PDA

View Full Version : Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!



ngayxua
26-11-2006, 10:03 PM
Vài danh sư Vịnh Xuân phái trước năm 1975 ở Sài gòn – Chợ Lớn

Trước năm 1975 ở Sài gòn, chợ lớn chỉ có một vài danh sư Vịnh xuân phái vốn là người Hoa sang định cự Tuy nhiên phải đợi đến sau “hiện tượng Lý Tiểu Long” các vị mới chính thức truyền dạy môn này bởi bản thân các danh sư này được trang bị rất nhiều kiến thức võ học khác nhau của nền võ học Trung Hoạ
-Một trong những vị danh sư đầu tiên phải kể đến là ông Nguyễn Tế Công một người hoa gốc Phúc kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn- Chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Hongkong và là sư phụ của Lý Tiểu Long-Sang sinh sống tại Việt Nam từ trước năm 1945. Ngoài môn Vịnh Xuân, ông Nguyễn Tế Công còn tinh thông nhiều môn võ Trung Quốc khác. Với sự tổng hợp những tinh hoa các môn võ đã học được ông Nguyễn Tế Công đã từng đề xướng việc thành lập một môn võ phái mới mang tên Lôi Vu đạọ
-Vị thứ 2 là ông Huỳnh Bá Phước, người Hoa gốc Vân Nam một cao thủ môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đồng thời khá am tường về kỹ thuật Vịnh Xuân phái, ông sang định cư tại Việt Nam từ trước năm 1945 sống ở rất nhiều nơi: Trà Vinh, Sài Gòn, Thủ dầu một..., nghề chính của ông là Đông y sĩ, còn việc dạy võ là tiêu khiển cho nên học trò của ông phần lớn là đông ỵ Hãn hữu là trường hợp của lão võ sư Từ Thiện đã từng giúp đỡ ông rất nhiều trong việc mở hiệu thuốc đông y lên ông đã truyền dạy tất cả các sở học võ thuật của mình về Thiếu Lâm Bạch Hạc , cũng như về Vịnh Xuân.
-Một danh sư khac cũng được nhiều người biết đến là ông Phùng Điểm, người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại chợ Lớn những năm 1940-1950. Cũng như các vị danh sư khác ông rất tinh thông các môn võ Trung Hoa, nhất là Địa Đường môn. Trước năm 1975 ông mở võ đường ở chợ Lớn thu hút rất nhiều môn sinh, tuy nhiên kỹ thuật chủ yếu trong giáo trình của ông là Thiếu Lâm Nam pháị
-Danh sư thứ tư có thể kể đến chính là ông Hoắc Phi Hùng người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại vùng Khánh hội từ những năm 1950. Những năm đầu sang Việt Nam, tuổi còn trẻ, ông Hùng sống bằng nghề ‘Sơn Đông mãi võ”. những võ công củat ông biểu diễn hầu hết là thuộc hệ thống Thiếu Lâm pháị Ông cũng từng tập luyện Vịnh Xuân phái có đẳng cấp và ông truyền dạy kỹ thuật này lại cho anh Huỳnh Đắc Hiếu, một dược sĩ hâm mộ võ thuật, đã từng giúp dỡ ông khá nhiều trong một lần ông nằm bệnh viện. Một trong những ký thuật anh Hiếu học đuợc từ ông đáng kể nhất là hệ thống luyện tập với mộc nhân- một kỹ thuật độc đáo của Vĩnh Xuân pháị

:)>-

ngayxua
26-11-2006, 10:07 PM
Lão võ sư Trần Công (chưởng môn phái Không Động)

Chủ tịch HộI đồng cố vấn tốI cao của HộI võ thuật Hà NộI là lão võ sư Trần Công, ngườI từng lập oai trên võ đài vớI môn kiếm song vô địch. Võ sư Trần Công là bạn cùng thờI vớI ông trưởng bộ môn võ vật của ngành thể thao Trần Đình Tùng, lão võ sư đã đi mòn gót giày trên các nẻo biên cương, binh khí biết đến hơn 20 loạI, ám khí độc môn cũng vào loạI hiếm ở đời. Từ thuở nhỏ, ông đã được sư phụ ngườI Trung Hoa rèn cặp. Sau khi lão võ sư Điều “Đỏ” qua đờI, ông còn giúp cho các học trò của bạn duy trì môn phái Bắc Mã Sơn. Những vũ khí đáng ghi nhớ của ông là Song hổ vĩ côn, Tam tiết côn, Không Động kiếm, Cửu Long tiên, Huyết kỳ… Hiện nay, ở độ tuổI bát tuần, ông nghỉ ở nhà nhưng các đệ tử vẫn đến xin thụ giáo. cả những HLV đang chấp chưởng các môn phái cổ truyền cũng đến xin học từng môn. Lão võ sư Trần Côn là một cây đa, cây đề của làng võ phía Bắc. Ngoài những thành tích đã đóng góp cho phong trào võ thuật và những môn công phu kỳ bí một đờI, cơ duyên may mắn là lão võ sư đã từng được Hồ chủ tịch khen ngợI, tớI thăm.




Lão võ sư Trần Hưng Quang (chưởng môn võ phái Bình Định Gia)

Trong số các bác già trong HộI đồng cố vấn của HộI võ thuật Hà NộI có bác Trần Hưng Quang là ngườI miền Trung. Quê ở Bình Định, học võ từ nhỏ, theo nghề tuồng truyền thống từ khi mớI lớn, đó là một miền đất mà tuồng và võ đã trộn lẫn vớI nhau thành một tinh thần sống. Ông tổ 4 đờI của bác Quang là ngườI Trung Hoa tên là Trần ĐạI Chí, lưu lạc sang đất Bình Định vào nửa cuốI thế kỷ 18, nhằm vào thờI Tây Sơn đang đánh nhau vớI chúa Nguyễn. Ông mang phần võ học Trung Hoa ra cùng bàn vớI các bậc kiêu hùng võ Tây Sơn và lựa chọn được những đòn thế phù hợp giữa hai dòng võ để chế ra môn võ gia truyền của họ Trần, bác Quang là truyền nhân đờI thứ tư. Ham tuồng, yêu võ, sớm tham gia hoạt động cách mạng, bác nổI tiếng trong vai anh Ốc trong phim Ngêu – Sò - Ốc - Hến nên ngườI ta thường gọI là Quang Ốc. Là chưởng môn nhân của võ phái Bình Định Gia, nguyên là trưởng đoàn tuồng liên khu V nên cách nói, biểu đạt và động tác của bác rất hài hòa. Mắt bác quắc lên, tay khoát qua mặt, thế là gương mặt bác đã bộc lộ 1 tình cảm khác, bác cườI mà trông vẫn khổ khổ, nghe bác than phiền lạI thấy buồn cười. Vóc ngườI nhỏ nhắn, bác đi lui cui ngoài đường trông rất thương, thế mà chỉ xảy ra cái gì là bác vọt tớI can thiệp ngay. Bình Định Gia của bác quân đông, địa bàn rộng. Trước đây, khi anh con trai bác là Trần Hưng Hiệp đứng chấp chưởng môn thì có lúc quân số lên tớI ba chục ngàn rảI khắp 19 tỉnh, thành phía Bắc. Năm 1996, Hưng Hiệp bị tai nạn giao thông qua đờI, vị trí chấp chưởng môn giao lạI cho HLV Nguyễn Khắc Thành, một HLV tốt bụng, trầm tính, mọI ngườI quen xem Khắc Thành biểu diễn nộI công nhảy lên đống thủy tinh, nằm lên mảnh kính cho xe ô tô chạy qua người… Con trai mất, bác Quang trông càng thêm nhỏ đi, chỉ có ngọn lửa trong mắt bác vẫn bập bùng khi ngồi bàn chuyện võ.

^:)^

ngayxua
26-11-2006, 10:13 PM
Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân (chưởng môn Thăng Long võ đạo)


Một võ sư cũng lăn lộn nơi chiến trường, cựu sĩ quan quân độI về hưu – bác Nguyễn Văn Nhân. Môn phái của bác nổI tiếng nhất ở môn “Khẩu lợI công”. Một chiếc bàn làm việc bằng gỗ, trên đó có sắp đủ bài vị, hương nến, hoa quả và đặc biệt nhất có lẽ là chiếc đỉnh đồng đốt hương trầm cùng giá kiếm trước khung ảnh Bồ Đề Đạt Ma, ngần thứ ấy trông mặt bàn đầy ắp, thế rồI HLV Nguyễn Văn Thắng, con trai của võ sư Nguyễn Văn Nhân bước tớI bàn vận nộI công rồI xuống tấn, hạ thấp trọng tâm cắn răng vàp 1 góc bàn từ từ nâng chiếc bàn lên, quay qua quay lạI cho khán giả nhìn non phút rồI hạ xuống. Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân trước kia cũng dạy võ cho đặc công, trinh sát. Vào dịp nào mở hộI thi võ hoặc thi đấu thể thao, mờI võ sư Văn Nhân ra biểu diễn, sẽ thấy một bác già mặc quân phục đã cũ, đeo một ngực huân chương, huy chương lấp lánh bước ra múa quyền tung hoành, đấm đá tứ tung, sát khí ngờI trên mặt, đúng là càng già càng dẻo, càng dai. Môn phái Thăng Long võ đạo nổI tiếng còn có bài Thăng Long Yểm Nguyệt Đao (rồng bay lên nuốt trăng).



Võ sư Phan Dương Bình (Vịnh Xuân và Vovinam đất Bắc)

Còn một nhân vật rất gần gũi vớI lớp trung niên, tính tình vui vẻ, tiếng tăm trên giang hồ không phảI nhỏ, đó là võ sư Phan Dương Bình, biệt danh là Bình bún. Có giai thoạI kể là ông học được xúc cốt công, ngườI mềm oặt, thu nhỏ ngườI lạI, nhân có ngườI đố, ông cuộn ngườI vào nằm trong rổ đựng bún - từ đó có tên Bình bún. Ông sinh năm Mậu Thìn, vốn yêu võ từ nhỏ, lúc 8 tuổI học Hồng gia vớI Chung sư phụ ( 1 trong những ngườI đầu tiên truyền bá Hồng gia quyền vào Việt Nam). Thuở chung niên, là 1 trong tứ đạI đệ tử của cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc (Vovinam Việt Võ Đạo). Sau này, ông lạI theo học Vịnh Xuân quyền vớI võ sư Trần Thúc Tiển ở Nam Ngư rồI đậu lạI đó. Bây giờ có thể gọI ông là Vịnh Xuân Phan Dương Bình hay Phan Dương Bình Vovinam phía Bắc, riêng các võ sư trong Ban chấp hành HộI võ thì hay gọI ông là Xếnh Xáng hay ĐạI ca. Ngoài 70 tuổI mà thân thủ nhanh nhẹn, miệng cườI, mắt cũng cườI, chân tay khua múa lẹ làng. đụng đâu cũng ra thành đòn. Ông vốn là ngườI gốc Hoa nhưng đã mấy đờI ở Việt Nam, nói thạo cả Hoa – Anh – Pháp - Việt và một tí tiếng Nga. Hiện nay, ông đang được giao trọng trách của chưởng môn Vovinam Lê Sáng phát triển các kỹ thuật Vovinam cho phù hợp vớI ngườI già và phụ nữ, hay nói cách khác là đa dạng hóa phương pháp truyền dạy Vovinam.

ngayxua
26-11-2006, 10:17 PM
Lão võ sư Nguyễn Tỵ (chưởng môn Nam Hồng Sơn)

Là con trai của lão võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, một trong những cây đạI thụ của làng võ Bắc Hà nửa đầu thế kỷ 20. NgườI yêu nhạc còn nhớ đến Nguyễn Tỵ - 1 tay guitar trong nhóm 5 ngườI in đĩa đầu những năm 60, đó là HảI ThoạI, Quang Tôn, Tạ Tấn, Văn Vượng và Nguyễn Tỵ. Hiện nay ông đang là phó chủ tịch HộI võ thuật và là ủy viên HộI đồng cố vấn. Lúc ông đứng trước hàng ngàn quân võ trong ngày hộI của môn phái, hay trong ngày giỗ sư tổ của môn phái cũng chính là giỗ bố ông trông ông vẫn có dáng vẻ của một văn nhân, không có cái lên gân sát khí của con nhà võ. Nếu một võ sư tài ba nào của thế giớI muốn đọ ngón đàn vớI ông thì đó chuyện đó sẽ làm vinh dự cho hộI võ Hà NộI, còn một nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar nào muốn đấu võ vớI ông thì đúng là chán đờI không còn muốn nhìn mặt ngườI thân nữa. Thế là Nguyễn Tỵ cũng có 2 cái nhất. Tính ông thích đùa, ngườI cao, đầu dài hay độI mũ phớt, thích lên là cườI ha hả, sống cũng la đà trong cả giớI văn và võ, tuy không tỏ ra hờm hờm như những ông thầy võ khác nhưng vẫn oai như thường. Mấy bài võ ông viết ra có hệ thống, trở thành giáo khoa của môn phái. Môn phái Nam Hồng Sơn theo tôi được biết thì nổI tiếng có Thất Tinh quyền.



Lão võ sư Nguyễn Văn Thơ (chưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông)

Sinh ra và lớn lên trên miền quê Thái Bình, cậu bé chỉ có cái tên duy nhất Nguyễn Văn Thơ bố mẹ cho để làm vốn. 12 tuổI, cậu bé lê bước chân non tơ vào đờI, theo chân đoàn Sơn Đông mãi võ đi khắp 3 nước Đông Dương. Khi sức vóc ngày một lớn, việc đánh trống của Thơ được thay bằng đôi bồ chứa vật dụng mãi võ kẽo kịt trên đôi vai để mỗI khi đêm về, võ sư Trần Vi Xềnh truyền dạy những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông cho chàng. Trước hết chàng được học về quyền pháp: Mai hoa, Liên hoa, Hỗn nguyên, Lục bộ, Hồng quyền… rồI đến đoản đao, song kiếm… NgườI ta biết đến Nguyễn Văn Thơ qua các màn biểu diễn công phu như: dùng búa đập đá đặt trên đầu, trên mặt, tay không chặt bể trái dừa, dùng giáo nhọn đâm vào yết hầu…

Năm 1938, võ sư Nguyễn Văn Thơ dừng gót chân phiêu bạt của mình ở Hà NộI và mở lớp dạy Thiếu Lâm Sơn Đông. VớI một phương pháp huấn luyện và kỹ thuật biểu diễn hoàn toàn mớI mẻ, chẳng bao lâu, danh tiếng của lão võ sư cùng cùng Thiếu Lâm Sơn Đông đã trở nên quen thuộc khắp vùng. Song song vớI việc dạy võ thuật, võ sư Nguyễn Văn Thơ còn tham gia tranh tài cùng nhiều cao thủ xứ Bắc. Ngày 1/3/1954, một trong những ngày đáng nhớ nhất của võ sư Nguyễn Văn Thơ - đoạt giảI nhất trong cuộc thi đấu võ đài toàn miền Bắc. Kể từ những năm 80 trở lạI đây, khi phong trào võ thuật ở Hà NộI phục hồI, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ cũng không quản tuổI già, tham gia một cách tích cực. Ngoài việc dạy võ tạI nhà riêng ở số 244, phố Lương Yên, tổ 1, đường Hai Bà Trưng, Hà NộI, lão võ sư còn trực tiếp tham gia hộI diễn võ thuật khu vực phía Bắc và toàn quốc, 3 lần đoạt huy chương vàng (kiếm 2 lần và Trung bình tiên 1 lần). Bên cạnh ông giờ đây còn có những cao đồ như các võ sư Nguyễn Văn Hùng, Giang Long Phúc, Nguyễn Thành Trung… đang truyền dạy và xiển dương những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông

ngayxua
26-11-2006, 10:18 PM
Lão võ sư Hoàng Thanh Vân (chưởng môn phái Hoa quyền)

Sinh năm 1922 tạI Hưng Yên, trong 1 gia đình có truyền thống thượng võ, cha của lão võ sư là ông Hoàng Văn Thơ, vốn là nông dân nghèo phảI đi làm thuê ở nhiều nơi vùng Bắc Bộ để kiếm sống, nhờ đó mà ông đã có dịp học võ vớI nhiều thầy (ngườI Việt và ngườI Hoa) ở nhiều vùng khác nhau. Đến khi ông truyền dạy sở học võ thuật của mình lạI cho lão võ sư Hoàng Thanh Vân khoảng từ năm 1930 đến năm 1950, ông bảo rằng đó là võ thuật Hoa quyền của dòng họ Hoàng. Lão võ sư cứ theo đó mà gọI môn phái của mình là Hoa quyền suốt.

