PDA

View Full Version : cho những ai muốn tìm hiểu thêm về guitar



classic_arc
29-10-2006, 01:17 AM
Để tập đàn có hiệu quả theo tôi có một số nguyên tắc sau nếu các bạn theo được thì sẽ có ích lợi rất nhiều cho sự nghiệp chơi đàn sau này của mình
- Thứ nhất ta cố gắng chỉ nhìn vào bài nhạc khi tập bài. Nếu nghe sai thì dùng tay để điều chỉnh cho đúng vị trí (không nên dùng mắt để kiểm tra đúng - sai, ở đây chúng ta cũng đã tập luyện cho tai nghe của mình phát triển)
- Bấm ngón phải sát ngay ngăn đàn, nếu để ở giữa dây dễ chạm vào ngăn đàn tạo ra những âm thanh không cần thiết.
- Ngồi đúng tư thế vì như vậy cây đàn mới không bị dịch chuyển theo từng cú đánh của chúng ta
- Nhịp chân theo thật đều, đây là yếu tố quan trọng để tạo nên phản xạ với tiết tấu sau này, chúng ta có vững nhịp thì sau này mới có thể ứng tấu được
- Nếu được thì cố gắng xướng âm theo giai điệu bài nhạc
- Tập thật chậm để tạo công lực cho ngón bấm cũng như để tạo âm thanh chắc, đẹp
- Nâng tốc độ lên từ từ trên cơ sở vẫn đảm bảo được sự trong sáng của âm thanh, đúng nhịp
- Buông lỏng cơ bắp, tư thế tay đàn và tay bấm phải đúng (ngón bấm phải vuông góc với phím đàn)
- Như vậy trong mỗi buổi tập ta đã tham gia các giác quan như tay đàn, mắt nhìn , chân nhịp, tai nghe, miệng hát là điều mà ngành sư phạm hiện đại đã chỉ ra cho việc tiếp thu một thông tin mới một cách hiệu quả
- Ngoài ra các bạn nên tập mò những giai điệu quen thuộc với mình để mau chóng quen và làm chủ cây đàn của mình. Các bạn có trình độ khá thì tập đánh theo các câu nhạc solo của các nghệ sĩ qua băng đĩa, điều này là để giúp các bạn luyện chơi theo tai nghe - một kỹ năng rất quan trọng và nghệ sĩ thành công nào cũng đều có lời khuyên về điều này

classic_arc
30-10-2006, 07:26 PM
mình mở thêm mục này để những ai muốn hỏi và biết thêm về guitar
ai có thắc mắc gì thì cứ up lên mình sẽ trả lời nhiệt tình nhé
(hoặc ai muốn học đàn mình sẽ giới thiệu ):vn:

classic_arc
31-10-2006, 12:44 PM
http://www.911tabs.com
http://www.hoasentrang.de
http://go.to/thebad
http://www.guitartips.addr.com
http://www.online-guitar-lesson-reviews.com/
http://www.chordbook.com/
http://www.guitaretab.com/
http://hanvota.com/nhac
http://www.gprotab.net/
(http://gprotab.hut2.ru/index.php)
http://tablatures.tk/
http://www.icompositions.com
http://www.yeughita.very.to
http://www.guitarvn.org (Hay Qua!)
http://www.lugardamusica.com/srchresbytitle2.php
http://www.guitarshredshow.com/
http://www.delcamp.net/forum/fr/index.php
http://ltsguitar.com
http://armik.com
http://hav.com
http://guitarmania.com
http://www.graf-martinez.info/media-award/index.html (Hoc Flamengo)
http://www.todotango.com/english/main.html (Nghe Tango)

http://www.guitar-online.com/tools.htm (Softwares cho Guitar)
http://www.1000files.com/free/guitar-chords.html (Softwares cho Guitar)

