủ, đáp ứng được sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.
Tiến sĩ Lê Vinh Quốc (Nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM)Mẹ cha cái thằng tiến sĩ nào đó. Viết sai chính tả rồi còn dám lên báo. Không hiểu tiến sĩ cái con khỉ gì mà viết sai chính tả nữa c:beat_brick:c:beat_brick:c:doubt:c:beat_brick:
Nguồn: _http://www.baomoi.com/Home/CNTT/nld.com.vn/Bo-sung-F-J-W-Z-vao-bang-chu-cai/4928576.epi

ܓܨOrion.p0n
29-09-2010, 11:25 AM
mềnh học có cần đến chữ cái đó đâu mà vẫn dùng như thường
các chữ kia chỉ là từ vay mượn... sao lại áp dụng được với tiếng việt c:beat_brick:

minh_hg
29-09-2010, 11:32 AM
Thằng tiến sĩ nào mà vô học thế nayf c:beat_brick:c:beat_brick:
Muốn tương cho 1 chỉ vào mặt quá
Nó có biết thế nào là tiếng Việt ko ??? Là tiếng của người Việt Nam, các từ nó lấy ví dụ toàn là từ mượn nước ngoài, lí do gì mà đem vào tiếng Việt
Còn cái dòng này: "dzậy, dzũa, dzui dzẻ, Dzoãn, Dzếnh, Dzũng..." thì thôi, cho nó đi học lại lớp 1 luôn, nhìn ức chế ko tả đc c:beat_shot:c:beat_shot:

vitaminb12
29-09-2010, 04:23 PM
Mọi người suy nghĩ kĩ trước khi dùng từ ngữ mạnh nhé...



Thằng tiến sĩ nào mà vô học thế nayf c:beat_brick:c:beat_brick:
Muốn tương cho 1 chỉ vào mặt quá
Nó có biết thế nào là tiếng Việt ko ??? Là tiếng của người Việt Nam, các từ nó lấy ví dụ toàn là từ mượn nước ngoài, lí do gì mà đem vào tiếng Việt
Còn cái dòng này: "dzậy, dzũa, dzui dzẻ, Dzoãn, Dzếnh, Dzũng..." thì thôi, cho nó đi học lại lớp 1 luôn, nhìn ức chế ko tả đc c:beat_shot:c:beat_shot:
Nhầm rồi em c:boss:. Em có biết đến nhà thơ Hồ Dzếnh, nhạc sĩ Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim ) hay chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân (quảng cáo Ajinomoto :)) ) ko?
Các từ dzậy hay dzui ở miền Bắc thì có thể không chính thống, nhưng với cách phát âm của người miền Nam thì viết như vậy mới đúng.c:big_smile:
Chung quy lại, tác giả bài này muốn nói là "Chúng ta đã sử dụng những chữ cái đó nhiều như thế tại sao không chấp nhận nó là một phần của bảng chữ cái tiếng Việt?" c:doubt:

Theo ý kiến cá nhân, mềnh thấy thêm 4 chữ cái này vào bảng chữ cái có khá nhiều ảnh hưởng tới vấn đề chính tả lâu nay.c:hungry:
Chẳng hạn như là nếu sử dụng chữ F thì chữ PH vứt đi đâu?
Chữ W (vê kép) và chữ Z (dét) sẽ đọc là gì để khi ghép với các từ khác vẫn có thể đánh vần được theo quy tắc tiếng Việt? Chẳng hạn, nếu như có từ viết là Wa , đánh vần là Vê kép a .... ra cái gì ... c:what:
Hay là chúng ta sẽ chỉ thêm các chữ cái này vào với mục đích hợp thức hóa các từ như WTO, WHO, FIFA,... chủ yếu được viết tắt từ ... tiếng Anh, Pháp 8-x nếu như thế thì chắc bọn Khựa nó phải chuyển hết qua dùng bảng chữ cái Latin rồi c:amazed:
Nói chung, một ngôn ngữ sẽ luôn luôn phát triển để phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người sử dụng nó. Giống như ngày xưa Bác Hồ cũng viết là "Đường Kách Mệnh" đấy thôi c:smile:
Và tất nhiên, muốn phát triển thì phải có những ý kiến để đổi mới kiểu như thế này c:smile:

thanhkhoeo
29-09-2010, 04:31 PM
Mọi người suy nghĩ kĩ trước khi dùng từ ngữ mạnh nhé...



