PDA

View Full Version : Kendo - Mon vo hoc cua dao ly



Bithu_12a2
10-11-2006, 06:47 PM
Do Box võ thuật toàn thấy karate, nên mình đã chuẩn bị hẳn một vài pic về môn võ học khác là Kendo, ắt hẳn các bạn chưa biết nhiều về môn võ học này. Okie, tui sẽ tặng tất cả những pic về Kendo của CLB Kendo Hà Nội mà tui đang theo học
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/06_11_09_20_531.jpg
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/06_11_09_20_53.jpg
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/kendo_gl_4.jpg
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/kendo_gl_3.jpg
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/kendo_gl_2.jpg
http://i84.photobucket.com/albums/k20/aminakie_2006/Kendo/06_11_05_11_551.jpg
Hiện nay, mình đang là võ sinh của CLB kendo HN
Nếu bạn nào yêu thích Kendo, hãy vào Blog của mình để tìm hiểu nhé,link nè: http://360.yahoo.com/jamesbond1192001
Hoặc là : http://360.yahoo.com/hanoikendoclub
Bye nha

ToanA4_03_06
13-11-2006, 04:09 PM
võ ah tớ thích lắm nhưng không có thời gian

doantuan
15-11-2006, 06:15 PM
ko có thời gian hay là ko thích
nghe nói K.Toàn có thời gian chơi điên tư sao ko để mà học võ

ngayxua
15-11-2006, 09:46 PM
Môn này mình cũng từng biết qua, nói chung mỗi một môn phái nó có cái hay riêng. Do đó cũng tạo theo sở thích riêng của từng người.

ToanA4_03_06
16-11-2006, 04:23 PM
ko có thời gian hay là ko thích
nghe nói K.Toàn có thời gian chơi điên tư sao ko để mà học võ

chú đừng có chọc anh không là ăn đòn đó

Bithu_12a2
24-11-2006, 07:19 PM
Oài, sao cứ spam lung ta lung tung thế nhỉ. anh đề nghị chú Hảo nghiên cứu vụ này đi nhé, tức thiệt.

ngayxua
22-12-2006, 08:58 AM
Kiếm là 1 trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất trong thờI phong kiến,khắp nơi từ Âu sang Á. Vũ khí và binh giáp của ngườI Nhật ngày xưa có chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung quốc,trong đó có thanh kiếm. Khi xông trận.các kỵ sĩ trang bị áo giáp,mũ trận dày,nặng,1 tay cầm yên ngựa,tay kia cầm kiếm.Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng,cấu trúc đơn giản,thường dùng để chém và đâm, động tác chiến đấu cũng chưa được tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỷ thứ 8,thanh kiếm vớI lưỡi hơi lượn cong, cán dài cấu trúc đặc thù Nhật bản được 1 thợ rèn tên là Amakumi chế tạo tạI tỉnh Yamoto. Song,theo những tài liệu đáng tin cậy hơn,thanh kiếm cong độc đáo như ngày nay chúng ta thấy xuất hiện vào thế kỷ thứ 10(năm 940) dướI thờI Heian do 1 nghệ nhân tài ba về nghề luỵên kiếm tên là Hoki rèn. Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu,chủ yếu để sử dụng bằng cả 2 tay khi chiến đấu. Đương nhiên,kèm theo đó là 1 số kỹ thuật công,thủ cơ bản cũng được giớI thiệu.Nhận thức được sự lợi hại của thanh kiếm mớI,nhiều kiếm sư và kiếm sĩ bèn làm 1 cuộc cách tân về vũ khí và chiêu thức tập luyện.Trước tiên nó được dùng trong các buổI giao đấu giữa các kiếm thủ và dần sau đó trở nên phổ biến trong quân độI thuộc quyền các lãnh chúa và dùng trên chiến trường ở qui mô lớn,bởI nó có hiệu quả đặc biệt hơn hẳn loạI kiếm thẳng. Đã có kiếm dài (trường kiếm-tachi,hay còn gọI là katana) thì phải có kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (kodachi,hay còn gọI là wakizashi) được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự.Kiếm ngắn chỉ sử dụng khi lâm nguy (mất kiếm dài ) và để dùng trong nghi thức seppuku (mổ bụng tự sát,1 hành động vì danh dự của samurai,hay còn gọI là harakiri)

