PDA

View Full Version : Những Ca Khúc Làm Thay đổi Nhạc Rock



Jimmy Page
01-11-2006, 06:10 PM
I)HEARTBREAK HOTEL - ELVIS PRESLEY

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/8/8b/Heartbreak.JPG

LYRIC:

1/ Well, since my baby left me, I found a new place to dwell.
It''''s down at the end of lonely street at Heartbreak Hotel.
I''''ve been so lonely baby, Well im so lonely,
well im so lonely I could die.

2/ Oh although it's always crowded, you still can find some room. For broken hearted lovers to cry away their gloom.
They've been so lonely well they're so lonely,
well they''''re so lonely they could die.

3/ Well, the Bell hop's tears keep flowin', and the desk clerk's dressed in black. Well they been so long on lonely street
They never ever look back.and its so lonely baby,
and its so lonely, well they're so lonely they could die.

4/ well, if your baby leaves you, and you got a tale to tell.
Just take a walk down lonely street to Heartbreak Hotel.
you'll be so lonely your gonna be lonely
youll be so lonely you could die.

Ở những năm đầu của thế kỉ 21 như hiện nay, nếu bạn bắt gặp một anh chàng tóc để mái dài chải keo bóng hất về phía sau, cà vạt thắt dối, ôm cây guitar lắc hông một cách cuồng loạn trên sân khấu, chắc bạn sẽ không thấy làm ngạc nhiên lắm thậm chí còn cho là bình thường nhưng vào những năm 50 của thế kỉ trước khi rock and roll vẫn còn chưa được biết đến nhiều thì hình ảnh đó là một hình ảnh cực kì nổi loạn và kích động làm đau tim không ít các vị phụ huynh đạo mạo. Trong khi đó, đối với giới trẻ, đó là một cuộc cách mạng thật sự, cuộc cách mạng rock and roll và người khởi xướng cuộc cách mạng đó không ai khác hơn chính là ông vua nhạc rock Elvis Presley. Hình ảnh nổi loạn với những cũ lắc hông đầy gợi dục của Elvis gắn liền với một ca khúc định hình nên phong cách rock and roll " Heartbreak Hotel", ca khúc mà các nhạc sĩ rock về sau như John Lennon thường nhắc đến như bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời họ. Ca khúc này có gì đặc biệt?

Trước khi "Hearbreak Hotel" được phát hành dạng đĩa đơn, Elvis Presley chưa thật sự tạo được một cơn sốt đối với giới trẻ yêu nhạc rock. Thần tượng rock and roll lúc bấy giờ vẫn là các ca sĩ da đen như Little Richards, Fats Domino và Chuck Berry. Giới trẻ trung lưu da trắng bắt đầu mê nhạc rock and roll nhưng họ chẳng bao giờ nghĩ rằng thứ âm nhạc "man di" lại có thể được một ca sĩ da trắng trình bày. Thích thì thích nhưng trong thâm tâm người da trắng vẫn có một sự khinh rẻ đối với thể loại âm nhạc mới mẻ này. Lúc này Elvis vừa kí kết hợp đồng với hãng Sun Records dưới sự điều khiển của ông bầu Tom Parker chủ yếu thu âm các ca khúc dạng country và ballad. Với tình hình âm nhạc lúc bấy giờ, chiêu thức tiếp thị của ông bầu Parker là tạo nên một hình ảnh Elvis một chàng trai miền nam dễ mến, sạch sẽ, lịch sự và ngoan đạo. Nhưng khi rock and roll có dấu hiệu trở thành một cơn lốc mạnh mẽ, ông bầu của Elvis đã có một quyết định rất táo bạo, biến Elvis thành một ca sĩ rock and roll da trắng đầy vẻ khiêu khích và nổi loạn. "Heartbreak Hotel" là ca khúc đầu tiên được viết theo phong cách ballad gospel để Elvis thu âm và phát hành đĩa đơn mới. Trước khi thu âm ca khúc này, ban nhạc cùng Elvis được chỉ thị cấp tốc của Tom Parker là phải biến nó thành một ca khúc rock and roll cho hợp thời. Kết quả là một "Heartbreak Hotel" chơi với tốc độ nhanh hơn, tiếng guitar solo giận dữ hơn và giọng hát cuồng nộ hơn ra đời thay vì theo phong cách ballad êm dịu.Điều đặc biệt là "Heartbreak Hotel" là một trong những ca khúc đầu tiên sử dụng kĩ thuật reverb (hồi âm) để tạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt nên mặc dù chỉ được thu âm với guitar, contre bass và trống, ca khúc vẫn có được sự đầy đặn như được thu với nhiều nhạc cụ. Ngay sau khi phát hành thành đĩa đơn, ca khúc này nhanh chóng được giới trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt và nhanh chóng đứng nhất bảng xếp hạng, trở thành ca khúc hạng nhất đầu tiên của Elvis.

Trước thành công bất ngờ của "Heartbreak Hotel", ê kíp quản lí của Elvis đã sẳn sàng cho việc trình diễn live. Đây là một việc làm được tính toán hết sức kĩ lưỡng nhằm biến Elvis trở thành một hiện tượng chỉ sau một đêm. Trước tiên là việc để tên Elvis Presley vào phần sáng tác cùng với hai tác giả chính của ca khúc là Mae B. Axton và Tommy Durden mặc dù Elvis thật sự chẳng có đóng góp gì đáng kể cho ca khúc này ngoài giọng hát. Sở dĩ làm như thế là vì đại tá Tom Parker muốn lăng xê hình ảnh một Elvis ca sĩ đầy tài năng có thể sáng tác như những nghệ sĩ rock and roll da đen chứ không chỉ biết hát. Về sau các ca khúc phát hành đĩa đơn đều có để tên Elvis Presley trong phần sáng tác mặc dù ông vua rock gần như chẳng viết riêng một ca khúc nào cả. Tiếp theo đó là khoác lên vai Presley cây guitar gỗ tạo dáng. Elvis chưa bao giờ là một nghệ sĩ guitar thực thụ mặc dù trên các bĩa đĩa, tạp chí và những chương trình live anh thường xuất hiện với cây guitar lủng lẳng trên vai. Trên thực tế, anh chỉ chơi được vài hợp âm cơ bản trên đàn guitar. Cây guitar trở thành vật tạo dáng hơn là một nhạc cụ thực sự nhằm tạo nên hình ảnh một Elvis có thể chơi được nhạc cụ trong mắt người hâm mộ. Tiếp theo đó là thay đổi phần hình ảnh bên ngoài: tóc để mái trước thật dài rồi chải keo vuốt ngược ra sau, áo sơ mi không cài cúc cổ và cà vạt thắt lỏng, áo vét caro khoát ngoài đủ tạo nên một hình ảnh Elvis "hư hỏng" và "nổi loạn" một cách vừa phải. Nhưng có một điều mà ngay cả ông bầu và ê kíp lăng xê của Elvis cũng không ngờ tới chính là điệu lắc hông đầy gợi dục mà Elvis tự sáng tạo khi biểu diễn trên sân khấu khi tiếng guitar solo vang lên. Điệu nhảy đó đã làm cho các khán giả trẻ gần như phát cuồng. Tính đến thời điểm đó, ngoại trừ điệu nhảy "con vịt" nổi tiếng của Chuck Berry được xem là cực kì nổi loạn, hầu hết các ca sĩ đều xuất hiện trên sân khấu với tư cách khá nghiêm chỉnh, nhất là các ca sĩ da trắng. Elvis đã làm được điều mà giới trẻ da trắng đang muốn làm nhưng chưa có đủ can đảm. Trong mắt người hâm mộ, Elvis trở thành biểu tượng số một. Cũng từ lúc ấy, rock and roll không chỉ thuộc về người da đen mà trên thực tế nó đã bị người da trắng chia phần và chỉ trong một thập niên sau, rock and roll gần như hoàn toàn thuộc về người da trắng.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/99/Elvisstamp.jpg


Có thể bạn chưa biết:

- Ca khúc "Heartbreak Hotel" được viết dựa trên một tin ngắn đăng trên báo về một thanh niên tự tử vì tình trong phòng một khách sạn. Bức thư tuyệt mệnh của chàng thanh niên này chỉ gồm vỏn vẹn vài chữ " tôi cô đơn quá, thà chết còn hơn" (I lived so lonely I could die).

-Cụm từ "heartbreak hotel" được sử dụng để ám chỉ nỗi cô đơn hoặc bị phụ bạc.

- Trước khi "Heartbreak Hotel" ra đời vài năm, ca sĩ Neil Sedaka đã thu âm ca khúc "One way ticket" (khá nổi tiếng đối với thính giả VN vài thập niên trước) trong đó cụm từ "heartbreak hotel" đã được nhắc đến trong câu " I''''m gonna take a trip to lonesome town, gonna stay at heartbreak hotel". Như vậy Elvis Presley không phải là người đầu tiên đưa cụm từ này vào âm nhạc.

-Một bằng chứng cho thấy Elvis không thực sự chơi guitar trong ca khúc này là khi biểu diễn để thu hình, Elvis chơi các hợp âm C-F-G trên cây đàn thùng của mình trong khi ca khúc được viết ở tone E.

-Để tránh sự phản ứng gay gắt của các bậc phụ huynh về điệu nhảy dâm dục, chương trình tạp kĩ nổi tiếng Ed Sullivan show đã quay Elvis từ thắt lưng trở lên khi biểu diễn ca khúc này.
-Elvis được gán cho biệt hiệu Elvis "the Pelvis"- Elvis "xương chậu" do cú lắc hông quá nhuyễn.

-John Lennon, cựu thủ lĩnh của Beatles từng phát biểu về "Heartbreak Hotel" như sau: "Tôi đã tìm thấy được tương lai của mình sau khi nghe "Heartbreak Hotel" của Elvis phát thanh trên radio. Tôi biết mình sẽ trở thành một ngôi sao nhạc rock."

-"Heartbreak Hotel" sau khi phát hành đã đứng nhất bảng xếp hạng pop, đứng nhất bảng xếp hạng nhạc R&B và hạng năm của bảng xếp hạng country.

-Sau khi Elvis mất, một khách sạn mang tên Heartbreak Hotel được xây đối diện với dinh thự của ông ở Graceland, Memphis, TN để khách hâm mộ đến trọ.

-Trong bộ phim được đánh giá hay nhất về nhạc rock "This is Spinal Tap", ba thành viên của nhóm nhạc heavy metal Anh Spinal Tap đã cố gắng một cách không thành công khi hát ca khúc này với bè ba trước mộ của Elvis trong chuyến viếng thăm Graceland.

-Nhóm Jackson Five trong thập niên cũng phát hành một ca khúc mang tên "Heartbreak Hotel" dưới dạng đĩa đơn nhưng đã đổi tên lại thành "This Place Hotel" vào giờ chót để tỏ lòng tôn kính với bậc tiền bối.

-Năm 2000, Whitney Houston phát hành ca khúc R&B có cùng tên "Heartbreak Hotel". Lý do cô chọn đặt tên ca khúc mình trùng tên với ca khúc nổi tiếng của Elvis là vì Cissy Houston, mẹ của diva này từng là ca sĩ hát bè trong nhóm Sweet Inspiration, nhóm hát bè của Elvis trong phòng thu lẫn trên sân khấu.

hoaly_kho
01-11-2006, 07:28 PM
Tui xin góp vào link bài hát này nha :

http://www.mediamungo.com/beta/mediamungo.php?media=31720&fs=972873

Lyric :
Well, since my baby left me,
I found a new place to dwell.
Its down at the end of lonely street
At heartbreak hotel.

You make me so lonely baby,
I get so lonely,
I get so lonely I could die.

And although its always crowded,
You still can find some room.
Where broken hearted lovers
Do cry away their gloom.

You make me so lonely baby,
I get so lonely,
I get so lonely I could die.

Well, the bell hops tears keep flowin,
And the desk clerks dressed in black.
Well they been so long on lonely street
They aint ever gonna look back.

You make me so lonely baby,
I get so lonely,
I get so lonely I could die.

Well, if your baby leaves you,
And you got a tale to tell.
Just take a walk down lonely street
To heartbreak hotel.

you'll be so lonely your gonna be lonely
you'll be so lonely you could die.

Jimmy Page
02-11-2006, 04:50 PM
II)YOU REALLY GOT ME - THE KINKS

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/3/37/KinksTheKinks.jpg

1/ Girl, you really got me goin'. You got me so I don't know what I'm doin'. Yeah, you really got me now. You got me so I can't sleep at night
Yeah, you really got me now. You got me so I don't know what I'm doin', now. Oh yeah, you really got me now You got me so I can't sleep at night

Chorus: You Really Got Me (3 times)

2/ See, don't ever set me free I always wanna be by your side
Girl, you really got me now. You got me so I can't sleep at night
Yeah, you really got me now. You got me so I don't know what I'm doin', now. Oh yeah, you really got me now. You got me so I can't sleep at night

Chorus: You Really Got Me (3 times)
Oh no... (solo)
(2/ then Chorus)


Trái với suy nghĩ của một số người rằng Black Sabbath là nhóm nhạc đầu tiên sáng tạo ra thể loại heavy metal, nhiều nhà phê bình cũng như các nghệ sĩ rock thường hay nhắc đến "You Really Got Me" của nhóm nhạc huyền thoại the Kinks như là một bằng chứng sớm nhất về sự ra đời của heavy metal. Chỉ với chưa đầy 3 phút, ca khúc tường chừng như đơn giản này đã thay đổi bộ mặt nhạc rock trong những năm kế tiếp.

Năm 1964 là năm quan trọng của nhạc rock Anh vì nó mở đầu cho cuộc xâm lược với qui mô lớn của các nhóm nhạc rock Anh quốc theo chân sự thành công của Beatles vào nước Mỹ. Trong hằng hà sa số các nhóm nhạc Anh lúc bấy giờ, nổi bật hơn cả vẫn là Rolling Stones, the Who và the Yardbirds. Cho đến trước năm 1964, the Kinks của anh em nhà Davies vẫn còn chưa được biết đến như một nhóm nhạc quan trọng của trào lưu British Invasion. Khởi nghiệp vùng Muswell Hill, ngoại ô London, anh em nhà Davies cùng hai người bạn Peter Quaife chơi bass và Mick Avory chơi trống lập nên nhóm the Ravens chủ yếu cover lại các ca khúc rock thịnh hành thời bấy giờ. Có lẽ thấy vận mệnh của nhóm đen đủi như chính cái tên Ravens, nhóm đổi tên thành the Kinks, một cái tên khá shock lúc bấy giờ. Cách ăn mặc của nhóm cũng khá lập dị: tóc dài ngang vai, áo khoác ngoài màu đỏ của thợ săn cáo và quần chẽn trắng. Single đầu tiên của nhóm chơi lại ca khúc "Long Tall Sally" của Little Richards phát hành để rồi nhanh chóng rơi vào quên lãng. Single thứ hai "You Still Want Me" cũng chịu chung số phận vì cách chơi nhạc của nhóm không có gì đặc biệt, rập khuông theo hình mẫu R&B như bao ban nhạc khác. Nếu không có "You Really Got Me", nhóm the Kinks chắc chắn sẽ không bao giờ vượt lên hàng siêu sao thời bấy giờ. Khi "You Really Got Me" được phát hành dưới dạng single, cả giới yêu nhạc và những nghệ sĩ khác đều sửng sốt trước âm thanh guitar điện cực..."dơ" trong câu riff phát ra từ cây guitar của chàng trai trẻ mới 17 tuổi Dave Davies. Đó là nỗ lực mà các tay guitar cấp tiến lúc bấy giờ đang theo đuổi nhằm tạo nên một thứ âm thanh mới nổi loạn hơn cho những ca khúc của mình. Nên nhớ lúc bấy giờ các thiết bị hỗ trợ làm biến âm guitar vẫn còn chưa được phát minh. Vì thế, khi một tay guitar trẻ măng và gần như vô danh phát minh ra được thứ âm thanh đầy thách thức như thế, mọi người đều nhìn cậu ta bằng cặp mắt vừa ngưỡng mộ vừa ganh tị. "You Really Got Me" nhanh chóng leo lên hạng nhất bảng xếp hạng, đưa tên tuổi nhóm Kinks từ một nhóm vô danh, trở thành siêu sao ngang hàng với Beatles, Rolling Stones. Trong lễ trao giải của tạp chí New Musical Express năm đó, Kinks được bầu chọn là nhóm nhạc được yêu thích nhất năm 1964 mặc cho những thành công to lớn của Beatles. Single tiếp theo "All the days and all the nights" với gần như cùng một công thức với "You Really Got Me" bao gồm đoạn riff ba hợp âm được chơi bằng thứ âm thanh guitar méo mó, phần lời dễ nghe, dễ nhớ và khúc solo man dại cũng được đón nhận nồng nhiệt không kém. Để cạnh tranh, trong năm 1965, Rolling Stones cho ra đời (I Can't Get No) Satisfactions và the Who bằng "My Generation" với những đoạn guitar riff bất hủ đã góp phần hình thành nên những cột mốc ban đầu cho thể loại heavy metal thịnh hành trong thập niên 70-80.

Ngày nay, đối với các lead guitarist của các ban nhạc rock, chỉ cần một cú đạp chân là họ có thể thay đổi tiếng guitar của mình tuỳ theo ý thích nhờ vào các bộ phận distortion. Nhưng ở thời điểm như năm 1964, để có được tiếng đàn guitar đặc biệt như trong "You Really Got Me," Dave Davies đã phải mày mò ngày này qua tháng nọ với những dụng cụ thô sơ nhất. Đầu tiên, Dave thử nối cái amply lại với nhau và mở với công suất thật lớn. Điều này đã khiến anh suýt phải trả giá bằng sinh mạng của mình khi các dây nối bị chập mạch. Dave đã bị điện giật đến bất tỉnh khi loay hoay nối các ampli lại với nhau. Tuy nhiên, thứ âm thanh tạo ra khi nối các ampli vẫn không làm cho chàng trai trẻ vừa ý vì nó vẫn còn "sạch" quá. Dave đi đến một quyết định táo bạo hơn là dụng dao cạo rạch những đường chéo trên màng loa. Chính sự phá hoại đó đã mang lại kết quả như ý muốn. Một hôm khi đang ngồi nghe cậu anh trai Ray chơi thử ca khúc mới sáng tác "You Really Got Me" trên đàn piano, Dave đã thử dùng thứ âm thanh mới sáng tạo của mình để chơi phần intro riff và thế là một "You Really Got Me" bất hủ ra đời.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/91/TheKinks.jpg

Có thể bạn chưa biết:

1/ Về ca khúc "You Really Got Me":

- "You Really Got Me" của the Kinks thường hay bị nhầm lẫn với ca khúc " Louie Louie" của nhóm Kingsmen do cấu trúc khá giống nhauvà cũng có thể vì tên của hai ban nhạc cũng khá gây nhầm lẫn. Thật ra Kingsmen là một nhóm nhạc Mỹ không có liên quan gì với the Kinks nhưng Ray Davies thú nhận rằng ông sáng tác "You Really Got Me" dựa trên nền riff của "Louie Louie".

--Một bí ẩn gây tranh cãi trong nhiều thập niên về ca khúc "You Really Got Me" là nhiều người cho rằng chính Jimmy Page của Led Zeppelin sau này mới là người chơi solo trong bản thu âm của bài hát vì Jimmy Page lúc bấy giờ là nhạc sĩ phòng thu đã tham gia thu âm ca khúc này với nhóm the Kinks. Đến bây giờ bí ẩn vẫn chưa được giải đáp vì ngay cả chính Dave Davies và Jimmy Page đều quên rằng ai đã là người chơi solo trong bài hát đó.

-"You Really Got Me" luôn là ca khúc kết thúc chương trình của nhóm the Kinks và của cả Ray Davies lẫn Dave Davies khi biểu diễn solo.

-Năm 1978, Van Halen đã khởi nghiệp bằng cách cover lại "You Really Got Me" của Kinks.

-Đầu năm 2005, đài BBC đã bầu chọn ca khúc "You Really Got Me" là ca khúc hay nhất của Anh trong giai đoạn 1955-1965.

2/ Về nhóm Kinks:

-Mặc dù là anh em và cùng chơi chung trong một ban nhạc trong suốt nhiều thập kỉ, Ray Davies và Dave Davies nổi tiếng khắp giới nghệ sĩ là khắc tinh của nhau, thậm chí còn hơn cả anh em nhà Gallangher của nhóm Oasis sau này. Tuy nhiên trong mắt Ray Davies, cậu em trai trời đánh của mình được xem như là tay guitar rock xuất sắc nhất chỉ đứng sau Jimi Hendrix, còn đối với Dave, Ray là nhạc sĩ sáng tác tài năng nhất.