Nhầm rồi em c:boss:. Em có biết đến nhà thơ Hồ Dzếnh, nhạc sĩ Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim ) hay chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân (quảng cáo Ajinomoto :)) ) ko?
Các từ dzậy hay dzui ở miền Bắc thì có thể không chính thống, nhưng với cách phát âm của người miền Nam thì viết như vậy mới đúng.c:big_smile:
Chung quy lại, tác giả bài này muốn nói là "Chúng ta đã sử dụng những chữ cái đó nhiều như thế tại sao không chấp nhận nó là một phần của bảng chữ cái tiếng Việt?" c:doubt:

Theo ý kiến cá nhân, mềnh thấy thêm 4 chữ cái này vào bảng chữ cái có khá nhiều ảnh hưởng tới vấn đề chính tả lâu nay.c:hungry:
Chẳng hạn như là nếu sử dụng chữ F thì chữ PH vứt đi đâu?
Chữ W (vê kép) và chữ Z (dét) sẽ đọc là gì để khi ghép với các từ khác vẫn có thể đánh vần được theo quy tắc tiếng Việt? Chẳng hạn, nếu như có từ viết là Wa , đánh vần là Vê kép a .... ra cái gì ... c:what:
Hay là chúng ta sẽ chỉ thêm các chữ cái này vào với mục đích hợp thức hóa các từ như WTO, WHO, FIFA,... chủ yếu được viết tắt từ ... tiếng Anh, Pháp 8-x nếu như thế thì chắc bọn Khựa nó phải chuyển hết qua dùng bảng chữ cái Latin rồi c:amazed:
Nói chung, một ngôn ngữ sẽ luôn luôn phát triển để phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người sử dụng nó. Giống như ngày xưa Bác Hồ cũng viết là "Đường Kách Mệnh" đấy thôi c:smile:
Và tất nhiên, muốn phát triển thì phải có những ý kiến để đổi mới kiểu như thế này c:smile:

anh min nói chính xác muốn phát triển thì phải đổi mới c:big_smile:

ܓܨOrion.p0n
29-09-2010, 04:36 PM
c:beat_brick: cách phát âm thì có thể khác nhưng đều từ một chữ
những từ dzếnh ... đều hok nằm trong phạm vi tiếng việt... đó là tiếng dân tộc mới hợp lí chứ ạ c:shame:

vitaminb12
29-09-2010, 04:52 PM
c:beat_brick: cách phát âm thì có thể khác nhưng đều từ một chữ
những từ dzếnh ... đều hok nằm trong phạm vi tiếng việt... đó là tiếng dân tộc mới hợp lí chứ ạ c:shame:
Anh ko hiểu rõ ý em cho lắm :)) Em trình bày lại được ko :))
Hồ Dzếnh là bút danh, ko phải tên người dân tộc nhé =))
Bà Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân cũng là người Hà Nội gốc nhé ;)
anyway, 2 từ này có thể không đánh vần được, nhưng về cách phát âm thì nó lại đúng hơn là viết Doãn hay Dếnh, vì rõ ràng 2 từ này có âm dờ bè lưỡi (dʒ thì phải :-?).

ܓܨOrion.p0n
29-09-2010, 07:43 PM
em được biết là Hồ Dzếnh được đọc theo phát âm tiếng quảng đông
hok phải là tiếng việt
Còn bà Vân thì tùy từng nơi mà đọc thôi
em thấy bà lấy tên là Doãn đấy chớ ạ c:waaaht:

Pisces
29-09-2010, 08:06 PM
Hồ Dzếnh là bút danh, ko phải tên người dân tộc nhé =))
Bà Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân cũng là người Hà Nội gốc nhé ;)
anyway, 2 từ này có thể không đánh vần được, nhưng về cách phát âm thì nó lại đúng hơn là viết Doãn hay Dếnh, vì rõ ràng 2 từ này có âm dờ bè lưỡi (dʒ thì phải :-?).