Có thể nói từ đây môn kiếm thuật Nhật bản Kenjitsu vớI những đặc trưng riêng đã được hình thành.Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái, rồi cứ thế được lưu truyền từ đờI này sang đời khác. Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phảI đến cuốI thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15,bài tập đốI luyện kiếm thuật (kata) vớI tổ hợp động tác công-thủ-phản công có qui ước mớI được đưa vào hệ thống nghiên cứu huấn luyện.Và vào cuốI thế kỷ 15,kiếm gỗ (bokken) mới được đưa vào sử dụng trong những buổi tập luyện.ThờI này lý thuyết chung về kiếm thuật đã được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện giớI samurai. Ko chỉ vậy,lý thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho giáo để xây dựng 1 triết lý về phong cách sống và hành động của giớI võ sĩ đạo (bushido).Theo 1 số thư tịch cổ thì từ thế kỷ 15-17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật (hơi bị nhìu nhể),chưa kể các môn võ thuật khác. Những trường phái này cũng là nơi cung cấp nhân tài phục vụ đắc lực cho các vị lãnh chúa hoặc Tướng quân (shogun)

Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-sai(1527-1606),ngườI sáng lập trường phái Yagiu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ.Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết ngườI và ngườI ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức có kiến thức về đạo học và mốI liên hệ gần gũi vớI thiền sư Takuan(1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. NgườI con ông là Munenori(1571-1646),1 kiếm sĩ tài ba, đã biên soạn Fudochi-Shinmyoroku,nộI dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật.Yagiu Shinkage,cũng như Maniwa Nen,Shinkatato….là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thờI đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện,thi đấu để hạn chế tốI đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lạI đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc,chưa có miếng là chắn che tay(tsuba).Về sau được Nakanishi Chuba,môn đệ của Ono Tadaaki cảI tiến vớI bao vảI thay thế bao da,thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng.

Làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử vớI kiếm sĩ huyền thoạI Miyamoto Musashi.Sinh năm 1854,thụ giáo kiếm thuật vớI thân phụ từ khi còn thơ ấu,năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bạI 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổI đời lẫn tuổI nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trảI hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổI trước lưỡI kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời vớI kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro,mà chiến thắng vẫn thuộc về chàng,Musashi rờI bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Chàng dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổI 50,con ngườI bất khả chiến bạI ấy đã giác ngộ
Vào tuổI lục tuần,Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư),bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), vớI lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống.Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn vớI công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống.

Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tạI các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu , găng tay bảo vệ…cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19,kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác,ko còn thu hẹp trong giớI Samurai. Vào giữa thế kỷ này,nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tạI nơi công cộn,có thu tiền. Không ít kiếm sư giương danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với ngườI khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau,khi văn minh cơ giớI phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường. Thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tạI bên ngườI quân nhân vớI công dụng thứ yếu(đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hộI,thờI điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồI quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thờI vàng son của giớI samurai.Những kiếm thủ phảI về vườn hoặc chuyển nghề,nhiều môn phái phảI đóng cửa.Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết vớI kiếm đạo lo âu ko ít.