-Cái tên Kinks đã gây nhiều rắc rối cho nhóm khi lưu diễn ở Mỹ vì một số nơi ở Mỹ lúc bấy giờ, "kink" là tiếng lóng chỉ những người đồng tính luyến ái. Trên thực tế, cả hai anh em nhà Davies đều thú nhận rằng đã có những mối quan hệ đồng tính trong thập niên 60.

-Nhóm Kinks bị cấm lưu diễn ở Mỹ từ năm 1965 đến năm 1972 do Ray Davies đã lăng mạ và đánh nhau với các nhân viên cảnh sát được cử đến giữ an ninh trong show diễn.

-Mặc dù được tôn vinh là cha đẻ của heavy metal, nhóm Kinks chưa bao giờ là một nhóm heavy metal. Âm nhạc của nhóm là sự kết hợp đa thể loại và mang đậm nét Ănglê trong cả ca từ lẫn giai điệu.

-Ray Davies được đánh giá là một trong những nghệ sĩ sáng tác tài năng nhất của Anh đương đại.

Jimmy Page
02-11-2006, 04:59 PM
III)MY GENERATION - THE WHO

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/0/01/My-Generation--2.jpg

People try to put us d-down (Talkin' 'bout my generation)
Just because we get around (Talkin' 'bout my generation)
Things they do look awful c-c-cold (Talkin' 'bout my generation)
I hope I die before I get old (Talkin' 'bout my generation)

This is my generation
This is my generation, baby

Why don't you all f-fade away (Talkin' 'bout my generation)
And don't try to dig what we all s-s-say (Talkin' 'bout my generation)
I'm not trying to cause a big s-s-sensation (Talkin' 'bout my generation)
I'm just talkin'' ''bout my g-g-g-generation (Talkin' 'bout my generation)

This is my generation
This is my generation, baby

Why don't you all f-fade away (Talkin' 'bout my generation)
And don't try to d-dig what we all s-s-say (Talkin' 'bout my generation)
I'm not trying to cause a b-big s-s-sensation (Talkin' 'bout my generation)
I'm just talkin' 'bout my g-g-generation (Talkin' 'bout my generation)

This is my generation
This is my generation, baby

People try to put us d-down (Talkin' 'bout my generation)
Just because we g-g-get around (Talkin' 'bout my generation)
Things they do look awful c-c-cold (Talkin' 'bout my generation)
Yeah, I hope I die before I get old (Talkin' 'bout my generation


Có lẽ trong lịch sử nhạc rock and roll, không có câu hát nào lại được trích dẫn nhiều như câu "I hope I die before I get old" của Pete Towshend trong ca khúc bất hủ "My Generation". Nó phản ánh được thái độ nổi loạn và thách thức của giới trẻ nhạc rock đối với những thứ mà họ cho rằng đã già cả và lỗi thời. Và để mình không bị lỗi thời, họ thà chết trước khi trở nên già nua. Được tạp chí rock Rolling Stones xếp hạng 11 trong top 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại, "My Generation" đến bây giờ vẫn giữ được giá trị của nó trong lòng người yêu rock như một bảng tuyên ngôn đầu tiên về quyền của giới trẻ.

Nhiều người lầm tường rằng "My Generation" được sáng tác cho phong trào hippie trong thập niên 60 vì sau này dân hippie thường dẫn ca khúc này như là một trong những bằng chứng quan trọng về sự hình thành của trào lưu vô chính phủ. Thật ra tay guitar Pete Townshend khi sáng tác ca khúc này, ở thời điểm
năm 1965, hippie vẫn chưa được biết đến ở Anh và nhóm the Who cũng không phải là một nhóm hippie cho đến tận năm 1969. Lúc này trào lưu thịnh hành của giới trẻ Anh là trào lưu mods . Những người theo phong cách mod thường cắt tóc thật ngắn, mặc áo sơ mi hình bia hiệu Union Jack, say mê thể loại nhạc R&B cuồng nhiệt, sử dụng chất kích thích amphetamine, và một điều không thể thiếu của những mods là những chiếc vespa do Ý sản xuất. Những tay mod cũng được biết đến với những trò lập dị và câu nói cửa miệng: " Những người già chẳng hiểu quái gì cả!" (Older people, they just don''t get it!). Lúc khởi đầu, cả bốn thành viên của nhóm the Who đều là những tay mod như thế. Để chứng tỏ sự lập dị của mình, Pete Townshend thường ngao du khắp phố phường London bằng chiếc xe tang Packard 1935 của mình. Một lần khi đậu xe ở khu Belgravia gần điện Buckingham, chiếc xe tang của Pete đã bị cảnh vệ của nữ hoàng Anh cẩu đi vì nữ hoàng cảm thấy phật lòng khi bị một chiếc xe tang án ngữ trên đường của mình. Khi đóng phạt và lãnh xe về, Pete đã cãi chầy cãi cối với những nhân viên công lực rằng: "thế hệ của tôi có quyền làm những gì mà chúng tôi muốn!". Kết quả là chiếc xe tang bị tịch thu và chàng Pete ngỗ ngáo đành phải đi xe lửa về nhà. Trên đường về, Pete đã viết ca khúc "My Generation" dựa trên sự kiện nói trên và sau đó mọi thứ trở thành lịch sử. Đổi chiếc xe tang lấy một bài hát để đời, cái giá xem ra cũng đáng!

Lúc này , bài "Satisfaction" của nhóm Stones đang làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc. Để chứng tỏ mình cũng không kém gì đối thủ, "My Generation" của the Who được thu âm với tất cả những ý tưởng được xem là điên rồ nhất thời đại đó. Ca khúc mở đầu bằng những hợp âm power chord guitar hằn học tiếp theo bằng giọng hát giận dữ lắp bắp của Roger Daltrey. Cứ sau mỗi câu hát của Daltrey thì Pete và tay bass John Entwistle lại bồi vào bằng đoạn bè" Talking 'bout my generation!" Đây cũng là ca khúc đầu tiên mà guitar bass được sử dụng để chơi solo thay vì guitar lead. Và thay vì kết thúc bài hát theo những cách thông thường, the Who chọn kết thúc ca khúc bằng tiếng feedback guitar chói tai sau loạt trống như sấm rền tạo ra bằng những cú thúc trống bass đôi dồn dập của Keith Moon.Không có ca khúc nào có thể thể hiện cái tôi của giới trẻ thời đó một cách tuyệt vời và sinh động hơn "My Generation" của the Who.

Được phát hành dưới dạng đĩa đơn năm 1965, "My Generation" đạt hạng nhì tại Anh nhưng chỉ đứng ở vị trí 74 trên Billboard top 100 tại Mỹ vì lúc đó the Who chưa phải là một nhóm thật sự nổi tiếng ở Mỹ và hơn nữa ở Mỹ không có trào lưu mod. Phải đến khi dân hippie Mỹ phát hiện ra "My Generation" và nhận nó làm thánh ca của mình thì ca khúc này mới trở thành bất tử ở ca hai bờ đại dương.

Tính đến nay, "My Generation" đã tròn 40 tuổi và người chấp bút cho nó, tay guitar lừng lẫy thuở nào của the Who Pete Townshend đã trở thành một ông già lục tuần với đôi tai gần như điếc đặc, hậu quả của việc chơi guitar với âm thanh cực lớn. Nhưng đối với người yêu rock nói chung và những người hâm mộ the Who nói riêng, "My Generation" vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu mặc dù thời hippie đã chỉ còn là dĩ vãng.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/7/77/Pete1977.jpg
Người hùng Pete Townshend

-"My Generation" là ca khúc được cover lại nhiều nhất của nhóm the Who với nhiều phong cách khác nhau trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến bảng cover của Patti Smith, Iron Maiden, Phish, Green Day và nhóm rock Xô Viết cũ Gorky Park.

-Gần đây, ca sĩ teenpop Hillary Duff đã khiến nhiều người nổi giận khi đã dám sửa lại câu hát bất hủ: "I hope I die before I get old" bằng câu "I hope I don't die before I get old" trong bảng cover mới của mình.

-Không chỉ là ca khúc biểu tượng của thập niên 60, dân punk rock cũng nhận "My Generation" là một trong những ca khúc định hình phong cách của thể loại punk cuối thập niên 70.

-Cách hát lắp bắp của Roger Daltrey trong ca khúc này đã gây khá nhiều tranh cãi. Người thì bảo rằng đó là cách thể hiện sự giận dữ. Người thì cho rằng đó là sự mô phỏng cách nói tiếng được tiếng mất của dân mod khi phê speed (tiếng lóng của chất aphetamine). BBC lúc đầu đã cấm phát ca khúc này vì cho rằng sẽ làm cho những người bị tật nói lắp bẩm sinh giận dữ. Còn đối với the Who, nhóm giải thích rằng cách hát đó của Daltrey là do chịu ảnh hưởng từ ca khúc "Stutter Blues" của huyền thoại blues Johnny Lee Hooker.

-Có lẽ trong bốn thành viên của the Who, tay trống quậy Keith Moon là người sống đúng với lời hát của bài "My Generation" nhất. Tay trống lừng lẫy của nhạc rock đã chết ở tuổi 32, "trước khi kịp già" sau những tháng ngày chơi bời say sưa bất tận.

- Khi viết ca khúc này, lúc đầu Pete đã viết "Why don''t you all fu...fu...f*ck away?" Nhưng dưới sức ép của hãng đĩa, Roger Daltrey đã phải hát chữa lại thành " Why don''t you all fa...fa...fade away?"

-Một trào lưu đối lập với mods trong những năm đầu thập niên 60 ở Anh là trào lưu rockers (cũng không phải là ám chỉ các tay chơi rock). Các rockers thường để tóc kiểu Elvis Presley, mặc đồ da và đi môtô phân khối lớn. Giữa các băng nhóm mods và rockers thường xảy ra những vụ đụng độ nảy lửa. Trong bộ phim "A Hard Day's Night" nổi tiếng của Beatles, Ringo Starr đã trả lời một cách dí dỏm rằng : "I'm a mocker!" khi được hỏi anh là người theo trào lưu rockers hay là mods.

hoaly_kho
02-11-2006, 08:17 PM
link bài hát You really got me

http://www.mediamungo.com/beta/mediamungo.php?media=31809&fs=1288292
1/ Girl, you really got me goin'. You got me so I don't know what I'm doin'. Yeah, you really got me now. You got me so I can't sleep at night
Yeah, you really got me now. You got me so I don't know what I'm doin', now. Oh yeah, you really got me now You got me so I can't sleep at night

Chorus: You Really Got Me (3 times)

2/ See, don't ever set me free I always wanna be by your side
Girl, you really got me now. You got me so I can't sleep at night
Yeah, you really got me now. You got me so I don't know what I'm doin', now. Oh yeah, you really got me now. You got me so I can't sleep at night

Chorus: You Really Got Me (3 times)
Oh no... (solo)
(2/ then Chorus)

Jimmy Page
04-11-2006, 04:45 AM
LIKE A ROLLING STONE - BOB DYLAN

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f2/Like_a_Rolling_Stone.jpg


Once upon a time you dressed so fine
You threw the bums a dime in your prime, didn't you?
People'd call, say, "Beware doll, you''re bound to fall"
You thought they were all kiddin' you
You used to laugh about
Everybody that was hangin' out
Now you don't talk so loud
Now you don't seem so proud
About having to be scrounging for your next meal.

How does it feel
How does it feel
To be without a home
Like a complete unknown
Like a rolling stone?

You've gone to the finest school all right, Miss Lonely
But you know you only used to get juiced in it
Nobody has ever taught you how to live out on the street
And now you're gonna have to get used to it
You said you'd never compromise
With the mystery tramp, but now you realize
He's not selling any alibis
As you stare into the vacuum of his eyes
And say do you want to make a deal?

How does it feel
How does it feel
To be on your own
With no direction home
A complete unknown
Like a rolling stone?

You never turned around to see the frowns on the jugglers and the clowns
When they all did tricks for you
You never understood that it ain't no good
You shouldn't let other people get your kicks for you
You used to ride on the chrome horse with your diplomat
Who carried on his shoulder a Siamese cat
Ain't it hard when you discover that
He really wasn't where it's at
After he took from you everything he could steal.

How does it feel
How does it feel
To be on your own
With no direction home
Like a complete unknown
Like a rolling stone?

Princess on the steeple and all the pretty people
They're all drinkin' thinkin' that they got it made
Exchanging all precious gifts
But you'd better take your diamond ring, you'd better pawn it babe
You used to be so amused
At Napoleon in rags and the language that he used
Go to him now, he calls you, you can't refuse
When you got nothing, you got nothing to lose
You''re invisible now, you got no secrets to conceal.

How does it feel
How does it feel
To be on your own
With no direction home
Like a complete unknown
Like a rolling stone?

Khi nói về luật nhân quả, người ta thường nghĩ nhiều đến triết lí của đạo Phật hoặc triết lí phương Đông, vì đối với phương Tây, nhân quả không hẳn là một phạm trù khá quen thuộc. Càng hiếm hoi hơn nữa khi luật nhân quả được đề cập đến trong một ca khúc nhạc rock ở thời kì tiền hippie ở Mỹ. Ca khúc nổi tiếng "Like a Rolling Stone" của Bob Dylan đã phần nào giới thiệu triết lí nổi tiếng này của phương Đông vào trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ.

Vào năm 1965, Bob Dylan đã trở thành một biểu tượng của nhạc folk Mỹ như một "người hát thơ kì tài". Không chải chuốt và được lăng xê một cách phô trương như Elvis, Bob Dylan chiếm được tình cảm của mọi người, nhất là giới trẻ trí thức bằng cây guitar gỗ, giọng hát lè nhè đùa cợt và hơn hết là những ca khúc mang đậm chất triết lí sâu sắc. Trong những năm đầu thập niên 60, cùng với người yêu và người đồng chí Joan Baez, Bob Dylan lang thang trên khắp nước Mỹ để mang lời ca tiếng hát của mình đấu tranh cho quyền công dân và tự do hoà bình.

Năm 1965 là một năm đầy thay đổi quan trọng của Bob. Ông chia tay với người yêu Joan Baez, gặp nhóm Beatles, bắt đầu cổ suý cho việc sử dụng chất ma tuý và quan trọng hơn hết là tạm thời từ bỏ "chủ nghĩa xê dịch" và sử dụng nhạc cụ điện tử để thu âm và chơi nhạc. "Like a Rolling Stone" ra đời vào thời gian "ở ẩn" này của Bob Dylan. Ca khúc dài sáu phút xoay quanh cuộc đời của một cô tiểu thư bị sa cơ. Lúc còn thời, cô nàng đỏng đảnh này tiêu tiền như rác nhưng chẳng bao giờ cúi xuống để giúp đỡ những người cơ nhỡ. Cô tự cho mình là thông minh và xinh đẹp nên không thèm đếm xỉa đến những lời cảnh báo về tương lai. Đùng một phát mọi sự thay đổi, cô tiểu thư lá ngọc cành vàng bị vất ra đường, không nhà không cửa. Cô bắt đầu học cách đứng xếp hàng để lãnh những bữa ăn từ thiện, biết học những mánh khoé của dân bụi đời để kiếm ăn hàng ngày. Phần điệp khúc nửa như mỉa mai, nửa như thương xót: " Em cảm thấy thế nào khi trở thành một kẻ không nhà, lang thang vô định như một hòn đá lăn." Tham gia thu âm ca khúc này là ban nhạc gồm toàn những tên tuổi phòng thu nổi tiếng của âm nhạc Mỹ thời bấy giờ như Mike Bloomfield, Al Kooper, Paul Griffin và Bobby Gregg. Khi thu âm ca khúc này, thay vì dùng thủ thuật cắt dán từng đoạn ăn ý với nhau và loại bỏ những đoạn bị lỗi, Bob Dylan yêu cầu được thu âm trọn vẹn từ đầu đến cuối một cách liên tục để tránh bị cắt đứt dòng cảm xúc. Ban nhạc và Bob đã phải thu đi thu lại toàn bộ ca khúc đến gần 30 lần mới tìm được bảng thu âm ăn ý để đưa vào album "Highway 61 Revisited".

Phát hành dưới dạng đĩa đơn tháng 7 năm 1965, "Like A Rolling Stone" là ca khúc đầu tiên có chiều dài vượt mức qui định 3 phút cho một mặt đĩa. Mặc dù vậy, ca khúc vẫn trụ ba tháng trên bảng xếp hạng của Mỹ và leo lên đến vị trí số hai, một kết quả không tồi chút nào. Tháng 7/65, Bob Dylan xuất hiện trong festival nhạc folk thường niên tại Newport. Khác với những lần xuất hiện trước, Bob mang theo dàn nhạc blues chơi nhạc cụ điện tử the Paul Butterfield Blues Band và trình bày những ca khúc của mình, trong đó có ca khúc mới "Like a Rolling Stone" bằng đàn điện. Sự thay đổi đó khiến cho nhiều fan ruột của ông phẫn nộ vì trước đây Bob Dylan là hiện thân của dòng nhạc folk "thuần khiết" với âm thanh mộc mạc đàn thùng và harmonica. Việc dừng rong ruổi trên khắp nước Mỹ để đem tiếng nhạc của mình đến mọi nơi của Bob đã làm lắm kẻ thất vọng. "Like a Rolling Stone" phát hành trong lúc đó dường như không hợp thời điểm cho lắm vì chủ nghĩa hippie mà Bob theo đuổi tôn thờ cuộc sống "không cần nghĩ đến ngày mai, sống hết mình cho ngày hôm nay". Và cuối cùng, việc ông xuất hiện cùng cây đàn guitar điện trên tay như giọt nước làm tràn li nước đã đầy. Bob Dylan đột nhiên từ một vị thánh trở thành kẻ tội đồ trong lòng rất nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, đối với một số fan mới và những người cấp tiến, việc "điện tử hoá" một Bob Dylan rất được ủng hộ như một nỗ lực làm mới mình. Sau này Bob Dylan mới tiết lộ rằng, khi dự định chuyển sang chơi nhạc cụ điện tử, ông đã rất phân vân vì biết rằng phản ứng của một số người sẽ khá tiêu cực. Chính vì thế ông đã viết phần điệp khúc của "Like a Rolling Stone" ví mình như hòn đá lăn bất định và ông cũng chấp nhận nếu có bị "sa cơ lỡ vận" và bị hắt hủi như nhân vật trong bài hát của mình. Rất may cho Bob Dylan và cũng rất may cho âm nhạc, các fan hâm mộ nhanh chóng bỏ qua "lỗi lầm" của vua nhạc folk và đón nhận "Like a Rolling Stone" như một trong những ca khúc xuất sắc nhất trong lịch sử nhạc rock nói chung và của Bob Dylan nói riêng.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Joan_Baez_Bob_Dylan.jpg
Joan Baez & Bob Dylan


Có thể bạn chưa biết:

*Về Bob Dylan:

-Bob Dylan tên thật là Robert Zimmerman, xuất thân từ một gia đình Do Thái gốc Nga và Ukraine. Ông đổi họ thành Dylan do ngưỡng mộ nhà thơ Dylan Thomas, một nhà thơ rất tự do và phóng túng trong phong cách của Mỹ.

-Bob Dylan là nhạc sĩ có thâm niên nhất trong lịch sử âm nhạc. Bắt đầu thu âm từ năm 1956, đến nay năm 2005, Bob vẫn phát hành album và lưu diễn. Với tuổi nghề "50 năm vẫn chạy tốt", Bob xứng đáng là một trong những bậc tiền bối của nhạc rock.

-Bob Dylan có một mối quan hệ khá mật thiết với nhóm Beatles. Ông là người đầu tiên giới thiệu Beatles với chất marijuana, được biết đến với cái tên "acid" lúc bấy giờ. Các ca khúc của Beat như " I''m a Loser" và "You Gotta Hide Your Love Away" đều được viết theo phong cách của Bob Dylan. Ngoài ra ông còn cùng George Harrison, Tom Petty, Roy Orbison và Jeff Lynn lập nên siêu nhóm "the Travelling Wilburys" trong thập niên 80.

-Cựu ca sĩ/bassist Sting của nhóm Police đã ví Bob Dylan như một ngọn kim tự tháp trong nhạc rock mà mọi người đều phải lùi ra xa để chiêm ngưỡng và thán phục.

-Con trai của Bob Dylan, Jakob Dylan cũng nối nghiệp cha với ban nhạc alternative the Wallflowers. Nhóm này nổi đình đám được vài năm rồi ngủm củ tỏi. Ông Dylan con cũng chẳng nghe nói đến nhiều. Thế mới biết, làm con của một người nổi tiếng không phải là một điều dễ dàng cho lắm nhất là khi bố con cùng nghề.