Môn phái Hoa quyền có phần cơ bản công rèn luyện “thập hình” (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, khí, đảm, khí, kình, thần) vớI quỹ thờI gian khoảng 3 năm. Sau đó, môn sinh sẽ bắt đầu được truyền thụ 18 bài Hoa quyền, cùng các loạI binh khí như: kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, cửu khúc nhuyễn tiên, song phủ, song chùy, thiết phiến (quạt) và các bài đốI luyện có quy ước (tay không và vũ khí). Đặc biệt, trong vốn liếng sở học của phái Hoa quyền còn có những bài võ truyền thống Việt Nam như Ngọc trản, Lão mai, Thần đồng, Xung thiên đạo đao, Gươm trường thảo pháp và 3 bài côn.

Trong phong trào võ thuật cổ truyền tạI Hà NộI từ sau ngày đất nước thống nhất, lão võ sư đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nhiều môn sinh giỏI, đạt những thành tích cao trong các giảI võ cổ truyền tổ chức tạI thủ đô trong những năm qua.Bản thân lão võ sư cũng đã từng đạt HCV trong 1 lần dự giải. Ngoài ra, năm 1990, lão võ sư còn được mờI sang CHLB Nga để truyền dạy võ thuật.

Hiện nay, mặc dù tuổI đã cao, nhưng lão võ sư Hoàng Thanh Vân vẫn thường xuyên luyện tập cũng như truyền dạy cho thế hệ trẻ tạI nhà riêng của mình số 39, phố Quang Trung, gác 3, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

ngayxua
01-12-2006, 07:00 PM
Võ sư Trần Nam Anh


Tầm sư học đạo

Là một trí thức của chế độ cũ, sau ngày giảI phóng, Nam Anh cũng phảI học tập cảI tạo một thờI gian. Trong thờI gian đó, anh vẫn được ban giám thị trọng dụng năng lực, võ công, cho phép anh dạy võ cho các trạI viên khác ngay trong trạI. Những lúc anh đi quyền, đứng tấn mẫu cho võ sinh, có một ông già 96 tuổI thường chống gậy ra xem và vỗ tay khen: “Thân pháp nhịp nhàng, trụ tấn vững chắc… Khá lắm!”. NgườI có thể nhìn ra cao thủ ắt cũng phảI là cao thủ, Nam Anh thầm phục và bắt đầu chú ý đến lão dị nhân râu tóc trắng như cước kia. BuổI tốI, anh thấy ông lão hầu như không ngủ, thường ngồI thiền suốt đêm, sau đó đứng ngay… trong mùng và thực hiện từ 300 đến 600 lần “Tả hữu khai cung”, động tác đầy nộI lực nhưng lạI không hề gây ra một tiếng động nhỏ. Bị đau bao tử nặng nên ông lão ít ăn cơm, chỉ uống sữa là chính. Điều “kì cục” là khi đục hộp sữa, ông lão không dùng dao, không dùng đồ mở hộp mà chỉ dùng… ngón tay. Tận mắt chứng kiến tuyệt kĩ “nhất dương chỉ” của tiền bốI, Nam Anh không khỏI kinh ngạc và thán phục. Ngay ngày hôm sau, anh đã lễ phép xin được hầu chuyện ông lão. Anh càng ngạc nhiên hơn khi ông lão xưng tên, bởI không ai khác, dị nhân gần 100 tuổI kia chính là Hạng Văn Giai, cao thủ huyền thoạI trên giang hồ tưởng chừng đã biệt tích từ vài mươi năm trước. Vậy nhưng, khi câu chuyện mon men đến lĩnh vực võ thuật, cao thủ họ Hạng lạI chỉ lắc đầu: “Có gì đáng nói đâu, đạI khái thì trước tôi cũng có vài ngườI và sau tôi cũng có vài người.”

Việc học của các bậc thầy gắn chặt vớI một chũ “duyên”, Nam Anh không dám nài nỉ gì thêm, chỉ cố ghi nhớ những lờI hiếm hoi mà ông lão nói vớI mình mỗI khi tiếp xúc. Không lâu sau đó, anh đã phảI xúc động thật sự vì hạnh phúc và hàm ơn vì ngộ ra rằng, tất cả những gì ông lão nói vớI anh trong những cuộc đàm đạo tưởng chừng vu vơ kia đều là những kiến thức cực kì uyên bác về nhâm, cầm, độn, toán và nho, y, lí, số - những tinh hoa kiến thức triết học cổ phương đông, nền tảng của võ Đạo…Hơn một năm sau, ông lão gọI Nam Anh đến bảo: “Tiên sinh có cặp long mi hổ nhãn, tất rạng danh trong võ nghiệp. Phần ta chỉ có thể đóng góp vớI tiên sinh được bấy nhiêu thôi. Nếu muốn cái thế võ công, theo ta, tiên sinh nên đi gặp một người…”


NgườI mà bậc lão sư ẩn danh muốn Nam Anh gọI thầy là đạI sư Nguyên Minh, sư thúc của võ sư Hồ HảI Long trong Vịnh Xuân quyền. Để tiến dẫn anh, lão sư Hạng Văn Giai đã kể cho anh nghe một câu chuyện riêng tư giữa ông và đạI sư Nguyên Minh, bảo anh bao giờ gặp cứ kể lạI, đạI sư sẽ biết anh được ai gửI đến.

ĐạI sư Nguyên Minh tên thật là Huỳnh Tường Phong, là một nhà tư bản lớn trước năm 1975, đồng thờI là một cao thủ có tiếng trong giớI võ lâm đã mai danh ẩn tích (sư đệ của danh sư Nguyên Tế Công). Vào thờI điểm Nam Anh đi tìm (1978), đạI sư cũng đã 96 tuổi. Sau nhiều công sức tìm kiếm, Nam Anh tìm được nơi ở của ông – Garage Wing Fung ở đường Lê Hồng Phong, quận 10 tp. HCM. Tiếp Nam Anh là một ông cụ chừng hơn 60 tuổI, tóc húi cua, ăn mặc giản dị, quê mùa. Nghe xong “câu chuyện tiến cử”, ông cụ bảo Nam Anh:”Thầy đứng đây chờ, để tôi hỏI ngườI nhà xem thử”. Lát sau, một ông lão khác gần 80 tuổI, có lẽ là quản gia, xuất hiện và bảo anh:” Đây đúng là nhà ông Huỳnh Tường Phong rồI, nhưng hình như ông ta đã xuất cảnh, anh thử tớI chỗ này xem thử”… Cứ thế, 6 tháng trờI chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, cuốI cùng, những lờI chỉ dẫn lạI dắt anh trở về vớI garage Wing Fung. Gặp lạI, Nam Anh chưa kịp tròn mắt kinh ngạc, ông cụ chất phác “tuổI 60” kia – chính là vị đạI sư danh tiếng đã gần 100 tuổI – đã buông gọn một câu:”Tôi có phảI tiên thánh gì đâu, sao thầy phảI nhọc công tìm kiếm những bảy lần?”. Nam Anh:”Dạ, đờI ai cũng thích gặp tiên thánh, nhưng vớI con, tiên thánh không ở đâu xa vờI, chỉ ở ngay trước mặt”. Kẻ xin học tỏ ra ngộ đạo, đạI sư Nguyên Minh hài lòng tuyên bố thử thách bấy nhiêu là quá đủ, đồng ý nhận Nam Anh làm đệ tử. Năm năm sau, năm 1983, vị đạI sư tuyên bố:”Từ nay không còn gì dạy nữa. Muốn tốt hơn, anh phảI dựa chính mình”. Nam Anh được thầy học cho phép hạ sơn. VớI đẳng cấp trác tuyệt mà anh đạt đã đạt được, đạI sư Nguyên Minh không ngần ngạI phong ngay cho anh Chu Sa đai cửu đẳng, chưởng môn đờI thứ sáu môn phái Vịnh Xuân quyền, vớI tên hiệu là Minh Bảo (theo thứ tự các đờI là Giác - Viễn – Nguyên – Minh). Ngay sau đó, đẳng cấp này đã được chính võ lâm Phật Sơn (Trung Hoa) - xuất xứ của Vịnh Xuân quyền - thừa nhận, ngoài anh ra, trên toàn thế giớI không còn ai mang đai cao đến mức này.

Đỉnh vinh quang thường giăng bẫy sẵn những sai lầm. Đầu thập niên 70, sau những thành công vanh dộI trên màn bạc, ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long – cũng xuất thân là môn đồ Vịnh Xuân quyền – đã trở nên ngạo mạn, tự coi phái Vịnh Xuân là “duy ngã độc tôn” và sổ toẹt không kiêng nể những tinh hoa võ thuật khác. Anh dè bỉu Karatédo :”Khi Karaté chấm dứt thì Vịnh Xuân quyền mớI bắt đầu”. Quá say sưa vớI danh tiếng của Triệt quyền đạo do mình sáng lập, Lý Tiểu Long quay sang đả phá sự khổ luyện bài bản: ”Sự múa may của võ thuật cổ truyền chỉ là sự sắp xếp trong tuyệt vọng”. Khi Lý đột tử, những đồng môn của anh đã nhanh chóng vồ lấy những lờI tuyên bố phi võ thuật này để cổ xúy cho một phong trào “Tân Vịnh Xuân” thực dụng, vứt bỏ toàn bộ các bước căn bản của “Ngũ hình quyền” (Long Xà Hổ Báo Hạc) vốn là tinh hoa của Vịnh Xuân vì nếu học đủ những tinh hoa này thì… quá mất thờI gian. Thay vào đó, võ thuật Tân Vịnh Xuân (Triệt Quyền Đạo) chỉ coi trọng kỹ thuật chiến đấu, việc dạy và việc học chỉ còn là những ngón nghề đấm đá, thuần túy bạo lực, cùng tấm ảnh Lý Tiểu Long cắt từ áp phích phim choán chỗ bàn thờ tổ. Và hậu quả nhãn tiền là điều không tránh khỏI: học cấp tốc, thi đấu cấp tốc, các võ sĩ Tân Vịnh Xuân cũng liên tiếp thảm bạI trên các đấu trường, khiến Vịnh Xuân quyền nói chung trên thế giớI bị sa sút thảm hại. Không thể kéo dài sự nhập nhằng này, để xiển dương những tinh hoa võ phái, Nam Anh đạI sư phảI khai sinh ra Vịnh Xuân Nam Anh kungfu, nhằm tránh sự ngộ nhận. Ý đồ nghiêm túc, nguyên tắc chặt chẽ, Nam Anh kungfu nhanh chóng lấy lạI được sự kính trọng cho Vịnh Xuân quyền. Hàng loạt cao thủ của các võ phái khác đã tự nguyện tìm đến xin làm môn đồ Vịnh Xuân, trong đó có Phạm Huy Chú – HCV Taekwondo Đông Nam Á, Mai Trọng Hiếu – vô địch hạng nặng Taekwondo toàn quốc, Trần Ngọc Xuyên – cao thủ Lam Sơn võ đạo và Võ Đang, Mai Văn Sáu - tứ đẳng Karatédo, sau này là chủ tịch HộI Karatédo thành phố Hồ Chí Minh… Dù đã thành công, đã trở thành “sư phụ của các sư phụ”, được nhiều ngườI ngưỡng mộ, Nam Anh đạI sư vẫn tiếp tục khổ luyện. Trong 4 năm (1982–1986), nắng cũng như mưa, ông vẫn đều đặn bỏ ra mỗI ngày 5h đạp xe từ nhà mình ở đường Nam Kỳ KhởI Nghĩa (Q.3) xuống chợ Bình Tây (Q.5) để học thêm phái Bạch Mi của đạI sư lừng danh Lư Diệu Hằng để rồI sau đó được đạI sư này phong hồng đai cửu đẳng - đẳng cấp cao nhất của võ phái này.

ngayxua
01-12-2006, 07:02 PM
Xiển dương võ học:

Để thử tài Vịnh Xuân, trong 3 năm (1983-1986), cả trăm cao thủ cả Tây, Tàu, lẫn Ta đều tìm đến thách đấu. Kiên nhẫn chốI từ nhưng không phảI lúc nào cũng thành công, nhiều lần võ sư Nam Anh và các học trò ông đã phảI đành lòng chấp nhận – và toàn thắng - chỉ phiền nỗI mỗI lần như vậy, ông phảI làm đơn trình báo công an và chính quyền địa phương.

Võ học thâm như Đông HảI
Siêu quần võ sĩ đa thị sa số hằng hà
Trương Tòng Phú

Nể phục thì nhiều, nhưng ngườI thực sự để đạI sư Nam Anh phảI thay ấn tượng và thay cả một nếp nghĩ là võ sư Hàng Thanh, một ngườI bạn cố tri của ông. Được mệnh danh là Thiết Sa chưởng. võ sư Hàng Thanh từng biểu diễn nhiều lần cho xe tảI hạng trung cán qua ngườI mà không cần lót ván ở cả 3 tư thế nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng… Là con nhà võ nhưng bề ngoài vị võ sư này cực kỳ đỏm dáng và chảI cuốt, thường ăn mặc như tài tử xinê vớI đồ vét trắng thắt nơ, đầu xịt keo bóng lộn và dầu thơm điếc mũi. Đã thế, Hàng Thanh lạI rất hay kể những chuyện rất “trờI ơi, đất hỡI”, kiểu như có lần ông đang ngồI uống cà phê, chợt thấy học trò khắp nơi kéo tớI đông ngìn nghịt, thì ra “hào quang tỏa ra chói sáng cả một vùng, học trò biết ngay đó là chỗ thầy ngồI nên kéo tớI thăm…”!