Trong bốI cảnh đó 1 sự kiện lớn gây chấn động làng võ Jap đã xảy ra,vào năm 1882 :võ sư Jigoro Kano,1 thiên tài võ thuật trẻ tuổI bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo ( Judo ) mà ông đã dày công nghiên cứu,sáng tạo sửa đổI thêm từ môn Nhu thuật ( Jujitsu ) cổ truyền( ai xem Truyền nhân Atula hẳn phảI biết cái món ăn chơi này ).Thành công nhanh chóng của Kano với môn võ giàu tính thể thao, được xem như đạt tiêu chuẩn cao về giáo dục tinh thần và thể xác theo xu thế thời đại mới, đã trở thành nguồn cảm hứng khơi dậy ngọn lửa trong lòng các kiếm sư. Kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường,tại 1 số trường trung học và đạI học.Năm 1912,cùng vớI Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Năm 1928,liên đoàn kiếm đạo Jap được thành lập,tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh lý hệ thống tổ chức, kỹ thuật, phương pháp huấn luyện, điều luật thi đấu…Môn sinh theo học ngày 1 đông hơn,phát triển sang các nước lân cận và cả châu âu,châu mỹ. Năm 1971 liên đoàn kiếm đạo quốc tế ( International Kendo Federation-IKF) được thành lập,và cũng từ đây giảI vô địch kiếm đạo thế giớI được tổ chức theo thông lệ 3 năm 1 lần(có tư liệu khác cho rằng IKF được thành lập năm 1970 và mớI đầu là tổ chức 2n/lần).Hiện nay số mem của IKF bao gồm 37 đơn vị liên đoàn và hiệp hộI thuộc hơn 30 nước trên thế giớI (ko có VN )
1 chi tiết đáng ghi nhận là trong quá trình phát triển môn kiếm đạo hiện đạI có sự đóng góp ở mức độ nhất định của tổ sư môn Judo Jigoro Kano. Ông là ngườI đặt ra hệ thống đẳng cấp (dan-kyu) được áp dụng ngày nay. Chính liên đoàn kiếm đạo nhật bản JKF (Japan Kendo Federation) cũng thừa nhận điều này vào năm 1958. Là 1 nhà sư phạm lớn,1 đạI sư thấm nhuần triết lý võ đạo,Kano luôn sẵn sàng hỗ trợ,tạo điều kiện cho các môn phái võ thuật đồng hành phát huy vì sự nghiệp giáo dục chung,ko chỉ vớI kiếm đạo mà vớI cả Ko thủ đạo ( Karate-do ).Khi võ sư Gichin Funakosi từ đảo Okinawa đến Tokyo để truyền bá nghệ thuật này, Kano đã dành cho ngườI đồng đạo võ lâm 1 phần diện tích tạI võ đường Kodokan (Giang đạo quán) của ông để mở lớp dạy Karate-do trong nhiều năm .