- Bài hát Mr. Tambourine Man của Bob sáng tác sau này đã được Byrds phóng tác thêm vào guitar điện. Cả 2 tác phẩm này đều lọt vào 500 bài hát hay nhất của Rolling Stone. Đây là trường hợp cực kì hiếm gặp

Về ca khúc "Like a Rolling Stone":

-Một trong những ngộ nhận tiêu biểu nhất của nhạc rock là có rất nhiều người lầm tưởng nhóm rock Anh the Rolling Stones đã đặt tên nhóm dựa trên ca khúc của Bob. Thực tế, nhóm Stone ra đời 2 năm trước khi ca khúc của Bob Dylan được sáng tác. Cái tên Rolling Stones của nhóm Stones được lấy từ câu tục ngữ của Pháp: "Những hòn đá lăn không bao giờ bám rêu". Còn "Rolling Stone" trong ca khúc của Bob Dylan ám chỉ một kẻ lang thang vô định.

-Trong suốt nhiều năm liền, "Like a Rolling" được Bob Dylan sử dụng làm ca khúc kết thúc buổi diễn của mình.

-Nhiều người cho rằng "Like a Rolling Stone" được viết cho Edie Sedgwick, cô người mẫu, người tình của Andy Warhol đồng thời cũng là người tình của Bob lúc bấy giờ. Edie cũng được Bob lấy làm cảm hứng để sáng tác các ca khúc "Just Like a Woman", "Lay Lady Lay" và "Leopardskin Pillbox Hat".

-Năm 2004, tạp chí Rolling Stone bầu chọn "Like a Rolling Stone" là ca khúc xuất sắc nhất của mọi thời đại dựa trên sự bầu chọn của 172 nhân vật có máu mặt trong công nghệ thu âm. Tuy nhiên, Bob Dylan khá lãnh đạm với vinh dự này vì theo ông những cuộc bầu chọn không có giá trị ổn định.

-Sếp nhạc rock Bruce Springsteen trong bài phát biểu đề cử Bob Dylan và bảo tàng Rock and Roll Hall of Fame đã nhắc đến ca khúc "Like a Rolling Stone" như "một cú đá mở toang cửa sổ nhận thức hạn hẹp của tâm hồn"

Jimmy Page
04-11-2006, 04:56 AM
A DAY IN THE LIFE - THE BEATLES

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/6/67/Pepper%27s.jpg


I read the news today oh boy
About a lucky man who made the grade
And though the news was rather sad
Well I just had to laugh and
I saw the photograph and
He blew his mind out in a car
He didn't notice that the lights had changed
A crowd of people stood and stared
They''d seen his face before
Nobody was really sure
If he was from the House of Lords.

I saw a film today oh boy
The English Army had just won the war
A crowd of people turned away
but I just had to look
Having read the book.
I'd love to turn you on

Woke up, fell out of bed,
Dragged a comb across my head
Found my way downstairs and drank a cup,
And looking up I noticed I was late.
Found my coat and grabbed my hat
Made the bus in seconds flat
Found my way upstairs and had a smoke,
Somebody spoke and I went into a dream

I read the news today oh boy
Four thousand holes in Blackburn, Lancashire
And though the holes were rather small
They had to count them all
Now they know how many holes it takes to fill the Albert Hall.
I'd love to turn you on.

Đó là một buổi sáng tháng 1 năm 1967 khi nhóm Beatles đang bắt tay vào thu âm album nổi tiếng "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band". John Lennon tỉnh dậy, vớ vội lấy tờ nhật báo Daily Mail vừa đọc vừa chơi đàn piano. Giai điệu đến một cách bất chợt cungkết hợp một cách hài hoà với những mẫu tin tức trên báo. Lennon lẩm nhẩm hát :"I read the news today oh boy..." Hai mẫu tin gây chú ý cho John trên tờ báo hôm đó là cái chết do tai nạn giao thông của Tara Browne, người thừa kế của hãng bia Guinness, đồng thời cũng là một người bạn thân của nhóm Beatles. Tin thứ hai là về kế hoạch lấp hơn 4000 lỗ hổng trên những con đường vùng Blackburn, Lancashire. Thế là một cách tự nhiên, John đưa hai mẫu tin đó vào bài hát mới của mình. Phần lời còn lại về cuốn phim trong đó quân đội Anh thắng trận là những kỉ niệm của John khi đóng bộ phim "How I Won the War" năm 1966.

Ca khúc mới được tạm gọi là "In the Life of..." được viết theo kiểu "một giai điệu" (single-verse) tức là không có phần điệp khúc hoặc hợp xướng. Cảm thấy ca khúc vẫn thiếu thiếu một cái gì đó, John tìm đến Paul nhờ giúp sức. Một điều trùng hợp là Paul vừa có một đoạn của một sáng tác mới về những kỉ niệm thời còn thiếu niên tại Liverpool. Thế là hai bài hát chưa hoàn chỉnh được ráp nối với nhau bằng một đoạn 24 khuông nhạc để trống. Để tạo hiệu ứng đặc biệt, phụ tá của nhóm Beatles lúc bấy giờ là Mal Evans được phân công đếm từng ô nhịp từ 1 đến 24. Giọng đếm của Evans được khuyếch đại từ từ và tăng echo dần lên. Đến ô nhịp thứ 24, một chiếc đồng hồ báo thức được cài sẳn sẽ reng chuông để báo hiệu chuyển sang phần nhạc của Paul. Lúc đầu tiếng chuông báo thức được dự định loại khỏi bản thu âm chính thức, nhưng vì phần ca khúc của Paul bắt đầu với "Woke up, got out of bed..." nên George Martin quyết định giữ tiếng chuông báo thức lại như một sự trùng hợp ngộ nghĩnh.

Khoảng trống 24 ô nhịp giữa hai đoạn nhạc vẫn là một thách đố với cả nhóm Beatles lẫn George Martin vì nó vẫn không thể làm tròn trách nhiệm là làm cho bài hát được liền mạch. Paul McCartney đề nghị sử dụng một dàn nhạc giao hưởng 91 người để chơi một đoạn nhạc nối liền khoảng trống đó. Nhưng đối với những nhạc sĩ giao hưởng cổ điển, việc chơi ngẫu hứng là một điều cấm kị nên họ từ chối tham gia. Hơn nữa việc chi cho một dàn nhạc giao hưởng để chơi một đoạn nhạc ngắn là một điều phung phí không thể chấp nhận. Không bỏ cuộc, Paul đã thuyết phục George Martin viết một đoạn hoà âm ngắn 24 khuông nhạc và mướn dàn nhạc gồm 40 nhạc sĩ để thu âm đoạn đó. Kết quả là đoạn "cực khoái âm nhạc" được sáng tác trong đó tất cả các nhạc cụ chơi từ nốt E thấp nhất dần lên đến nốt E cao nhất mà tai người có thể nghe thấy và chơi từ nhỏ đến lớn dần. Phần hợp tấu này tiếp tục được sử dụng để kết thúc ca khúc với tiếng piano ngân dài đến 45 giây. Tiếng piano này là kết quả của ba cây piano được John, Paul ,Ringo, George (Martin) và Mal Evans chơi cùng một lúc.

Ê kíp sản xuất "Sgt. Pepper" đã mất hơn 36 giờ để thu âm hoàn chỉnh ca khúc " A Day in the Life", một thời gian kỉ lục để thu âm một ca khúc. So với album đầu "Please Please Me" hoàn tất chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ, " A Day in the Life" quả là một kì công trong phòng thu. Số tiền bỏ ra cũng tốn kém không ít. Riêng cho dàn nhạc 40 người, George Martin đã phải chi gần 400 bảng Anh, một số tiền không nhỏ thời đó. Đã vậy để ăn mừng, nhóm quyết định mở một party ngay tại phòng thu với tất cả các nhạc sĩ tham gia thu âm và một số khách mời như Mick Jagger, Keith Richards, Marriane Faithfull....Buổi tiệc này được thu hình làm video quảng bá cho ca khúc " A Day in the Life"

" A Day in the Life" được đánh giá như một kì công trong lĩnh vực thu âm do sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn nhạc pop và nhạc cổ điển theo phong cách nghệ thuật tiên phong avant garde và trường phái nghệ thuật ấn tượng. Sự thành công trong việc thu âm ca khúc này đã nâng giá trị một ca khúc nhạc pop từ một nhạc phẩm mang tính thương mại cao lên tầm một tác phẩm nghệ thuật thật sự. Nếu như bạn nghe ca khúc mà không thấy có gì đặc biệt thì có lẽ bạn cũng là người không có gì đặc biệt

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/76/Beatles_James_Paul_McCartney_1964.jpg

Có thể bạn chưa biết:

-George Martin trước khi nhận làm nhà sản xuất cho Beatles chưa từng có kinh nghiêm với một nhóm nhạc rock nào cả. Ông là người phụ trách sản xuất các tác phẩm cổ điển và hài kịch cho hãng NEMS.

- "A Day in the Life" được tạp chí Q của Anh xếp hạng nhất trong top 50 ca khúc hay nhất của Anh.

-Khi phát hành, ca khúc này bị đài BBC cấm phát trong một thơì gian dài vì họ cho rằng phần ca từ : "I''''d love to turn you on!" và "Found my way upstairs and had a smoke, Somebody spoke and I went into a dream" ám chỉ việc phê ma tuý.

-Tai nạn xe hơi trong bài hát được đồn thổi là nói về cái chết của Paul McCartney.

-Sau vụ khủng bố 911, các đài phát thanh ở Mỹ lập ra một danh sách các ca khúc tạm thời ngưng phát để tránh chạm vào vết thương lòng của gia đình những nạn nhân trong đó có "A Day in the Life"

-Đến nay, vẫn còn một số người mê tín không nghe ca khúc này khi đang lái xe vì họ cho rằng ca khúc này mang đến điềm gở.

-Sau khi ca khúc kết thúc khoảng 30 giây, người nghe có thể nghe câu "Never could see any other one!" được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là lỗi kĩ thuật khi thu âm, George Martin đã nối nhầm một cuộn băng khác vào "A Day in the Life" nhưng sau đó nhóm quyết định không xoá nó đi. Nhóm the Who trong album "Sells Out" phát hành vài tháng sau đó đã nhại lại lỗi kĩ thuật này bằng cách phát đi phát lại câu "Track Records" ở cuối đĩa.

Jimmy Page
04-11-2006, 05:01 AM
LAYLA - DEREK AND THE DOMINOS

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/a/a7/LaylaCover.jpg

What will you do when you get lonely,
No one waiting by your side?
You've been running and hiding much too long.
You know it's just your foolish pride.

Chorus: Layla, you got me on my knees.
Layla, i'm begging darlin' please.
Layla, darling won't you ease my worried mind?

Tried to give you consolation
Your old man let you down.
Like a fool, I fell in love with you,
You turned my whole world upside down.

Chorus

Make the best of the situation,
Before I finally go insane.
Please don't say we'll never find a way,
Or tell me all my love's in vain.

Người nghe rock nói chung và những người hâm mộ ngón đàn điêu luyện của "thượng đế" Eric Clapton nói riêng, không ai không biết đến tình khúc "Layla" bất hủ mà Eric Clapton đã viết cho Pattie Boyd, vợ của George Harrison, để bày tỏ tình yêu say đắm của mình. Tuy nhiên, rất ít người biết đến ca khúc này đã ra đời như thế nào. Đằng sau bài hát bất hủ và mối tình lãng mạn này là cả một câu chuyện.

Những năm cuối thập niên 60 chứng kiến sự tuột dốc thê thảm của Eric Clapton. Sau khi siêu nhóm Cream tan rã do những bất đồng về mặt tài chính, Eric tham gia vào nhiều nhóm nhạc yểu mệnh khác nhau như Blind Faith và Delaney and Bonnie nhưng không tạo được dấu ấn nào đáng kể. Những thất bại trong sự nghiệp đã khiến Eric chìm trong rượu và ma tuý. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bê tha của huyền thoại guitar trong giai đoạn này chính là mối tình gần như tuyệt vọng của ông đối với Pattie Boyd, vợ người bạn thân, đồng thời cũng là một tay guitar nổi danh bấy giờ, George Harrison của nhóm Beatles. Khi hai huyền thoại guitar Anh Quốc này gặp nhau những năm 67-68, một tình bạn khắng khít giữa hai người đã được thành lập. Eric Clapton đã tham gia vào thu âm ca khúc "While My Guitar Gently Weeps" của George trong The White Album và ngược lại, George cũng cho mượn tiếng đàn của mình trong ca khúc "Badge", một ca khúc khá nổi tiếng của nhóm Cream. Tuy nhiên, tình bạn giữa George và Eric càng phát triển thì Eric lại phát hiện ra mình đã yêu vợ của bạn mình, người mẫu Pattie Boyd, một cách say đắm. Không thể mở lời, Eric đành chôn mối tình câm của mình vào rượu và ma tuý.

Để vực dậy tinh thần của Eric, một người bạn của anh theo đạo Hồi của anh lúc bấy giờ là Ian Dallas đã tìm cách khuyên Eric cải sang đạo Muslim. Anh cho Eric mượn tập thơ của nhà thơ cổ đại Ba Tư Nezami đọc cho giải khuây. Một trong những bài thơ tác động mạnh đến Eric trong tập thơ đó là bài thơ về chuyện tình đầy nước mắt của nàng Layla và chàng Majnun. Nàng Layla bị cha ép gả cho một người giàu có đã khiến chàng Majnun đau khổ đến mất trí. Eric lập tức liên tưởng đến sự đau khổ của mình trong mối tình tuyệt vọng với Pattie Boyd. Bài thơ tình cổ đại đã trở thành cảm hứng để Eric sáng tác ca khúc "Layla" bất hủ.

Lúc này, Eric tập họp những thành viên của nhóm nhạc vừa tan rã Delaney and Bonnie để lập nên nhóm Derek and the Dominos. Đây là một nhóm nhạc mà theo sự đánh giá của Eric là mỗi thành viên đều rất có triển vọng và kinh nghiệm tốt. Khi Eric viết "Layla", tay trống của nhóm Dominos là Jim Gordon cũng đang viết một tác phẩm bằng piano. Eric rất thích đoạn piano solo mà Jim Gordon sáng tác nên ông đã thuyết phục Jim cho mình sử dụng đoạn sáng tác ấy trong ca khúc "Layla" và được Jim đồng ý. Đó là đoạn solo piano được nghe ở cuối ca khúc.

Tham gia thu âm ca khúc này với nhóm Dominos là tay guitar cự phách của nhóm Allman Brothers, Duane Allman. Mặc dù còn trẻ tuổi, Allman đã vang danh như một trong những tay guitar thể loại southern rock hàng đầu ở Mỹ với ngón slide guitar tuyệt vời. Sau khi tham gia với tư cách khách mời trong một buổi diễn của nhóm Dominos, Allman đã được Eric Clapton đề nghị cùng thu âm cho album mới của mình.

So với chuẩn mực của các ca khúc rock thời bấy giờ, "Layla" là một ca khúc khá lạ. Được mở đầu bằng câu riff rất đặc trưng chơi ở nhiều quãng tám khác nhau của âm giai Dm, bài hát "rớt" ngay xuống âm giai C#m một cách đột ngột phần giai điệu chính với giọng hát và ngón đàn khắc khoải đầy tâm trạng của Eric. Sự dồn nén được bộc phát mãnh liệt trong phần điệp khúc nửa như cuồng nộ, nửa như van xin và cuối cùng, sau khi nổi niềm thầm kín đã được giải bài, ca khúc kết thúc một cách thư thái và thanh thản bằng tiếng piano solo của Jim Gordon và ngón đàn slide réo rắt của Duane Allman. Nội dung của bài hát là tâm trạng đau khổ của chàng Majnun/Eric Clapton gửi đến nàng Layla/Pattie Boyd. Trong thời gian này, cuộc hôn nhân của George Harrison và Pattie đã có những rạng nứt. Mối quan tâm hàng đầu của George Harrison là những dự án thu âm solo sau khi Beatles tan rã, triết học và tôn giáo phương đông cùng với những chương trình từ thiện. Pattie Boyd cảm thấy bị bỏ rơi và Eric đã nhiều lần công khai bày tỏ tình cảm của mình. Tuy nhiên nàng Layla của Eric vẫn lãnh đạm thờ ơ trước những lời tỏ tình đó khiến chàng Majnun/Eric ngày càng trở nên sầu muộn. Để thu âm ca khúc này, Eric và Duane đã phải thu phần rhymth guitar, lead guitar và slide guitar riêng từng track và sử dụng kĩ thuật thu chồng tiếng (overdub) để đưa chúng vào bài hát.

Khi phát hành album "Layla and Other Assorted Love Songs", Eric và nhóm Dominos đặt hết niềm tin và hi vọng vào sự chiến thắng của ca khúc chủ đạo "Layla" trên bảng xếp hạng. Riêng đối với Eric, ông còn mong "Layla" sẽ làm động lòng người đẹp Pattie Boyd. Tuy nhiên, bao nhiêu kì vọng đều vỡ tan như bọt nước khi cả album lẫn ca khúc "Layla" đều không có tên trong bảng xếp hạng. Các đài phát thanh từ chối phát "Layla" vì nó quá dài so với thời lượng 3 phút để phát một ca khúc. Lúc bấy giờ chỉ có những nhóm nổi tiếng như Beatles hay Bob Dylan mới có được cái đặc quyền phát những ca khúc dài trên sáu phút trên sóng phát thanh. Đối với một nhóm "vô danh tiểu tốt" như Derek and the Dominos, đây là một điều không tưởng. Nguyên nhân chính của sự thất bại về mặt thương mại của "Layla" là do không biết vô tình hay hữu ý mà công ty phát hành đĩa đã "quên" sử dụng cái tên Eric Clapton để làm một dụng cụ tiếp thị có hiệu quả. Giới nghe nhạc lúc đó hầu như không ai biết được rằng Derek & the Dominos lại là nhóm nhạc của Eric Clapton. Tên của Eric được ghi khiêm tốn bên trong bìa đĩa cùng với các thành viên khác. Vì thế "Layla" không hề được cất nhắc lên đúng tầm của nó. Nhưng điều tồi tệ hơn là khi Eric tặng Pattie ca khúc tâm huyết của mình, cô nàng vẫn thờ ơ lạnh nhạt. Tai hoạ lại tiếp tục giáng xuống khi Duana Allman, người cùng thu âm ca khúc "Layla" với Clapton thiệt mạng trong một tai nạn xe gắn máy không lâu sau đó. Thất bại nối tiếp thất bại, Eric chán nản giải tán nhóm Dominos để rồi tiếp tục chìm vào những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng trong vài năm tiếp theo.
Khi "Layla" tưởng chừng như rơi vào quên lãng thì năm 1972, một nhà sản xuất khôn ngoan đã đưa ca khúc này vào album tuyển "the History of Eric Clapton" và tung ra thị trường. Gần như lập tức, "Layla" thu hút được sự chú ý của giới hâm mộ lẫn các nhà phê bình. Ca khúc leo lên hạng #7 ở Anh và hạng #10 ở Mỹ, một sự tưởng thưởng khá xứng đáng. Các tạp chí có uy tín về âm nhạc bắt đầu ca ngợi "Layla" như một trong những tình khúc bất hủ của nhạc rock. Hiện nay, "Layla" của Eric Clapton luôn có mặt ở những thứ hạng cao trong những cuộc bầu chọn các ca khúc kinh điển của nhạc rock bên cạnh những tượng đài bất hủ khác như "Stairway to Heaven" hay "Highway Star".

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/2/2d/Picture_of_Dominos_%28without_Allman%29.jpg

Để tránh những rắc rối về mặt hợp đồng, George Harrison đã kí tên L'Angelo Misterioso khi thu âm ca khúc "Badge" cùng với nhóm Cream. Anh cũng là tác giả của ca khúc này.

-Pattie li dị George năm 1977 và kết hôn với Eric hai năm sau đó. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến tình bạn của hai tay guitar nổi tiếng. George đã tham gia đám cưới của vợ cũ và bạn minh cùng với Ringo Starr, Paul McCartney trong tư cách phụ rể.

-Mặc dù khá gian nan để có được tình yêu của Pattie, Eric lại không biết quí trọng nó. Năm 1985, Eric và Pattie li thân sau khi Pattie phát hiện ra Eric có mối quan hệ trên mức tình cảm với người mẫu Ý Lori del Santo. Cả hai li dị năm 1988.

