PDA

View Full Version : thông tin về một số trường đại học cho các bạn tham khảo



ToanA4_03_06
17-11-2006, 08:56 PM
đầu tiên phải nhắc tới trường bách khoa hà nội
Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành về kỹ thuật được thành lập ở Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trường luôn là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử. Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể được thể hiện qua những trang vàng truyền thống của trường .

Đội ngũ cán bộ
Tổng số cán bộ, công chức gồm 1950 cán bộ, với 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH.

Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú: 154
Viện sỹ: 3
Giáo sư và Phó giáo sư: 399
Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ: 703
Thạc sỹ: 1200
Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường phục vụ công tác đào tạo, Nghiên cứu Khoa học, Chuyển giao Công nghệ và sinh hoạt đa dạng, đồng bộ, gồm hàng chục toà nhà cao tầng với tổng diện tích sử dụng hơn 20 vạn m2.
Hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn cùng một hệ thống các phòng hội thảo.
Gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương; khoảng 20 xưởng thực tập và thực hành.
Trường có mạng thông tin nội bộ BKNet nối với mạng Internet. Thư viện điện tử của trường là thư viện lớn và hiện đại nhất Việt Nam.
Khu ký túc xá sinh viên khang trang, sạch đẹp.
Quần thể thể thao của trường khép kín, đa chức năng gồm Sân vận động, Nhà thi đấu, Bể bơi, Sân tennis.
Bản đồ trường
Khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội bao gồm các tòa nhà phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, sân vận động, ký túc xá sinh viên...

Chỉ đường đến Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) nằm ở phía nam Thành phố Hà nội, gần ngã tư đường Đại Cồ Việt và đường Giải Phóng. Cổng chính của trường ĐHBKHN là cổng phía bắc. Để đến trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ các bến xe, nhà ga, sân bay... có thể đi các tuyến xe buýt khác nhau.

ToanA4_03_06
18-11-2006, 12:35 PM
Đại học xây dựng
Tên trường TRƯỜNG ÐẠI HỌC XÂY DỰNG

Ðịa chỉ: Số 55 Ðường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà nội.

Tel:84-4-8.696397 Fax:84-4-8691684 Website:www.dhxd.edu.vn

- Hiệu trưởng: GVC-TS Nguyễn Văn Hùng - Tel: 6.28 35 75

- Bí thư Ðảng uỷ: PGS.TS Ứng Quốc Dũng - Tel: 8.69 54 75

Ngày thành lập

Trường đại học Xây dựng thành lập ngày 08-8-1966 theo Quyết định số 144/CP của Hội đồng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức đào tạo

14 Khoa, Viện, Trung tâm đào tạo

Xây dựng DD và CN
Kinh tế Xây dựng

Xây dựng Cầu Ðường
Cơ khí Xây dựng

Xây dựng Công trình Thuỷ
Sau đại học

Kiến trúc và quy hoạch
Quân sự giáo dục quốc phòng

Kỹ thuật Môi trường
Viện XD Công trình Biển

Vật liệu Xây dựng
TT Ðào tạo Thường Xuyên

Công nghệ Thông tin
Mác -LêNin


46 Bộ môn

13 Phòng Ban chức năng

9 Công ty là doanh nghiệp thuộc trường và Trung tâm NCKH và triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN:

Công ty tư vấn Xây dựng
Kỹ thuật Môi trường

Tin học Xây dựng
Công trình Thuỷ

Vật liệu Xây dựng
Ừng dụng Kinh tế Xây dựng

Kiến trúc Xây dựng
Ðầu tư Xây dựng

Cơ điện Xây dựng
Kỹ thuật nền móng c. trình


Tình hình đội ngũ

Cán bộ CNV 199
Tiến sỹ khoa học 5

CBGD 619
Tiến sỹ 144

Giáo sư 8
Thạc sỹ 195

Phó GS 61
Nhà giáo Nhân dân 2

Giảng viên chính 217
Nhà giáo ưu tú 55


Nhiều giáo sư là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

ToanA4_03_06
18-11-2006, 12:52 PM
đại học thủy lợiĐổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường được dựa trên cơ sở nắm bát kịp thời những đổi mới về nhận thức đối tương phục vụ. Khái niệm về thuỷ lợi được chuyển dần sang khái niệm khai thác tài nguyên nước với nội dung phục vụ đa dạng, tổng hợp hơn và mang tính liên ngành ngoài các ngành đã có như Thuỷ nông, Thuỷ công, Thuỷ văn, THuỷ điện mà còn Môi trường, Cải tạo đất, Kinh tế, Máy xây dựng và Thiết bị Thuỷ lợi, Thuỷ điện,... Từ năm 1985 mục tiêu đào tạo cơ cấu ngành nghề đã được mở rộng và ngày càng hoàn thiện với 7 ngành 9 chuyên ngành.