Bình thường, lúc vui vẻ, đạI sư Nam Anh thường lấy chuyện ạy để chế giễu ông bạn vui của mình. Một lần, trong quán ăn, cô phục vụ đã vô ý đổ nguyên tô phở nóng lên đầu võ sư Hàng Thanh, bún, nước lầy lụa cả bộ đồ vét trắng. Thay vì nổI giận, vị võ sư đỏm dáng chỉ điềm nhiên vuốt những cọng bún, mỡ, hành bám trên áo rồI tỉnh như không, tiếp tục ngồI ăn, không một lần trách cứ. Chỉ đạI cao thủ mớI “thường” trước “vô thường” như thế. ĐạI sư Nam Anh thầm phục, tự nghĩ: về chữ “Nhẫn” bản thân ông còn thua bạn rất xa. Từ đó, ông tuyên bố bỏ ngoài tai mọI lờI thách thức và cấm tiệt học trò Vịnh Xuân nhận lờI giao đấu vớI bất kỳ ai.

Năm 1986, đạI sư Nam Anh sang Canada định cư để tiếp tục học lên tiến sĩ Luật khoa. TạI đạI học Montréal, sau nhiều thử thách khắt khe và không ít rắc rốI, ông được trường này tiếp nhận đồng lúc 3 chức danh giáo sư ở ba khoa: Luật, Thể dục thể thao và Cận y khoa. Võ đường của ông đã nhanh chóng được hàng trăm sinh viên đa quốc gia theo học, nhiều ngườI đã đạt đến trình độ Hồng đai tứ đẳng Vịnh Xuân, tiếp tục thay ông phát triển Vịnh Xuân ra nhiều nước trên thế giớI, trong đó có Pháp, Mỹ, Nga… Từ Ấn Độ, Pakistan và cả Trung Quốc, nhiều võ sư Vịnh Xuân chân truyền cũng bái phục, xin được theo học ông để nâng cao trình độ. Do điều kiện, ông không từ chốI, nhưng đành phảI giớI thiệu họ về Việt Nam cho võ sư Phạm Chí Điện, quán trưởng võ quán Nam Chánh Trực (Q.8) và võ sư Nguyễn Văn LợI, cả hai đều là truyền nhân Vịnh Xuân đờI thứ 8 và đều gọI đạI sư Nam Anh bằng Sư Công để 2 võ sư này bổ túc trình độ cho các võ sư đồng môn ngoài nước.

Trình độ và uy tín của vị đạI sư ngườI Việt này cao đến nỗI, sau sự kiện ngày 11-9, Đài truyền hình Montréal đã mờI ông lên nói chuyện và con đường kiềm chế bạo lực cho 25 triệu khán giả của đài nghe.

Thành công nơi đất khách là điều không dễ đạt. Thấu hiểu điều đó, trong nhiều năm qua, đạI sư Nam Anh đã mở thêm 2 trung tâm: 1 tư vấn luật, 1 dạy Anh – Pháp ngữ cho ngườI Việt nhập cư nghèo tạI Montréal. Ngoài chức danh chủ tịch Liên đoàn quốc tế Vịnh Xuân chính thống phái, đạI sư Nam Anh còn là ngườI sáng lập và giữ chức chủ tịch hộI Án ma nã (châm cứu xoa bóp) đông y tỉnh Québec, để phục vụ đồng bào ngườI Việt nơi xứ người. Những đóng góp của ông đã được chính phủ Canada đánh giá cao. Bộ nhập cư Canada đã ký quyết định trao bằng tưởng lệ ông; Đảng cầm quyền của cựu thủ tướng Canada Lucien Bouchard đã chính thức mờI ông tham gia nhóm cố vấn cho chính phủ nước này . VớI tất cả niềm kiêu hãnh, vị đạI sư ngườI Việt đã cảm ơn và từ chốI những vinh dự này. Ông nói: “Tôi là ngườI Việt Nam, dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, trái tim tôi vẫn luôn hướng về đất Việt. Giúp đỡ đồng bào và làm rạng danh Tổ quốc đó là nghĩa vụ mà bất cứ ai cũng nên cố gắng làm, chứ không vì vinh quang và sự tưởng thưởng”.

Sau vô vàn những thăng trầm, vị đạI sư lừng lẫy mớI tìm được cho mình một tổ ấm đích thực vớI ngườI vợ trẻ - Hoa hậu điện ảnh Việt Nam kiêm Á hậu thờI trang châu Á Nguyễn Thị Thanh Xuân – và 2 đứa con nhỏ. Tết vừa rồI, gia đình ông về quê ăn Tết tạI Việt Nam. Ông đang ấp ủ dự định về sống hẳn và xây dựng trung tâm Vịnh Xuân tạI Việt Nam, biến quê cha đất tổ thành mảnh đất hành hương cho các cao đồ Vịnh Xuân toàn thế giới.

Không huy chương, không lưu danh bằng kỳ tích, cũng không dự định dùng võ thuật để lập chiến công hiển hách, đạI sư Nam Anh chỉ quan niệm đơn giản rằng, hiểu bản thân là “Anh”, vượt qua chính mình là “Hùng”. Anh Hùng là ngườI hiểu và luôn tìm cách để tự thắng mình.

Trên đây, tôi đã giớI thiệu cuộc đờI của một vị đạI sư mà theo tôi là một trong những ngườI giỏI Kungfu nhất thế giớI hiện nay. Nếu ai muốn học Vịnh Xuân Nam Anh kungfu thì liên lạc vớI huynh nbs191 để huynh ấy dẫn đi học ở võ quán Nam Chính Trực, ngoài ra còn một chỗ khác cũng dạy Vịnh Xuân Nam Anh kungfu là 179 Hoàng Văn Thụ (đốI diện siêu thị miền Đông).

ngayxua
01-12-2006, 07:04 PM
Lão võ sư Từ Thiện - chưởng môn Võ lâm Tân Khánh Bà Trà

Lão võ sư Từ Thiện tên thật là Hồ Văn Lành, sinh năm 1914 tạI làng Tân Khánh Bà Trà (nay là xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

Sinh ra và lớn lến trên một miền đất võ nổI tiếng ở Nam bộ, nên dù xuất thân trong một gia đình có truyền thống về Đông y, nhưng lão võ sư Từ Thiện đã đến vớI võ thuật từ năm 14 tuổI do ông Võ Văn Phiên - một thầy võ nổI tiếng của làng võ Tân Khánh Bà Trà chỉ dạy. Chỉ sau mấy năm luyện tập, những bài võ nổI tiếng của xứ sở như: Đồng Nhi, Thái Sơn, Lão Mai, Ngọc Trản, Tấn Nhứt, Phụng Hoàng, Độc Long, Quan Bình, Độc kiếm, Song kiếm, Tứ Môn côn, Tấn Nhứt côn, Ngũ môn côn, Giáng hỏa côn, Thái Sơn côn, roi Phụng Hoàng, roi Thần đồng, siêu Thái Âm. Siêu Thái Dương… đã được ông thể hiện khá xuất sắc. Nhưng ông đã không dừng lạI ở đó, mà còn tham gia trong đoàn võ sĩ Tân Khánh Bà Trà thường xuyên dự đấu những võ đài tổ chức khắp các địa phương ở miền Đông Nam bộ.

VớI thành tích bảy trận thi đấu võ đài toàn thắng, ngay từ những năm bước vào tuổI 20, lão võ sư Từ Thiện đã bắt đầu huấn luyện võ thuật. Số lượng học viên của ông lúc đó ngày một đông, phần nhờ vào tiếng tăm, phần nhờ vào kết quả dụng võ trong đờI sống thực tế của những học viên.

Năm 30 tuổI, lão võ sư tập thêm Thiếu Lâm Bạch Hạc và Vịnh Xuân vớI một võ sư ngườI Hoa tên là Huỳnh Bá Phước. Các bài danh quyền: Ngũ Mai, Bạch Hạc quyền phổ, Tiểu Niệm Đầu… cùng hệ thống thủ pháp, bộ pháp linh diệu của hai môn phái này đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện kỹ thuật và chương trình huấn luyện môn võ Tân Khánh Bà Trà của lão võ sư Từ Thiện.

Năm 1954, lão võ sư Từ Thiện được một nhóm thanh niên hâm mộ võ thuật ở Sài Gòn mờI dạy võ. Đây là một điểm mốc rất quan trọng trong cuộc đờI hoạt 9ộng võ nghiệp của ông: gia nhập Tổng cục quyền thuật miền nam Việt Nam, học hỏI thêm nhiều kỹ thuật đặc thù của các võ phái khác thông qua những võ sư bằng hữu, đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú đạI diện xứng đáng cho môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà tham gia thi đấu ở các võ đài trong nước và quốc tế… Tính đến năm 1975, số lượng võ sĩ do ông đào tạo lên đến hàng trăm ngườI cả nam lẫn nữ, trong đó có nhiều võ sĩ từng đạt nhiều huy chương cũng như từng đạI diện miền Nam thi đấu thắng lợI vớI các võ sĩ vô địch các nước: Thái Lan, Lào, Campuchia, Hongkong, Indonesia… Đặc biệt đến năm 1969, lão võ sư Từ Thiện cùng một số võ sư có tâm huyết ở Sài Gòn thành lập Tổng hộI võ học Việt Nam vớI hoài bão khôi phục những giá trị nền võ học dân tộc Việt Nam, trao truyền cho thế hệ trẻ.

Từ năm 1979, lão võ sư Từ Thiện tham gia phong trào võ thuật dân tộc ở quận 1, rồI quận Bình Thạnh. Khi HộI võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, ông được mờI tham gia vào Ban cố vấn cho đến nay. Dù tuổI cao cũng như đã có nhiều môn đồ đang huấn luyện nhiều nơi, nhưng lão võ sư Từ Thiện vẫn còn dạy dăm ba học trò làm vui cũng như điều trị trật khớp miễn phí hàng ngày tạI nhà riêng ở số 15/60 đường Cô Bắc, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1. tp.HCM.

Các bạn yêu thích Võ lâm Tân Khánh Bà Trà cũng có thể đăng ký học tạI nhà văn hóa Thanh niên tp.HCM hoặc nhà thiếu nhi thành phố.

ngayxua
01-12-2006, 07:06 PM
Võ sư Đông Hải - Hư Linh Tử (chưởng môn phái Long Hổ Không Hồng)

Thầy Vạn Thanh tên thật là Nguyễn Đông Hải, còn rất trẻ, chỉ mới 35 tuổi, sinh ở xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn, Bình Định. Năm 12 tuổi, Đông Hải đã thí phát xuất gia vào chốn cửa thiền. Sư phụ Tịnh Quang lúc ấy chỉ nhận vỏn vẹn hai đệ tử, một là Vạn Lạc hiện đang trụ trì chùa Lộc Sơn, và người thứ hai tên là Vạn Thanh.

Sau 4 năm chuyên tâm học kinh kệ, một đêm nọ Vạn Thanh được sư phụ gọi riêng ra và bảo :"Thầy thấy con có tư chất, tính tình điềm đạm, không khoe khoang, có thể học võ được. Nhưng điều quan trọng nhất là con có thích học không?". Vạn Thanh đáp: "Được thầy thương truyền dạy con rất thích ạ". Thế là lúc nửa đêm, một thầy một trò huỳnh huỵch luyện thập bát ban. Xen giửa những buổi thị phạm là những bài học khẩu quyết bằng tiếng Hán cổ, là những lần thầy cầm tay trò rị mọ tô theo từng nét bút những chữ Hán loằng ngoằng, là những câu chuyện về lai lịch của "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" lẫn xuất xứ của môn phái Long Hổ Không Hồng.

Vào thời Hậu Lê, ở kinh thành Thăng Long có một nhà sư rất giỏi võ nghệ. Ông đã bỏ công suốt một đời để lặn lội sưu tầm góp nhặt binh thư võ thuật của các bậc danh tướng. Với sở học của mình cộng với những gì sưu tầm được, ông soạn ra pho bí kíp "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" (tạm dịch nghĩa là: sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau). Hoàn tất pho sách, sợ bị thất truyền, ông lập ra môn phái Long Hổ Không Hồng: Long và Hổ tượng trưng cho "uy" và "mãnh"; không hồng là bao la như ánh mặt trời. Theo môn qui của Long Hổ Không Hồng, mỗi đời chỉ truyền dạy cho một đệ tử, và tên hiệu của những người trong môn phái phải bắt đầu từ chữ "Hư". Nhà sư sáng lập Long Hổ Không Hồng có tên hiệu là Hư Minh. "Lục tướng tằng vương..." ghi lại rất nhiều những bài võ của các danh tướng Việt Nam như Đinh Bộ Lĩnh (Đinh), Lê Hoàn (Tiền Lê), Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành (Lý), Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão (Trần)...

Chiến tranh loạn lạc thời Trịnh - Nguyễn phân tranh khiến đệ tử các đời của Long Hổ Không Hồng đi dần xuống Nam, và đến thời nhà Tây Sơn thì đã truyền được đến đời thứ tám cho Nguyễn Trung Như với tên hiệu là Hư Linh Ẩn. Sau khi Gia Long diệt được Tây Sơn, bộ "Lục tướng tằng vương..." bị hủy diệt như số phận chung của những pho sách võ khác của đất Bình Định. Và kể từ đây nó chỉ được truyền lại qua trí nhớ của các đời đệ tử Long Hổ Không Hồng. Tính đến thượng tọa Thích Tịnh Quang là đời thứ 12 với tên gọi Hư Linh Thông (đã mất năm 1990), và truyền nhân đời thứ 13 chính là Vạn Thanh - Hư Linh Tử.

Dù chỉ được truyền lại qua khẩu quyết, nhưng "Lục tướng tằng vương..." cũng được Hư Linh Tử ghi lại gần 150 bài. Tuy nhiên, để nắm hết được lẽ huyền diệu của pho bí kíp này, anh biết mình còn thiếu: vốn chữ Hán cổ còn yếu, sở học về triết lý phương Đông còn non. Thế là năm 26 tuổi, Hư Linh Tử một mình một tay nải vào Sài Gòn tìm học ở khoa Đông Nam Á các trường đại học Sư phạm, Tổng hợp.

Sau hơn 4 năm đèn sách, Hư Linh Tử đã dần dần lĩnh hội được sự ảo diệu của "Lục tướng tằng vương...", mới thấy được thế nào là trong hư có thực, trong thực có hư của bài "Nghiêm thương" (tương truyền của Nguyễn Huệ) mà trong bí kíp gọi là "sinh linh thao", thế nào là sự cương trực của bài "kích sinh thao", thể hiện trong bài "Lôi long đao" tương truyền của Trần Hưng Đạo. Giờ đây, anh cũng mới thấu hiểu mỗi bài võ trong "Lục tướng tằng vương..." đều có hai mục đích: 1- Được áp dụng cho chiến trận khi nhìn nó dưới góc độ của bát quái đồ hình dựng, 2- Một bài múa biểu diễn, rèn sức khoẻ khi tập theo bát quái đồ hình nằm.