-Không những Eric Clapton mới là kẻ khốn khổ về sắc đẹp của Pattie Boyd. John Lennon, Mick Jagger và Ronnie Wood cũng từng thú nhận là đã phải lòng người đẹp.

-Pattie Boyd là cảm hứng chính trong những sáng tác của George Harrison bao gồm "Something", "For You Blues", " I Need You", "Think For Yourself" và "So Sad". Về phần Eric Clapton, ngoài "Layla", Eric cũng viết nhiều ca khúc khác cho Boyd như "Wonderful Tonight", "Never Make You Cry" và "Pretty Girl".

- Cô em gái của Pattie Boyd là Jenny Boyd cũng khiến cho nhiều trái tim rocker tan nát. Khi cô kết hôn với Mick Fleetwood của nhóm Fleetwood Mac, Donovan Leitch "Bob Dylan" của Anh quốc cũng đã sáng tác một ca khúc tình tuyệt vọng " Jennifer Juniper" dành tặng cho Jenny. Ca khúc này tuy không nổi tiếng bằng "Layla" nhưng vẫn là một ca khúc hit của thập niên 70.

-Khuông mặt phụ nữ trên bìa album "Layla" chính là chân dung được cách điệu của Pattie Boyd qua nét vẽ của Fransend de Schonberg.

-Guitarist Andy Summer của nhóm Police đã đặt tên con gái mình là Layla dựa trên ca khúc này.

-"Layla" được xếp hạng 27 trong tổng số 500 ca khúc hình thành nên Rock and Roll của tạp chí Rolling Stone và hạng 17 trong top 100 solo guitar hay nhất mọi thời đại.

-Năm 1992, phiên bản Unplugged của "Layla" đã đưa ca khúc này trở lại bảng xếp hạng ở vị trí 12. Đây là một điều vô cùng hiếm xảy ra. Ngoài Eric Clapton, chỉ có Neil Sedaka có ca khúc được chơi bằng hai phong cách khác nhau cùng có mặt trên bảng xếp hạng.

-Kĩ thuật slide guitar xuất xứ từ Hawaii sau đó du nhập vào Mỹ một cách nhanh chóng. Người chơi slide guitar thường sử dụng một ống kim loại hoặc thuỷ tinh lướt trên dây đàn để tạo nên âm thanh đặt trưng. Cây guitar khi được sử dụng để chơi slide thường được lên dây theo kiểu hợp âm E mở, D mở hoặc G mở. Slide guitar thường được sử dụng nhiều trong nhạc blues, country và southern rock. George Harrison là một trong những tay guitar đầu tiên của Anh đã đưa slide guitar vào rock and roll.

-Cây guitar Fender Stratocaster mang tên "Brownie" được Eric sử dụng để thu âm "Layla" được bán với giá trên nừa triệu dollar trong một cuộc đấu giá từ thiện gần đây.

-Cái tên Derek & the Dominos là kết quả của sự đọc sai chữ viết tay của Eric Clapton : "Eric and the Dynamos"

Jimmy Page
07-11-2006, 10:08 AM
WAR PIGS - BLACK SABBATH

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/a/a6/BlackSabbathParanoid.jpg

Generals gathered in their masses
Just like witches at black masses
Evil minds that plot destruction
Sorcerors of death''s construction

In the fields, the bodies burning
As the war machine keeps turning
Death and hatred to mankind
Poisoning their brainwashed minds
O Lord yeah!

Politicians hide themselves away
They only started the war
Why should they go out to fight?
They leave that role to the poor

Time tells their empowered minds
Making war just for fun
Treating people just like pawns in chess
Oh when will their judgement day come?
Yeah!

Now in darkness, world stops turning
Ashes where their bodies burning
No more war pigs have the power
Hand of God has struck the hour

Day of judgement, God is calling
On their knees, the war pigs crawling
Begging mercy for their sins
Satan, laughing, spreads his wings
O Lord yeah!

Nhắc đến một trong những vị "khai quốc công thần" của thể loại heavy metal, chắc chắn cái tên đầu tiên mà các metalhead nghĩ đến sẽ không ai khác hơn là Black Sabbath. Mặc dù trước đó, thể loại metal đã được phôi thai qua những đoạn riff guitar bị biến dạng và nhịp trống dồn dập của Kinks, Who hay Steppenwolf, nhưng chính bốn chàng trai từ Birmingham của Black Sabbath mới thực sự có công phát triển thể loại heavy metal thành thể loại nhạc phổ biến của thập niên 70 và 80. Nét đặc trưng của Black Sabbath là tiếng guitar rất nặng và đục của Tony Iommi, những câu bass biến ảo linh hoạt của Geezer Butler, nhịp trống dồn dập của Bill Ward và dĩ nhiên là giọng hát "không đụng hàng" của Ozzy Osbourne. Xuất thân từ một nhóm nhạc blues mang tên Earth, nhóm Sabbath nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi riêng bằng cách kết hợp nhiều phong cách mà chủ yếu là thể loại folk của châu Âu và phần ca từ ma mị hoang đường. Album đầu tiên mang tên nhóm ra đời nhanh chóng đạt được sự ủng hộ của giới hâm mộ trong khi giới phê bình tỏ vẻ khá dè dặt trong những lời khen thưởng. Với những ca khúc về Satan được xem như là kinh điển như "Black Sabbath", "N.I.B", nhóm bắt tay vào thực hiện album thứ hai cũng trong năm 1970.

Một trong những ca khúc đầu tiên được viết cho album thứ hai là "War Pigs" một ca khúc có thiên hướng chống lại cuộc chiến ở Việt Nam và sự tham gia của chính phủ Anh. Không hô hào kiểu hô khẩu hiệu như các ca khúc về hoà bình cùa phong trào hippie trong giai đoạn "Flower Power", "War Pigs" chỉ mặt đặt tên trực tiếp những kẻ gây chiến tranh, những tướng lĩnh, các vị chính trị gia đáng kính, những kẻ trục lợi từ cuộc chiến phi nghĩa. Những kẻ chủ mưu gây chiến tranh đẩy những người nghèo ra trận làm bia đỡ đạn như những con tốt trong ván cờ để bọn chúng được lợi. Nhưng rồi khi ngày phán xét đến, bọn lợn chiến tranh sẽ phải đền tội, đó là luật nhân quả dành cho những kẻ gây tội ác. Mỗi câu kể tội của Ozzy Osbourne được cắt ngang bằng một đoạn riff giận dữ của Tony Iommi khiến cho ca khúc để rồi bùng nổ trong phần điệp khúc khiến người nghe có cảm giác đang ở giữa chiến trường đầy bom đạn hiểm nghèo. Mỗi tiếng thét thất thanh "Oh Lord!" của Ozzy nghe như tiếng thét đau đớn của những người lính tử nạn sa trường. Cả ca khúc nhuốm đầy màu khói lửa tang tóc càng tăng thêm hiệu quả trong việc tố cáo tội ác của những kẻ gây chiến. Lúc đầu nhóm định đặt tên album thứ hai là "War Pigs" nhưng hãng đĩa của Black Sabbath sợ áp lực từ phía những chính trị gia bảo thủ và những kẻ ủng hộ cuộc chiến nên đã đề nghị nhóm đổi tên album. Cuối cùng, ban nhạc đã nhượng bộ và đổi tên album thành "Paranoid", ca khúc được nhóm sáng tác sau cùng. Đối với dân nghe rock "Paranoid" là một album xuất sắc của thể loại metal trong đó hầu như mỗi ca khúc đều trở nên kinh điển. Cùng với "Led Zeppelin IV" và "Machinehead" của Deep Purple, "Paranoid" đã góp phần hình thành nên bộ ba album "chân kinh" của thể loại metal.

Có một bí mật đằng sau ca khúc "War Pigs" mà mãi sau này khi Ozzy phát hành album "the Ozzman Cometh", các fan của Sabbath mới được biết đến là việc "War Pigs" còn có một phiên bản khác. Đây là phiên bản đầu tiên của bài hát mang tên "Walpurgis" kể về buổi lễ Misa của phù thuỷ và quỉ dữ. Walpurgis là một ngày lễ lớn ở các nước Bắc Âu như Phần Lan và Thuỵ Điển nhằm kỉ niệm ngày tử đạo của nữ thánh Walpurga vào đêm 30/4. Tuy nhiên ở Đức, Walpurgisnacht (đêm Walpurgis) bắt đầu từ đêm 30/4 đến hết đêm 1/5 được xem như là đêm của ma quỉ. Theo truyền thuyết, trong đêm Walpurgisnacht tất cả các ma quỉ và phù thuỷ cùng nhau hội họp trên đỉnh núi thiêng Brocken để bày tỏ lòng tôn kính đối với quỉ vương. Vì thế Walpurgis đôi khi còn được nhắc đến như lễ Giáng Sinh của những kẻ theo tà đạo. Trong bài hát của Black Sabbath, buổi lễ Walpurgis được miêu tả với bọn phù thuỷ tụ tập quanh đống than hồng tranh giành nhau những xác chuột chết, một người dân tình cờ đi ngang thấy được cảnh tượng kinh khủng đó đã chạy về làng cầu cứu vị tu sĩ. Nhưng khi vị tu sĩ lên đến đỉnh núi thì quỉ vương xuất hiện và ném ông ta vào hoả ngục. Lời ca khúc được tay bass của Black Sabbath là Geezer Bulter viết nhưng bị cho là quá hãi hùng bởi các thành viên khác cuối cùng phần lời đã được thay đổi hoàn toàn thành "War Pigs" với ý nghĩa tích cực hơn.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f3/Sabbath_main.jpg
Black Sabbath: Geezer Bulter, Ozzy, Tony Iommy và Bill Ward


-Phiên bản "Walpurgis" được Ozzy phát hành trong album tuyển " the Ozzman Cometh" với phần ca từ như sau:

Witches gather at black masses/ Bodies burning in red ashes/ On the hill the church in ruin/ Is the scene of evil doings/ It''s a place for all black sinners/ Watch them eating dead rats'' inners/ I guess it''s the same, wherever you may go/ Oh lord yeah!

Carry banners which denounce the lord/ See me rocking in my grave/ See them anoint my head with dead rat''s blood/ See them stick the stake through me/Oh!

Don''t hold me back cause I just gotta go/ (Sat''n/They) got a hold of my soul now/ Lords got my brain instinct with blood obscene/ Look in my eyes I''m there enough/ Yeah

On the scene a priest appears/ Sinners falling at his knees/ Satan sends out funeral pyre/ Casts the priest into the fire/ It''s the place for all bad sinners./ Watch them eating dead rats'' inners/ I guess it''s the same, whereever you may go/ Oh lord yeah

- Trong buổi diễn live của Black Sabbath năm 1970 tại Paris, Ozzy đã hát lẫn lộn lời của "War Pigs" và Walpurgis" với nhau mà không hề biết.

-Tay bass Geezer Butler là người viết lời cho hầu hết các ca khúc của Sabbath. Là người tin vào ma thuật, Geezer đã đưa những hình ảnh đen tối vào các ca khúc của nhóm.

-Mặc dù tồn tại đến ngày nay với sự tham gia của nhiều giọng ca khác nhau như Dio, Ian Gillan, Ray Gillen, Glenn Hughes và Tony Martin, Black Sabbath vẫn được nhắc đến nhiều nhất với các thành viên nguyên thuỷ mà Ozzy là linh hồn.

- Trong các ca sĩ của Sabbath, Dio, Ian Gillan và Glenn Hughes trước đó đều cộng tác với Ritchie Blackmore. Tony Iommi thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn gần đây là ông luôn bị Ritchie Blackmore phỗng tay trên những ca sĩ hay nhất.

- Tony Iommi từng có ý định bỏ chơi guitar khi hai lóng tay của ông bị tiện đứt trong một tai nạn lao động. Chính ông chủ của Tony lúc bấy giờ đã động viên ông chơi lại đàn bằng cách tặng Tony đĩa hát của Django Reinhardt, một cầm thủ xuất sắc vẫn chơi đàn sau khi bàn tay của ông bị cháy mất ngón giữa và ngón áp út trong một cuộc hoả hoạn. Để khắc phục nhược điểm của mình, Tony đã mang hai chiếc đê khâu bằng da vào hai ngón tay cụt và hạ thấp dây đàn từ E xuống C#.

-Ozzy Osbourne thú nhận rằng mình luôn sợ Tony Iommi ngay cả khi rời Black Sabbath. Theo Ozzy, Tony Iommi luôn đóng vai trò bố già mafia áp đảo tinh thần các thành viên khác.

-Black Sabbath không phải là nhóm đầu tiên hát về ma quỉ và địa ngục như nhiều người lầm tưởng. Người đầu tiên hát về địa ngục là Arthur Brown, một ca sĩ khá "điên" của Anh trong ca khúc "Fire" năm 1968. Sau thành công của "Fire", Arthur Brown được đặt biệt danh là "Lucifer". Ozzy đã xem Arthur Brown như một trong những ảnh hưởng đầu tiên của mình. Trong tuyển tập bốn CD Prince of Darkness, Ozzy đã cover lại "Fire".

-Tony Iommi từng tham gia vào nhóm Jethro Tull trong vòng hai tuần. Ông cùng xuất hiện với nhóm Tull trong cuốn phim nhạc rock "Rock and Roll Circus" của nhóm Rolling Stones bên cạnh Eric Clapton, John Lennon, Mick Jagger và the Who. Trong lần xuất hiện này, Tony sử dụng cây Fender Stratocaster màu trắng chứ không phải cây SG Gibson đã trở thành biểu tượng của ông.

Jimmy Page
07-11-2006, 10:18 AM
STAIRWAY TO HEAVEN - LED ZEPPELIN

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/7/77/LedZeppelinFourSymbols.jpg


There's a lady who's sure all that glitters is gold
And she's buying a stairway to heaven.
When she gets there she knows, if the stores are all closed
With a word she can get what she came for.
Ooh, ooh, and she's buying a stairway to heaven.

There's a sign on the wall but she wants to be sure
'Cause you know sometimes words have two meanings.
In a tree by the brook, there's a songbird who sings,
Sometimes all of our thoughts are misgiven.
Ooh, it makes me wonder,
Ooh, it makes me wonder.

There's a feeling I get when I look to the west,
And my spirit is crying for leaving.
In my thoughts I have seen rings of smoke through the trees,
And the voices of those who stand looking.
Ooh, it makes me wonder,
Ooh, it really makes me wonder.

And it's whispered that soon if we all call the tune
Then the piper will lead us to reason.
And a new day will dawn for those who stand long
And the forests will echo with laughter.

If there's a bustle in your hedgerow, don't be alarmed now,
It's just a spring clean for the May queen.
Yes, there are two paths you can go by, but in the long run
There's still time to change the road you're on.
And it makes me wonder.

Your head is humming and it won't go, in case you don't know,
The piper's calling you to join him,
Dear lady, can you hear the wind blow, and did you know
Your stairway lies on the whispering wind.

And as we wind on down the road
Our shadows taller than our soul.
There walks a lady we all know
Who shines white light and wants to show
How everything still turns to gold.
And if you listen very hard
The tune will come to you at last.
When all are one and one is all
To be a rock and not to roll.

And she's buying a stairway to heaven

Khi nhắc đến những ca khúc xuất sắc nhất của nhạc rock, không ai có thể không nói đến "Stairway to Heaven", ca khúc "vua của các ca khúc". Thật vậy, ai nghe rock mà không biết ca khúc kinh điển này thì coi như là chưa nghe rock. Từ khi ra đời cho đến nay, "Stairway to Heaven" luôn dẫn đầu các cuộc bầu chọn về ca khúc xuất sắc nhất cũng như những câu solo guitar xuất sắc nhất. Theo thống kê của các đài phát thanh nhạc rock ở Anh và Mỹ, "Stairway" luôn là ca khúc được yêu cầu phát sóng nhiều nhất. Đây cũng là ca khúc mà dân chơi guitar từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp quyết tâm tập theo nhất. Tuyệt phẩm của nhạc rock này đã ra đời như thế nào?

Năm 1970, khi nhóm Led Zeppelin đang ở đỉnh cao của sự nghiệp với album thành công vang dội "Led Zeppelin II", bốn chàng trai vàng của hard rock bắt đầu muốn có một sự thay đổi trong âm nhạc của mình. Nhóm đã tìm về vùng đồng quê yên tĩnh Bron Yr Aur xứ Wales để tìm cảm hứng cho những ca khúc mới mang tính "về nguồn" nhạc folk của Anh. Cũng tại đây, Jimmy Page và Robert Plant bắt đầu tìm hiểu về những vấn đề tâm linh và huyền thoại. Một trong những cuốn sách mà Robert Plant đọc lúc bấy giờ là tác phẩm Magic Arts in Celtic Britain của Lewis Spence. Bị cuốn hút bởi những truyền thuyết của người Celt, Robert bắt đầu hình thành ý tưởng về một ca khúc vừa mang tính triết lí, vừa mang tính hoang đường. Trong tác phẩm của Lewis Spence, cụm từ "stairway to heaven" đã gây ấn tượng cho Robert Plant. Anh quyết định sử dụng cụm từ này khi có dịp.

Bẵng đi một thời gian, ý tưởng vẫn là ý tưởng. Robert Plant không thể phát triển ý tưởng của mình thành ca khúc. Sau khi phát hành "Led Zeppelin III", nhóm lại bắt đầu vào việc viết ca khúc mới cho album tiếp theo. Cũng như lần trước, nhóm lại chọn một vùng quê hẻo lánh để hoà mình cùng thiên nhiên và nuôi dưỡng cảm xúc. Địa điểm mà nhóm Led chọn lần này là khu nhà cổ Headley Grange vùng Hampshire. Đây là một trang trại nhỏ, gần như bỏ hoang, biệt lập với thế giới bên ngoài và không có điện. Một đêm bên bếp lửa, Jimmy Page lấy guitar gỗ ra dạo một vài đoạn nhạc và gần như tức thì, Robert Plant lẩm nhẩm hát theo tiếng đàn: "There's a lady who's sure, all that glitters is gold, and she's buying the stairway to heaven". Đó là câu chuyện về một trong số những cô bạn gái hờ của Robert, trong một đêm say rượu và ma tuý đã sử dụng thẻ tín dụng của anh đi mua sắm. Kết quả cô trở về tay không vì thứ cô cần mua là chiếc thang máy cuốn trong khu mua sắm và dĩ nhiên người ta từ chối không bán. Câu chuyện này trở thành đề tài để mọi người trong ban nhạc đùa vui những lúc rảnh rỗi. Những đối với Robert Plant, hình ảnh cô bạn gái đỏng đảnh đòi mua chiếc thang máy cuốn vì nghĩ rằng mình có nhiều tiền và hình ảnh những bậc thang bắc lên thiên đàng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt hình tượng. Robert triết lí trong bài hát :"Không phải tất cả những thứ lấp lánh đều là vàng!" và "Đồng tiền không thể mua được tất cả!" Trong đêm đó, Robert và Jimmy đã viết gần 90% lời của ca khúc và phần lớn giai điệu trên guitar gỗ. Tuy nhiên càng về sau, phần lời của ca khúc càng lan man không theo một chủ đề nhất định. Nó là sự tổng hợp những cảm xúc của Robert Plant khi hoà mình vào không khí trong lành vùng nông thôn cùng với niềm đam mê về thế giới huyền hoặc của những truyền thuyết Celtic và những triết lí mang tính cá nhân theo chủ nghĩa hippie. Nhận thấy đây là một ca khúc hay, nhóm quyết định mang về London để thu âm cho album mới.

Nhóm bắt đầu thu âm ca khúc mới này vào tháng 11 năm 1970 tại Island Studio. Ca khúc được chia làm ba phần chính, phần mở đầu được chơi theo phong cách nhạc folk với đàn guitar thùng, phần thứ hai nhanh và mạnh hơn với guitar điện và phần cuối cùng là phần mãnh liệt nhất đậm chất rock với trống, bass và guitar điện. Trong hai phần đầu, tay bass John Paul Jones của nhóm đã đóng góp tiếng sáo gỗ và tiếng piano điện tử từ cây đàn hiệu Rhode của mình. Một điều mà ít người biết đến là khi thu âm ca khúc này, Jimmy Page không sử dụng cây đàn Les Paul Gibson mà anh thường sử dụng. Trong phần thu âm của "Stairway", Jimmy đã chơi cây Fender Telecaster, đàn thùng hiệu Harmony và cây Fender Electric XII (12 dây). Đến phần cao trào đoạn cuối, Jimmy Page đã thu âm ba đoạn solo liên tiếp trên cùng một nền nhạc với ý định sẽ chọn ra đoạn solo hay nhất đưa vào bài hát. Nhưng không có đoạn solo nào làm cho anh hoàn toàn vừa ý. Cuối cùng Jimmy Page đã dùng cách "cắt" những khúc vừa ý của từng đoạn và "dán" chúng lại với nhau thành một đoạn hoàn chỉnh. Đó là phần solo được nghe trong bản thu âm chính thức.