Cái phiên âm phát âm /dʒ/ nó chính là của chữ ghép "gi" đấy chứ đâu :/. Về mặt quy tắc từ vựng chính tắc thì "gi" không được đi kèm với "ênh" hay "oan", vì thế có thể khi đặt tên, vì lý do đặc biệt khác người nào đó, người ta biến tấu nó thành Dz ("d" đứng trước "ênh" hoặc "oan") để phù hợp với quy tắc tiếng Việt, hơn nữa cũng có thể để cho dễ đánh vần (thu gọn thành "doãn" và "dếnh"), còn chữ "z" thêm vào có lẽ nhằm mục đích giữ đúng lối phát âm của tên.

Một lý do có khả năng nữa, đó là do những người này sinh ra trong thời kì đất nước đang trong công cuộc cách mạng đổi mới, nên họ (hoặc cha mẹ - người đặt tên) cũng muốn thể hiện sự đổi mới (bảng chữ cái tiếng Việt ngày nay được phỏng theo chữ Latin bởi các vị truyền giáo phương Tây) từ những cái cũ.

Chuyện Cụ Hồ viết "kách mệnh", ko hẳn là cụ có ý muốn cải tiến tiếng Việt, cũng ko phải là vì Cụ "muốn mở rộng phạm vi bảng chữ cái", mà cái chính là Cụ hay viết tắt, muốn cải biên để tiếng Việt mềm dẻo và linh hoạt hơn (thời đó Cụ cần tiết kiệm thời gian trong công việc nên tất nhiên muốn cái gì nó bớt quy tắc, luật lệ cho nó đơn giản). Nếu có ai đó đọc mấy văn bản viết tay hay đánh máy của cụ (nhớ hình như trong bảo tàng HCM có đấy), cụ có nói, đó là bảng chữ cái tiếng Việt có quá nhiều từ "thừa", phức tạp một cách không cần thiết - vì phát âm giống nhau, nhưng viết khác nhau, làm rối rắm và phức tạp tiếng Việt. Như "c" và "k" tuy viết khác nhau nhưng đánh vần như nhau và có thể dùng thay thế cho nhau trong các từ mà ko làm thay đổi ngữ nghĩa. Hai từ "d", "gi" tương tự cũng là 1 cặp. Cụ rất hay dùng "F", "J" - tớ ko nhớ là có "W" và "Z" hay ko - để thay thế cho các từ ghép "ph" và "gi".

Lý do của Cụ Hồ cải biên tiếng Việt nghe còn có lý hơn cái lý do của ngài tiến sĩ trên nhiều lần nhưng mà vẫn chỉ là dự án nằm trong sự xem xét qua hàng thập kỷ, vậy nên... :-j. Tớ thật cũng chả quan tâm các bác ngồi trên muốn làm gì với cái tiếng Việt nhà mềnh, nhưng mà tớ chỉ thấy buồn cười với mấy cái ví dụ được đưa ra trong bài báo trên. Không hiểu ngài tiến sĩ này có phân biệt được cái gì gọi là tiếng Việt, cái gì là tiếng nước ngoài vay mượn, cái gì là kí hiệu quy ước kỹ thuật, cái gì là ngôn ngữ quốc tế toàn cầu,... hay không.
Ngay cả việc sử dụng từ, ko biết là từ của "nhà báo" hay của ngài tiến sĩ, cái gì mà "bất hợp pháp"?

Nếu "bất hợp pháp" thì có nghĩa là nếu anh sử dụng mấy cái từ đó, tức là anh vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật có nghĩa là anh ít nhiều cũng có cơ hội vào thăm nhà đá rồi chứ ko yên ổn ngồi đó mà tán đâu 8-}. Gọi là chữ cái "chưa hợp thức hoá" hoặc "bất quy tắc" thì còn có lý...