ngayxua
22-12-2006, 09:06 AM
Giới trẻ Hà Nội với Kiếm đạo Kendo

Kiếm sĩ thét một tiếng “̉men”̃ rồi chém thẳng một đường kiếm vào giữa đỉnh đầu đối phương. Sau vài phút, hiệp đấu kết thúc, cởi bỏ bộ giáp (Bogu), Võ sư Isao Morikawa, cố vấn kỹ thuật của CLB Kendo Hà Nội giải thích đó là một thế tấn công chính yếu của kiếm đạo Kendo. Chính ông là người đã đưa môn Kiếm đạo Kendo của đất nước Phù Tang vào truyền dạy tại Hà Nội. Nhiều bạn trẻ tìm đến Kendo ban đầu chỉ đơn giản là một môn thể thao mới du nhập, có người tìm đến Kendo do hâm mộ những giai thoại về Samurai nhưng tất cả đều bị Kendo hấp dẫn bởi lịch sử và “vẻ đẹp” của những đường kiếm đến từ xứ sở Hoa Anh Đào.
“Vẻ đẹp” của Kendo:
Phát triển ở Hà Nội như một môn thể thao mới nhưng lịch sử của Kendo đã kéo dài tới hơn 1.000 năm vào khoảng năm 940 thời Heian của Nhật Bản. Đây chính là thời kỳ kiếm Nhật xuất hiện, phát triển và nó được truyền lại cho đời sau. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, ở Nhật Bản có tới 600 trường phái kiếm thuật ra đời với mục đích đào tạo các Samurai. Sau đó, lý thuyết về kỹ thuật đấu kiếm đã được kết hợp với tư tưởng Khổng Giáo để trở thành Võ sĩ đạo. Kiếm đạo đã trở thành môn bắt buộc đối với các giới chức có quyền cao trong xã hội Nhật Bản. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, mỗi sĩ quan trong quân đội Nhật đều phải có đẳng cấp về kiếm đạo.
Theo các chuyên gia Kiếm đạo Nhật Bản, Kendo đã kết hợp cả kỹ thuật đấu kiếm điêu luyện lẫn tư tưởng Đạo Khổng thấm nhuần trong từng đường kiếm. Hai yếu tố cơ bản: Kiếm (Ken) và Đạo (Do) rèn luyện cho con người kỹ thuật đấu kiếm lẫn tư tưởng của đạo Khổng. Dùng Kiếm để học Đạo và tư tưởng của Đạo thể hiện trong đường Kiếm. Luyện tập Kendo là để hoàn thiện con người theo tinh thần cơ bản của kiếm thuật, giúp cho người kiếm sĩ tự tăng cường sức mạnh tinh thần, rèn luyện ý chí, học cách đối nhân xử thế, tôn trọng tính trung thực, thẳng thắn, luôn ý thức tự hoàn thiện bản thân, gắn bó với Tổ quốc, xã hội; mong muốn đóng góp sức lực vì nền hòa bình và sự phồn vinh của nhân loại. Tập Kendo vì thế không chỉ rèn luyện thân thể mà còn rèn luyện tính trung thực, lòng can đảm và khiến cho tinh thần minh mẫn nhờ tư tưởng “Thiền” trong mỗi đường kiếm.
Trong mục đích của Kendo, mỗi kiếm sĩ đều phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc vì vậy trước mỗi buổi tập các võ sinh đều phải xếp hàng quỳ lạy Quốc Kỳ của nước mình. Đây cũng chính là một trong những vẻ đẹp của Kendo. Ngay khi giao đấu, các kiếm sĩ khi tấn công vào điểm yếu của đối phương phải báo cho đối phương biết điểm mình tấn công bằng tiếng thét. Đối phương tuy biết trước nhưng đường kiếm vẫn tới đích. Kiếm sư Isao Morikawa cho biết “Kendo chiến đấu phải báo trước cho đối phương biết vì Kendo chiến thắng bằng nhân cách. Không giống như những môn võ khác là dử trên đánh dưới. Nói như thế không có nghĩa là các môn võ khác không có nhân cách. Mà đó là tinh thần mà Kendo hướng tới và cũng chính là vẻ đẹp cuốn hút của Kendo”. Hiện nay, Kendo có tới hơn 10 triệu người tập luyện và đã phát triển ở rất nhiều nước ngoài Nhật Bản như Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Thái LanẶ