Vì không phát hành dưới dạng đĩa đơn nên ca khúc "Stairway to Heaven" không chính thức vào bảng xếp hạng. Tuy nhiên, khi album "Zoso" ra đời năm 1971, "Stairway" trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Nó trở nên thành công tới mức các fan hâm một đã gây sức ép khiến cho các đài phát thanh phát ca khúc trên sóng của mình. Đây là trường hợp đầu tiên một ca khúc không được phát hành dưới dạng đĩa single được phát sóng trên đài. Và dĩ nhiên, "Stairway" trở thành ca khúc được yêu cầu diễn live nhiều nhất của nhóm Led Zeppelin. Để giải quyết vấn đề phải đổi guitar trong khi diễn live, Jimmy Page đã đặt hàng hãng Gibson sản xuất cho mình cây guitar hai cần nổi tiếng Gibson EDS-1275 khiến cho việc biểu diễn trở nên thuận lợi hơn. Và cây đàn hai cần cũng trở thành một biểu tượng gắn liền với Jimmy Page kể từ lúc đó.

Vì quá nổi tiếng, "Stairway" cũng trở nên lắm phiền phức và là mục tiêu của những kẻ ác ý. Một trong những scandal lớn nhất về ca khúc này chính là việc gán cho nó cái mác: "tôn thờ Satan". Lí do? Một phần là do tính cách quái gở của Jimmy Page và những mối quan hệ bí ẩn của anh với nhà phân tâm học Alistair Crowley, người được cho là có khả năng nói chuyện với quỉ dữ. Một phần là do khi chơi đoạn "If there's a bustle in your hedgerow, don't be alarmed now, It's just a spring clean for the May queen. Yes, there are two paths you can go by, but in the long run. There's still time to change the road you're on." theo chiều ngược lại trên máy quay đĩa, người nghe sẽ nghe được thông điệp: " Oh here my sweet Satan! The one whose little path would make me sad, whose power is Satan. He will give those with him 666. There was a little toolshed where he made us suffer. sad Satan" Dĩ nhiên đây chỉ là một điều trùng hợp ngẫu nhiên. Trong nhóm Led, Robert Plant là người tức giận nhất khi ca khúc này bị xem là thông điệp tôn thờ quỉ dữ. Jimmy Page thì không đưa ra một lời giải thích hay phản bác nào. Và cũng vì lí do này, nhiều cửa hàng nhạc cụ tại Mỹ đã cấm khách hàng chơi "Stairway" trong lúc thử đàn.

Cho đến nay, "Stairway" đã trở thành cảm hứng cho vô số các ban nhạc và ca sĩ. Có đến hơn 100 bản cover lại ca khúc này theo đủ các phong cách từ hard rock (Great White), country (Dolly Parton), jazz (Pat Boone), reggae (Far Cooporation), punk (Me First and the Gimme Gimme) đến phong cách thổ dân của nhạc sĩ Rolf Harris trong đó ông đã sử dụng toàn những nhạc cụ đặc thù của thổ dân châu Úc.Bản cover này đã đạt hạng 10 ở Anh. Các phong cách khác nhau của các bản cover được sử dụng trong chương trình chat show "The Money or the Gun của Úc ở mỗi cuối chương trình. Tuy nhiên cho dù cover lại bằng phong cách nào đi nữa, phiên bản chính của Led Zeppelin vẫn là tượng đài bất hủ của nhạc rock

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/7/78/Jimmy_doubleneck.jpg
Jimmy Page sử dụng cây Gibson 12 dây khi biểu diễn Stairway


-"Stairway to Heaven" là ca khúc nổi tiếng nhất nhưng không có mặt trong bảng xếp hạng.

-Đoạn intro bằng đàn thùng của bài này không phải là sáng tác của nhóm Led Zeppelin. Đó là đoạn intro của ca khúc "Taurus" do nhóm Spirit, một nhóm nhạc psychedelic không mấy danh tiếng của Mỹ. Nhóm này đã ăn theo chương trình lưu diễn của Led Zeppelin năm 1968 như một nhóm hỗ trợ chuyên diễn mở màn. Mặc dù bị "ăn cắp bản quyền", nhóm Spirit phát biểu rằng họ cảm thấy rất vinh dự khi một phần của "Taurus" được giới thiệu trong ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc rock.

-Nhóm Butthole Surfers do tay bass của Led là John Paul Jones làm quản lí đã phát hành album "Hairway to Steven" năm 1988 như một lời tri ân hài hước đối với "Stairway"

-Đây là ca khúc duy nhất có phần lời được in trong mặt trong bìa đĩa "Led Zeppelin IV"

- Sau khi Led Zeppelin tan rã, Jimmy Page thường trình diễn độc tấu ca khùc này trong những buổi diễn solo. Lí do là anh không chấp nhận bất cứ ai khác ngoài Robert Plant hát lại ca khúc này cùng anh.

- Nhóm Led Zeppelin trong chương trình tái hợp tại lễ kỉ niệm 40 năm thành lập Atlantic Records năm 1988 đã hát lại "Stairway". Robert Plant lúc đầu không bằng lòng nhưng bị thuyết phục vào giờ chót. Kết quả, đây là buổi live tệ nhất của Led Zeppelin, Robert đã hát sai lời nhiều đoạn trong bài hát. Trước đó nhóm LZ đã chơi lại ca khúc này trong buổi diễn từ thiện Live Aid năm 1985 với Phil Collins ngồi sau dàn trống của John Boham.

-Một fan cuồng nhiệt của Zep ở Wishaw, Scotland tên Gordon Roy đã xâm toàn bộ lời bài hát này trên lưng như là cách tưởng niệm một người bạn, cũng là fan của LZ, thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi.

-Robert Plant chưa bao giờ xem "Stairway" là ca khúc hay nhất của Led Zeppelin. Theo anh, ca khúc hay nhất của nhóm là "Kashmir".

- Đoạn ca từ " If there's a bustle in your hedgerow, don't be alarmed now, It's just a spring clean for the May queen" ám chỉ việc dậy thì của người thiếu nữ, trong đó "a bustle in your hedgerow" là tiếng lóng vùng Hampshire chỉ hiện tượng kinh nguyệt lần đầu tiên. Còn "May Queen" là "nữ thần mùa xuân" trong truyền thuyết Celtic, ở đây ám chỉ người con gái trẻ.

-"Stairway to Heaven" nằm trong danh sách các ca khúc tạm ngưng phát hành trên sóng FM sau vụ khủng bố 911.

-Phần backwards chứa đựng thông điệp tôn thờ quỉ dử của bài hát có thể được nghe tại: http://jeffmilner.com/backmasking.htm

- Khi biểu diễn bài hát này, John Paul Jones đã sử dụng Mellotron, một dụng cụ có thể nhai tiếng của các nhạc cụ khác, chính là tiền thân của đàn organ hiện nay

- Một câu chuyện thật như đùa có liên quan đến ca khúc "Stairway to Heaven" đã diễn ra như sau. Ngày 23/1/1991, một tuần trước khi cuộc chiến vùng vịnh nổ ra ở Kuwait, một nhóm khủng bố ủng hộ Saddam Hussein đã tấn công một đài phát thanh ở New Mexico với mục đích dùng nó để phát các thông tin ủng hộ Saddam. Khi nhóm này tấn công vào đài phát thanh, DJ John Sebastian đang phát ca khúc "Stairway to Heaven". Điều đáng buồn cười là các tay khủng bố đều là fan của Led. Và thế là thay vì chiếm dụng đài phát thanh để làm nhiệm vụ tuyên truyền, nhóm khủng bố ra lệnh cho tay DJ phát đi phát lại ca khúc này trong suốt 24 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ. Vụ khủng bố này chỉ được phát hiện khi một số người bực mình gọi đt yêu cầu cảnh sát làm việc với đài phát thanh lì lợm này. Khi cảnh sát đến hiện trường thì tay DJ đang trong tình trạng nguy kịch do nhồi máu cơ tim, có lẽ vì quá mệt mỏi khi phát đi phát lại một ca khúc trong suốt nhiều giờ liền.Được biết, có nhiều người đã mở đài đó suốt cả ngày để xem "chừng nào thì mới chuyển sang bài khác"

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/d/d3/Mellotron2.JPG
John Paul Jones sử dụng Mellotron khi biểu diễn "Stairway"

Jimmy Page
07-11-2006, 10:24 AM
AMERICAN PIE - DON MCLEAN

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/5/58/B00009P1MP.01._SCLZZZZZZZ_.jpg

A long, long time ago...
I can still remember
How that music used to make me smile.
And I knew if I had my chance
That I could make those people dance
And, maybe, they’d be happy for a while.

But February made me shiver
With every paper I’d deliver.
Bad news on the doorstep;
I couldn’t take one more step.

I can’t remember if I cried
When I read about his widowed bride,
But something touched me deep inside
The day the music died.

So bye-bye, miss american pie.
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
And them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
Singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

Did you write the book of love,
And do you have faith in God above,
If the Bible tells you so?
Do you believe in rock ’n roll,
Can music save your mortal soul,
And can you teach me how to dance real slow?

Well, I know that you’re in love with him
`cause I saw you dancin’ in the gym.
You both kicked off your shoes.
Man, I dig those rhythm and blues.

I was a lonely teenage broncin’ buck
With a pink carnation and a pickup truck,
But I knew I was out of luck
The day the music died.

I started singin’,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
Them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
And singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

Now for ten years we’ve been on our own
And moss grows fat on a rollin’ stone,
But that’s not how it used to be.
When the jester sang for the king and queen,
In a coat he borrowed from james dean
And a voice that came from you and me,

Oh, and while the king was looking down,
The jester stole his thorny crown.
The courtroom was adjourned;
No verdict was returned.
And while lennon read a book of marx,
The quartet practiced in the park,
And we sang dirges in the dark
The day the music died.

We were singing,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
Them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
And singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

Helter skelter in a summer swelter.
The birds flew off with a fallout shelter,
Eight miles high and falling fast.
It landed foul on the grass.
The players tried for a forward pass,
With the jester on the sidelines in a cast.

Now the half-time air was sweet perfume
While the sergeants played a marching tune.
We all got up to dance,
Oh, but we never got the chance!
`cause the players tried to take the field;
The marching band refused to yield.
Do you recall what was revealed
The day the music died?

We started singing,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
Them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
And singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

Oh, and there we were all in one place,
A generation lost in space
With no time left to start again.
So come on: jack be nimble, jack be quick!
Jack flash sat on a candlestick
Cause fire is the devil’s only friend.

Oh, and as I watched him on the stage
My hands were clenched in fists of rage.
No angel born in hell
Could break that satan’s spell.
And as the flames climbed high into the night
To light the sacrificial rite,
I saw satan laughing with delight
The day the music died

He was singing,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
Them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
And singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

I met a girl who sang the blues
And I asked her for some happy news,
But she just smiled and turned away.
I went down to the sacred store
Where I’d heard the music years before,
But the man there said the music wouldn’t play.

And in the streets: the children screamed,
The lovers cried, and the poets dreamed.
But not a word was spoken;
The church bells all were broken.
And the three men I admire most:
The father, son, and the holy ghost,
They caught the last train for the coast
The day the music died.

And they were singing,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
And them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
Singin’, "this’ll be the day that I die.
"this’ll be the day that I die."

They were singing,
"bye-bye, miss american pie."
Drove my chevy to the levee,
But the levee was dry.
Them good old boys were drinkin’ whiskey and rye
Singin’, "this’ll be the day that I die."


Trong cách nói của người Mỹ, cụm từ "American Pie" được sử dụng để nói đến những gì tốt đẹp hoặc đặc sắc mang tính quốc hồn quốc tuý của nước Mỹ. Nhạc rock and roll là một góc trong chiếc bánh Mỹ ngon lành ấy. Vì thế khi một tai nạn xảy ra cướp đi sinh mạng cuả một lúc ba nhân vật góp phần tạo nên rock and roll ở buổi đầu, Don McLean, ca sĩ nhạc folk của Mỹ đã viết nên ca khúc "American Pie" như một lời tri ân đối với mẩu bánh quí giá mang tên rock and roll ấy. Cái ngày mà chiếc máy bay chở Ritchie Valens, Big Bopper và Buddy Holly lâm nạn đã được Don McLean bất tử hoá trong ca khúc của mình như "ngày mà âm nhạc đã chết đi"

Don McLean sáng tác "American Pie" khoảng năm 1969, tức là 10 năm sau cái chết của bộ ba Buddy Holly như một lời tưởng niệm muộn màng. Đây là một ca khúc khá dài, đến hơn 8 phút với phần giai điệu và hoà âm khá đơn giản, nhưng đối với nhiều người Mỹ, đây là một ca khúc đầy tự hào. Thậm chí có người còn cho rằng "American Pie " xứng đáng được sử dụng làm quốc ca của Mỹ. Những người đã tuyên bố như thế không phải không có cái lí của họ. "American Pie" có thể xem là một bản tóm tắt của lịch sử nước Mỹ từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 70 một cách khá chi tiết đồng thời cũng đề cao những giá trị văn hoá của người Mỹ . Don McLean, tác giả ca khúc này hầu như rất ít khi tiết lộ về hoàn cảnh sáng tác hoặc những hình ảnh ẩn dụ mà ông sử dụng trong ca khúc. Don McLean cho rằng : "Đây là một ca khúc đầy chất thơ mà mọi sự bình luận hoặc phân tích sẽ làm mất đi vẻ đẹp của nó" Tuy nhiên không vì vậy mà các fan hâm mộ không ra sức tìm cách làm sáng tỏ những bí mật của chiếc bánh Mỹ đầy bí ẩn này.

1/ Lời tưởng niệm đối với Ritchie Valens, Big Bopper và Buddy Holy:

Don McLean hồi tưởng lại ngày còn bé khi nhạc rock and roll vừa trở thành hiện tượng (A long, long time ago...I can still remember/How that music used to make me smile.) Lúc đó nhạc rock and roll là một thể loại nhạc cực kì bình dân và mang tính giải trí đơn thuần. Cùng với điệu twist, nhạc rock and roll là thứ nhạc dành để khiêu vũ. (And I knew if I had my chance/ That I could make those people dance/ And, maybe, they’d be happy for a while) Nhưng rồi tai nạn máy bay xảy ra ngày 3/2/1959 đã khiến cho cậu bé Don McLean, lúc đó là một cậu bé bỏ báo rùng mình khi đọc dòng tin trên những tờ báo buổi sáng ( But February made me shiver/ With every paper I’d deliver./ Bad news on the doorstep;/ I couldn’t take one more step.) Tin về người vợ goá của Buddy Holly là Maria Ellena đang có mang đã khiến cho Don McLean xúc động đến chảy nước mắt. Đối với McLean, đó là ngày âm nhạc chết đi (I can’t remember if I cried/ When I read about his widowed bride,/But something touched me deep inside/The day the music died.) Ngay buổi tối hôm đấy, Don McLean đã lái xe đến quán rượu mang tên "Con Đê" nơi mình cùng nhóm bạn thân hay tụ tập để cùng nhau nghe lại những ca khúc rock and roll và tưởng niệm những người hùng nhạc rock. (So bye-bye, miss american pie./ Drove my chevy to the levee, but the levee was dry. / And them good old boys were drinkin’ whiskey and rye / Singin’, "this’ll be the day that I die/ "this’ll be the day that I die.") Ở gần cuối bài hát, Don McLean lại nhắc lại sự kiện về cái chết của bộ ba Buddy Holly trong đoạn " And the three men I admire most: The father, son, and the holy ghost, They caught the last train for the coast The day the music died." Ở đây hình ảnh "The father, son and the Holy Ghost" vừa là hình ảnh chúa ba ngôi trong đạo Công giáo, vừa ám chỉ bộ ba Big Bopper (the father, chữ "Bopper" đọc gần giống như "papa" vừa ám chỉ Big Bopper là thành viên lớn tuổi nhất ), Ritchie Valens (the son, Ritchie Valens là người nhỏ tuổi nhất) và Buddy Holly (the Holy Ghost). Và "That'll be the day when I die" là một đoạn trong ca khúc nổi tiếng "That'll be the day" của Buddy Holly.

2/ Sự thịnh hành của thể loại psychedelic và các ban nhạc Anh đã góp phần giết chết nhạc rock nguyên thuỷ của Mỹ:

Xem ra Don McLean không mấy có thiện cảm với dòng nhạc psychedelic và những nhóm nhạc Anh như Beatles hay Rolling Stones. Ngay cả người bạn đồng nghiệp Bob Dylan cũng bị Don McLean chỉ trích. Anh cho rằng Bob Dylan đã cướp ngôi vua của Elvis Presley. (When the jester sang for the king and queen, In a coat he borrowed from James Dean, And a voice that came from you and me, Oh, and while the king was looking down/ The jester stole his thorny crown.) Hình ảnh "gã hề trong chiếc áo khoác mượn của James Dean" là hình ảnh của Bob Dylan vì có thời gian Bob Dylan xuất hiện trước công chúng trong chiếc áo khoác màu đỏ mà tài tử James Dean mặc trong bộ phim "Rebel Without a Cause", một bộ phim được xem như là cộc mốc của nhạc rock and roll. Những kẻ xâm lược Anh Quốc the Beatles được nhắc đến như một mối nguy hiểm vì không những những con bọ người Anh này xâm lược nước Mỹ bằng âm nhạc, họ còn mang theo những ảnh hưởng xấu như ma tuý và xúi giục giới trẻ nổi loạn. Don McLean ám chỉ việc John Lennon theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (Lennon read a book of Marx) và nhóm Beatles (the quartet practiced in the park) ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ Mỹ trong khi những người trung thành với nhạc rock and roll truyền thống thì hát những khúc kinh cầu nguyện ngày âm nhạc chết đi (And we sang dirges in the dark / The day the music died). Nhưng có lẽ nhóm Rolling Stones là nhóm bị Don McLean chỉ trích nhiều nhất trong "American Pie". Don cho rằng mặc dù hòn đá lăn này vẫn lăn đều, nhưng những vết rong rêu dơ bẩn vẫn cứ bám vào nó (And moss grows fat on a rollin’ stone) mà cụ thể là thảm kịch năm 1969 tại Altamont Speedway, California khi nhóm côn đồ Hell's Angels mà ban Stones sử dụng để giữ trật tự trong buổi hoà nhạc đã đánh chết một fan hâm mộ. Cũng trong buổi diễn đó, Rolling Stones đã trình làng ca khúc "Sympathy for the Devil" khiến những người mộ đạo như Don McLean không thể chấp nhận được. McLean gọi nhóm Stones là những người bạn của quỉ dữ (Jack flash sat on a candlestick/ Cause fire is the devil’s only friend.) Trước cảnh tượng thảm khốc ở Altamont, Don McLean đã nắm chặt nắm đấm vì giận dữ trước sự quá đà của nhóm RS,những kẻ theo anh đã bán mình cho quỉ. (Oh, and as I watched him on the stage My hands were clenched in fists of rage./ No angel born in hell/ Could break that satan’s spell./ And as the flames climbed high into the night/ To light the sacrificial rite,/ I saw satan laughing with delight /The day the music died). Đó cũng là một ngày âm nhạc chết đi.

