PDA

View Full Version : Hành trình chữ Việt



ngayxua
23-11-2006, 03:47 PM
Hành trình chữ Việt 8->


Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam đã tìm cách tạo ra một thứ chữ riêng cho dân tộc mình. Trải bao thăng trầm lịch sử, người Việt Nam đã có chữ Quốc ngữ là thứ chữ riêng của dân tộc, thể hiện sự trưởng thành của đất nước độc lập.
Chúng ta thường rất tự hào với chữ viết của dân tộc mình, một mẫu tự la-tinh - châu Âu khác hẳn với mẫu tự tượng hình của các nước trong khu vực. Lần tìm về quá khứ, mới thấy con đường hình thành của chữ Quốc ngữ cùng đầy những thăng trầm, cũng như phận người, phận nước vậy...

Chữ Hán và nhu cầu có một thứ chữ riêng: chữ Nôm

Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là thời kỳ chữ Hán theo chân quan lại cai trị phương bắc vào Việt Nam. Thời kỳ này hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa phát triển, có chăng là hoàn toàn dựa theo mô hình của phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ. Con em của giới quan lại người Việt được học chữ Hán; những học sinh xuất sắc người Việt cũng được chọn sang Trung Quốc dự thi.

Sau thời kỳ Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập vẫn dùng chữ Hán trong hệ thống giáo dục cũng như văn bản hành chính của giới cầm quyền. Đến thế kỷ 11, từ thời nhà Lý, bên cạnh việc chấn hưng kinh tế cùng tiềm lực quân sự, việc học được chú tro.ng. Điển hình nhất là năm 1076, Quốc Tử Giám "trường đại học đầu tiên" của Việt Nam được xây dựng tại kinh thành Thăng Long. Việc học hành, thi cử để chọn lựa người tài ra làm quan được đặt ra thành luật lệ. Thời nhà Lý, năm 1075 tổ chức thi hương khóa đầu để lấy tú tài. Đến thời nhà Trần, tổ chức thi hội vào thế kỷ 13 lấy cử nhân, còn thời nhà Lê thế kỷ 15 tổ chức thi đình để lấy tiến sĩ. Tất cả đều dựa trên nền tảng Hán học và chữ Hán.

Trong quãng thời gian này, Việt Nam xuất hiện một nhà cải cách lớn là Hồ Quý Ly (1336-?). Đây là một nhân vật kỳ lạ trong lịch sử phong kiến Việt Nam, dù chỉ làm vua hai năm (1400-1401), sau đó nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và năm 1406 bị nhà Minh bắt cùng hai con trai đưa về Trung Quốc - nhưng ông đã đưa ra một số cải cách táo bạo, trong đó có việc mở mang một nền giáo dục tự chủ, cải cách chế độ thi cử. Hồ Quý Ly chủ trương dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong giấy tờ công vụ, và chính ông là người dịch thiên "Vô dịch" trong kinh thư từ chữ Hán sang chữ Nôm.

Về vấn đề chữ Nôm, không có một văn tự chính thức nào khẳng định sự xuất hiện của nó, chỉ ước chừng nó được chế tác từ chữ Hán khoảng thế kỷ thứ 8 trên cơ sở dùng ký tự Hán để ghi các từ tiếng Viê.t. Như vậy là ý thức khẳng định độc lập dân tộc, chí ít là về mặt chữ viết đã được các bậc túc nho ôm ấp từ lâu, nhưng có thể nói là vẫn trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hán tự nói riêng và văn hóa Trung Hoa nói chung.

Vua Quang Trung và sự khẳng định ngắn ngủi của chữ Nôm

Kế sau Hồ Quý Ly, có thể nói Quang Trung Nguyễn Huệ là vị vua sáng suốt bằng quyền lực của mình muốn khẳng định một thứ chữ riêng của người Viê.t.

Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung rồi đưa quân ra bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh do vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đón vào. Tiếc thay, cuộc đời người anh hùng thật ngắn ngủi. Mùa thu năm 1792, hoàng đế bị cảm đột ngô.t. 11 giờ đêm 22 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), ông mất.