Năm 1995 với việc sát nhập 3 Bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi đã dưa sự nghiệp phát triển thuỷ lợi nước ta ở một tầm cao mới: Phát triển bến vững trong một môi trường Đất - Nước - Rừng găn kết hữu cơ với nhau trong một nền nông nghiệp sinh thái. Trường Đại học Thuỷ lợi đã xây dựng chương trình trình hai Bộ duyệt 9 ngành 20 chuyên ngành nhằm phủ kín nội dung hoạt động về kỹ thuật tài nguyên nước ở nứớc ta. Dù là một trường chuyên ngành nhưng việc đào tạo của nhà trường đã đang bắt đầu mang tính liên ngành đa lĩnh vực.

Trường đã thành lập các khoa mới: Công nghệ thông tin; Mác -Lê-Nin và Kỹ thuật bờ biển. đến nay trường đã có các khoa:

1. Công trình thuỷ lợi

2. Thuỷ văn - Môi trường

3. Quy hoạch và quản lý hệ thống công trình

4. Thuỷ điện

5. Kinh tế thuỷ lợi

6. Máy xây dựng và thiét bị thuỷ lợi

7. Công nghệ thông tin

8. Kỹ thuật bờ biển

9. Mác - Lê -Nin

10. Khoa Sau đại học

11. Khoa Tại chức.

Cơ cấu ngành nghề của trường ngày càng phát triển, năm 2004 nhà trường đã ban hành chương trình đào tạo của 9 ngành với 19 chuyên ngành với tổng số giờ là 270 ĐVHT:

1. Công trình Thuỷ lợi

1. Công trình Thuỷ lợi

2. Địa kỹ thuật

2. Thuỷ văn - Môi trường

1.Thuỷ văn và tài nguyên nước

2. Chỉnh trị sông và bờ biển

3. Môi trường và quản lý lưu vực

3. Quy hoạch và quản lý hệ thống công trình

1. Quy hoạch và quản lý hệ thống công trình

2. Thuỷ lợi cải tạo đất

4. Thuỷ điện

1. Công trình Thuỷ điện

2. Quản lý vận hành CTTĐ

5. Kinh tế thuỷ lợi

1. Kinh tế xây dựng

2. Kinh tế quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

3. Kinh tế quản lý tài nguyên nước & môi trường

6. Máy xây dựng và thiết bị thuỷ lợi

1. Máy xây dựng

2. Thiết bị thuỷ lợi-thuỷ điện

3. Cơ điện

7. Kỹ thuật bờ biển

1. Công trình bờ biển

2. Quản lý tổng hợp vùng bờ

8. Công nghệ thông tin

9. Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Cấp thoát nước.

Công tác hợp tác quốc tế được phát triển mạnh và rộng khắp. Ngoài quan hệ hợp tác truyền thống với các trường ở Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu..., nhà trường còn hợp tác với nhiều trường đại học và các tổ chức của nước ngoài khác như Mỹ, Canađa, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nauy, Ấn độ, AIT, Australia, Israel, Nhật, Hàn quốc, Cộng đồng Châu Âu, Uỷ ban sông Mekong và một số tổ chức phi chính phủ.[/QUOTE]

ToanA4_03_06
22-11-2006, 05:00 PM
Đại học giao thông vận tải
Trường Đại học Giao Thông Vận Tải có tiền thân là trường Cao đẳng Công chính được khia giảng lại ngày 15-11-45 theo sắc lệnh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn tiền thân (1945-1960) trường đã đào tạo được nhiều cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực giao thông, bưu điện, thủy lợi, kiến trúc theo hệ Cao đẳng và trung cấp. Năm 1960 khoá 1 Đại học được khai giảng và ngày 24-3-62 Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định thành lập Trường với tên gọi là Đại Học Giao Thông Vận Tải. Năm 1990 cơ sở II của Trường được thành lập tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1985 về trước Trường trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Hiện nay Trường thuộc Bộ GDĐT. Trường là một Trung tâm đào tạo Đại học (Thạc sỹ và Tiến Sỹ). Các chuyên ngành Giao thông Vận tải đường bộ, đường sắt và đang triển khai một số chuyên ngành đường thuỷ , hàng không. Hầu hết các công trình giao thông lớn của đất nước như đường sắt Thống nhất, đường Bắc Thăng long, cầu Thăng long, cầu Chương Dương… đều có sự tham gia của Trường. Nhiều học sinh của Trường đã trưởng thành và hiện đang giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan Nhà nước và Bộ Giao Thông Vận Tải. Dự án phát triển Trường tới năm 2005 vừa được xây dựng có mục tiêu nâng Trường thành một trường Đại học công nghệ mạnh về Giao thông Vận tải trong nước và có uy tín trong khu vực với lượng sinh viên khoảng 21000 theo học gần 40 chuyên ngành khác nhau.

hrockvn
23-11-2006, 08:59 AM
ĐH BK Hà Nội: http://www.hut.edu.vn
GTVT: http://www.uct.edu.vn
Bạn nên giới thiệu cả website cho các bạn xem

ToanA4_03_06
23-11-2006, 08:04 PM
à cái đó thì dễ thôi