3/ Những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam:

Mặc dù không có cùng quan điểm tả khuynh như Beatles hay Bob Dylan, Don McLean vẫn chống lại cuộc chiến tranh VN theo cách riêng của mình. Anh phản đối việc sử dụng cảnh sát để đàn áp những cuộc biểu tình bất bạo động của giới sinh viên. Trong đó cảnh sát đã dùng hơi cay và súng để trấn áp những người biểu tình. Cao điểm của việc đàn áp là việc 4 sinh viên ở một trường đại học bang Ohio bị bắn chết khi tiến lên cài hoa vào nòng súng của cảnh sát, một hành động đầy thiện chí. (Now the half-time air was sweet perfume/ While the sergeants played a marching tune/ We all got up to dance,/ Oh, but we never got the chance!/ `cause the players tried to take the field; /The marching band refused to yield./ Do you recall what was revealed/ The day the music died?) . "The players" ám chỉ những người biểu tình, "the marching band" chỉ những người đàn áp và "sweet perfume" là tiếng lóng mà giới hippie bấy giờ gọi để chỉ hơi cay dùng để trấn áp người biểu tình. Khung cảnh chính trị của thập niên 60 ở Mỹ được miêu tả khá trọn vẹn qua hình ảnh những thanh niên hippie "Flower children" kêu gào khi bị đàn áp (And in the streets: the children screamed) những cặp yêu nhau khóc vì phải chia tay khi người con trai bị buộc lên đường đến chiến trường VN (The lovers cried) và sự phát triển của các phong trào văn nghệ phản chiến (the poets dreamed)

4/ Niềm tin vào tôn giáo:

Don McLean theo học trường dòng từ nhỏ nên các ca khúc của anh đều mang ít nhiều những ẩn dụ về tôn giáo. Trong "American Pie", hình ảnh Thánh Kinh, niềm tin vào quyền năng của Chúa, Jesus, vị vua đội vương miện bằng gai, và hình ảnh chúa ba ngôi, những người mà Don McLean "ngưỡng mộ nhất" xuất hiện hầu như khá thường trực. Cũng như nhiều người Mỹ khác, Don McLean tin rằng ngoan đạo là một trong những truyền thống đáng quí của người Mỹ. Chính vì vậy mà Don McLean có thái độ thù địch với nhóm Rolling Stones.

5/ Những sự kiện nổi bật của nước Mỹ trong thập niên 60:

Hình ảnh của nước Mỹ trong thập niên 60 được Don McLean mô tả khá chi tiết qua điệu nhảy socks hop, điệu nhảy sau này được các cheerleaders sử dụng trong các buổi thi đấu thể thao (cause I saw you dancin’ in the gym./ You both kicked off your shoes), nhạc rhythm and blues (Man, I dig those rhythm and blues), James Dean, thần tượng nổi loạn của thập niên 50 rất được giới trẻ Mỹ tôn sùng, những trận bóng bầu dục, môn thể thao đặc trưng của Mỹ (the players, half-time, the marching band), Janis Joplin (I met a girl who sang the blues/ And I asked her for some happy news,/ But she just smiled and turned away), nhóm the Byrds và ca khúc "Eight Miles High", một ca khúc bị cho là mô tả tình trạng lơ lửng trên chín tầng mây của những người phê ma tuý (The birds flew off with a fallout shelter, Eight miles high and falling fast), sự phát triển của trào lưu hippie (a generation lost in space), vụ án giết người gây chấn động cả nước Mỹ của Charles Manson, kẻ đã cho rằng mình nghe được thông điệp giết người trong bài hát "Helter Skelter" của nhóm Beatles (Helter skelter in a summer swelter) và vụ ám sát ba nhân vật chính trị nổi tiếng JFK, Bobby Kennedy và mục sư Martin Luther King (the father, son and the Holy Ghost). Tất cả những nét đặc trưng nổi bật nhất của nước Mỹ trong thập niên 60 đều được Don Mclean nhắc đến trong suốt ca khúc "American Pie".

Tóm lại, "American Pie" là một ca khúc "đầy chất Mỹ" khá thông minh. Nó vừa là niềm tự hào, vừa là sự luyến tiếc về những giá trị mà Don McLean xem như là quốc hồn quốc tuý của người Mỹ. Trên thế giới, người Mỹ nói chung khá nhạy cảm về những vấn đề truyền thống vì họ luôn bị các quốc gia châu Âu khác xem thường vì bề dày văn hoá của Mỹ dĩ nhiên không thể so sánh với Anh Pháp hoặc Đức. Chính do sự tự ti đó mà nhiều người Mỹ cố gắng chứng tỏ bản sắc của mình không bị lệ thuộc vào các nước châu Âu. Và cũng vì lí do đó mà "American Pie" được tôn vinh như một bản thánh ca trong lòng nhiều người Mỹ.


Có thể bạn chưa biết:

-Bên cạnh ca khúc American Pie đạt hạng nhất, album cùng tên năm 1972 của Don McLean còn có hai ca khúc khác cũng thuộc hàng kinh điển của Don là Vincent (về danh hoạ Hà Lan Vincent Van Gogh) và Empty Chairs.

-Ca khúc nổi tiếng "Killing Me Softly with His Songs" của Roberta Flack dựa trên phần lời của bài thơ "Killing Me Softly With His Blues" của Don McLean.

-Năm 2000, các nhà làm phim Hollywood đã phải trả cho Don McLean một số tiền khá lớn để sử dụng cái tên "American Pie" cho bộ phim hài của mình mặc dù nội dung bộ phim và bài hát không có liên quan gì với nhau.

-Trùm nhạc chế người Mỹ Weird Al Yankovic đã sửa lời "American Pie" thành ca khúc "The Saga Begins" tóm tắt toàn bộ nội dung tập 1 của bộ phim "Star Wars"

-Năm 2000, Madonna đã cover lại American Pie trong album của mình.

Socks Hop là điệu nhảy kiểu thể dục đồng diễn trong các trường trung học Mỹ dựa theo điệu rock and roll. Khi giày thể thao đế mềm chưa ra đời, các học sinh nhảy sock hop đều phải cởi giầy để nhảy vì nhà trường sợ đế giày làm hư sàn gỗ của các phòng tập thể dục. Đến thập niên 70, sock hop biết thể thành cheerleader dance, một trong những đặc trưng của văn hoá Mỹ hiện đại.

Jimmy Page
08-11-2006, 01:32 PM
SMOKE ON THE WATER - DEEP PURPLE

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/0/00/Machine_Head_album_cover.jpg

We all came out to Montreux
On the Lake Geneva shoreline
To make records with a mobile
We didn’t have much time
Frank Zappa and the Mothers
Were at the best place around
But some stupid with a flare gun
Burned the place to the ground
Smoke on the water, fire in the sky

They burned down the gambling house
It died with an awful sound
Funky Claude was running in and out
Pulling kids out the ground
When it all was over
We had to find another place
But swiss time was running out
It seemed that we would lose the race
Smoke on the water, fire in the sky

We ended up at the Grand hotel
It was empty cold and bare
But with the Rolling truck Stones thing just outside
Making our music there
With a few red lights and a few old beds
We make a place to sweat
No matter what we get out of this
I know we’ll never forget
Smoke on the water, fire in the sky

Có thể nói, đoạn guitar intro của "Smoke on the Water" là một trong những đoạn riff nổi tiếng nhất và dễ nhận ra nhất của nhạc rock. Nhưng nổi tiếng hơn là câu chuyện về một thảm kịch xảy ra tại sòng bạc trên mặt nước vùng hồ Geneva, Thuỵ Sĩ, cảm hứng chính của ca khúc kinh điển này của nhóm Deep Purple.

Trong giai đoạn 1970-1973, Deep Purple với sự thay máu bằng ca sĩ Ian Gillan và tay bass Roger Glover đã trở thành nhóm nhạc hard rock Anh nổi tiếng nhất trên thế giới. Cùng với Black Sabbath và Led Zeppelin, nhóm dã đóng vai những nhà truyền đạo của nhạc rock khiến hàng triệu thanh thiếu niên thời đó mê mẩn. Tháng 12 năm 1971, Deep Purple quyết định sang Thuỵ Sĩ để thu âm album tiếp theo, vừa làm việc vừa nghỉ ngơi thư giãn. Nhóm đã mướn phòng thu lưu động Rolling Stones Recording Automobile để thu âm. Phòng thu này là một chiếc xe tải lớn bên trong trang bị đầy đủ các thiết bị thu âm để có thể mang đi khắp nơi. Khi đến nơi thích hợp, ban nhạc chỉ việc mang các thiết bị lắp đặt với nhau là có thể thu âm. Địa điểm mà nhóm Deep Purple chọn để dựng phòng thu cơ động là một gian sảnh của khu giải trí kết hợp bên cạnh bờ hồ Geneva, thành phố Montreaux nổi tiếng của Thuỵ Sĩ, nơi hàng năm vẫn diễn ra đại nhạc hội Montreaux Jazz Festival. Đêm đầu tiên nhóm Deep Purple đến nơi cũng là đêm khai mạc Jazz Festival. Nhóm Mothers of Invention của Frank Zappa là nhóm đang trình diễn lúc đó. Trong lúc phấn khích một fan hâm mộ người Thuỵ Sĩ đã dùng súng bắn pháo sáng chuyên dùng để nhắn tin cứu hộ bắn lên không trung. Không may là viên đạn pháo sáng lại rơi vào mái bạt của khu sân khấu và bốc cháy. Trong phút chốc cả sân khấu biến thành biển lửa. Frank Zappa và các thành viên của nhóm Mothers phải bỏ lại tất cả nhạc cụ và thiết bị để chạy thoát thân. Ngọn lửa nhanh chóng lan sang sòng bạc bên cạnh và thiêu rụi toàn bộ casino ven hồ này. Mặc dù không có thiệt hại về người nhưng đám cháy đã biến cả khu giải trí đẹp thuộc loại nhất nhì Montreaux thành bình địa. Ngọn lửa kéo dài nhiều giờ liền tạo thành một đám khói dày đặc trên mặt nước hồ Geneva. Sau khi đã trở về khách sạn an toàn, các thành viên của Deep Purple có dịp quan sát cảnh tượng vừa bi thương vừa hùng vĩ đó qua cửa sổ.

Do địa điểm dự định sử dụng làm phòng thu đã bị thiêu rụi, Deep Purple phải tìm nơi khác để thu âm. Nhóm chọn sân khấu Pavillion gần đó để lắp đặt thiết bị, nhưng sau khi thu xong một vài track đầu tiên, nhóm lại phải dời đi nơi khác do những người dân xung quanh đó phàn nàn với cảnh sát rằng họ không chịu nổi tiếng ồn do nhóm gây ra. Một lần nữa, Deep Purple lại phải tìm chỗ khác để hoàn tất việc thu âm. Với chi phí mỗi lần di dời khá cao, cộng với tiền ăn ở, thuê mướn thiết bị, nhóm phải đối mặt với vấn đề tài chính. Cuối cùng để giảm thiểu chi phí tốn kém, Deep Purple quyết định chọn khách sạn gần như bỏ hoang Montreaux Grand Hotel để làm phòng thu. Lúc đó là đang vào mùa đông, khách sạn này lại không có trang bị hệ thống lò sưởi. Các thành viên của Deep Purple phải gấp rút thu âm trong giá lạnh để còn kịp trở về Anh. Không ai trong số họ ngờ rằng, album mà họ thu trong điều kiện đầy thiếu thốn ấy lại trở thành một album kinh điển của nhạc rock.

Điều lạ lùng là "Smoke on the Water" lại là ca khúc được viết và thu âm sau cùng trong album khi nhóm đã trở về Anh. Toàn bộ bài hát là câu chuyện về sòng bạc bị cháy và việc thu âm trong khu khách sạn bỏ hoang. Phần nhạc đệm đã được thu khi nhóm còn ở Pavillion, nhưng phần lời mãi sau khi trở về Anh mới được hoàn tất.

Mặc dù album "Machine Head" được phát hành đầu năm 1972 và nhanh chóng đạt được thành công vang dội, "Smoke on the Water" không được phát hành dưới dạng đĩa đơn cho đến năm 1973. Hai đĩa single trích từ "Machine Head" cũng là hai ca khúc thuộc hàng kinh điển của nhạc rock "Highway Star" và "Lazy". Khi "Smoke on the Water" được phát hành năm 1973, ca khúc leo lên hạng #4 ở Mỹ và đẩy album Machine Head lên top ten album của năm. Khi nhóm phát hành album "Live in Japan" cuối năm 1973, phần trình diễn live của ca khúc này cũng tiếp tục lọt vào top 40 Billboard một lần nữa. Và từ khi đó, "Smoke On the Water" luôn là ca khúc kết thúc các buổi diễn live của Deep Purple.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/2/21/Deepurple_Mark.jpg
Deep Purple: Jon Lord, Ian Paice, Ian Gillan, Richie Blackmore và Roger Glover.

- Khi David Coverdale và tay bass Glenn Hughes vào thay cho Ian Gillan và Roger Glover trong giai đoạn 74-76, David Coverdale đã phải chia sẻ lời hai của "Smoke on the Water" cho Glenn Hughes hát trong khi lời cuối của ca khúc lại hoàn toàn bị lượt mất.

-Ian Gillan trong giai đoạn tham gia Black Sabbath cũng đã trình bày ca khúc này khi diễn live.

-Đoạn riff intro của "Smoke" được chơi bằng cách móc dây ngón trỏ và ngón giữa nhưng sau này nhiều tay guitar đã đơn giản hoá bằng cách dùng miếng khảy. Ritchie Blackmore đã rất tức giận khi biết sự thay đổi này.

- Tay "funky Claud" được nhắc đến trong ca khúc là Claud Nobs, chủ nhân của khu giải trí, người nỗ lực đưa những trẻ em ra khỏi nơi nguy hiểm.

-Chiếc Rolling Stones Recording Automobile mà Deep Purple sử dụng để thu âm album Machine Head cũng được Led Zeppelin, Bob Marley và dĩ nhiên là nhóm Rolling Stones dùng để thu âm các album của mình.

-Deep Purple là nhóm hard rock sống thọ nhất hiện nay. Thành lập từ năm 1967, nhóm đã qua 8 lần thay đổi thành viên bao gồm 4 ca sĩ: Rod Evans, Ian Gillan, David Coverdale, Joe Lynn Turner, 3 guitarist: Ritchie Blackmore, Tommy Bolin, Steve Morse, 2 tay keyboards: John Lord, Bob Daisey, 3 tay bass: Nick Simper, Roger Glover và Glenn Hughes. Chỉ có tay trống Ian Paice là thành viên nguyên thuỷ không thay đổi từ trước đến nay.

- Thành phần ban nhạc Deep Purple hiện tại gồm có: Ian Gillan (vocal), Steve Morse (guitar), Roger Glover (bass), Bob Daisey (keyboard) và Ian Paice (drum). Nhóm vừa phát hành album "Rapture of the Deep" trong năm 2005 và đi tour vòng quanh thế giới.

-Pickup giữa của cây Fender Stratocaster của Ritchie Blackmore luôn bị loại bỏ vì anh cho rằng nó làm hỏng tiếng của pickup thứ ba.

-Ca sĩ Ian Gillan của Deep Purple nổi tiếng vì hát không thuộc lời. Điều này khiến anh bị sa thải hai lần khỏi DP và Black Sabbath.

Jimmy Page
08-11-2006, 01:36 PM
BOHEMIAN RHAPSODY - QEEN

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/4/4d/Queen_A_Night_At_The_Opera.png

Is this the real life?
Is this just fantasy?
Caught in a landslide
No escape from reality
Open your eyes
Look up to the skies and see
I'm just a poor boy, I need no sympathy
Because I'm easy come, easy go
A little high, little low
Anyway the wind blows, doesn't really matter to me, to me

Mama, just killed a man
Put a gun against his head
Pulled my trigger, now he's dead
Mama, life had just begun
But now I've gone and thrown it all away
Mama, ooo
Didn't mean to make you cry
If I'm not back again this time tomorrow
Carry on, carry on, as if nothing really matters

Too late, my time has come
Sends shivers down my spine
Body's aching all the time
Goodbye everybody - I've got to go
Gotta leave you all behind and face the truth
Mama, ooo - (anyway the wind blows)
I don't want to die
I sometimes wish I'd never been born at all

I see a little silhouetto of a man
Scaramouch, scaramouch will you do the fandango
Thunderbolt and lightning - very very frightening me
Gallileo, Gallileo,
Gallileo, Gallileo,
Gallileo Figaro - magnifico

But I'm just a poor boy and nobody loves me
He's just a poor boy from a poor famil
y
Spare him his life from this monstrosity
Easy come easy go - will you let me go
Bismillah! No - we will not let you go - let him go
Bismillah! We will not let you go - let him go
Bismillah! We will not let you go - let me go
Will not let you go - let me go (never)
Never let you go - let me go
Never let me go - ooo
No, no, no, no, no, no, no -
Oh mama mia, mama mia, mama mia let me go
Beelzebub has a devil put aside for me
for me
for me

So you think you can stone me and spit in my eye
So you think you can love me and leave me to die
Oh baby - can't do this to me baby
Just gotta get out - just gotta get right outta here

Ooh yeah, ooh yeah
Nothing really matters
Anyone can see
Nothing really matters - nothing really matters to me

Anyway the wind blows...

Xa hoa, lộng lẫy, phù phiếm, khoa trương,điên rồ và thiên tài là những từ ngữ mà nhiều nhà phê bình âm nhạc cũng như các fan hâm mộ thường hay sử dụng mỗi khi nhắc đến nhóm Queen. Thật vậy, trong lịch sử nhạc rock, chưa có ban nhạc nào hội đủ tất cả những đặc điểm nói trên như Queen. Với Queen, nhạc rock được nâng cấp lên thành một môn nghệ thuật kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, văn học, kĩ thuật thu âm và phong cách trình diễn. Hầu như trong tất cả các album và ca khúc của Queen luôn ẩn chứa một sự khoa trương và một niềm kiêu hãnh rất "hoàng gia" đúng như cái tên của nhóm. Sự khoa trương của Queen là sự khoa trương thiên tài chứ không phải khoe mẽ một cách thô thiển kệch cỡm. Đỉnh cao của sự khoa trương này được thể hiện hoàn hảo nhất của album "A Night at the Opera" và ca khúc hoành tráng "Bohemian Rhapsody".

Năm 1975, Queen được nhiều người hâm mộ như một Led Zeppelin của nhạc glam rock. Tuy nhiên khác với các nhóm glam rock chỉ chú trọng vẻ bên ngoài,hầu như mỗi ca khúc của Queen đều là một tác phẩm nghệ thuật thật sự được chăm chút từng li từng tí từ việc phối bè, điệu trống, tiếng guitar và tất cả những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Nhưng không bao giờ thoả mãn với những gì mình đạt được các thành viên của Queen luôn khao khát vượt qua chính mình và thử thách tất cả những khó khăn trước mắt. " A Night at the Opera" là một album đầy tính thách thức như thế. Đây là một album được xem như là phung phí nhất mọi thời đại. Một trong những lí do chính của sự phung phí này, ngoài việc thu âm phức tạp, nhóm nhất quyết không sử dụng dàn synthesizer hay Meloltron để nhái tiếng các loại nhạc cụ khác,cách mà các ban nhạc cùng thời hay sử dụng để giảm những chi phí không cần thiết. Một giai thoại rất nổi tiếng khi thu âm album này là nhóm đã bỏ ra 8000 bảng Anh và hơn hai tuần lễ để di dời một cây đàn harp cổ ltừ một tu viện về phòng thu tìm cách bố trí micro thu âm tiếng của cây đàn này chỉ vỏn vẹn có...2 giây. Nhưng sự phung phí đạt đến mức cực điểm khi Queen thu "Bohemian Rhapsody", ca khúc mà Freddie Mercury tuyên bố sẽ làm thay đổi tất cả những quan niệm cũ về thu âm.

Freddie Mercury sáng tác Bohemian Rhapsody dựa trên một bài hát của ban nhạc Ibex, nhóm mà Freddie tham gia trước khi gia nhập Queen trong thập niên 60. Bohemian Rhapsody được chia làm bốn phần rõ rệt, phần đầu là phần A Cappella được nối tiếp bằng một đoạn ballad chơi trên nền piano ở âm giai Bb. Ở gần cuối đoạn ballad, tiếng guitar điện của Brian May được đưa vào rồi đột ngột cắt ngang để chuyển sang phần opera đầy kịch tính chơi ở âm giai A. Bài hát kết thúc bằng phần nhạc rock trên nền guitar điện rồi quay trở lại phần ballad như lúc ban đầu. Để thu âm ca khúc này, ban nhạc đã mất gần 90 tiếng đồng hồ thu chồng tiếng để tạo hiệu ứng như một dàn hợp xướng 84 người ở đoạn opera. Lúc bấy giờ kĩ thuật tối tân nhất để thu âm là băng master 24 rãnh. Để tạo ra hiệu ứng trên, nhóm đã nhiều phần bè khác nhau ở các đoạn băng riêng biệt rồi thu chồng tất cả lên một băng từ chính. Sau đó nhóm cắt bỏ những đoạn không cần thiết rồi dùng băng dính để dán những đoạn ưng ý lại tạo thành một đoạn hoàn chỉnh. Đoạn "Magnifico" và " let him go" được ngân dài bằng hiệu ứng "tiếng chuông" trong đó chỉ có phần bè cao của tay trống Roger Taylor được ngân ra trong khi phần hợp xướng bị cát ngang đột ngột. Hiệu ứng này trước đây được dùng chủ yếu để thu âm opera và nhạc big band, nhưng Queen đã sử dụng nó ít nhất trong hai ca khúc trước đó là "Killer Queen" và "Bicycle Race". Đoạn hard rock trong bài cũng là một thách thức lớn đối với Brian May. Freddie viết đoạn riff guitar theo kiểu rượt đuổi như có nhiều cây guitar cùng chơi nối tiếp nhau. Brian May thú nhận rằng đó là một cuộc chiến đấu thật sự khi chơi đoạn solo này. Ở cuối bài, nhóm sử dụng tiếng chiêng để kết thúc, nhưng trước lúc phát hành, nhóm lại đổi ý muốn tiếng chiêng phải thật nhỏ, đến nổi nó chỉ có thể nghe thấy nếu người nghe lắng nghe thật kĩ. Những yêu cầu gần như quá đáng của nhóm đều được nhà sản xuất Roy Thomas Baker đáp ứng đầy đủ.