Năm 1788, ngay sau khi đại phá quân Thanh, hoàng đế Quang Trung đã lập tức ban hành các chiếu quan trọng: chiếu cầu hiền, chiếu lập học và chiếu mở khoa thi. Ông chủ trương cải cách lối học sáo mòn, công thức mà chú trọng đến tính thiết thực, học để đoạt lấy một năng lực hoạt động trong thực tiễn. Đặc biệt, chữ Nôm được quy định là chữ viết chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được đưa vào hệ thống khoa cử, đồng thời tất cả các chiếu chỉ, mệnh lệnh, văn tế đều được thể hiện bằng chữ Nôm. Việc học tập và xây dựng một nền giáo dục độc lập được vị vua anh minh ý thức một cách rất rõ ràng. trong "Chiếu lập học" năm 1788, ông chỉ rõ:

"Dựng nước lấy việc học làm đầu, cầu trị lấy nhân tài làm gốc. Trước đây bốn phương nhiều việc phải phong bị, việc học không được sửa sang, khoa cử bỏ dần, nhân tài ngày càng thiếu thốn.

Trẫm khi vừa mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài để dùng cho quốc gia.

Vậy ban chiếu xuống cho dân các xã nên lập học xã, chọn nho sĩ có thực học và hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò xã mình".

Nếu như triều đại nhà Tây Sơn kéo dài (1778-1802) và đặc biệt là vua Quang Trung không mất sớm (41 tuổi) thì biết đâu chữ Nôm sẽ thực sự trở thành chữ Quốc ngữ, có vị trí ít ra là ngang bằng với chữ Hán cho tới khi lịch sử có một bước ngoặt khác: người phương Tây vào Việt Nam.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

Cho đến nay, Alexandre de Rhodes được coi là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Ạde Rhodes sinh ngày 15-3-1591 tại Avignon (Pháp). Năm 1624, bề trên dòng Jésuite (dòng Tên) cử một phái bộ gồm 5 giáo sĩ phương Tây đến Đàng Trong Việt Nam thị sát các hoạt động truyền giáo của họ. Trước đó, dòng Jésuite đã vào Việt Nam từ 1615, và các vị giáo sĩ tiên phong này có nhiều người am tường tiếng Viê.t. Vào Việt Nam, A. de Rhodes gặp giáo sĩ De Pina, một người "nói tiếng Nam như người Nam". Nhận thấy sự lợi hại của việc sử dụng ngôn ngữ bản xứ thuyết phục quan lại địa phương cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng tôn giáo, tuy không phải là một nhà ngôn ngữ nhưng bản tính thông minh và với một ý chí phi thường, vị giáo sĩ này trong bốn tháng đã học và nói được tiếng Việt và tới tháng thứ sáu ông đã giảng đạo cho người Việt bằng tiếng Viê.t. A. de Rhodes đã sáng chế ra chữ viết cho người Việt trên cơ sở mẫu tự La-tinh.

Sau này, nhiều học giả tỏ ý nghi ngờ việc tạo ra chữ Quốc ngữ có phải chỉ là công riêng của Ạde Rhodes? Sự hoài nghi không phải là không có lý. Năm 1624 Ạde Rhodes vào Việt Nam và đi hẳn khơi nơi này vào năm 1645. Tuy nhiên, trong vòng 21 năm ấy, thời gian ông ở Việt Nam chỉ là 7 năm còn thì với 4 lần bị trục xuất phải sang ở Ma Cao (tổng cộng 14 năm), có nghĩa là ông bị tách rời khỏi môi trường ngôn ngữ của người Việt, thì thử hỏi trong quãng thời gian ngắn ngủi và gián đoạn ấy sức một người có đủ tạo ra một chữ viết mới không? Chỉ biết là vào năm 1651, tại La Mã, Ạde Rhodes đã cho xuất bản cuốn tự điển Việt - Bồ - La với việc xuất hiện chữ Quốc ngữ với đầy đủ dấu và âm vâ.n.

Sau thời A. de Rhodes, người ta còn ghi nhận một tự điển nữa vào thời điểm 1772 - 1773 cũng của một giáo sĩ người Pháp: Pigneau de Béhaine, với hơn 700 trang viết tay chữ rất bay bướm có tên gọi "Tự điển Annam - La-tinh". Sang thế kỷ 19, một học giả tên là Taberd hoàn chỉnh hai bộ tự điển trên thành một bộ mới, và chữ Quốc ngữ trong tự điển Taberd hầu như ít khác biệt so với chữ Quốc ngữ ngày nay.