Năm 1997, tròn 30 tuổi, Vạn Thanh - Hư Linh Tử hết duyên với cửa Phật. Anh hạ sơn và từ đây trở thành võ sư Đông Hải - Hư Linh Tử. Cuối năm 1999, Đông Hải - Hư Linh Tử về làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển võ cổ truyền của Sở Thể dục thể thao Bình Định. Bao nhiêu sở học nắm được từ "Lục tướng tằng vương..." anh dốc hết cho các học trò, và đem lại rất nhiều huy chương vàng quốc gia. Chưa kể khá nhiều các đệ tử của anh đã đi biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam tận Ấn Độ, Tây Ban Nha, Nga... Từ lò võ chùa Long Phước đã lần lượt xuất hiện hầu hết các võ sĩ cho đội tuyển võ cổ truyền Bình Định (luôn chiếm tỷ lệ 80% cho đến tận bây giờ) với những tên tuổi thành danh tại các giải vô địch quốc gia như Nguyễn Đức Thắng với bài U Linh Thương (thời Lý), Nguyễn Văn Cảnh với bài Tru Hồn Kiếm (thời Lý), Võ Văn Tính với bài Chấn Lôi Âm Tiên (thời Hậu Lê), Trần Duy Linh với bài Lôi Long Đao (thời Trần)...

ngayxua
04-12-2006, 04:45 PM
Võ sư Nguyễn Khắc Phấn (chưởng môn Thiên Đạo Môn)

Đó là một chàng trai làng ở Hòa Nam đậm đặc, nói giọng dấu ngã thành dấu sắc, gọI học võ là “học vó”, gọI cái môn thượng thặng Lão nhân quá giang là “láo nhân”. Diện mạo khá kỳ quái: búi tó củ hành to và dày ở đỉnh đầu, tóc xõa xuống hai bờ vai lượn bồng bềnh; râu dài, rậm và hung hăng như thể đã ngả màu muốI tiêu của ngườI có tuổi. Vóc nhỏ, rất gầy, ăn thì cái gì cũng thấy …kiêng, hiếm có thờI gian trọng lượng vượt quá 55 kg. Lúc đem các võ sinh ra đài, “sư phụ” bèn bỏ củ hành xuống, trông oai dũng va 2kỳ bí. Hiện nay, anh đang theo học trong một lớp tạI chức của đạI học Thể dục thể thao, thị xã Hà Đông.

Võ sư đã có một thờI tuổI trẻ lang bạt giang hồ. Từng buôn vảy tê tê bán cho Tàu; làm thuốc gia truyền bán cho các ông chủ ở Hà NộI; đi đào đá đỏ tạI cái vựa rubi lớn nhất Việt Nam ở Lục Yên, Yên Bái; theo cánh buôn bán giang hồ đi hàng ở tận Mù Cang ChảI; chạy gỗ đường dài dọc sông Đà… Có những lần bị chúng rủ rê phiêu bạt, mà chính anh cũng không biết mình đã đi đâu, làm gì. Kể cả khi “chúng nó” dùng gái đẹp và thuốc phiện để gạ gẫm, anh vẫn trơ trơ. Hằng đêm, dọc ghềnh thác sông Đà, anh … luyện võ công. Thế rồI cái thờI ấy cũng nhanh chóng qua đi. Năm 1993, sư phụ mất, chính thức trở thành võ sư trụ trì, anh Phấn nghiêm túc kết thúc thờI phiêu lãng, kiên quyết phát tirển môn phái.

Thu nhập chính của anh hiện nay vẫn là thầu ao cá, thầy trò cắt cỏ, thái thân cây chuốI vứt xuống cây cho cá ăn. Vốn thanh niên tính, anh thích chơi xe máy, đến đàn chó canh xung quanh võ đường cũng toàn mang tên Dream, Win, Longcin,…TạI võ đường chính của Thiên Môn Đạo, số lượng võ sinh đã lên tớI 2000 người. Chưa kể số lượng ngườI học tạI các câu lạc bộ mở khắp nơi.

Ở đây, tôi xin kể ra một số tiết mục biểu diễn công phu của Thiên Đạo Môn, nghe nói sau khi VTV chiếu các màn công phu của võ phái này, thanh thiếu niên ở Hà NộI đăng ký học đông lắm.

· Tán đinh bằng inox vào ngực (xuyên kim nộI nhục)

· Uốn cuộn sắt to bằng ngón chân cái quanh bụng, nằm tròn vo trong cái rọ lợn cho môn sinh khác dùng … răng nhấc bổng lên. (Khẩu lợI công)

· đẩy ô tô đi bằng một thanh sắt dí vào trán.

· lấy đá và bê tông kê lên đầu, lên bụng rồI đập vỡ tung tóe (Thạch đầu công)

· dùng cốI đá để lên trán và nện vỡ (Ngọa thiền thạch dương công)

· đập vỡ vỏ chai rảI thảm dướI lưng … võ sinh, rồI đặt gỗ và bê tông lên ngực cho… ô tô chèn qua.

· cắm sắt hay thanh kiếm vào các huyệt trọng yếu như đan điền và yết hầu rồI cứ thế xuống tấn đẩy ô tô bon bon. (Ngự thiết công)

· giơ ống đồng chân ra cho ngườI ta đặt bê tông vào rồI đập vỡ (Quy bốI cương cẳng công)

· giơ cánh tay ra, một ngườI dùng gậy vụt thẳng vào cánh tay đến … gãy gậy mà tay không hề gì. (Cương cánh công)

· chạy qua sông trên chiếu cói (Lão nhân quá giang).

Đặc biệt, hiện nay võ sư Nguyễn Khắc Phấn đang kỳ công luyện mấy chiêu mà sách vở cha ông để lạI (theo anh, võ đường gia tộc họ Nguyễn nhà anh đã truyền được 5 đờI). Đó là môn “Hóa pháp đạo xích”, nôm na là anh sẽ là một mắt xích trong cái sợI dây nốI giữa đầu máy vớI một cỗ xe tảI nặng vài tấn để rồI khi máy chạy, cả cỗ xe ngườI ấy chạy băng băng vớI tốc độ 60 – 70 km/h.

Thật ra các tiết mục công phu trên các môn phái võ cổ truyền nào cũng có cả. Chỉ có điều là không được đem lên truyền hình thôi. Bốn loạI công phu mà võ phái nào cũng có là Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và Đặc tuyệt kỹ. MỗI một môn phái đã chọn riêng ra những môn công phu phù hợp vớI lốI đánh, đặc điểm của phái mình. Quyền gia có câu: “Lực bất đả quyền, quyền bất đả công” (nghĩa là ngườI có sức không thể thắng nổI ngườI có võ, ngườI có võ không thể thắng nổI ngườI biết công phu). Chẳng hạn như môn “Hóa pháp đạo xích” trên kia, lão võ sư Hà Châu (Hồng gia quyền) đã từng biểu diễn, dùng 2 cánh tay nắm 2 chiếc xe đò đang chạy ngược chiều, tài xế đã nhấn hết ga, bánh xe quay vòng cháy cả mặt đường khét lẹt mà hai xe vẫn không sao chạy nổI, hay như tiết mục dùng tay xé đôi bộ bài 52 lá, gộp lạI rồI xé tiếp làm tư v.v… Các tiết mục Thạch đầu công, Cương cẳng công, Cương cánh công, Khinh công trên kia môn phái NộI gia quyền, Thiếu Lâm Sơn Đông, Tây Sơn Bình Định cũng có. Ông cố ngoạI của tôi (võ phái Tây Sơn) có thể nhảy một phát lên mái nhà không gây tiếng động, chạy trên cát không để lạI dấu chân v.v… Võ thuật cổ truyền hay và đẹp như vậy nên tôi nghĩ tạI sao chúng ta không học mà cứ học những môn của nước ngoài. Thật ra tôi biết rất nhiều về các phái võ Taekwondo, Karatédo, Jiu Jitsu, Judo, Aikido nhưng tôi ít viết lên đây vì mục đích của tôi là truyền bá võ Việt Nam. Mong là VTV sẽ chiếu nhiều hơn nữa về võ cổ truyền Việt Nam để mọI ngườI sẽ theo học đông hơn nữa.

ngayxua
04-12-2006, 04:54 PM
Võ sư Nguyễn Khắc Phấn (chưởng môn Thiên Đạo Môn)

Đó là một chàng trai làng ở Hòa Nam đậm đặc, nói giọng dấu ngã thành dấu sắc, gọI học võ là “học vó”, gọI cái môn thượng thặng Lão nhân quá giang là “láo nhân”. Diện mạo khá kỳ quái: búi tó củ hành to và dày ở đỉnh đầu, tóc xõa xuống hai bờ vai lượn bồng bềnh; râu dài, rậm và hung hăng như thể đã ngả màu muốI tiêu của ngườI có tuổi. Vóc nhỏ, rất gầy, ăn thì cái gì cũng thấy …kiêng, hiếm có thờI gian trọng lượng vượt quá 55 kg. Lúc đem các võ sinh ra đài, “sư phụ” bèn bỏ củ hành xuống, trông oai dũng va 2kỳ bí. Hiện nay, anh đang theo học trong một lớp tạI chức của đạI học Thể dục thể thao, thị xã Hà Đông.

Võ sư đã có một thờI tuổI trẻ lang bạt giang hồ. Từng buôn vảy tê tê bán cho Tàu; làm thuốc gia truyền bán cho các ông chủ ở Hà NộI; đi đào đá đỏ tạI cái vựa rubi lớn nhất Việt Nam ở Lục Yên, Yên Bái; theo cánh buôn bán giang hồ đi hàng ở tận Mù Cang ChảI; chạy gỗ đường dài dọc sông Đà… Có những lần bị chúng rủ rê phiêu bạt, mà chính anh cũng không biết mình đã đi đâu, làm gì. Kể cả khi “chúng nó” dùng gái đẹp và thuốc phiện để gạ gẫm, anh vẫn trơ trơ. Hằng đêm, dọc ghềnh thác sông Đà, anh … luyện võ công. Thế rồI cái thờI ấy cũng nhanh chóng qua đi. Năm 1993, sư phụ mất, chính thức trở thành võ sư trụ trì, anh Phấn nghiêm túc kết thúc thờI phiêu lãng, kiên quyết phát tirển môn phái.

Thu nhập chính của anh hiện nay vẫn là thầu ao cá, thầy trò cắt cỏ, thái thân cây chuốI vứt xuống cây cho cá ăn. Vốn thanh niên tính, anh thích chơi xe máy, đến đàn chó canh xung quanh võ đường cũng toàn mang tên Dream, Win, Longcin,…TạI võ đường chính của Thiên Môn Đạo, số lượng võ sinh đã lên tớI 2000 người. Chưa kể số lượng ngườI học tạI các câu lạc bộ mở khắp nơi.

Ở đây, tôi xin kể ra một số tiết mục biểu diễn công phu của Thiên Đạo Môn, nghe nói sau khi VTV chiếu các màn công phu của võ phái này, thanh thiếu niên ở Hà NộI đăng ký học đông lắm.

· Tán đinh bằng inox vào ngực (xuyên kim nộI nhục)
· Uốn cuộn sắt to bằng ngón chân cái quanh bụng, nằm tròn vo trong cái rọ lợn cho môn sinh khác dùng … răng nhấc bổng lên. (Khẩu lợI công)
· đẩy ô tô đi bằng một thanh sắt dí vào trán.
· lấy đá và bê tông kê lên đầu, lên bụng rồI đập vỡ tung tóe (Thạch đầu công)
· dùng cốI đá để lên trán và nện vỡ (Ngọa thiền thạch dương công)
· đập vỡ vỏ chai rảI thảm dướI lưng … võ sinh, rồI đặt gỗ và bê tông lên ngực cho… ô tô chèn qua.
· cắm sắt hay thanh kiếm vào các huyệt trọng yếu như đan điền và yết hầu rồI cứ thế xuống tấn đẩy ô tô bon bon. (Ngự thiết công)
· giơ ống đồng chân ra cho ngườI ta đặt bê tông vào rồI đập vỡ (Quy bốI cương cẳng công)
· giơ cánh tay ra, một ngườI dùng gậy vụt thẳng vào cánh tay đến … gãy gậy mà tay không hề gì. (Cương cánh công)
· chạy qua sông trên chiếu cói (Lão nhân quá giang).

Đặc biệt, hiện nay võ sư Nguyễn Khắc Phấn đang kỳ công luyện mấy chiêu mà sách vở cha ông để lạI (theo anh, võ đường gia tộc họ Nguyễn nhà anh đã truyền được 5 đờI). Đó là môn “Hóa pháp đạo xích”, nôm na là anh sẽ là một mắt xích trong cái sợI dây nốI giữa đầu máy vớI một cỗ xe tảI nặng vài tấn để rồI khi máy chạy, cả cỗ xe ngườI ấy chạy băng băng vớI tốc độ 60 – 70 km/h.

Thật ra các tiết mục công phu trên các môn phái võ cổ truyền nào cũng có cả. Chỉ có điều là không được đem lên truyền hình thôi. Bốn loạI công phu mà võ phái nào cũng có là Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và Đặc tuyệt kỹ. MỗI một môn phái đã chọn riêng ra những môn công phu phù hợp vớI lốI đánh, đặc điểm của phái mình. Quyền gia có câu: “Lực bất đả quyền, quyền bất đả công” (nghĩa là ngườI có sức không thể thắng nổI ngườI có võ, ngườI có võ không thể thắng nổI ngườI biết công phu). Chẳng hạn như môn “Hóa pháp đạo xích” trên kia, lão võ sư Hà Châu (Hồng gia quyền) đã từng biểu diễn, dùng 2 cánh tay nắm 2 chiếc xe đò đang chạy ngược chiều, tài xế đã nhấn hết ga, bánh xe quay vòng cháy cả mặt đường khét lẹt mà hai xe vẫn không sao chạy nổI, hay như tiết mục dùng tay xé đôi bộ bài 52 lá, gộp lạI rồI xé tiếp làm tư v.v… Các tiết mục Thạch đầu công, Cương cẳng công, Cương cánh công, Khinh công trên kia môn phái NộI gia quyền, Thiếu Lâm Sơn Đông, Tây Sơn Bình Định cũng có. Ông cố ngoạI của tôi (võ phái Tây Sơn) có thể nhảy một phát lên mái nhà không gây tiếng động, chạy trên cát không để lạI dấu chân v.v… Võ thuật cổ truyền hay và đẹp như vậy nên tôi nghĩ tạI sao chúng ta không học mà cứ học những môn của nước ngoài. Thật ra tôi biết rất nhiều về các phái võ Taekwondo, Karatédo, Jiu Jitsu, Judo, Aikido nhưng tôi ít viết lên đây vì mục đích của tôi là truyền bá võ Việt Nam. Mong là VTV sẽ chiếu nhiều hơn nữa về võ cổ truyền Việt Nam để mọI ngườI sẽ theo học đông hơn nữa.

ngayxua
04-12-2006, 04:57 PM
Cố võ sư sáng tổ Vovinam Việt Võ Đạo - Nguyễn Lộc

Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tí (1912) tạI làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Sau một thờI gian dài rèn luyện nhiều môn võ, ông đã chuyên chú nghiên cứu, phân tích đặc điểm kỹ thuật của từng môn, đặc biệt là các môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam, để đi tớI sáng tạo một hệ thống kỹ thuật mớI vớI tên gọI ban đầu là Võ Việt Nam. Tính cách mạng của môn võ này được thể hiện bằng công thức 1=3. Nghĩa là mỗI một đòn thế (đòn chiến lược) được dạy cặn kẽ cho võ sinh, sau đó ghép lạI thành bài quyền, rồI lạI ghép thành các bài song đấu luyện. Mục đích là làm cho ngườI võ sinh hiểu cặn kẽ tác dụng, phạm vi ứng dụng, các thế công - thủ - phản - biến của đòn đánh. Điều này giúp cho môn sinh dù biết ít đòn nhưng rất tinh thông về số đòn đó, có thể ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực chiến. Ngoài ra, võ sư Nguyễn Lộc cũng có quan niệm mớI rất tiến bộ: đó là võ sinh không nên bị bó buộc bởI bất cứ hệ thống chiến đấu nào. Do đó, các cao đồ của môn phái khi làm luận án thăng đai đều phảI thể hiện sự đóng góp của mình cho môn phái bằng cách đem vào các kỹ thuật mớI và các kiến thức võ học mớI => Vovinam là một môn võ luôn phát triển củng vớI thờI đại. Các võ sư cùng thờI khi tiếp xúc vớI ông đều lấy làm kinh ngạc trước một thiên tài võ học đầy hứa hẹn này, mặc dù tuổI còn trẻ nhưng ông đã nắm hầu hết các ngành võ thuật chính trên thế giới. Lão võ sư Trần Tiến - ngườI đã truyền thụ võ công NộI gia quyền cho sáng tổ Nguyễn Lộc cũng từng nói vớI tôi: “Thằng Lộc mà sống lâu thêm tí nữa thì nó là thiên hạ vô địch.” Sáng tổ Nguyễn Lộc cũng đem bộ Xà quyền của NộI gia vào Việt Võ Đạo.