Về phần nội dung, các đoạn của ca khúc kết hợp khá lỏng lẻo với nhau, nhưng người nghe cũng có thể hiểu được đó là lời sám hối của một chàng thanh niên phạm tội giết người trước giờ đền tội.Những đoạn không ăn nhập gì đến nội dung như "Bismillah", "Scaramoụch", "Galileo Figaro" là sáng kiến của Mercury để tạo nên hiệu ứng opera cho ca khúc.

Sau khi phát hành, "Bohemian Rhapsody" trở thành một hiện tượng lớn trong âm nhạc thời bấy giờ. Nó leo lên hạng nhất bảng xếp hạng Anh vào mùa giáng sinh năm 1975 và trụ lại ở vị trí đó đến tận giáng sinh năm 1976. Vì lí do ca khúc này không thể biểu diễn live, nhóm đã quay một video clip để gửi đến cho chương trình Top of the Pops của đài BBC để thay thế. Video clip này thường được Freddie Mercury khoe rằng là video ca nhạc đầu tiên của nhạc rock. Thực ra việc gửi video clip để thay thế cho ban nhạc đã được nhóm Beatles năm 1966 làm. Vì không muốn xuất hiện ở chương trình Ed Sullivan show năm 66, Beatles đã quay hai video clip "Paperback Writer" và "Rain" để gửi cho Sullivan thay thế. Nhưng đến khi "Bohemian Rhapsody" ra đời, ý tưởng về một kênh truyền hình âm nhạc MTV mới bắt đầu được hình thành.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/9/9f/Bohemian_Rhapsody.png

Trong Bo Rhap, người ta thấy ban nhạc lập đi lập lại những từ ngữ quái lạ như "Bismillah", "Fandango", "Bellezebulb", "Galileo Galileo", "Scaramouche" .Vậy những từ ấy có ý nghĩa như thế nào?"Bismillah" có nghĩa là chúa trời trong tín ngưỡng Bái Hoả Giáo (Zoroastrianism) của Freddie Mercury, được Freddie lấy từ câu kinh tiếng Ả Rập "Bismillah Ir Rahman Ir Rahim" có nghĩa là "Lạy Thánh Allah lòng lành và nhân đức vô cùng". Bellezebulb, ngược lại, có nghĩa là quỉ sứ trong tín ngưỡng Công giáo."Scaramouche" là tên của một nhân vật to mồm nhưng bé gan trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Rafael Sabatini. ”Fandango” là tên một điệu nhảy phóng túng của dân du mục Bohemian. Còn Galileo Galilei chính là tên của nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý, người mà Brian May rất nguỡng mộ.

-Khi trình diễn "Bo Rhap" trên sân khấu, Queen thường lượt bỏ hoàn toàn phần a capella và bắt đầu bằng đoạn Freddie chơi piano, đến đoạn opera, cả nhóm rời sân khấu trong khi đoạn băng video được chiếu thay thế, sau đó nhóm mới trở lại sân khấu kết thúc đoạn hard rock.

-Ca khúc này đứng nhất ở Anh trong mùa giáng sinh năm 75, 76, 91 và 92. Đây là ca khúc duy nhất đứng nhất bảng xếp hạng trong bốn dịp Giáng Sinh khác nhau.

-Trong thập niên 70, "Bo Rhap" chỉ đứng hạng 9 ở Mỹ, nhưng sau cái chết của Mercury và sự ra đời của bộ phim Wayne''''s World, nó trở lại bảng xếp hạng ở Mỹ ở thứ hạng 2.

- Ở đoạn opera, Freddie nhiều lần lặp lại đoạn "mama mia, mama mia let me go". Điều thú vị là chính bài " Mama Mia" của ABBA đã "tiễn đưa" Bo Rhap của Queen ra khỏi vị trí hạng nhất cuối năm 1976.

-Cùng với Freddie Mercury, tay trống Roger Taylor của Queen được dân trong giới gán cho cái biệt hiệu "rock slut" vì sự trác táng đến mức huyền thoại. Ngược lại Brian May và John Deacon thường tránh xa các buổi tiệc tùng và báo giới.

-Roy Thomas Baker, nhà sản xuất chính của Queen hiện đang sản xuất cho nhóm Darkness của anh em nhà Hawkins, nhóm tự nhận mình chịu nhiều ảnh hưởng của Queen.

Jimmy Page
08-11-2006, 01:41 PM
HOTEL CALIFORNIA - EAGLES

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/b/bd/TheEaglesHotelCaliforniaalbumcover.jpg

On a dark desert highway
Cool wind in my hair
Warm smell of colitas
Rising up through the air
Up ahead in the distance
I saw a shimmering light
My head grew heavy, and my sight grew dim
I had to stop for the night
There she stood in the doorway
I heard the mission bell
And I was thinking to myself
This could be Heaven or this could be Hell
Then she lit up a candle
And she showed me the way
There were voices down the corridor
I thought I heard them say

Welcome to the Hotel California
Such a lovely place
Such a lovely place (background)
Such a lovely face
Plenty of room at the Hotel California
Any time of year
Any time of year (background)
You can find it here
You can find it here

Her mind is Tiffany twisted
She's got the Mercedes bends
She's got a lot of pretty, pretty boys
That she calls friends
How they dance in the courtyard
Sweet summer sweat
Some dance to remember
Some dance to forget
So I called up the Captain
Please bring me my wine
He said
We haven't had that spirit here since 1969
And still those voices are calling from far away
Wake you up in the middle of the night
Just to hear them say

Welcome to the Hotel California
Such a lovely Place
Such a lovely Place (background)
Such a lovely face
They're livin' it up at the Hotel California
What a nice surprise
What a nice surprise (background)
Bring your alibies

Mirrors on the ceiling
Pink champagne on ice
And she said
We are all just prisoners here
Of our own device
And in the master's chambers
They gathered for the feast
They stab it with their steely knives
But they just can't kill the beast
Last thing I remember
I was running for the door
I had to find the passage back to the place I was before
Relax said the nightman
We are programed to recieve
You can check out any time you like
But you can never leave.

Dân guitar Việt Nam bất luận dòng nhạc nào khi mới vác đàn đến nhà thầy để tập cũng mong ước rằng mình sẽ chơi được "Hotel California". Ở Sài Gòn cách đây khoảng mười năm về trước, "Hotel California" dường như trở thành một cơn sốt, đi đâu cũng nghe thấy. Từ các quán cà phê nhạc, các tiệm băng đĩa cho tới các quán karaoke. Đấy là sau khi thiên hạ nghe và mê mẩn phiên bản acoustic của Eagles trong album live "Hell Freeze Over".Nhưng thực chất, bài hát được đánh giá cao là bài HC trong album cùng tên. Trong bài hát đó Eagles đã sử dụng cây đàn 12 dây để tạo ra đoạn intro kinh điển và dùng 2 cây lead để biểu diễn solo. Kết quả: tạo ra một tác phẩm luôn được người hâm mộ mê mẩnMê là thế nhưng khi hỏi đến nội dung của bài này thì mọi người dường như ngậm tăm, ngay cả những anh to mồm nhất thường gào toáng lên "Welcome to the Hotel California!" Mà cũng không thể trách được dân yêu nhạc của ta khi không giải thích được nội dung của Hotel California, ngay cả dân Mỹ cũng chật vật khi tìm lời giải đáp cho bài toán khó này. Có hàng tá giả thuyết về bài hit này của nhóm Eagles mà mỗi giả thuyết đều có lí riêng của nó. Hãy cùng phân tích một số giả thuyết được xem là phổ biến nhất.

Trước hết, hãy nói một chút về album "Hotel California", album này ra đời khi nhóm Eagles đang ở đỉnh cao của sự thành công với đội hình tốt nhất. Đây là thời điểm mà theo Don Henley, Eagles cảm thấy chán ngán vì sự thừa mứa về mặt vật chất lẫn danh vọng. Vì vậy, nhóm muốn làm một album thật sự có ý nghĩa. "Hotel California" được định hình theo kiểu một concept album với những ý tưởng liên kết với nhau qua các ca khúc về những điểm đặc trưng trong cuộc sống của một người nổi tiếng ở Mỹ như danh vọng, những mối quan hệ nguy hiểm, những tình cảm qua đường và đầy toan tính, ma tuý, sự cô đơn và mất mát và chế giễu thuyết toàn cầu của Mỹ. Là những siêu sao, các thành viên Eagles nếm đủ vị ngọt lẫn vị đắng của những vinh quang. Dường như danh vọng không đi liền với những tình cảm chân thật. Càng ở trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, họ càng cảm thấy mình mất đi nhiều những người bạn tốt, những người yêu họ thật lòng. Tâm điểm của cả album là ca khúc cùng tên "Hotel California", một ca khúc với phần intro và outro guitar song tấu thật tuyệt vời. Theo nhóm Eagles, "Hotel California" là hình ảnh ẩn dụ về những thứ hào nhoáng và lí tưởng nhất của nước Mỹ: Hollywood, lối sống xa hoa kiểu ngôi sao, vùng đất màu mỡ California...Nhóm ví mình như người lữ hành lái xe đi trên sa mạc bổng dưng tìm được nơi trú chân lí tưởng sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Nhưng khi đã đặt chân vào chốn lí tưởng đấy, người lữ hành mới biết là đây là nơi nguy hiểm vì cả đời anh sẽ bị trói buộc vào nó không bao giờ thoát ra được. "You can check out anytime you like, but you can never leave." Sau khi phát hành "Hotel California" được đánh giá cao hơn cả album "Desperado" trước đó của nhóm. Năm 1977, Eagles nhận hai giải Grammys cho album của năm và giải phối âm của năm (bài New Kids in Town). Mặc dù để vuột mất giả ca khúc của năm nhưng ca khúc "Hotel California" nhanh chóng giành được vị trí trong tim người hâm mộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bài hát cũng gây ra nhiều tranh cãi trong đó có scandal về sự dính líu đến việc thờ phụng quỉ Satan.

Một trong những giả thuyết nổi tiếng nhất về "Hotel California" là sự ám chỉ về ma tuý. Ở đoạn đầu, tác giả nhắc đến "warm smell of colitas rising up to the air". Colitas là nụ hoa của cây cannabis, thành phần chính của chất kích thích marijuana mà tên hoá học là tetra-hydro-cannabinol (THC). Nhiều người cho rằng tựa chính thức của bài hát là "The Hotel California" (THC) nhưng nhóm đã bỏ bớt chữ "The" để tránh sự suy diễn theo kiểu "Lucy in the Sky with Diamonds" của Beatles trước đây. Nhóm Eagles không phủ nhận về việc có đề cập đến ma tuý trong ca khúc này vì đó cũng là một phần của mặt trái sự nổi tiếng, tuy nhiên, các thành viên của nhóm phản đối việc cho rằng nội dung của toàn ca khúc chỉ nói về một cơn say ma tuý.

Một giả thuyết khác cũng khá nổi tiếng về "Hotel California" là giả thuyết về một nhà thương điên có biệt danh là "Hotel California". Đó là bệnh viện tâm thần Camarillo State Hospital ở Los Angeles được xây dựng từ những năm 1930. Bệnh viện này là nơi chữa trị cho các bệnh nhân thuộc dạng nặng và nhiều người trong số họ đã ở lại bệnh viện đến cuối đời. Những gì mà nhóm Eagles miêu tả trong bài hát của họ có nhiều nét khiến người ta liên tưởng đến những ảo giác của người điên trong bệnh viện tâm thần và sự thật là họ "can never leave" bệnh viện này. Một lần nữa Eagles lại lên tiếng phủ nhận những tin đồn liên quan đến bv Camarillo. Nhóm cho rằng mình không biết rằng bệnh viện Camarillo có biệt danh là "Hotel California" và cái tên của nhóm chọn cho bài hát chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhất trong các giả thuyết về khách sạn huyền bí này chính là giả thuyết liên quan đến việc theo đạo Satan của các thành viên Eagles. Tại Los Angeles có một nhà thờ cơ Đốc giáo bỏ hoang và từ năm 1969, nó trở thành nơi diễn ra những buổi hành lễ của các giáo phái thờ quỉ Satan. Điều này được nhiều người cho rằng nhóm Eagles đã nhắc đến trong đoạn "we haven't had that spirit here since 1969". Trong bài hát, "spirit" có nghĩa là rượu mạnh. Người khách yêu cầu bartender mang cho mình loại rượu ưa thích nhưng người phục vụ trả lời rằng mình đã không còn bán loại rượu đó từ năm 1969. Nhưng đối với nhiều người giàu trí tưởng tượng, "Spirit" ở đây ám chỉ "Holy spirit" tức chúa trời và "wine" là biểu tượng của máu của Jesus. Vì thế họ cho rằng từ năm 1969, Chúa đã không còn ngự trong nhà thờ đó mà thay vào đó là quỉ Satan. Một đoạn lời trong ca khúc này được xem là liên quan đến việc tôn thờ Satan là đoạn " they stabbed it with the steely knives but they just can't kill the Beast". The Beast là biệt danh của Alistair Crowley, người được xem là giáo chủ của tà giáo ở Anh (Jimmy Page và Ozzy Osbourne rất khoái lão Crowley này). Nhiều người còn cho rằng hình người đứng bên cửa sổ trên bìa đĩa Hotel California là Anton LaVey, giáo chủ Satan ở Mỹ, người mà ít nhất hai thành viên của Eagles là Don Henley và Glenn Frey có quen biết và địa điểm chụp ảnh chính là dinh thự của Anton LaVey. Thực ra địa điểm chụp hình bìa đĩa là khách sạn Beverly Hills ở Hollywood và cái bóng người được cho là Anton LaVey là một phụ nữ được thuê làm mẫu.

Cũng như nhiều ca khúc huyền thoại khác của nhạc rock, "Hotel California" hấp dẫn người nghe bằng chính vẻ đẹp nghệ thuật vốn có của nó và cả bằng những truyền thuyết bí ẩn xung quanh nó. Có lẽ một ca khúc hay là một ca khúc chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà mỗi người đều có thể hiểu theo cách suy luận của mình.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/ce/Eagles_classic_107_1977.jpg
Eagles: Randy Meisner, Glenn Frey, Joe Walsh, Don Henley, Don Felder

Có một khách sạn ở Mexico được đặt tên là Hotel California dựa theo bài hát của Eagles.

-Cấu trúc vòng hợp âm của "Hotel California" được xem là copy lại của ca khúc năm 1969 của Jethro Tull mang tên "We Used to Know". Hai nhóm Eagles và Tulls cùng đi tour với nhau trước khi phát hành " Hotel California" nên giả thuyết Eagles "mượn" vòng hợp âm của Jethro Tull cho bài hát của mình càng có cơ sở. Tuy nhiên cả hai ban nhạc đều từ chối bình luận về sự giống nhau này.

-Phần guitar solo của "Hotel California" được chơi bởi Don Felder và Joe Walsh và giọng ca chính là tay trống Don Henley.

-"Hotel California" được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 49 trong tổng số 500 ca khúc định hình Rock and Roll.

-Có nhiều bản cover "HC" trong đó có phiên bản theo điệu flamenco của nhóm Gypsy Kings, phiên bản reggae của Bob Marley và phiên bản phong cách Latin của chính Don Henley với dàn kèn đồng chơi lại phần guitar solo năm 2001.

-Một huyền thoại nữa về bìa album "Hotel California" là bóng người bên cửa sổ là một bóng ma. Khi những người thiết kế bìa đĩa chụp hình thì bóng người không có ở đấy, nhưng đến khi rửa hình ra thì bóng người mới xuất hiện. Người ta tin rằng đó là hồn ma của một người đã chết trong khách sạn tại căn phòng đó.

Jimmy Page
10-11-2006, 04:41 PM
ANOTHER BRICK IN THE WALL II - PINK FLOYD

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/4/40/PinkfloydThewallcover.jpg


We don't need no education
We don’t need no thought control
No dark sarcasm in the classroom
Teachers leave the kids alone
Hey! Teacher! Leave them kids alone!
All in all it's just another brick in the wall.
All in all you're just another brick in the wall.

Trong thế giới nhạc rock của thập niên 70, có lẽ không khó khi chỉ mặt đặt tên háng loạt các anh tài ở cả hai bờ Đại Tây Dương với nhiều tác phẩm để đời. Nhưng khi nói đến sự thông minh, phức tạp và...nhiễu sự thì Pink Floyd khiến cho các ban nhạc khác phải nghiêng mình kính nể. Mặc dù luôn được xem như là một trong những ban nhạc sáng tạo và tinh tế nhất, lịch sử của Pink Floyd là một chuỗi ngày đầy những sóng gió. Và hầu hết các thành viên của Pink Floyd đều chịu ảnh hưởng, hay nói đúng hơn là bị ám ảnh bởi cựu thủ lĩnh tài năng và lập dị Syd Barett, người chỉ chơi với nhóm trong vòng hai năm đầu của sự nghiệp. Có khá nhiều bài hát của Pink Floyd sau ngày Syd Barrett ra đi được viết để dành riêng cho anh như "Money", "Wish You Were Here" hay "Shine On You Crazy Diamond". nhưng ảnh hưởng rõ nét nhất của Syd Barrett đối với các tác phẩm của Pink Floyd, phải kể đến không phải một bài hát mà là cả album opera rock xuất sắc The Wall năm 1979.

Trước khi nói về ca khúc "Another Brick in the Wall part II", xin được nói về album The Wall vì ca khúc này, đúng như tên gọi của nó là một viên gạch xây nên bức tường. Nếu không nói về cả album, giá trị của bài hát sẽ bị không được phân tích đúng và đầy đủ.

Ý tưởng đầu tiên về bức tường đến với tay bass Roger Waters trong một buổi diễn live ở Canada khi một fan quá khích ở hàng ghế đầu đã có những hành động khá bất nhã khiến Roger Waters không kiềm được bực tức đã nhổ vào mặt người này. Ngay lập tức, anh cảm thấy xấu hổ về hành động thiếu suy nghĩ của mình và cảm thấy rằng bằng hành động đó, dường như anh đã xây một bức tường vô hình ngăn cách nhóm nhạc với các fan trung thành. Không những thế, Roger còn nhận ra rằng ngay chính giữa những thành viên của Floyd cũng bị những bức tường do họ tạo nên ngăn cách. Sự cạnh tranh về tài năng, tiền bạc và cái tôi quá lớn đã khiến cho các thành viên của nhóm nhất là Waters và David Gilmour luôn xung đột với nhau. Nhìn rộng ra thì đó là tình hình chung của hầu hết các nhóm nhạc rock. Tất cả các ngôi sao đều sống cô lập trong một bức tường được xây bằng rượu, ma tuý, sex và danh tiếng tách rời với thế giới bên ngoài.

Một sự kiện quan trọng nữa ảnh hưởng tới sự ra đời của The Wall là cuộc gặp gỡ đầy nước mắt giữa các thành viên của nhóm Floyd và cựu thủ lĩnh Syd Barrett khi nhóm đang thu âm album "Wish You Were Here" năm 1975. Vào một buổi chiều khi nhóm đang thu ca khúc "Shine On You Crazy Diamond" để tưởng nhớ tới Syd Barrett thì có một người với bộ dạng kì quặc bước vào studio và đứng thật lâu bên ngoài xem nhóm chơi nhạc. Lúc đầu không ai trong nhóm Floyd nhận ra đó chính là Syd Barrett vì anh đã thay đổi quá nhiều. Anh trở nên béo phị, tóc và lông mày được cạo sạch, không còn dáng phong trần lãng tử của một ngôi sao ngày nào nữa. Roger Waters là người đầu tiên nhận ra Syd Barrett. Mọi người đều không cầm được nước mắt trước sự tiều tuỵ của Barrett. Cuộc hội ngộ bị gián đoạn bởi tinh thần của Syd Barrett không được ổn định. Ảnh hưởng nặng nề của những năm tháng lạm dụng ma tuý khiến anh trở nên bất thường, lúc nhớ lúc quên và có những hành động kì quặc. Roger Waters kể lại rằng trong khi nói chuyện, Syd rút trong túi ra một bàn chải đánh răng và bắt đầu đánh răng, và thay vì cầm bàn chải đưa lên đưa xuống để chải răng, Syd yêu cầu một người giữ yên bàn chải còn mình thì nhảy lên nhảy xuống. Cuộc gặp gỡ với Syd Barrett đã ám ảnh hầu hết tất cả các thành viên của Pink Floyd. Khi Roger Waters đưa ra ý tưởng về concept album the Wall, lập tức, mọi người liên tưởng đến ngay hình ảnh của Syd Barrett. Bị giam giữ giữa bốn bức tường của chính mình quá lâu, Syd dường như không còn ý thức được gì về thế giới bên ngoài và ngay cả về bản thân mình. Hình ảnh của ngôi sao nhạc rock Pink trong the Wall chính là phản ảnh nghệ thuật của Syd Barrett.