Hai học giả người Việt trong thời đầu của chữ Quốc ngữ

Ở trên đã ghi nhận công lao của các giáo sĩ - học giả phương Tây trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Bây giờ xin nói đến hai học giả người Việt thời kỳ này có công rất lớn trong việc khẳng định và truyền bá chữ Quốc ngữ, nghĩa là tạo cho nó một cuộc sống có thực trong đời sống xã hô.i.

Đầu tiên là ông Felippe do Rosario Bỉnh. Người ta xác nhận được ông Bỉnh sinh năm 1759 và mất năm 1832, nhưng không xác định được họ của ông vì ông đã mang họ theo tôn giáo của mình. Chỉ biết ông Bỉnh người Hải Dương, 17 tuổi vào nhà thánh, 18 năm sau được thụ phong linh mục dòng Jésuite. Ông Bỉnh đi Ma Cao và Trung Hoa nhiều lần vì công việc tôn giáo, học rộng hiểu sâu. Chính vì thế, biết rõ giá trị của chữ Quốc ngữ, ông từng soạn tới bốn tự điển mô phỏng của Ạde Rhodes, của P.de Béhaine, chủ yếu là ngôn ngữ Việt - Bồ. Sau này, cũng vì công việc của nhà chúa, ông dẫn đầu một phái đoàn linh mục Việt Nam sang Bồ Đào Nha. Việc không thành, ông đành sống lưu vong và mất ở xứ người. Được biết, tại thư viện Tòa thánh Vatican còn lưu giữ một số tác phẩm của ông Bỉnh bằng chữ Quốc ngữ, trong đó nổi bật là hai cuốn: "Truyện Annam đàng ngoài" và "Truyện Annam đàng trong" viết năm 1822.

Một nhân vật người Việt nữa cũng tích cực truyền bá chữ Quốc ngữ thời tiền khởi là học giả Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898). Trương Vĩnh Ký tên thánh là Pétrus Jean Baptiste, tự là Sĩ Tải. Năm năm tuổi, cha mất, mẹ gửi cho một linh mục, từ đó ông theo thầy lang bạt khắp nơi, thông thạo hàng chục thứ tiếng. Năm 1858, từ Pháp ông trở về Việt Nam chịu tang mẹ. Thời kỳ này Trương Vĩnh Ký ở nhờ nhà giám mục Le Febvre tại Sài Gòn, dạy học và làm phiên dịch để kiếm sống. Năm 1865, "Gia Định báo" - tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ra đời. Năm 1869, Trương Vĩnh Ký được mời làm "chánh tổng tài" của tờ báo, cho đến năm 1872. Khoảng 40 năm quãng đời sau của mình, Trương Vĩnh Ký là người đem hết tâm sức ra để truyền bá chữ Quốc ngữ. Người ta biết đến ông với tư cách là một tác gia viết bằng chữ Quốc ngữ, hơn thế nữa còn là một học giả thông thái bởi ông phiên âm hàng loạt tác phẩm bằng chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phan Trần, Gia huấn ca), chữ Nho ra Quốc ngữ (Tam thiên tự, Minh tâm bảo giám, Tứ thư, Tam tự kinh). Trương Vĩnh Ký còn biên soạn tự điển Pháp - Viê.t. Về chữ viết, ông đã để lại các cuốn rất có giá trị về mặt nghiên cứu: "Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm ABC", "Nghiên cứu so sánh tiếng nói, chữ viết các dân tộc Đông Dương".

Sự khẳng định vị trí chữ Quốc ngữ

Như vậy là đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ đã đi vào đời sống xã hô.i. Lúc bấy giờ, các quan chức cầm quyền người Pháp ở Đông Dương đã nhanh chóng tận dụng thời cơ, có một số quyết định mang tính cải cách nhằm áp đặt thành công nền giáo dục của họ lên nước Việt Nam thuộc địa, dựa trên việc học tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Năm 1906, toàn quyền Paul Berd ra Nghị định về chương trình 10 năm cải tổ nền giáo dục Việt Nam (1906-1916).