Môn võ này được truyền thụ khởI từ năm 1938 tạI Hà NộI, do võ sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện. Đúng 1 năm sau, môn võ đã được nhiều giớI biết tớI và HộI Thân Hữu Thể Dục Hà NộI chính thức mờI võ sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai. Lớp võ đầu tiên được khai giảng vào đầu năm 1940 tạI trường Sư phạm Hà Nội. Lúc này, thể theo yêu cầu của đông đảo môn sinh, môn võ Việt Nam được viết tắt là Vovinam để chuẩn bị cho viễn tượng sẽ truyền bá ra ngoài phạm vi biên giớI Việt Nam.

Sự phát triển của môn phái Vovinam khiến nhà cầm quyền Pháp lúc đó e ngạI và vào năm 1942, võ sư Nguyễn Lộc đã nhận được lệnh phảI đóng cửa các lớp võ cùng lệnh cấm bản thân ông dạy võ. Lệnh cấm cản này là một rào chắn đốI vớI sự mở rộng môn phái nhưng lạI có tác dụng thúc đẩy toàn thể môn sinh quyết tâm hơn trong ý tưởng trường tồn môn phái. Các lớp võ bí mật vẫn được tổ chức và kéo dài hoạt động cho tớI khi chế độ thực dân Pháp sụp đổ năm 1945.

Năm 1946, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, võ sư Nguyễn Lộc đã cùng một số môn sinh mở nhiều lớp huấn luyện võ thuật tạI vùng Thạch Thất, tạI trường quân chính Trần Quốc Toản và nhiều địa phương khác.

Tháng 8/1948, võ sư Nguyễn Lộc trở lạI Hà NộI, tiếp tục mở lớp dạy võ. Ba năm sau, năm 1951, ông thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn và mở rộng việc truyền bá võ thuật qua các lớp võ đạI chúng tạI sân trường Hàng Than, Hà Nội.

Tháng 7/1954, ông vào Nam, cùng một số đệ tử tâm huyết mở võ đường tạI Sài Gòn. TớI thờI điểm này, môn phái Vovinam đã tròn 16 tuổI và có thêm một danh xưng mớI là Việt Võ Đạo. So vớI nhiều môn phái khác, Vovinam Việt Võ Đạo rõ ràng là một môn phái còn rất trẻ. Nhưng ngay từ thờI điểm đó, dướI sự lãnh đạo trực tiếp của vị sư tổ, môn phái đã đạt tớI một căn bản vững vàng và ổn định về mọI mặt.

NỗI buồn lớn của môn phái là chỉ 6 năm sau, năm 1960, vị sáng tổ đã vắng mặt mãi mãi. Cố võ sư Nguyễn Lộc từ trần ngày 4/4 năm Canh Tý, tức ngày 30/4/1960 tạI Sài Gòn, lúc ông tròn 48 tuổi.

Quyền lãnh đạo môn phái được trao cho võ sư Lê Sáng, Chưởng môn đờI thứ hai của Vovinam Việt Võ Đạo.

Hiện nay, di cốt của cố võ sư Nguyễn Lộc vẫn được đặt tạI số 31 Sư Vạn Hạnh, tp.HCM.

ngayxua
04-12-2006, 05:04 PM
Cố lão võ sư Mai Văn Phát (chưởng môn Trung Sơn Võ Đạo)

Cố lão võ sư Mai Văn Phát, pháp danh Thiện Tánh, từng là Trưởng ban cố vấn HộI võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1917 tạI Cần Thơ, tu học võ thuật và Phật pháp tạI núi Thất Sơn (Châu Đốc) từ năm 12 tuổI vớI hòa thượng Thiện Hoa. Đến năm 23 tuổI vừa xuống núi lạI được lão võ sư Thêm, ngườI Triều Châu, thu nhận làm Minh linh dưỡng tử (con nuôi) truyền thụ võ Thiếu Lâm, đặc biệt là phép luyện khí. Năm 28 tuổI, sau 5 năm bên cạnh ngườI cha nuôi, võ sư Mai Văn Phát trở về quê nhà dạy võ. Năm 33 tuổI, võ sư Mai Văn Phát lên Sài Gòn lập nghiệp, đồng thờI đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm học võ, dạy võ, đấu võ để hệ thống hóa và hoàn thiện nên môn phái “Thiếu Lâm Nguyên Thủy Mật Truyền”, sau này đổI lạI là “Trung Sơn Võ Đạo Việt Nam”, nhằm rạng danh võ cổ truyền Việt Nam, đào tạo môn sinh có được Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam); Công, Dung, Ngôn, Hạnh (nữ), và tất cả các nam nữ môn sinh đều TRUNG quân ái quốc, sẵn sàng hiến thân cho SƠN hà xã tắc Việt Nam.

Nhiều võ sư, phái đoàn, báo đài trong và ngoài nước đã thường xuyên đến tìm hiểu, học tập và thăm hỏi. Lão võ sư thổ lộ: “Phật tự tâm, tâm tức Phật. Phật đâu ở non cao đỉnh thượng mà tìm. Tâm đầy Phật tính thì giữ được cái sống, chống lạo cái chết. Phật tính ở thầy là Bi – Trí – Dũng. Muốn có “Dũng” nói theo con nhà võ thì không ngoài sự khổ luyện cả tinh – khí - thần lẫn thể xác”. Tuy nhiên, dù lão võ sư không đầu hàng cai chết nhưng cái chết nào có tha một ai, lão võ sư đã qua đờI năm 1997.

Tổ đường của môn phái đặt tạI: 71/39 Trần Khánh Dư, P.Tân Định, Q.1, ngoài ra còn một chỗ dạy khác là 28/7B ấp 1, xã Tân Thuận Tây, huyện Nhà Bè, tp.HCM. Các bạn có thể đến đăng ký xin học.

ngayxua
04-12-2006, 05:17 PM
Tàu Sáu - một bậc chân sư

Đây là nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo nên oai danh của quyền An Thái. Cuộc đờI cụ là cuộc đờI của một bậc danh sư mà tài năng và nhân cách đã trở thành niềm ngưỡng vọng cho bao người…

Cụ Tàu Sáu tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tạI làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Lúc nhỏ, cụ được gia đình cho sang Phúc Kiến – Trung Quốc học tập cả văn lẫn võ; sau đó còn qua Hongkong học thêm một thờI gian nữa. Khi thành đạt võ công trở về nước, cụ tiếp tục gia tâm nghiên cứu, rút tỉa những tinh hoa võ thuật ở địa phương Bình Định cũng như rảI rác khắp các vùng đất nước, kể cả các môn võ truyền thống của các dân tộc như Chàm, Khơme, Lào… rồI dung hợp, phốI chế thành môn võ mang dáng dấp của sự hài hòa độc đáo.

Hệ thống quyền của môn phái này khá chặt chẽ, được xây dựng trên bốn bộ chính là: Hổ quyền – Long quyền - Hầu quyền – Xà quyền. Trong đó, Hổ quyền và Long quyền thuộc ngạnh công, được coi là nền tảng căn bản; Hầu quyền và Xà quyền thuộc Nhu công và Miêu công, là phần xuất sắc, ảo diệu.

Về mặt tinh thần, cụ Tàu Sáu lấy “Ngưu giác chỉ” làm biểu tượng của môn phái. Cụ Tàu Sáu đã suy tưởng, nghiền ngẫm về bản chất tốt đẹp của loài trâu, rồI đúc kết thành giáo điều của môn phái, gồm có 5 điều gọI là “Ngũ điều”: PhảI nhẫn nạI, đoàn kết, hy sinh, thật thà, dũng cảm. Bên cạnh “Ngũ qui” cũng có 5 điều: không phản sư phế đạo; không ỷ thế hiếp cô; Không sanh tâm đạo tặc; Không loạn dâm háo sắc; Không thắng vinh bạI nhục.

Vào khoảng năm 1924, khi đã hoàn chỉnh cả về võ thuật và võ đạo, cụ Tàu Sáu mớI bắt đầu truyền dạy môn võ này tạI quê nhà, và đã đào tạo được nhiều đệ tử nổI danh như Ba Phùng, Chín Kỷ, Phó Tuần Chuẩn, Năm Tường. Nam Tường vốn là hảo thủ Nam Kỳ từng bất phân thắng bạI vớI A-bu-đu (một võ sĩ hạng nặng của Pháp có lốI luyện võ rất dã man. Theo tương truyền là mỗI sáng dùng tay không đấm chết hai con bò mộng), nhưng khi Năm Tường ra Bình Định thụ giáo cụ Tàu Sáu một thờI gian trở về thì A-bu-đu sợ, không dám nhận lờI tái đấu, và đã tự rút lui khỏi các đấu trường Đông Dương. Một võ sĩ tào năng khác là Kim Anh cũng đã từng được cụ Tàu Sáu chỉ giáo mà thành danh trên các võ đài quốc tế, góp phần làm rạng rỡ cho xứ An Thái nói riêng và đất Bình Định nói chung.

Khi cụ Tàu Sáu mất, ngườI con trai nốI nghiệp cụ là võ sư Diệp Bảo Sanh - ở Quy Nhơn có nhiều ngườI quen gọI là Lai Sanh Đường (tiệm thuốc Bắc Lai Sanh Đường) – cũng tiếp tục thu nhận môn đệ. Từ đây, phái võ này có tên là Bình Thái Đạo (võ Bình Định, phái An Thái); và đã có những bước tiến đáng kể về mặt tổ chức môn phái cũng như phương pháp huấn luyện.

Hiện nay, võ phái này đang được các đệ tử của võ sư Diệp Bảo Sanh, thuộc thế hệ môn đồ thứ ba, tiếp tục truyền dạy tạI nhiều nơi ở Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh.

ngayxua
04-12-2006, 06:53 PM
Hổ Bạch Ân - một đờI vớI nghiệp võ

Hổ Bạch Ân sinh năm 1929 tạI huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi - mảnh đất miền Trung đã từng sản sinh ra nhiều tướng tài và nhiều võ sư danh tiếng. Hai tuổI, ông đã phảI theo cha mẹ trôi dạt vào Nam, dừng chân tạI huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cuộc sống gia đình có khá hơn, song cái nghèo vẫn đeo đẳng. Đến 7 tuổI thì cha mẹ đành phảI gửI ông vào cửa chùa để “nương nhờ cửa Phật”, và từ đây đờI ông rẽ sang một con đường mới.

Suốt trong thờI gian ở chùa, ông được học chữ và nghề y, nhưng mê hơn cả là những đêm trăng, dướI mái hiên chùa, được tận mắt nhìn thấy các nhà sư đi những bài quyền, đường roi, đường côn… Thế rồI, nghiệp võ đã gắn chặt vào ông từ những đêm trăng ấy.

Sau 9 năm ròng miệt mài khổ luyện võ công dướI sự chỉ dạy tận tâm của thượng tọa Thích Thiện Duyên; mùa thu năm 1945, khi phong trào Việt Minh lên cao, chàng trai Hổ Bạch Ân đã giã từ cửa Phật tham gia phong trào cách mạng tạI xã An Thạch Nhì, huyện Long Phú – Sóc Trăng. Tham gia cách mạng, ông được huấn luyện ở một đơn vị đặc công và có dịp tiếp thu thêm một số môn võ cổ truyền của địa phương. Năm 1950, ông được cơ sở đưa ra hoạt động công khai dướI cái tên Trịnh Văn Ân.

Về Sài Gòn, ông mở võ đường tạI chùa Định Thành, đường Lê Văn Duyệt )nay là đường Cách mạng tháng 8). VớI cái tâm nhà Phật cùng cả một kho tàng quý báu về võ thuật đã được thọ giáo, ông đã cho ra lò nhiều võ sĩ tên tuổI thờI bấy giờ như Hổ Bạch Ba, Hổ Bạch Dạng, Hổ Bạch Hoa (Trần Beo), Hổ Bạch Xuân, Hổ Bạch Biểu, Hổ Bạch Hiếu… Cũng trong thờI gian này ông đã thượng đài… và đạt huy chương vàng Võ tự do trong một giảI thi đấu bao gồm nhiều võ sĩ nổI tiếng của 3 nước Đông Dương (1951-1952). “Hổ phụ sinh hổ tử”, các học trò của ông đều thành danh trên con đường võ nghiệp, trong đó phảI kể đến võ sĩ Hổ Bạch Ba (Trần Văn Ba - hiện là Chi hộI trưởng chi hộI võ cổ truyền Tân Bình, Giám đốc công ty Dịch vụ giao thông và đô thị Tân Bình), vô địch miền Nam (1968-1969), từng giành nhiều trận thắng trong các kỳ thượng đài quốc tế cùng các võ sĩ 3 nước Đông Dương.

Võ sư lão thành Hổ Bạch Ân có hai niềm vui lớn: Thứ nhất là ông đã trọn đạo vớI nghiệp võ, đã hoàn thành sứ mệnh của ngườI trai thờI chiến, được Nhà nước trao tặng huân chương chiến công hạng Nhất cùng nhiều bằng khen. Thứ hai là các môn sinh của ông đều thành danh trên con đường võ nghiệp. Họ đã và đang cống hiến sức mình, góp phần xây dựng đất nước trong công cuộc đổI mới. Ông rất vui khi các môn đồ của mình đang mở rộng môn võ cổ truyền Việt Nam sang các nước Pháp, Mỹ, Úc, Canda, v.v…

Những cũng có một điều khiến ông trăn trở, lo âu là VCT Việt Nam sẽ “ngày một mai một, bởI các võ sinh chưa chuyên tâm, khổ luyện những tinh hoa của võ học cổ truyền Việt Nam, có quyền mà không có thế: các thế hạ, trung, thượng, nộI, ngoạI chưa được chú tâm rèn giũa”.