"Another Brick in the Wall" là một bộ ba ca khúc có cùng giai điệu nhưng có lời khác nhau xuất hiện ở ba giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Pink. Phần 1 thể hiện cảm xúc của cậu bé Pink khi thấy mình không có cha như những bạn cùng tuổi. Đó là viên gạch đầu tiên xây nên bức tường ngăn cách Pink với thế giới bên ngoài vì cậu bé nhận thức được rằng mình không có cha như những đứa trẻ cùng tuổi. Phần 2, phản ánh mong ước được nổi loạn chống lại những giáo viên và những nội qui khắt khe của hệ thống giáo dục tại Anh. Luôn là mục tiêu của những hình phạt và những lời phê bình đầy ác ý của những giáo viên trong trường, cậu bé Pink đặt viên gạch thứ hai ngăn cách mình với nhà trường và xã hội. Phần 3 là viên gạch cuối cùng Pink đặt vào để hoàn tất lỗ hổng của bức tường cách li anh hoàn toàn với thế giới bên ngoài và trở nên điên loạn. Trong ba phần của bài hát, phần hai, thường được biết đến với cái tên "Another Brick in the Wall Part 2" là phần nổi tiếng và quan trọng nhât.

Phát hành dưới dạng đĩa đơn năm 1979, ca khúc này đạt hạng nhất ở cả Anh lần Mỹ và tạo nên một cú shock văn hoá mãnh liệt lúc bấy giờ vì nó đả kích trực tiếp vào hệ thống giáo dục trường công ở Anh mà theo Pink Floyd là cổ hủ, lạc hậu và cứng nhắc. Điều mỉa mai là phần hợp xướng lại do dành đồng ca thiếu nhi của trường Islington Green gần phòng thu của Pink Floyd đảm nhận. Để tăng mức độ hoành tráng cho ca khúc, các thành viên của nhóm đã thu chồng âm phần hợp xướng 12 lần khiến người nghe có cảm giác như bị áp đảo bởi một làn sóng nổi dậy có qui mô lớn. Chính chủ đề khá nóng bỏng của bài hát khiến cho nhiều đài phát thanh trên thế giới cấm phát bài hát này. Nhất là sau khi bộ phim The Wall được phát hành, bài hát được minh hoạ bằng hình ảnh từng đoàn học sinh mang những chiếc mặt nạ da không có mắt mũi bị dồn đến một chiếc máy xay thịt khổng lồ để rồi bị xay nát nhừ, những hành động quá khích của giới học sinh càng trở nên dữ dội khiến cho bài hát bị liệt vào một trong những ca khúc "đen" của thập niên 80. Để giảm bớt sự công kích và để ca khúc mình được phát sóng, nhóm Floyd đã đồng ý cho phát thêm ca khúc "Happiest Days of Our Lives" trong album khiến cho nhiều người tưởng rằng đây chỉ là một ca khúc. Trên thực tế vì thu theo dạng concept album nên lằn ranh giữa hai ca khúc dường như rât mong manh, không phải ai cũng nhận ra.

Ngày nay, "ABW part II" đã trở thành một trong những ca khúc dễ nhận ra nhất của Pink Floyd với phần giai điệu khá ấn tượng. Nó cũng đánh dấu một sự thách thức mới của nhạc rock đối với xã hội nhất là trong lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực mà không ai cũng có gan đụng vào.


Có thể bạn chưa biết:

-Ý tưởng về ca khúc này xuất phát từ sự chán ghét lối dạy học của các giáo sư hệ thống grammar school ở Anh của Roger Waters vì theo anh, các ông giáo chỉ giỏi bắt học sinh giữ yên lặng mà chẳng dạy được gì ra hồn.

-Dàn đồng ca phần hợp xướng gồm 23 học sinh từ độ tuổi 13 đến 15 của trường Islington Green. Sau khi thu âm, nhóm đã tặng trường 1000 bảng Anh, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nhưng không có hợp đồng và biên nhận. Sau này nhóm Pink bị các thành viên của ban hợp xướng kiện rằng chưa trả tiền công thu âm do thấy lợi nhuận thu được của bài hát quá lớn. Mặc dù phần thắng nghiêng về nhóm Floyd, các nhà làm luật ước tính rằng nếu thua kiện, nhóm phải trả cho từng học sinh tham gia thu âm mỗi người 500 bảng Anh.

-Năm 1980, học sinh da đen ở Nam Phi đã sử dụng ca khúc này như ca khúc chính thức của mình để phản đối việc phân biệt chủng tộc trong chương trình giáo dục của chế độ Apartheid.

-Đây là một single hiếm hoi được trích ra từ album của Pink Floyd vì các thành viên cho rằng các bài hát trong những album của họ là một thể thống nhất, không thể tách ra được như những album thông thường.

-Khi bộ phim the Wall ra đời, Roger Waters muốn đóng vai chính nhưng vì bộ mặt "dài như mặt ngựa" không được ăn ảnh cho lắm của anh, Bob Geldof đã được chọn để đóng vai Pink.

-Ngày 21/7/1990, Roger Waters đã tổ chức chương trình hoành tráng the Wall với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Bryan Adams, Scorpions... để kỉ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin.

-Mặc dù chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn ngủi rồi hoàn toàn rút lui khỏi thế giới nhạc rock, Syd Barrett được đánh giá như một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nhạc rock, ngang hàng với Jimi Hendrix, và John Lennon.

-Nhân vật Brian trong bộ phim về nhạc rock "Still Crazy" của Anh được xây dựng dựa trên hình ảnh của Syd Barrett. Trong phim Brian cuối cùng tái hợp với các thành viên của nhóm Strange Fruits, còn ngoài đời thật, Syd Barrett vẫn sống ẩn dật tại quê nhà ở Cambridge với nghề vẽ tranh. Có người cho rằng, ông vẫn còn sống trong bênh viện tâm thần để điều trị chứng tự kỉ và tâm thần phân liệt.

-Khi cuộc cách mạng nhạc funk nổ ra, các nhóm và fan nhạc funk thường mặc những chiếc áo có dòng chữ "I hate Pink Floyd" để đả kích sự cầu kì trong âm nhạc của nhóm. Chính sự ghét nhau như nước với lửa giữa hai trường phái âm nhạc đã tạo nên cảm hứng cho các nhà làm phim "The Rutles All You Need Is Cash", một bộ phim nhái lại tiểu sử của Beatles, dựng nên ban nhạc giả tưởng Punk Floyd, một sự kết hợp khôi hài giữa nhạc punk và Pink Floyd.

hoaly_kho
25-11-2006, 04:11 PM
Cảm ơn em về thông tin của những ca khúc này , chị sẽ post link lên sau nhé :D

1stPrO
03-01-2007, 08:08 PM
óe nhièu thông tin quá , đọc lòi cả mắt ra roài

romeo thất tình
02-02-2007, 12:31 PM
Dựa vào cơ sở nào để nói đây là những ca khúc làm thay đổi rock???hay đây chỉ là ý kiến cá nhân???
trong này toàn rock cổ,nếu vậy thì phải chăng còn rất nhiều ca khúc làm thay đổi rock vì thưcj sự rock có cả trăm ngàn dòng hiện đại???
nếu Langly nói có thì làm ơn show them all

Jimmy Page
05-02-2007, 06:52 PM
Ta có thể dựa vào những cơ sở sau
Các tác phẩm trên đều là những ca khúc đã khẳng định được sức sống của mình qua khoảng thời gian rất lâu, ít nhất là gần 30 năm.Bất kì một tác phẩm âm nhạc nào có thể sống được lâu như thế đều là những ca khúc rất đáng biểu dương. Hơn nữa tất cả các ca khúc này đều có ảnh hưởng lớn đến nhạc Rock cứ việc tìm tài liệu đọc sẽ thấy ngay

Jimmy Page
20-08-2007, 10:22 AM
Smells Like Teen Spirit - Nirvana

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/b/b7/NirvanaNevermindalbumcover.jpg

Load up on guns and bring your friends
It's fun to lose and to pretend
She's over bored and self assured
Oh no, I know a dirty word

Hello, hello, hello, how low? (x3)
Hello, hello, hello!

With the lights out, it's less dangerous
Here we are now, entertain us
I feel stupid and contagious
Here we are now, entertain us
A mulatto
An albino
A mosquito
My libido
Yay! (x3)

I'm worse at what I do best
And for this gift I feel blessed
Our little group has always been
And always will until the end

Hello, hello, hello, how low? (x3)
Hello, hello, hello!

With the lights out, it's less dangerous
Here we are now, entertain us
I feel stupid and contagious
Here we are now, entertain us
A mulatto
An albino
A mosquito
My libido
Yay! (x3)

And I forget just why I taste
Oh yeah, I guess it makes me smile
I found it hard, it was hard to find
Oh well, whatever, nevermind

Hello, hello, hello, how low? (x3)
Hello, hello, hello!

With the lights out, it's less dangerous
Here we are now, entertain us
I feel stupid and contagious
Here we are now, entertain us
A mulatto
An albino
A mosquito
My libido

A denial !! (x9)


Smells Like Teen Spirit có lẽ là bài hát ảnh hưởng lớn nhất đến các dòng nhạc rock hiện đại, khi mà nó đã được lựa chọn làm thánh ca của giới trẻ thập niên 90 (Generation X). Smells có ảnh hưởng lớn đến các dòng nhạc từ punk, grunge, alternative, cho đến pop punk, strunk…
Quay trở lại cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, khi mà cả thế giới còn chưa biết đến Kurt Cobain là ai. Khi đó, một Nirvana sơ khai đã được thành lập tại thành phố Seattle. Trước đó các thành viên đều là những kẻ nghèo khổ thất nghiệp. Những bộ mặt mới của nhạc rock này đã gặp nhau tịa một quán bar và họ quyết định thành lập một band nhạc rock với cái tên khá lạ Nirvana. Sau khi album đầu phát hành không mấy thành công, họ quyết định ra album thứ 2 mang tên Nevermind. Kurt Cobain, ca sĩ chính kiêm guitarist của band khi đó đang cố gắng viết một bài hát theo phong cách của nhóm Pixies, band nhạc mà anh rất ngưỡng mộ. Khi nghe họ hát, anh đã nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể viết ra một bài hát hay cho band, mở đầu bằng sự dồn dập, sau đó nhẹ nhàng dần rồi lại quay về một sự dôn dập ầm ầm ở những đoạn điệp khúc. Có lẽ anh không ngờ được rằng bài hát mới này sẽ là kiểu mẫu để các band nhạc rock mới sau đó bắt chước theo
Sau khi đã viết được kiểu mẫu bài hát, đơn giản với tiếng riff guitar khá đặc trưng, Kurt Cobain đã chọn một cái tên cũng khá lạ cho bài hát “Smells Like Teen Spirit”. Anh dùng đến cái tên này sau khi ca sĩ chính Kathleen của band nhạc punk nữ Bikini Kill sơn lên tường dòng chữ “Kurt Smells Like Teen Spirit”. Câu này vốn có nghĩa là “Kurt bốc mùi giống như hắn vừa dùng Teen Spirit (một loại thuốc xịt khử mùi cho phụ nữ khá nổi tiếng thời đó). Thế nhưng Kurt lại không biết đó là một thứ thuốc xịt, nên anh sử dụng luôn câu đó cho tựa đề bài hát
Bài hát được viết với một cấu trúc khác hẳn, hoàn toàn mới lạ. Với đoạn riff mở đầu đặc trưng grunge với 4 hợp âm F-Bb-Ab-Db, sau đó bài hát bỗng trở nên “lơ lửng” với tiếng đàn clean 2 nốt lặp đi lặp lại trên nền tiếng bass trong suốt verse 1. Sau đó bài hát bỗng dữ dội trở lại với câu riff ban đầu trong đoạn điệp khúc. Cứ thế qua verse 2, đến một đoạn solo guitar ngắn, qua verse 3 rồi kết thúc bằng 9 lần gào “A Denial”.
Ngay sau khi phát hành, bài hát đã đạt được rất nhiều thành công lớn, cả giới trẻ ngỡ ngàng trước tính hấp dẫn tuệt vời của bài hát. Họ lập tức vứt bỏ ngay Hair metal, thứ nhạc đang được ưa chuộng trên MTV thời đó để quay sang với punk, grunge và từ đó, bài hát được mệnh danh là “Kẻ đào mồ chôn hair metal” cùng danh hiệu “hoàng tử nhạc grunge” cho Kurt Cobain. Sau khi xuất hiện trên truyền hình, Smells đã gây nên một cơn địa chấn lớn cho toàn bộ giới trẻ thập niên 90, và họ công nhận luôn đây là bài thánh ca của thế hệ mình. Nevermind nhanh chóng trở thành album nhạc số một thời đó, đẩy “Dangerous” của Micheal Jackson xuống vị trí thứ 2.
Tuy được coi là thánh ca của thế hệ trẻ thập kỉ, lời bài hát (khá là khó hiểu) có vẻ như là một sự phàn nàn của Kurt Cobain về thế hệ trẻ, hoặc là sự cảm thông với họ. Lời bài hát khiến người nghe hiểu lờ mờ được rằng thế hệ trẻ đang muốn một cuộc sống theo ý thích của mình, muốn người khác hiểu được mình (Here we are now Entertain us), nhưng luôn bị từ chối, luôn bị cấm đoán (A Denial)
Smells Like Teen Spirit đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trong lòng rock fan, và cũng được nhắc đến như một bản nhạc “nhập môn” đối với các fan nhạc rock. Kurt Cobain đã qua đời ở tuổi 27, nhưng Smells Like Teen Spirit sẽ tồn tại lâu dài trong thế giới nhạc rock.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/2/26/Inuteropromo.jpg/220px-Inuteropromo.jpg

Có thể bạn chưa biết
- Smells Like Teen Spirit đứng thứ 9 trong 500 bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại, theo bình chọn của tạp chí Rolling Stone, đứng thứ 5 trong số 50 bài hát nổi tiếng nhất thế kỉ 20 theo bình chọn của CBS Radio One, đứng đầu trong 25 bài hát hay nhất trong 25 năm qua của tạp chí Junk!, và đứng thứ 3 trong 100 bài hát hay nhất thế kỉ 20 của Q Magazine
- Video clip của Smells Like Teen Spirit có trong Kỉ lục Guinness với đề mục “Video clip được phát sóng nhiều nhất trên MTV châu Âu”
- Năm 1992, bài hát được đề cử giải Grammy “Bài hát nhạc Rock hay nhất”, nhưng bị Layla (bản unplugged) đánh bại.
- Drummer của Nirvana, Dave Grohl đã từng phát biểu “Tôi thấy Kurt chỉ viết lời bài hát trong 5 phút trước khi hát thử lần đầu tiên, nên tôi nghĩ các bạn khó mà hiểu được lời hát, có lẽ nó chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt cả”
- Bài hát được cây cổ thụ trong làng nhạc Jazz thế giới, Paul Alka cover lại theo điệu swing.
- Phần lời bài hát khi biểu diễn live có câu đầu là “Come on and play, Make up the rule” hoặc “Load up on drugs, kill your friend”
- Câu hát “I feel stupid and contagious/ Here we are now Entertain us” được bình chọn thứ 3 trong số những câu hát nổi tiếng nhất
- Vua nhạc chế Weird Al Yankovic đã chế lại toàn bộ bài hát với tên “Smells Like Nirvana”, với phần lời hát là lời phàn nàn về sự khó hiểu của những bài hát Nirvana. Video clip của bài nhạc chế này cực kì hài hước và thông minh, đến mức các thành viên Nirvana khi xem đã cười từ đầu tới cuối. Kurt Cobain sau đó đã trở thành 1 fan của Weird Al Yankovic, cùng với nhiều ngôi sao ca nhạc khác như Michael Jackson, Eminem, BSB, Avril Lavigne … và thậm chí cả những cây đa cây đề như Paul McCartney, Jimmy Page
- Bìa đĩa Nevermind của Nirvana cũng được Weird Al Yankovic chế lại, trở thành bìa album “Off the deep end” của mình


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/c/c6/Weird_Al_Yankovic_-_Off_the_Deep_End.jpg

Bìa album Off the Deep End của Weird Al Yankovic

***************
Phù, cuối cùng cũng xong

sám_hối
22-08-2007, 02:14 PM
chẳng có cơ sở gì hết.bài này nếu viết về các bài rock hay thì có giá trị nhưng bảo là những ca khúc làm thay đổi nhạc rock thì vô giá trị.mấy bài trên chỉ là mấy bài rock&roll và mấy bài heavy metal ko nói lên được điều gì cả.rock có quá nhiều dòng nhiều nhánh.nếu bảo mấy band nhạc đó làm pt nền nhạc rock thế giới thì có thể chấp nhận được

vitaminb12
23-08-2007, 04:20 PM
há há! theo thống kê của Black Cloud thì 99% người vô topic này không (thèm) đọc hết 1 bài viết. Lí do: thiếu thú vị và quá...dài. Mà mày copy ở đâu cũng phải ghi nguồn chứ!

Jimmy Page
23-08-2007, 04:40 PM
hahaha, có lẽ phải mất 500 năm nữa để 2 vị hiểu hết các bài này

Chán quá, không ngờ rockfan của DDT kém đến thế. Kém hơn cả bọn Lam Sơn rồi. Ở đó may mà còn có vài đứa hỏi Stairway là cái gì cũng biết đường trả lời.

Nếu ko có Johnny B Goode của chuck berry thì không có nhạc rock ngày nay đâu đâu
Nếu ko có Heartbreak Hotel thì không có rock 'n roll điển hình, ko có The Beatles đâu, ko có nhạc rock đâu
Nếu ko có You really Got Me thì đương nhiên metal cũng không có mà nghe

Nếu không có Smells Like Teen Spirit thì không biết nhạc roc ngày này sẽ đi về đâu (nằm xó nhà ư, có thể lắm)

Thế thôi, còn các bài khác cứ tự tìm hiểu nhá
500 năm nữa sẽ hỏi lại sau :-h

vitaminb12
23-08-2007, 05:13 PM
500 năm ! hố hố! Con người bây giờ thật ra người ta không cần hiểu sâu quá về một vấn đề giải trí như thế cả! Trừ khi đó là 1 thằng điên (crazy fan đó) hoặc 1 nhà nghiên cứu âm nhạc! Hiểu biết rộng thì vẫn hơn!
mà ý mày nói dân Đào này kém hơn dân LS chứ gì! Thì mẹ mày đang dạy cái bọn kém cỏi đấy mà, còn mày thì đang học với bọn đấy đấy! LS! toàn mấy thằng đầu củ đậu nhà giàu xin vào chứ có gì hay ho! mấy thằng thi vào được mày đếm xem có thằng nào nó thèm làm cái trò như mày không!
hố hố!

sám_hối
23-08-2007, 06:41 PM
** mày thằng điên trứng đòi khôn hơn vịt à.mày tưởng mày giỏi lắm sao copy ở đâu về ko biết có đọc hết ko còn ra vẻ ta đây cao siêu lắm.nói như mày thì ko có edison thì bây giờ tg đang sống trong tăm tối chắc. ngu vcl tao thấy mày viết nhiều bài cũng có công đóng góp cho box tưởng mày khá lắm chứ ai ngờ còn ngu hơn ***.bọn lam sơn tuổi j.mày thích thì sang trường đấy mà học.

vitaminb12
23-08-2007, 07:34 PM
đề nghị bác Sám_hối kiềm chế! đã edit bài của bác rồi! Nếu có ai đấy mà đọc được thì sẽ không nhẹ tay như V!2 đâu! Đề nghị ngừng bình luận chủ đề này tại đây!