Phát triển Kendo ở Hà Nội:
Võ sư Isao Morikawa đến Hà Nội năm 1999 khi ông làm Tổng Giám đốc một dự án của Nhật Bản tại Việt Nam. Bản thân ông là một Kiếm sư 6 đẳng được truyền thụ trực tiếp theo phương thức một thầy một trò từ Đại võ sư Mutsuno Nakano (1912 - 1990). Được biết, Đại võ sư Mutsuno Nakano đạt tới 9 đẳng Kendo lừng danh Nhật Bản trong thế kỷ 20 và có công rất lớn trong việc thành lập Liên đoàn Kendo Nhật Bản. Khi đến Việt Nam, võ sư Isao Morikawa mang theo một vài thanh kiếm tre (Shinai) và áo giáp (Bogu) để ôn luyện những đường kiếm đã đi vào máu thịt của mình. Sau đó, ông đã truyền dạy Kendo cho con em người Nhật đang sinh sống tại Hà Nội và số ít võ sư người Việt Nam đang hoạt động ở một số môn võ khác như võ cổ truyền, AikidoẶ
Từ thời điểm đó, Bộ môn Kendo được Sở Thể dục Thể thao Hà Nội cho phép hoạt động với tư cách của một môn thể thao, nhưng thời gian đầu chỉ tiếp nhận con em những người Nhật Bản đang sinh sống tại Hà Nội. Từ năm 2002 mới chính thức mở rộng tuyển các võ sinh người Việt tại Hà Nội. Người tập Kendo cần phải có một thanh kiếm tre (Shinai) được nhập trực tiếp từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Võ phục của Kendo gồm áo (Kendo-gi) và váy (Hakama). CLB Kendo Hà Nội được phía Liên đoàn Kendo Nhật Bản (JKF) và Thế giới hỗ trợ tới 30 bộ áo giáp gồm đầy đủ giáp (Bogu), Mũ (Men), găng tay (Kote) nên các kiếm sĩ Kendo Hà Nội khá yên tâm về thiết bị tập luyện. Hiện nay, ngoài võ sư Isao Morikawa làm cố vấn kỹ thuật, còn có các võ sư Nhật Bản khác như võ sư Stuboi (4 đẳng), võ sư Asano (3 đẳng), võ sư Yasu Hiromi (2 đẳng), võ sư Nami (2 đẳng),̣ tham gia huấn luyện cho CLB Kendo Hà Nội.
Nhiều học viên sau một thời gian tập Kendo nhận thấy tinh thần của mình minh mẫn hơn hẳn, hiệu quả làm việc thường ngày tăng lên do khả năng tập trung tư tưởng tốt hơn. Hơn nữa, Kiếm đạo lại thích hợp với mọi lứa tuổi, không giống một số môn võ khác sẽ phải hạn chế tập luyện khi tuổi cao. Tinh thần của đạo Khổng khiến cho Kendo trở thành triết học cho mọi lứa tuổi. Nhiều kiếm sĩ Nhật Bản rèn luyện Kendo từ nhỏ đến năm 80 tuổi vẫn nhận ra nhiều điều mà Kendo mang lại. Tập luyện Kendo khiến cho cơ thể có được sự nhanh nhẹn, tư duy minh triết và nhãn quan sắc bén. Võ sư Isao Morikawa cũng cho biết “Kendo đòi hỏi sự chính xác và tốc độ trong từng đường kiếm. Tiếng thét trong mỗi đường kiếm được bật ra từ đan điền. Cơ thể dẻo dai và tinh thần minh mẫn là kết quả của tập Kendo”.
Tiếp xúc với một số Kiếm sĩ tại CLB Kendo Hà Nội, họ đến với Kendo khá tự nhiên và đều bị môn kiếm đạo đến từ đất nước Mặt trời mọc cuốn hút. Môn kiếm đạo thích hợp với mọi lứa tuổi, tại CLB Kendo Hà Nội, Ỏkiếm sĩÕ trẻ nhất sinh năm 1991 và có người gần 40 tuổi vẫn mặc giáp cầm kiếm. Anh Trịnh Bá Hưng (31 tuổi, cán bộ ngân hàng) cho biết: “Tôi biết đến Kendo khá tình cờ, khi tập Kendo thì đã bị Kendo cuốn hút thực sự. Người tập Kendo phải luôn nỗ lực rèn luyện hợp nhất tinh thần - võ thuật và thân thể”. Chị Tạ Hồng Ánh (giảng viên Đại học) thì cho biết: “Kendo có những qui tắc nhất định của chữ “đạo”. Ngay bản thân sàn tập cũng phải sạch sẽ như lau như ly đã rèn luyện tính nghiêm túc cho người tập Kendo”. Hiện tại, CLB Kendo Hà Nội đang tập tại Trung tâm TDTT quận Ba Đình, cạnh hồ Thành Công và ngày càng có nhiều người tham gia. Nét văn hóa đến từ đất nước Phù Tang được các bạn trẻ Hà Nội đón nhận nồng nhiệt.

Bài này lấy lại từ trên báo Hà Nội mới Chủ nhật đấy.

Bithu_12a2
14-03-2007, 12:07 AM
Cám ơn ngày xưa nhé, thông tin bạn đưa là hoàn toàn chính xác rồi đó. Nếu bạn nào yêu thích Kendo và có dự định đi học, hãy liên lạc với mình, Mình sẽ giúp hết mình, đặc biệt là các Mem Đào Duy Từ đó

hrockvn
14-03-2007, 03:11 PM
Anh Trường biết Thành béo lớp Lý cùng khóa mí em không. Nó học Kendo đó

Bithu_12a2
14-03-2007, 06:38 PM
Thành và anh là cạ cứng trong tập luyện mà

vitaminb12
12-05-2007, 04:07 PM
T_________T
nhanh nhanh đỗ đại học để ra HN!
Muốn học kendo wa' chừng! Từ hồi đọc teppi đã thích rùi! Hix!