Hiện nay, lão võ sư vẫn đang tu hành, làm thuốc cứu nhân và dạy võ tạI số 88/8 Hương lộ 14, P.19, Q.Tân Bình, tp.HCM, vớI ước mong một ngày không xa, võ cổ truyền Việt Nam sẽ có mặt trong chương trình thi đấu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới.

ngayxua
04-12-2006, 07:06 PM
Lão võ sư Sa Vân Long - Phạm Đình Trọng

Lão võ sư Phạm Đình Trọng (biệt danh Sa Vân Long), hiện đang sống tạI Đà Lạt, Lâm Đồng. Ông đã mở lớp dạy võ tạI đây từ năm 1950, sau 13 năm lặn lộI theo học võ Bình Định và Thiếu Lâm vớI nhiều bậc thầy võ nổI tiếng, và đã đào tạo nhiều thế hệ võ sinh cho thành phố sương mù.

Hiện nay, lão võ sư Phạm Đình Trọng đang bước qua tuổI 75. Thấy sức khỏe của mình có phần giảm sút, ông đã bắt đầu trao việc huấn luyện võ thuật lạI cho con rai của mình là chuẩn võ sư Phạm Thành Hùng (biệt danh Sa Vân Báo).

Về phần mình, ông vẫn tập luyện Dịch cân kinh và khám bệnh cho toa, bốc thuốc về Đông y. Công việc tập luyện Dịch cân kinh được lão võ sư tiến hành từ 23h đến 24h mỗI ngày để giữ gìn sức khỏe. Còn công việc thứ hai ông thực hiện mang tính từ thiện, giúp đỡ cho những ngườI nghèo khó mắc các chứng bệnh như: sản khoa, phong hàn thử thấp, phù thủng, cổ trướng… như lờI dạy của các bậc thầy đã truyền nghề thuốc cho ông trước đây.

Nói như thế không nghĩa là lão võ sư đã gác kiếm. Hằng năm, trong các HộI nghị võ cổ truyền toàn quốc, ông đều tham dự và đóng góp nhiều ý kiến cũng như bài bản cho chương trình thống nhất võ cổ truyền Việt Nam, ông ao ước võ cổ truyền Việt Nam phổ biến rộng vào học đường cũng như toàn thế giớI, vớI hệ thống bài bản sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, mang tính thể dục thể thao, được tất cả võ sư trên toàn quốc thống nhất.

ngayxua
06-12-2006, 07:02 PM
Chưởng môn Thái Cực Đường Lang tạI Việt Nam: võ sư Trần Minh.

Võ sư Trần Minh, ngườI tỉnh Phước Kiến, đảo Kim Môn, theo nghiệp võ từ lúc mớI lên 7 tuổi. Năm 12 tuổI, ông gia nhập Tinh Võ HộI và được các danh sư Thiếu Lâm Bắc phái chỉ dạy.

Sau nhiều năm dài chuyên cần rèn luyện ngày đêm, ông được một võ sư danh trấn Hoa Sơn thuở đó thu làm đồ đệ.

Trở thành một cao đồ của võ phái, sau gần 10 năm hầu cận bên sư phụ là chưởng môn Thái Cực Đường Lang Triệu Thúc Khê đi biểu diễn gần khắp Hoa lục, Hongkong và cuốI cùng đến Sài Gòn lập nghiệp.

Tuy nhiên, theo võ sư Trần Minh, võ học vốn mênh mông không biết đâu là bờ bến, nên dù đã thành đạt, ông vẫn tiếp tục con đường tầm sư học đạo. Ý tưởng này đã khiến ông có dịp gặp được ẩn sư Phùng Điếm, ngườI Quảng Đông, vốn là môn đệ đích truyền của 7 võ phái danh tiếng Trung Hoa là Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc, Phật, Tiết. Ẩn sư thấy ông là ngườI có đủ những tiêu chuẩn cần thiết nên đã hết lòng dạy dỗ.

Năm nay võ sư Trần Minh đã hơn 80 tuổI. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng khổ luyện và đào tạo môn sinh. Về võ học, ông có 1 kiến thức tổng hợp về 2 phái Bắc và Nam.

Cùng việc truyền dạy võ cho môn sinh, ông còn là một giáo sư ngoạI ngữ chuyên dạy Anh – Pháp – Hoa. Ông cũng là một Đông y sĩ và một nhà châm cứu rất nổI tiếng ở Chợ Lớn.

ngayxua
12-12-2006, 03:08 PM
Lão võ sư Trần Văn Nghĩa – quán quân quyền cước Bắc kỳ (1936)Từ khi còn là một cậu bé mò tôm bắt cá ở làng Hàng Kêng - HảI Phòng, ông đã được thầy Huy Hùng, vị ân sư vừa là ân nhân cứu mạng, vừa là ngườI khai sáng cái tâm võ. ThờI Pháp thuộc, bước chân phiêu bạt đã đưa ông trôi dạt vào Nam. TạI đây, một ngườI Pháp đã truyền cho ông nghề phục chế, đóng mớI những quyển sách hư cũ. Nhờ đó mà sau này ông đã dành tất cả tâm sức, trí lực, truyền dạy công phu võ học cho nhiều thế hệ học trò trong đó có ngườI đã thành đạt như: Nghiêm An Thạch, Bùi Đức Hùng, Đỗ Tường Phước, Đỗ Tường Trị…

“Trần thế được thua một cái tên
Văn hay nghề giỏI góp côn quyền
Nghĩa nhân trọn vẹn bà con bạn
Thiện mỹ tiến lên sông núi bền.”

Những năm sau này, trong các buổI sinh hoạt, lễ hộI do HộI VCT tp.HCM hay bạn hữu tổ chức, chúng ta vẫn thường thấy một ông lão luôn mặc trang phục áo dài khăn đóng, vớI ánh nhìn quắc thước, nụ cườI đôn hậu, đó chính là lão võ sư Trần Văn Nghĩa.




Lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn (tức Sáu Hữu)

Sinh năm 1928 tạI làng Phú Nhom Tây, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, ông học võ cổ truyền cùng thầy Trần Khương tức Tư Phụng từ năm 1945. Sau đó, ông thọ giáo vớI thầy Lê Kỳ, Nguyễn Lự, Trần Sô… và bắt đầu thi đấu quyền tự do ở một số tỉnh miền Trung vào năm 18 tuổi. Đến năm 1961, lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn vào Sài Gòn, luyện tập thêm cùng các võ sư Lư Hòa Phát, Huỳnh Tiền, đồng thờI thi đấu một số trận giao đấu trên sân Tinh Võ. Năm 1965, ông trở lạI miền Trung và so găng cùng võ sĩ Đỗ Minh Hùng (Quảng Ngãi) tạI thị xã Bồng Sơn. Đây là một trong những trận đài nổI tiếng thờI đó và ông đã giành chiến thắng. Sang năm 1966, ông vào chiến khu Bến Cát; năm sau lạI được phân công trở lạI Sài Gòn hoạt động trong lực lượng Biệt động thành (được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng 3) và mãi đến năm 1990 mớI có điều kiện mở lớp dạy võ tạI CLB Bàu Cát, quận Tân Bình.

Hiện nay, dù bước sang tuổI 71, lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và chưa ngơi nghỉ. VớI tay nghề thợ xây dựng từ nhiều năm qua, lão võ sư đang cùng 7 – 8 công nhân nhận xây nhà để mưu sinh và vẫn sinh hoạt trong HộI VCT tp.HCM. Thỉnh thoảng ông lạI đến CLB Hưu trí phường 13, quận Tân Bình để truyền dạy bài bản cho các học trò thân tín của mình.



[-O<

ngayxua
12-12-2006, 03:19 PM
Lão võ sư Huỳnh Khánh HộI (tức Long Hổ HộI) – uy danh lừng lẫy

Hơn 60 năm trước, có một nhân vật sáng chói trong làng võ Nam bộ đột nhiên biến mất, lưu lạI nhiều lờI đồn đãi về một “cái chết”. Nhưng rồI, sau 30/4/1975, con ngườI ấy lạI “sốn dậy” trở về… Và giờ đây, tuy đã 105 tuổI nhưng vẫn khỏe mạnh, luôn tích cực tham gia hoạt động võ thuật, là cố vấn của nhiều CLN Võ thuật tp.HCM, ngườI đó chính là lão võ sư Huỳnh Khánh HộI, tức Long Hổ Hội.

ThờI của cụ học võ phảI bí mật, vì chính quyền thực dân Pháp cấm không cho dân chúng tập võ, sợ nổI lên chống lạI nó. Cụ và một số anh em phảI lén lút tập trong rừng suốt nhiều năm, dướI sự dạy dỗ của thầy Bàng Đước ở Bà Điểm (Hóc Môn). Để sống và tập luyện, thầy trò đã tổ chức nấu rượu, đem bán khắp nơi. Đến những năm sau 1930, thực dân Pháp nhận thấy rằng việc cấm đoán chỉ thúc đẩy các lớp võ bí mật ra đờI, gây lo ngạI cho họ, nên đã cho phép hoạt động võ thuật công khai để dễ kiểm soát. Nhân cơ hộI này, thầy Bàng Đước cho phép cụ xuất sư, lên Sài Gòn mở võ đường.

Trước khi xuất sư, thầy Bàng Đước có truyền cho cụ đường quyền sở đắc của ông là “Lục nhập thiên, giáng tử địa”. Và cụ đã phảI tốn rất nhiều công sức để tập luyện đuờng võ này. Nhờ vậy mà cụ mớI thành công ngay từ lần đầu tiên bước lên võ đài. Đấy là lần đấu vớI võ sĩ Vô Địch Đông Dương – Anh Ba Du. Tay võ sĩ này rất kiêu ngạo, đã treo giảI thưởng trị giá 30 độ cho ai thắng được y (mỗI độ trị giá 30 đồng). Học trò của cụ - Tiết Qui có nhận đấu nhưng thất bại. Vì danh dự bản môn và tự ái dân tộc, cụ đã thượng đài và đã giành phần thắng. Từ đó, cụ bắt đầu tham gia hầu hết các cuộc võ đài tổ chức ở Đông Dương và đã từng giữ chức vô địch hai năm liền.

ThờI gian cụ dạy võ ở Sài Gòn, đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã bí mật giả xin vào học, trà trộn vào trong số học trò của cụ, nhưng cụ hoàn toàn không biết. Một thờI gian sau, khi đã dò xét cẩn thận, hai đồng chí mớI tiết lộ và mờI cụ tham gia kháng chiến. Cụ vui mừng nhận lời. Sau đó, cụ được đưa vào Cầu Kho (quận 4) chỉ huy ĐộI công tác Thành, khoảng 30 ngườI, hoạt động tạI địa bàn Sài Gòn. Đến năm 1940, ĐộI công tác Thành tan rã, cụ được phân công về Đồng Nai bí mật huấn luyện và tổ chức ĐộI Thanh niên Tiền phong. Chính ĐộI Thanh Niên Tiền Phong này, chỉ bằng tay không và tầm vông vạt nhọn đã cướp chính quyền Long Thành năm 1945. Năm 1954, cụ tập kết ra Bắc và tiếp tục công tác qua nhiều ngành, đến năm 1980 mớI về hưu.

Đã trảI qua những trận đấu đài khốc liệt nhất, trảI qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cụ tâm sự :”Sự may rủI ở đờI là điều không thể chốI cãi, nhưng cũng phảI nhìn nhận rằng, trong chiến đấu, ai bình tĩnh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì cơ may sống nhiều hơn là ngườI nhút nhát, yếu đuốI, chậm lụt. Muốn có sự bình tĩnh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn không gì tốt hơn là tập luyện võ thuật. Tôi mong sao thế hệ thanh niên của chúng ta luôn say mê tập luyện võ thuật. Đấy là một thứ vốn quý của mỗI ngườI và cũng là của đất nước”.

ngayxua
12-12-2006, 03:29 PM
Cố võ sư Hàn Bái – sáng tổ Thiếu Lâm Hàn Bái Đường

Tên thật của cụ là Lê Bái, sinh năm 1889, thân sinh là một võ quan nổI tiếng làm đến chức Lãnh binh, đảm trách việc thao lược võ nghệ cho binh sĩ triều đình. Là dòng dõi võ tướng lạI vốn thông minh đĩnh ngộ, cụ được phụ thân rèn luyện võ nghệ từ nhỏ và tỏ ra rất xuất sắc. Ý thức được trong thiên hạ còn bao nhiêu bậc anh tài võ học khác và vớI lòng khao khát học hỏI nhiều điều mớI lạ trong võ lâm, cụ luôn nuôi mộng xuất dương tầm sư học đạo.

Vào thờI ấy, Trung Hoa là một quốc gia trọng võ, đã từng đào tạo ra các bậc võ sư xuất chúng, các kiếm sĩ, các nhà quyền thuật nổI tiếng. ThờI may lúc ấy Sở hỏa xa Vân Nam cần tìm ngườI giúp việc ở Vân Nam phủ, cụ liền xin vào làm. Thế là mộng xuất dương tầm học của cụ thành sự thật.

Suốt thờI gian làm việc ở Vân Nam phủ, cụ đã giao du thân mật vớI nhiều bậc danh thủ, so tài vớI bao nhiêu cao thủ võ lâm, nên nhận thấy võ công của mình còn quá non kém. Hằng đêm nằm suy nghĩ, ông muốn đi tìm một bậc chân sư để xin thụ giáo. Sau cùng nghe nói tạI tỉnh Phúc Kiến có một vị thầy họ Lý nổI tiếng là một bậc quyền sư tính tình cương trực, ông liền trực chỉ tìm đến đó để xin được lĩnh hộI võ công của quyền sư Lý Quân này. Cũng cần phảI nói là trong khi phiêu bạt qua các tỉnh Trung Hoa, cụ đã gặp nhiều nhà quyền thuật danh gia, nhưng cụ chưa mấy hài lòng vì cụ cho rằng học chưa có gì siêu đẳng cả.

Quyền sư họ Lý
Lúc ấy, quyền sư họ Lý đang nắm quyền chỉ huy và huấn luyện quân lính tạI tỉnh Phúc Kiến. Cụ liền xin yết liến Lý Quân, bày tỏ chí tầm sư học đạo của mình, cho biết đã bôn ba khắp chốn tìm một vị chân sư nhưng chưa gặp được ai, nay nghe đến đạI danh của Lý quyền sư, những mong được ngườI thu làm đồ đệ. Tuy nhiên, cụ thỉnh cầu trước khi làm lễ bái sư, xin được lãnh giáo của thầy vài chiêu để mở rộng tầm mắt. Chẳng những không nhận, Lý Quân còn vui vẻ nhận lờI, vì ông đã ngấm ngầm xem tướng cụ Bái, thầm phục là ngườI có dung mạo khác thường, hiếm có. Lý Quân bảo:

- Anh cứ việc đem hết tuyệt nghệ đã học được từ trước đến nay mà ra tay trước đi. Cứ việc thẳng tay hạ thủ!

Cụ Bái nghe vậy cho rằng Lý Quân đã nói vậy chắc danh truyền cũng đúng phần nào, liền quyết định ra tay trước hầu mong giành phần thắng. Cụ liền nhảy vào nhập nộI, huơ tay trái tớI, đồng thờI tay mặt cụ đánh ra một quyền theo thế “Hắc hổ xuyên tâm”, định rằng nếu Lý Quân đưa tay lên đõ thì đồng thờI cụ sẽ tấn lên chân Lý Quân, làm Lý Quân hết đường tiến thốI, rồI cụ đánh đòn “Thanh xà nhập động”. Nhưng cụ không ngờ Lý Quân chỉ ưỡn ngườI ra, tay mặt theo chiều đấm tớI của địch nhân, dùng hai ngón tay út và áp út nắm lấy tay áo địch nhân giật nhẹ một cái đồng thờI chân mặt quét ngang chân địch thủ. Tức thì cụ Bái văng ngã ra xa hơn ba bộ, tay và đầu gốI trầy trụa đẫm máu.