Năm 1917, toàn quyền Saraux quyết định bãi bỏ nội dung giáo dục của nhà nước phong kiến Việt Nam trong chương trình ho.c. Trước sức ép của người Pháp, năm 1915 nhà Nguyễn ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ, năm 1918 bãi bỏ ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Viê.t. Đến năm 1924 (ngày 18-9), toàn quyền Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu ho.c.

Các sĩ phu yêu nước người Việt cũng rất sáng suốt trong việc dùng chữ Quốc ngữ để truyền bá tư tưởng "phản đế - phản phong". Tháng 3 năm 1907, ngôi nhà số 4 phố Hàng Đào - Hà Nội là trụ sở của một trường học bằng chữ Quốc ngữ: trường Đông Kinh nghĩa thu.c. Tham gia vào ban lãnh đạo gồm nhiều sĩ phu rất được nhân dân ngưỡng vọng, trong đó có thể kể đến các vị Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí... Hoảng sợ trước ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng của Đông Kinh nghĩa thục, tháng 12 năm đó (1907) chính quyền thực dân đã thu hồi giấy phép hoạt động, trường phải đóng cửa.

Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936-1939), tình hình sáng sủa hơn, nhiều sĩ phu yêu nước lại bắt tay vào thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ, do cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng. Thời điểm ra đời của Hội truyền bá Quốc ngữ là:

- Bắc kỳ: 29-7-1938

- Trung kỳ: 5-1-1939

- Nam kỳ: 18-8-1944

Trong thời gian bảy năm hoạt động ngắn ngủi, ảnh hưởng và hiệu quả của Hội trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ thật là to lớn. Gần 10 vạn người nghèo biết chữ. Đặc biệt, phong trào học và sử dụng chữ Quốc ngữ đã trở thành một xu thế không thể cưỡng lại nổi trong toàn thể dân chúng Việt Nam. Điều đó lại càng được khẳng định một cách chắc chắn dưới những quyết sách lớn của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vị trí trọn vẹn của chữ Quốc ngữ

Năm1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập - Trong cương lĩnh hành động của Mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền giáo dục quốc dân. Cưỡng bức giáo du.c. Cưỡng bức giáo dục từ bậc sơ ho.c. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của dân tộc mình. Ngay sau khi cách mạng thành công, ngày 6-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ. Tiếp đó, ngày 4-10-1945, Người ra "Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học". Từ những tháng năm đầu tiên giành được độc lập, chính phủ mới đã xác định nền giáo dục Việt Nam phải được giảng dạy bằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam, đặc biệt là ở bậc đại ho.c. Tiếng Pháp và chữ Hán đã được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Kỳ thi tốt nghiệp đại học năm 1946-1947, Bộ Quốc gia giáo dục đã quyết định cho thi viết và vấn đáp bằng tiếng Viê.t. Lúc bấy giờ, phong trào bình dân học vụ sôi nổi khắp nơi khắp chốn, người Việt Nam tự hào được nói tiếng của mình viết bằng chữ của mình. Trải qua hàng ngàn năm với bao ước vọng, với bao nhiêu trùng trùng điệp điệp các bậc thức giả cố gắng tìm cho ra và xác lập một thứ chữ của dân tộc, cho đến lúc này chữ Quốc ngữ đã trọn vẹn thắng thế, cùng với sự thắng thế của một dân tộc giành được quyền độc lập.

* * *

Chữ Quốc ngữ là vốn quý của dân tộc. Làm giàu nó, làm đẹp nó là ước muốn chính đáng.

Những năm gần đây, việc rèn nét chữ như rèn nết người xem ra bị buông lỏng. Chữ viết của lớp người 30 tuổi trở xuống bị coi là cẩu thả hơn, xấu hơn chữ viết của các thế hệ trước. Có nhiều người, còn tự cho mình cái quyền viết bắt người khác phải luận mới hiểu nổi. Như vậy, ở một khía cạnh nhất định có thể coi đó là một thái độ thiếu tôn trọng chữ Quốc ngữ - một báu vật mà ông cha hết thế hệ này đến thế hệ khác nghĩ suy, tìm kiếm và đấu tranh để bảo vệ nó.

:vn:

hanvanhuynh
04-12-2006, 12:23 AM
Không có chữ Quốc ngữ thì đào đâu ra cái này www.daoduytu.net phải không bác?
"xin cảm tạ người xưa cho cái chữ
viết tên mình và cả nick mấy kô"