Ờ thì muốn tiến bộ cũng cần tìm tòi ý tưởng cải tiến, nhưng các vị càng phát biểu tôi lại càng cảm thấy mấy cái bằng - hoăc là cái đầu của các vị, nó có vấn đề c:smile:.

vitaminb12
29-09-2010, 08:46 PM
Chuyện Cụ Hồ viết "kách mệnh", ko hẳn là cụ có ý muốn cải tiến tiếng Việt, cũng ko phải là vì Cụ "muốn mở rộng phạm vi bảng chữ cái", mà cái chính là Cụ hay viết tắt, muốn cải biên để tiếng Việt mềm dẻo và linh hoạt hơn (thời đó Cụ cần tiết kiệm thời gian trong công việc nên tất nhiên muốn cái gì nó bớt quy tắc, luật lệ cho nó đơn giản). Nếu có ai đó đọc mấy văn bản viết tay hay đánh máy của cụ (nhớ hình như trong bảo tàng HCM có đấy), cụ có nói, đó là bảng chữ cái tiếng Việt có quá nhiều từ "thừa", phức tạp một cách không cần thiết - vì phát âm giống nhau, nhưng viết khác nhau, làm rối rắm và phức tạp tiếng Việt. Như "c" và "k" tuy viết khác nhau nhưng đánh vần như nhau và có thể dùng thay thế cho nhau trong các từ mà ko làm thay đổi ngữ nghĩa. Hai từ "d", "gi" tương tự cũng là 1 cặp. Cụ rất hay dùng "F", "J" - tớ ko nhớ là có "W" và "Z" hay ko - để thay thế cho các từ ghép "ph" và "gi".

Lý do Cụ Hồ muốn cải biên tiếng Việt nghe còn có lý hơn cái lý do của ngài tiến sĩ trên nhiều lần nhưng mà vẫn chỉ là dự án nằm trong sự xem xét qua hàng thập kỷ, vậy nên... :-j. Tớ thật cũng chả quan tâm các bác ngồi trên muốn làm gì với cái tiếng Việt nhà mềnh, nhưng mà tớ chỉ thấy buồn cười với mấy cái ví dụ được đưa ra trong bài báo trên. Không hiểu ngài tiến sĩ này có phân biệt được cái gì gọi là tiếng Việt, cái gì là tiếng nước ngoài vay mượn, cái gì là kí hiệu quy ước kỹ thuật, cái gì là ngôn ngữ quốc tế toàn cầu,... hay không.
Ngay cả việc sử dụng từ, ko biết là từ của "nhà báo" hay của ngài tiến sĩ, cái gì mà "bất hợp pháp"?


Chị hiểu nhầm ý em rồi #:-s Em đâu có bảo Bác muốn cải biên hay mềm dẻo gì đâu #:-s

Nếu ai đã từng nghía qua trang đầu của cuốn từ điển Việt Bồ La do cụ A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ ( A- Lếch-Xăng Đơ-Rốt hay Alexandre de Rhodes) - cha đẻ của chữ Quốc ngữ - thì sẽ thấy rõ ràng rằng nếu mà vẫn giữ nguyên phát minh của cụ, thì bây giờ chúng ta sẽ có một thứ tiếng Việt phức tạp hơn nhiều.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/86/L-2360-a_0008_1_t24-C-R0072.jpg



Đến thời điểm Bác viết tác phẩm Đường Kách Mệnh, chữ Quốc ngữ tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thể phát triển được như ngày nay, các quy tắc chính tả chưa hoàn thiện là nguyên nhân tác phẩm có tên "Đường Kách Mệnh" thay vì "Đường Cách mạng". Dễ hiểu vì thời điểm đó, chưa có nhiều nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt, lại càng ko hề có bộ TCVN nào về quy tắc chính tả tiếng Việt...
Như đã nói ở trên, chữ Quốc ngữ sẽ tiếp tục thay đổi - xuất phát từ nhu cầu về một bộ chữ viết hoàn thiện hơn, tiện dụng hơn của chính chúng ta ;)

Pisces
29-09-2010, 08:51 PM
Choa cũng có phản đối việc cải tiến cải lùi gì đâu c:smile:
Nhưng muốn đưa ra đề xuất cải tiến thì nó cũng phải hợp lý và nghe nó có tầm hiểu biết một tí, đằng này ngay đến cả "đồ gốc" còn nắm chưa rõ "quy trình hoạt động" mà đòi cải tiến, lolz.