Ba năm khổ luyện

Từ đó, cụ Bái liền tôn Lý Quân làm sư phụ, hằng ngày ở trong nhà Lý Quân học tập võ nghệ, được vợ chồng Lý Quân thương yêu như con ruột, Lý Quân dốc lòng truyền hết tuyệt nghệ võ công của mình cho cụ Bái, đồng thờI răn dạy cụ về đạo lý và phép cư xử ở đời. Cụ Bái rất thông minh nên lãnh hộI rất nhanh mọI điều thầy truyền đạt. Lý phu nhân cũng chỉ dạy thêm cho cụ Bái vì bản thân bà cũng là một nữ quyền sư tài nghệ còn cao hơn Lý Quân một bậc. Vợ chồng Lý Quân có một ngườI con trai trạc tuổI cụ Bái, hằng ngày hai anh em đều tập luyện chung dướI sự chỉ dạy của vợ chồng Lý Quân. Trong thờI gian thọ giáo vợ chồng Lý Quân, cụ Bái thường được nhiều dịp yết kiến các bậc danh gia quyền sư thân hữu của Lý Quân ghé thăm, các vị này thấy cụ Bái có năng khiếu nên cũng vui lòng chỉ bảo thêm, nhờ vậy cụ Bái thu thập được nhiều điều hay.

Thấm thoắt đã ba năm trôi qua, tài nghệ của cụ Bái đã vượt hơn xưa gấp bộI, có phần trộI hơn cả thầy, nổI danh là nhà quyền thuật lừng lẫy của tỉnh Phúc Kiến sau Lý Quân. Lý Quân nhiều lần nhìn cụ Bái đi quyền đã phảI gật đầu khen thầm. Các danh thũ đến thăm ông đều đấu vớI cụ Bái. Lý Quân thường bảo nhỏ vợ con: tài nghệ của ta cũng không hơn được Bái.


Gặp gỡ mớI

Một buổI chiều sau kia, sau giờ tập dượt, Lý Quân cho gọI cụ Bái vào tư thất và nói rằng:

- Tài nghệ của thầy chỉ có bấy nhiêu, mọI bí quyết thầy đã truyền hết cho con và thầy rất hài lòng thấy con cố gắng luyện tập. Tài nghệ của con còn tiến xa, thầy không muốn giữ con lạI mà còn muốn con tiến hơn nữa.

Ông ngừng nói, đứng dậy đến bên bàn viết lấy một phong thư vừa thảo xong mang lạI:

- Đây thầy có viết sẵn một phong thư, con nên trở lạI Vân Nam tìm cho bằng được ông Triệu Quang Chảo, ông này trước kia là một ngườI bạn chí thân vớI thầy, so về tài nghệ thì thầy chỉ là hạng đàn em, ông ta quả là một bậc danh gia quyền thuật về môn Thiếu Lâm.

Cụ Bái bùi ngùi từ giã sư phụ Lý Quân để quay về Vân Nam.

Về tớI Vân Nam, ông được kiều bào, thân hữu cũ mở tiệc đón mừng trọng thể. TạI buổI tiệc có nhiều danh gia trong Vân Nam phủ đến chung vui. Giữa lúc tiệc rượu cao hứng, một vị trạc 50 tuổI đứng lên nói: “Nghe danh Lê tiên sinh võ nghệ cao cường, tôi đây xin thành thật chúc rượu mừng tiên sinh”. Sẵn rượu đã ngà ngà say, lạI thêm hơi ự kiêu về bản lãnh võ học, cụ Bái liền thách ông già nọ đấu quyền và thốt ra nhiều lờI hống hách.

Một bài học

Ông già đó không ai khác hơn là Triệu Quang Chảo, bậc danh gia Thiếu Lâm mà Lý Quân đã viết thư gửI gắm cụ Bái. Ông này chỉ có hai môn đệ ngườI Việt Nam là ông Bảy Mùa và ông Ba Cát - bạn đồng môn của cụ Bái sau này.

Sáng hôm sau, cụ Bái tỉnh rượu liền hỏI thăm đường đến nhà ông Triệu Quang Chảo. Ông không mang theo thư gửI gắm của Lý Quân, có lẽ vì quên mà cũng có thể vì tự đắc muốn “thử” tài thầy trước khi thọ giáo.

Tìm được nhà xong, cụ Bái liên thách đấu ngay vớI ông Chảo. Ông Chảo không vộI, trang trọng mờI cụ Bái xơi nước đã, sau đó ông mờI cụ Bái ra sân sau để ông được lãnh giáo, vì ông cũng được nghe danh cụ Bái nhiều mà chưa được thưởng thức tài nghệ. Lần này, sau khi cởI áo ra, cụ Bái không tấn công trước mà chỉ giao sơ một đòn rồI vộI thủ về “xà tấn” cho ông Chảo tiến vào, ngỡ thế nào ông Chảo cũng tấn lên bên mặt hoặc bên trái. Nếu ông Chảo lên trái, cụ Bái sẽ chuyển sang hạc tấn, đồng thờI đá gót chân trái qua mặt ông Chảo, còn nếu ông Chảo rút sang bên mặt thì ông sẽ rút chân xà tấn vầ chảo mã tấn, đồng thờI chặn chân ông Chảo, tay trái khóa tay ông Chảo, tay mặt đánh qua mặt cùng vớI chân giật lùi về thành ra tảo địa thì thế nào ông Chảo cũng hết đường tháo gỡ.

Nhưng làm sao qua được đôi mắt lão luyện của ông Chảo. VớI kinh nghiệm chiến đấu , ông Chảo nhận rõ những biến thế của ông Bái, cho nên ông không qua mặt cũng không qua trái, mà chỉ tấn lên một bộ nhẹ nhàng chặn lấy chân xà tấn của ông Bái, tay để lên vai mặt của ông Bái, không đánh, chỉ thách ông Bái thoát ra khỏI thôi. Nhưng nào có nhúc nhích được đâu mà hòng nói chuyện gỡ thoát. Đến đây, ông Bái tâm phục và sau đó trình thơ của Lý Quân lên ông Chảo.

Trở về nước truyền thụ võ công

Từ đó, ông theo ông Chảo tập luyện. Mãi đến năm 1918, ông Bái mớI từ biệt ông Chảo về nước. Về sau ông có trở lạI Vân Nam 3 lần, sau đó mớI về hẳn. Về lạI Tổ quốc, ông Bái hết lòng mang vốn liếng võ nghệ của mình ra rèn luyện cho một số út môn đồ, nhưng buồn vì chỉ có ít ngườI theo đuổI được đến nơi đến chốn. Hai trở lực chính là: thứ nhất, ít có ngườI đủ kiên nhẫn theo đuổI việc rèn luyện võ nghệ, hai nữa, càng ít ngườI có tinh thần thượng võ.

Ông thất lộc ngày mùng 6 tháng 3 năm 1928 (hưởng dương 39 tuổI). Vì mất sớm như vậy nên nghệ thuật chân truyền của ông rất ít ngườI được hấp thụ. Trừ mấy cao đồ của ông còn được hưởng đôi chút như ông Nguyễn Văn Đắc, Vũ Bá Oai, Quỳnh, Giản, Viên, Khang… còn ngoạI giả rất ít ngườI được truyền bá. Trong nhóm môn đồ đó, sau này chỉ còn có ông Vũ Bá Oai làm rạng danh Thiếu Lâm Hàn Bái Đường và đã có công đào tạo nhiều môn đồ xuất sắc như ông Đỗ Dư Ánh đã khét tiếng trong giớI võ lâm ở Vân Nam, hay ông Trương Minh Lắm ở Bến Tre và Lê Bất Trị ở Tây Ninh mà nay đã khuất bóng.



^:)^

ngayxua
12-12-2006, 03:52 PM
Cố lão võ sư Chín Hóa – ngườI truyền bá Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn vào Việt Nam

Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn – môn phái có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, được hình thành trên cơ sở kết hợp hai trường phái võ thuật lớn: Thiếu Lâm và Võ Đang.

Võ sư Bùi Văn Hóa (Chín Hóa), ngườI gốc Bình Định, vốn có năng khiếu và rất ham mê võ thuật. Năm 16 tuổI, bị cuốn hút bởI những câu chuyện, những truyền thuyết về các nhân vật võ lâm, ông xin phép gia đình sang Trung Quốc học võ và được đạI sư Tây Sơn Nhạn - một cao đồ của phái Thiếu Lâm NộI Quyền – thu nhận làm đệ tử. Sau hơn 10 năm chuyên cần luyện tập, ông trở về nước (khoảng 1930) vớI ước vọng truyền bá rộng rãi môn Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn,. Nhưng do bị chính quyền thực dân Pháp bấy giờ nghi kỵ, cản trở, ông đành phảI đóng cửa dạy riêng cho một số thân hữu. Chính cái khởI đầu đầy trắc trở đó mà sự xuất hiện của môn Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn ít ai biết đến. Mãi đến những năm sau CMT8 (1945), khi phong trào toàn quốc kháng chiến chống Pháp nổI lên, thầy Chín Hóa chính thức phụ trách huấn luyện cho các lực lượng kháng chiến võ trang tạI địa phương, cái tên Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn mớI bắt đầu được giớI yêu thích võ thuật chú ý. Song, phảI đợI đến nhiều năm sau, khi thầy Chín Hóa vào Sài Gòn lập nghiệp (sau năm 1954), Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn mớI thực sự bước vào giai đoạn phát triển và cũng đã đào tạop nhiều thế hệ võ sư tài danh như Ba Liểng, Ba Vè, Ba Sữu, Ba Lai, Ba Tốc, MườI Mách… Về sau còn có Lý Phi Sơn Hổ, ông Miêu, Sáu Trừ, ông Tín cũng được nhiều ngườI mến mộ gọI là “Nhất Hổ, nhì Miêu, tam Trừ, tứ Tín”…

Khi thầy Chín Hóa qua đờI, võ sư Lưu Văn Liểng (Ba Liểng) kế vị chưởng môn nhưng sau đó ông đi tu nên chưởng môn đờI 2 được giao lạI cho võ sư Nguyễn Văn Mách (MườI Mách).

VớI tư chất thông minh và cá tính mạnh mẽ, võ sư Nguyễn Văn Mách đã tỏ ra là ngườI lãnh đạo môn phái xuất sắc. Ông liên tục gặt hái nhiều thành công, khẳng định được tên tuổI, đưa môn phái phát triển vớI quy mô ngày càng rộng lớn. Hàng loạt những “tay đấm khó chịu” của thập niên 60 – 70 như Hồng Nhạn, Hồng Vân Nhạn, Hồng Yến Nhạn, Xuyên Sơn Nhạn, Hùng Nhạn, Hắc Nhạn, Đông Nhạn, Tây Nhạn, Nam Nhạn, Bắc Nhạn… đều do chính tay ông đào tạo. Ngoài ra, võ sư Nguyễn Văn Mách còn là hạt nhân của nhiều hoạt động võ thuật, rất được anh em trong làng võ trước đây nể trọng.

Hiện nay, Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn đang được võ sư Nguyễn Điều (tức Hồng Nhạn), con trai của cố võ sư Nguyễn Văn Mách tiếp tục đặt những cột mốc phát triển mớI tạI California và Mexico. TạI Việt Nam, từ năm 1994, nhiệm vụ chưởng môn đờI thứ III được HộI đồng môn phái quyết định giao cho võ sư Tô Đình Thanh (tức Xuyên Sơn Nhạn), một đệ tử chân truyền của võ sư Nguyễn Văn Mách, hiện đang phụ trách huấn luyện võ thuật tạI CLB đường Cửu Long, thuộc phường 22, quận Bình Thạnh, tp.HCM.

Võ sư Tô Đình Thanh tuy thuộc thế hệ những võ sư trẻ ở thành phố, nhưng cũng đã lăn lóc khá lâu trong nghề võ, từng huấn luyện cho độI SBC của Sở công an tp.HCM. DướI sự lãnh đạo của võ sư, Thiếu Lâm NộI Quyền Tây Sơn Nhạn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.

ngayxua
12-12-2006, 04:01 PM
Cố lão võ sư Đặng Văn Anh - chưởng môn Kim Kê Tây Sơn Nhạn

Phong vũ như mai
Kê minh bất kỷ
Kích kiến quân tử
Vân hồ bất hỉ

Đó là 4 câu thờ đề trên bức tranh vẽ “gà đứng trên đỉnh núi gáy vang”, đặt trên bàn thờ tổ tạI võ đường Kim Kê (đường HảI Thượng Lãn Ông, quận 5). Phù hiệu của môn phái cũng lấy hình ảnh “con gà đứng trên đỉnh núi gáy” làm biểu tượng. Nhưng tạI sao lạI gọI là Kim Kê?

Kim Kê có nghĩa là “gà vàng”, lấy từ bài Mai Hoa quyền. Trong bài Mai Hoa quyền có thể “Kim Kê Độc Lập” rất hay nhưng cũng rất khó đánh, vì lúc nào cũng phảI đứng trên một chân trụ. Ông Đặng Văn Anh hết sức mến mộ cái thế “Kim Kê Độc Lập” tuyệt chiêu này nên khi thành lập võ đường năm 1945, ông mớI lấy chữ “Kim Kê” đặt tên cho vọ đường của mình, sau này trở thành môn phái Kim Kê, vang danh suốt thập niên 60.

Ông Đặng Văn Anh sinh ngày 30-5-1921 tạI xã Phước Vân, huyện Cần Đước, Chợ Lớn. Năm 1942, ông thọ giáo vớI thầy Bùi Văn Hóa, thường gọI là Chín Hóa, tạI Chợ Quán (nay là trường Kim Đồng), thuộc môn phái Tây Sơn Nhạn, chuyên dạy Thiếu Lâm NộI Quyền. Cậu học trò Đặng Văn Anh rất sáng dạ, mau hiểu biết, chẳng bao lâu đã tinh thông thập bát ban, được thầy Chín Hóa cưng chiều và sau này giao quyền chưởng môn phái (khi ông Lưu Văn Liểng qua đờI).