classic_arc
01-11-2006, 02:52 AM
Nhạc cổ điển theo tớ có thể hiểu qua 1 số ý chính như sau :
1. Được các nhạc sĩ của những thế kỷ trước sáng tác ( vì từ xa xưa nên được gọi là " cổ điển "
2. Quy luật hòa thanh, nhịp phách rất khắt khe và chặt chẽ (cái này xin thú thật tớ cũng chả biết diễn đạt thế nào vì chỉ cảm nhận 1 cách mang máng hic)
3. Thường thì 1 tác phẩm cổ điển có 3 bè : bè bass, bè trung, và bè thanh. Đặc điểm của các bè này là vai trò của chúng quan trọng ngang nhau, thiếu bè nào là vẻ đẹp của bản nhạc bị giảm nghiêm trọng (đọc đến đây có ai có ý kiến phản đối thì để tớ giải thích tiếp ở dưới.
----------------------
Đấy là 3 ý chính. Bây giờ bàn thêm về 3 ý này, xoay quanh ghita cổ điển
Với ý thứ nhất và thứ hai, có thêm 1 vấn đề là 1 số sáng tác mới vẫn được gọi là " cổ điển " vì các nguyên tắc hoà thanh, diễn biến giai điệu vẫn tuân theo các quy luật của các thế kỷ trước. " Cổ điển" không còn nhất thiết là tác phẩm sáng tác từ thời xa xưa nữa. Có thể kể ra 1 số tác phẩm mới và quen thuộc với mọi người như Tango en skai ( Roland Dyer, sinh năm 1955) hay Koyonbaba, hay 1 số tác phẩm của Tedesco. Nhưng nói thật là nhạc cận đại và hiện đại rất khó nghe và cảm nhận, thậm chí theo ý tớ là như 1 mớ hổ lốn . Nguyên tắc của các tác phẩm này là xây dựng trên những nghịch âm và quãng cách nhau rất xa. Đó là sự " phá cách ". Tớ đã cố gắng nghe loại nhạc này nhưng vẫn chả thể nào nghe nổi, không hiểu có phải do đầu óc mình mê muội quá không. Tớ có hỏi 1 vị tiền bối về chuyện này thì được câu trả lời như sau : âm nhạc cổ điển thời xa xưa đã phát triển 1 cách quá rực rỡ, những gì đẹp đẽ nhất các tác giả đã khai thác hết sạch rồi, các tác giả bây giờ lâm vào thế bí, không sáng tác được theo phong cách cũ nữa nên mới phá cách. Có 1 số phá cách rất hay nhưng đại đa số đều khó hiểu và kỳ quái. Mọi người đua nhau phá cách vì nếu không làm thế thì bị coi là không hợp mode (??). Hơn nữa những thế kỷ trước khi khoa học kỹ thuật và hiểu biết của con người còn hạn chế, loài người thường giải thích cách hiện tượng tự nhiên bằng tôn giáo và tâm linh. Chính những suy tưởng mang tính "nội tâm" và " thần thánh" khiến cho tâm hồn và cảm xúc của các nhạc sĩ bay bổng và lãng mạn, giúp họ sáng tác ra những tác phẩm tuyệt vời. Bây giờ con người ngày càng khô khan và máy móc nên âm nhạc cũng bị ảnh hưởng theo chăng?
Về ý thứ 3, tớ nói thế để phân biệt nhạc bán cổ điển và nhạc chuyển soạn độc tấu. Nhạc bán cổ điển và chuyển soạn thường có giai điệu rất rõ, các bè còn lại chỉ phục vụ làm tôn vẻ đẹp của giai điệu chính mà thôi. Như các tác phẩm Việt Nam chuyển soạn cho ghita, mặc dù là độc tấu nhưng vẫn khác với các tác phẩm cổ điển chính ở sự phối bè có lẽ là đơn điệu của bản chuyển soạn. Theo tớ thì bản chuyển soạn thành công nhất là " Người Hà Nội " của nghệ sĩ Văn Vượng.
--------------------------------------
Nói chung nhạc nào cũng có cái hay, pop, jazz, ca khúc, nhạc cổ điển, v.v đều có cái hay riêng và cũng không thể nói cái nào là rẻ tiền hay bác học. Vì nếu thật sự tìm hiểu 1 cách nghiêm túc đi sâu vào thì dòng nhạc nào cũng có cái khó riêng và đòi hỏi sự trau chuốt, tỉ mỉ.
À còn điều nữa. Hồi xưa thì tớ không bao giờ cho là ghita là nhạc cụ khó chơi nhất (so với các nhạc cụ thông thưong : piano, kèn, họ violon...). Tớ vẫn nghĩ là piano chơi khó hơn ghita vì khi chơi piano 2 tay chơi 2 giai điệu khác nhau, làm 2 công việc khác nhau. Nhưng bây giờ sau khi tìm hiểu sâu thêm thì tớ thấy khi đạt trình độ trình tấu cao thì thật sự ghita là nhạc cụ khó chơi nhất. Ghita là nhạc cụ mà cả 2 tay đều tiếp xúc trực tiếp với dây đàn! Mọi sự tinh tế, âm sắc, tình cảm...đều do đôi tay quyết định. Hồi xưa tớ cũng nghĩ tập tay trái khó hơn tay phải nhưng bây giờ mới thấy tay phải tập khó hơn hẳn hic..

1stPrO
03-01-2007, 03:37 PM
hay rất hay , lần đầu thấy Đạt tồ post dc 1 bài hay và có tính ứng dụng thực tế cao như vậy :)) vỗ tay khen Đạt cái nhỉ . Bộp Bộp

classic_arc
02-02-2007, 12:06 PM
ai cũng thích chơi
còn chịu học thì ít ............