Btw, Alexandre de Rhodes tuy mang tiếng là "cha đẻ" nhưng gọi ông là nhà thu thập và biên soạn chữ Quốc Ngữ VN thì đúng hơn :/.

Thêm cái nữa, nhờ có cái phát minh này mà người VN mình là quốc gia Châu Á duy nhất mà người dân có thể phát âm được chữ "R" chính xác nếu như ko có học qua bất kỳ ngoại ngữ nào c:shame:

vitaminb12
29-09-2010, 09:09 PM
OT tí :)) Cơ mà vừa qua voz, lượm được cái này :)) Tiếng Việt không dấu thật khó lường 8-x
http://img28.imageshack.us/img28/2489/20100929113333.png

giamdocb12
29-09-2010, 10:04 PM
khó lường cái chi ta :-<. em đang thử đầm :-< .

vitaminb12
29-09-2010, 10:10 PM
khó lường cái chi ta :-<. em đang thử đầm :-< .

Chú ơi, miền Bắc nó ko gọi cái váy là cái đầm đâu c:hungry:

giamdocb12
29-09-2010, 10:24 PM
Chú ơi, miền Bắc nó ko gọi cái váy là cái đầm đâu c:hungry:

cái lày của 2 đứa miền Nam muh c:beat_brick:c:beat_brick: .

minh_hg
30-09-2010, 01:21 PM
Mọi người suy nghĩ kĩ trước khi dùng từ ngữ mạnh nhé...



Nhầm rồi em c:boss:. Em có biết đến nhà thơ Hồ Dzếnh, nhạc sĩ Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim ) hay chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân (quảng cáo Ajinomoto :)) ) ko?
Các từ dzậy hay dzui ở miền Bắc thì có thể không chính thống, nhưng với cách phát âm của người miền Nam thì viết như vậy mới đúng.c:big_smile:
Chung quy lại, tác giả bài này muốn nói là "Chúng ta đã sử dụng những chữ cái đó nhiều như thế tại sao không chấp nhận nó là một phần của bảng chữ cái tiếng Việt?" c:doubt:

Theo ý kiến cá nhân, mềnh thấy thêm 4 chữ cái này vào bảng chữ cái có khá nhiều ảnh hưởng tới vấn đề chính tả lâu nay.c:hungry:
Chẳng hạn như là nếu sử dụng chữ F thì chữ PH vứt đi đâu?
Chữ W (vê kép) và chữ Z (dét) sẽ đọc là gì để khi ghép với các từ khác vẫn có thể đánh vần được theo quy tắc tiếng Việt? Chẳng hạn, nếu như có từ viết là Wa , đánh vần là Vê kép a .... ra cái gì ... c:what:
Hay là chúng ta sẽ chỉ thêm các chữ cái này vào với mục đích hợp thức hóa các từ như WTO, WHO, FIFA,... chủ yếu được viết tắt từ ... tiếng Anh, Pháp 8-x nếu như thế thì chắc bọn Khựa nó phải chuyển hết qua dùng bảng chữ cái Latin rồi c:amazed:
Nói chung, một ngôn ngữ sẽ luôn luôn phát triển để phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người sử dụng nó. Giống như ngày xưa Bác Hồ cũng viết là "Đường Kách Mệnh" đấy thôi c:smile:
Và tất nhiên, muốn phát triển thì phải có những ý kiến để đổi mới kiểu như thế này c:smile:
Các tên người anh đưa ra đều là bút danh, nghệ danh của họ chứ ko phải tên khai sinh của họ như vậy và cũng chẳng mấy ai đọc chuẩn đc cách phiên âm nghệ danh của họ, hầu như đều phát âm là Dếnh, Doãn, Dũng.
"Các từ dzậy hay dzui ở miền Bắc thì có thể không chính thống, nhưng với cách phát âm của người miền Nam thì viết như vậy mới đúng" c:beat_brick: ai bảo anh. Đã gọi là tiếng địa phương có nghĩa là cũng chung 1 quy tắc viết như vậy nhưng ở các địa phương khác nhau người ta phát âm bị chệch đi, nếu địa phương nào viết chữ theo cách phát âm của địa phương ấy thì có còn là tiếng Việt nữa ko c:cool:. Hơn nữa, anh thử viết theo cách đọc của Nghệ An hay Hà Tĩnh xem anh có viết đc ko c:still_dreaming:
Đổi mới kiểu gì thì ko biết, bởi vì hiện tại ko cần thiết, tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng phong phú diễn đạt đc tất cả suy nghĩ của người nói, 1 người lợi khẩu chẳng bao h bị bí từ. Còn các tên, các từ nước ngoài dùng 4 chữ cái nói trên đó là từ mượn, là 1 bộ phận đặc biệt của tiếng Việt, nếu ko dùng những chữ viết tắt đó người Việt Nam vẫn diễn đạt đc tên của các tổ chức đó theo nghĩa tiếng Việt, viết tắt chỉ là cho ngắn gọn và hội nhập với thế giới trong cách viết văn bản thôi.
Nếu bây h đưa 4 chứ cái đó vào bảng chữ cái, tiếng Việt sẽ bị méo mó nghiêm trọng. Mới chỉ có 1 bộ phận giới trẻ viết tiếng Việt bằng cái kiểu ko giống ai ( sự dụng bừa bãi các chữ cái trên và viết tắt vô tội vạ ) đã bị xã hội lên án như thế. Bây h thủ hỏi các bậc trung niên trở lên đọc 1 bài báo mà chỗ nào cũng "zui zẻ, zậy à" thì có muốn quẳng cho thằng viết 1 cái dép vào mặt ko c:beat_plaster:. Mình nhìn còn chẳng chịu đc nũa là các cụ c:what:

ܓܨOrion.p0n
30-09-2010, 03:17 PM
c:beat_plaster:
Em đồng ý với anh minh
Trong phát âm (nói) tiếng Việt, dường như không có miền nào tại Việt Nam nói tiếng Việt đúng âm hoàn toàn. Người miền nam thì trong cách phát âm thông thường không phân biệt được chữ x và chữ s, người miền trung trong cách phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã, và người miền bắc thì trong cách phát âm không phân biệt được chữ tr và chữ ch (chữ tr trong cách phát âm của người miền bắc không giống một âm nào trong ngữ âm tiếng Việt)
rõ ràng những tên nhà dzếnh dzoãn đều là do cách phát âm mà viết tùy tiện. trong Tiếng Việt không hề có ai đọc nổi từ đó... nếu thêm các chữ như vậy vào thì tất cả chữ ta vay mượn đều là tiếng việt rồi còn gì
anh min lấy ví dụ tác phẩm Đường Kách Mệnh của Bác Hồ nhưng chưa xét đến thời điểm tác phẩm này ra đời. có thể vì khi tiếng việt của nước ta còn chưa hoàn chỉnh, người ta viết cách hay kách đều có chung một nghĩa.
nếu thêm mấy từ này vào thì sẽ có ví dụ điển hình
Khi đó có thể dân ta sẽ lười viết hơn kiểu như này:
phở = fở
qua = wa
quán = wán
...
wa wán fở, zô làm 1 bát, nhưng bò jai wá
nói chung là thêm F, J, W, X chỉ làm bóp méo Tiếng Việt mà thôi.c:shame:

vitaminb12
30-09-2010, 04:55 PM
anh min lấy ví dụ tác phẩm Đường Kách Mệnh của Bác Hồ nhưng chưa xét đến thời điểm tác phẩm này ra đời. có thể vì khi tiếng việt của nước ta còn chưa hoàn chỉnh, người ta viết cách hay kách đều có chung một nghĩa.
nếu thêm mấy từ này vào thì sẽ có ví dụ điển hình
Khi đó có thể dân ta sẽ lười viết hơn kiểu như này:
phở = fở
qua = wa
quán = wán
...
wa wán fở, zô làm 1 bát, nhưng bò jai wá
nói chung là thêm F, J, W, X chỉ làm bóp méo Tiếng Việt mà thôi.c:shame:

Em có đọc hết các bài viết của anh trong thớt này chưa vậy c:waaaht:

Anyway,mọi loại ngôn ngữ trên thế giới này đều chưa bao giờ là hoàn thiện cả c:doubt: Và bây chúng ta thấy nó kệch cỡm hay không thuận mắt chỉ vì nó chưa được quy định theo bất cứ theo một tiêu chuẩn cụ thể và có giá trị nào :nosebleed: Nếu lúc nào cũng coi thay đổi nghĩa là "bóp méo" thì chắc bây giờ chúng ta vẫn đang dùng chung chữ với bọn Khựa c:ah:
OT: giống như trước cái thời khoán 10, người ta coi việc khoán ruộng đất cho dân làm là bám đuôi CNTB ấy 8-x Và nếu ko có khoán 10, chắc bây giờ Vn vẫn đói ăn như các bác họ Kim 8-x

Thật ra, mềnh thấy cái "tối kiến" viết "thư pháp" bằng ... chữ Quốc ngữ còn đáng lên án hơn đề xuất thêm 4 chữ vào bảng chữ cái c:confuse: Bên cạnh cái ngôn ngữ teen của các "cụ" 9x, 10x bây giờ, thì rõ ràng "các nhà thư pháp Quốc ngữ" đang "đóng góp công sức vô cùng to lớn" cho cái "công cuộc làm bẩn tiếng Việt" c:confuse:

@Minh : Phân tích về vấn đề viết dz là đúng hay sai thì em có thể xem ở bài của chị Pis c:hungry: Ngoài ra, có rất nhiều từ tiếng phổ thông chúng ta không thể ghi âm chính xác được bằng chính chữ Quốc ngữ, chứ đừng nói gì là tiếng địa phương. Và ở đây, chúng ta đang nói tới vấn đề hoàn thiện :)

p.s. Mř¸Štąr <~ cái này có quá nửa chữ cái được sử dụng không nằm trong bảng chữ cái t.Việt nhé !c:beat_shot:

ܓܨOrion.p0n
30-09-2010, 10:04 PM
Mř¸Štąr nó thậm chí còn hok phải là tiếng việt thì em lo làm gì ạ :)

minh_hg
01-10-2010, 12:41 AM
@ anh min: anh lấy ví dụ cho em từ nào tiếng phổ thông ko ghi âm lại bằng tiếng việt đc với ạ c:smile:, tất nhiên phải là từ có nghĩa.
Còn chẳng thể so sánh việc chuyển từ chứ Hán, Nôm sang chữ quốc ngữ giống như việc thêm 4 chữ cái này vào tiếng Việt đc. Đó là cả 1 cuộc cách mạng về văn hóa, làm đơn giản đi vấn đề học ở nước ta, để ai cũng có thể đọc viết trong 1 thời gian ngắn chứ ko phải chỉ có những người theo học sách thánh hiền đến mòn đời vẫn ko thể viết đc hết chữ.
Cũng ko thể so sánh thêm 4 chữ cái này vào với việc xóa bỏ bao cấp, hoàn toàn khập khiễng. 4 chữ cái này ko đưa vào bảng chữ cái thì vẫn đc sử dụng để viết các từ mượn nước ngoài, nhưng nếu đưa vào bảng chữ cái thì nền giáo duc của Việt Nam sẽ thế nào ??? Tất cả SGK sẽ phải viết lại, nhất là SGK cấp 1 chỉ nghĩ đến đó là đã thấy cái ý kiến này nó thông minh hết sức rồi c:beat_brick:, cách giảng dạy cũng phải thay đổi hết, học sinh lớp 1 sẽ ghép vần như thế nào c:beat_shot:.
Tóm lại, việc thêm 4 chữ cái này vào tiếng Việt là hoàn toàn ko thiết thực, lợi ích thì ít mà tác hại thì khôn lường