Dù thọ giáo vớI thầy Chín Hóa nhưng thực sự gìong dõi của ông Đặng Văn Anh là giòng võ, nên khi thành lập môn phái Kim Kê, gia phả có ghi danh cụ cố Đặng Văn Thơ, ông nộI Đặng Văn Chương và cha là Đặng Văn Tưởng. Môn phái Kim Kê lấy “yên tự xà hành” làm thân pháp, “thôi sơn” làm thủ pháp, “Bình sa lạc nhạn” là cước pháp, “Mai hoa quyền”, “Kim kê quyền” làm quyền pháp, và nộI lực là “thuật cường thân”. Về binh khí là thập bát ban, chuyên về đao pháp. Trong thập niên (1965 – 1974), võ đường Kim Kê sản sinh ra khá nhiều võ sĩ tài danh, làm “mưa gió” khắp các võ đài Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh thành phía Nam; tất cả các võ sĩ này đều lấy họ “Kê” như: Kê Hoàng Long, Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn (một năm “cáp” đến 20 độ, không thua độ nào). Thế hệ đào tạo sau 1975 cũng có nhiều môn sinh nổI tiếng, giành nhiều huy chuơng trong các giảI vô địch võ cổ truyền tp.HCM và toàn quốc như: Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Trương Huỳnh Long, Lê Thị Ngọc Chi, Hoàng Hạnh Phúc, Phan Văn Trí Nhân, Dương Thị Thanh Trúc… ThờI trước, môn phái Kim Kê rất nổI tiếng trên võ đài, vớI các đòn sở trường “sát thủ giản”; những cú rờ-ve độc hiểm, không thiếu phần kỹ xảo; đòn “Thôi sơn” có pha quyền Anh); đòn “chân tiền cước” tương tự như Bàng long cước, thường đá liên hoàn (2 cú bồI là vô góc đài luôn, Kê Hoàng Hổ thường sử dụng đòn này để hạ địch thủ); riêng ngón “Bình sa lạc nhạn” cũng hay nhưng ít có võ sĩ áp dụng. Nếu có nghe ai nói: “có ông thầy đá trói rất hay” thì đó là ngón “Bình sa lạc nhạn”, khi đá trúng ngay “hồng hảI huyệt” hoặc “bạch hảI huyệt” (giữa bắp đùi, gần đầu gốI) địch thủ quỵ liền (nghĩa là tự trói mình vậy). Còn nói về đòn thế biểu diễn thì võ sư Đặng Văn Anh cho rằng: trình diễn hay đẹp là do ngườI thực hiện, chứ không có riêng đòn thế này hay, đòn thế kia đẹp, chẳng hạn như “yên tự xà hành” đi tiếp vớI “siêu phong hoán vũ” thì rất hay và đẹp.

Hiện nay, môn phái Kim Kê đang phát triển mạnh tạI tp.HCM và một số ít tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đều do các học trò giỏI của võ sư Đặng Văn Anh quản lý đứng lớp, như:võ sư Đặng Kim Anh ở CLB Tinh Võ (quận 5), võ sư Nguyễn Đình Long ở CLB Tao Đàn (quận 1), HLV Lê Thị Ngọc Chi ở trường PTTH Hùng Vương (quận 5)…, võ sư Lâm Trọng Văn ở Mỏ Cày (Bến Tre), võ sư Vũ Quốc Hùng ở Cà Mau (Minh HảI)…

Sau khi lão võ sư Đặng Văn Anh qua đờI thì quyền chấp chưởng môn phái do võ sư Đặng Kim Anh (con của lão võ sư Đặng Văn Anh) đảm nhiệm. Võ sư Đặng Kim Anh hiện là HLV trưởng cho độI tuyển võ cổ truyền tp.HCM, và các học trò do thầy đào tạo luôn đoạt số huy chương vàng cao nhất qua các kỳ thi đấu toàn quốc, vượt qua cả Bình Định. Các bạn yêu thích Thiếu Lâm thực chiến quyền pháp có thể đến thọ giáo vớI thầy ở CLB Tinh Võ (quận 5) (tôi đã từng được thầy huấn luyện nên mớI dám mạnh miệng quảng cáo. Hì hì…).

ngayxua
12-12-2006, 04:19 PM
Cố lão võ sư Quách Văn Kế - sáng tổ Lam Sơn võ đạo

Năm 1897, cậu bé Quách Văn Kế đã chào đờI tạI Hà NộI, cậu học võ vớI thầy Hàn Bái, thầy Ba Cát và thầy Bảy Mùa, sau đó vào Sài Gòn năm 1930, và tiếp tục luyện tập võ nghệ vớI các võ sư miền Nam.

Từ năm 1939 đến 1945, Quách Văn Kế tham dự nhiều trận phục kích quân độI Nhật theo chiến thuật đánh đêm. Ngoài ra ông còn phụ trách việc huấn luyện thanh niên mặt trận ái quốc tạI sân vận động Hoa Lư và CLB Phan Đình Phùng (Sài Gòn).

Năm 1949, ông Quách Văn Kế mở lớp võ tạI đền Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn và sáng lập môn phái Lam Sơn võ đạo. Năm 1960, ông trở thành chủ tịch Tổng cuộc quyền thuật. Đây cũng là năm đầu tiên tổ chức giảI vô địch Võ tự do tạI miền nam Việt Nam. Cũng chính năm này, một võ sĩ của Lam Sơn võ đạo được bước lên bậc cao nhất của bục danh dự. Trong quá trình huấn luyện, ông Kế đã đào tạo nhiều võ sư giỏI như Quách Phước, Nghiêm An Thạch (đang dạy tạI Pháp), Nguyễn Văn Du (Đồng Nai)… Năm 1967, ông Quách Văn Kế truyền nhiệm vụ chưởng môn Lam Sơn võ đạo lạI cho ngườI con út – Quách Phước và nốI gót các vị tổ sư vào năm 1976.




Ông Quách Phước - chưởng môn đờI thứ hia của Lam Sơn võ đạo

Ông Quách Phước sinh ngày 4/5/1933, là một trong năm ngườI con của ông Quách Văn Kế. Được cha truyền dạy võ nghệ, năm 18 tuổI, ông Phước đã là 1 HLV và sau đó tham dự các giảI vô địch ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 – 1957. Sau nhiều trận đấu, thắng nhiều dự ít, danh tiếng của ông đã được củng cố vững chắc.

Năm 1956, ông Quách Phước đương đầu vớI 1 thách thức - đấu luân phiên vớI 3 đốI thủ lão luyện. Biết rõ tài nghệ của các đốI thủ, ông Quách Phước loạI ngay khỏI vòng chiến đấu đấu thủ đầu hầu tiết kiệm sức lực. Ông thủ thế, tươi cườI chờ đốI thủ. Ngay khi đốI thủ tấn công, ông nghiêng mình ra đòn Bình Sa Lạc Nhạn, đánh gục ngay đốI thủ, phảI đưa vào bệnh xá. ĐốI diện vớI đốI thủ thứ hai, ông dùng thế hoành thân bí truyền từ thờI Lê LợI, khiến đốI thủ không đoán được thân pháp của mình, sau vài chiêu thức, ông dùng thế Kim Kê Độc Lập, tay trái hụp tay phảI đốI thủ, tay phảI đánh thẳng vào mặt, và dùng chân quét, hạ tiếp đốI thủ số 2. Đấu thủ thứ 3 là một ngườI vạm vỡ nặng 90kg, quen vớI lốI đánh cận chiến trong quân đội. Thấy ông Quách chuyên sử dụng đòn chân, y liền áp dụng lốI cận chiến, nhưng lạI rơi vào bẫy vì ông cố tình nhử đòn đốI thủ - sau vài pha né tránh để vào thế, ông để đấu thủ nắm bắt mình, liền thi triển mấy chiêu “Song long thần chưởng” bí truyền của môn phái. Đấu thủ bị trúng đòn liên tiếp, loạng choạng sắp ngã, liền được ông vực dậy đúng cung cách nhà võ.

Năm 1968, trong khi vẫn tiếp tục huấn luyện võ thuật tạI đền Trần Hưng Đạo, ông Quách Phước bắt đầu dạy vẽ tạI trường Mỹ thuật Gia Định – nơi ôn đã theo học năm 1953. Năm 1975, ông chuyển sang dạy hộI họa ở trường Trung học Sư phạm tp.HCM. Các tranh vẽ của ông được triển lãm nhiều lần tạI Việt Nam.

Năm 1981, ông mở 1 phòng tập nhỏ ở đình Nam Chơn, số 39 đường Trần Quang KhảI, vớI sự phụ tá của ngườI con trai – Quách Phát. Dù cơ sở vật chất khó khăn hay mưa gió, nóng nực, võ sinh Lam Sơn vẫn chuyên cần luyện tập vớI tinh thần “Dũng cảm và hi sinh”.

Ngoài quyền cước ra thì ông Quách Phát còn thành thạo về roi Cửu khúc, Phượng Hoàng trượng, Thương và Quách gia đạI đao. Đây là các ngón nghề của trường phái Lam Sơn…

8->

ngayxua
12-12-2006, 05:05 PM
Cố lão võ sư Trương Chưởng - một bản lãnh nhân nghĩa

Căn nhà kiểu xưa cũ kỹ nằm trong 1 xóm nhỏ sau rạp chiếu bóng HộI An - vớI hai khoảnh sân cộng lạI chưa đầy một trăm mét vuông, tập luyện và dạy võ trên 50 năm của 1 bậc thầy tài danh và đức độ - võ sư Trương Chưởng. Thầy ĐộI Chưởng, ông Chín Chưởng là những tục danh mà hầu như bất kỳ ngườI dân nào ở phố cổ HộI An cũng đều nhắc đến vớI lòng kính trọng, nể vì và mến mộ.

Vóc dáng to tròn, tầm thước, đôi tròng mắt tròn to sáng màu xanh ngọc dướI hàng lông mày dài cong điểm trắng bộc lộ 1 ý chí sắt đá và lòng ngay thẳng. Ở tuổI thanh niên ông đã từng xông vào giảI cứu cho một ngườI thế cô bị hơn 20 ngườI thô bạo dùng đòn gánh vây đánh tạI một vùng quê Duy Xuyên. Đó là lúc lòng nhân ái, mưu trí và gan dạ giúp ông lách mình tránh né như chim và dùng thế “Đồng tử bái Quan Âm” lần lượt bẻ gãy, hất tung từng đòn gánh một. Đám ngườI hiếu sát mất vũ khí, hoảng sợ vộI vã chạy trốn. Từ sự việc này có ngườI đến thách ông thượng đài tranh cao thấp. Suốt cả đờI võ nghiệp ông không thượng đài và nghiêm cấm học trò thượng đài thi đấu, nhưng lần này sau nhiều lần từ chốI không được, ông nhận lờI giao đấu trên 1 võ đài rất đặc biệt: 1 bộ ván ngựa 9 mét vuông kê ở sân nhà ông giữa khán giả chỉ toàn là những võ sĩ của HộI An vào năm 1938. Khấu quyền, bắt bông, thốI bộ, thốI bộ, giả say trong thế “Tiên ông túy tửu” chỉ trong vòng chưa đến nửa phút, đốI phương bị ông hất văng xuống đất mà ngỡ ngàng như không tin vào việc xảy ra.

Một lần khác, không chịu được nỗI bất bình trước một tên quan ba ngườI Pháp đang đánh đập tàn nhẫn một anh đầu bếp Việt Nam, ông nhảy vào can thiệp. Tên quan ba rút súng định bắn ông. Không một chút do dự, ông tung liên tiếp hai ngọn “Bổng đả ba đào” đá văng súng và hạ gục hắn một cách chớp nhoáng để rồI từ đó hiểu ra cái nhục của một ngườI dân nhược tiểu mất nước. Ông đã chon con đường đi theo tiếng gọI của non sông – hòa vào dòng ngườI như thác lũ từ các huyện rầm rập kéo về tỉnh lỵ HộI An truy điệu cụ Phan Châu Trinh; tiễn đưa ngườI con trai duy nhất ra Bắc… Năm 1954, ông ở lạI HộI An làm cơ sở cách mạng, hoạt động bí mật và dạy võ để qua mắt chính quyền đương thời. Sáng mùng một Tết 1964 truyền đơn Cách mạng rảI khắp các đường phố chính HộI An và rồI cơ sở bị lộ. Ông bị bắt nhiều lần rồI nhiều lần được thả ra vì địch không đủ chứng cớ trước sự khôn khéo của ông, vừa sợ uy tín của ông trong đồng bào HộI An.

Hằng ngày, ông luyện tập, nghiên cứu, dạy học trò, viết sách y võ, vừa ngâm chế thuốc để giúp đỡ miến phí cho bà con khi gặp ốm đau, tai nạn. Ông đặc biệt ham thích, nghiên cứu và chữa bệnh bằng phương pháp xoa bóp, day huyệt. “Án ma pháp” được ông soạn thảo và truyền dạy cho học trò bằng kinh nghiệm thực tế bản thân. Trên bảy mươi tuổI, ông vẫn kiên trì luyện phất tay, Bát đoạn cẩm mỗI sáng, Thiết Sa Chưởng vào buổI trưa và tối. Ông giảng dạy vớI niềm say mê tột cùng. Học trò nào càng trì chí, đam mê ông càng ra sức truyền thụ tuyệt nhiên không giấu diếm. Tháng 8/1973, võ đường Kỳ Sơn được ông thành lập và trực tiếp giảng dạy đến năm 1985.

Năm 1988, lúc 90 tuổI, ông qua đờI tạI thị xã Tam Kỳ, nhưng gia quyến, học trò và rất đông nhân dân HộI An đã đưa linh cữu ông về an táng tạI HộI An, nơi mà ông đã gắn bó trên 50 năm để dạy võ và hoàn thành những ước nguyện của đờI mình. Sáu năm sau, năm 1994, bài “Lão mai quyền” do ông truyền thụ đã được học trò của ông trình bày trong HộI nghị chuyên môn toàn quốc và đã được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam sử dụng làm bài quy định cho cả nước học tập và hộI thi.

Hiện nay, trong căn nhà mà ông đã sống hơn 50 năm ấy vẫn là võ đường Kỳ Sơn như ngày nào và vẫn còn bức hoành cũ kỹ chạm vàng 3 chữ “SƯ TRƯƠNG KIẾT” mà ngườI đờI đã lưu tặng để ghi nhớ ơn ông.

ngayxua
12-12-2006, 05:40 PM
Võ sư Liên Văn Răng – sáng tổ Âm Dương võ phái

Võ sư Liên Văn Răng là một ngườI rất xuề xòa, vui vẻ, khiêm tốn, coi mọI việc ở đờI không có gì quan trọng, thích ngườI ta gọI mình bằng tiếng xưng hô thân mật: “Anh Năm”. Năm 1969, anh mớI ba mươi mấy tuổI mà đã giữ chức vụ võ sư Phó trưởng ban huấn luyện của Tổng hộI võ học Việt Nam.

Năm 1970, báo Võ Thuật có đăng một bài giớI thiệu môn võ mớI do anh sáng lập: DỊCH VÕ ĐẠO.

Năm 1971, Huỳnh Ninh Sơn (tức Hùng Phong), cũng là một thân hữu trong làng võ vớI anh Năm, lạI cho rằng cái tên DỊCH VÕ ĐẠO là do Sơn đặt trước cho môn võ của mình. VớI tánh xuề xòa cố hữu, anh Năm nói rằng “cái tên” là do con ngườI đặt ra để chỉ một sự vật, chẳng có gì quý báu, Sơn thích cái tên ấy, cứ lấy. Từ đó, anh Năm đổI tên môn võ của mình thành ÂM DƯƠNG VÕ PHÁI.

Thật ra, “Âm Dương” chính là tên võ đường của anh Năm, đặt tạI nhà riêng, trong một căn hẻm nhỏ, ngoằn ngoèo tạI đường Hòa Hưng, tp.HCM. Sau năm 1975, mọI hoạt động võ thuật đều tập trung tạI các CLB, anh Năm, các con và học trò đều sinh hoạt trong HộI võ cổ truyền thành phố, “bảng hiệu” tạI nhà được gỡ xuống.

Anh Năm ít khi nói về “cái tôi” của mình mà chỉ say sưa bàn chuyện võ nghệ. Anh sinh tạI xã Linh Chiểu, huyện Thủ Đức, con một trong một gia đình lao động. Thân phụ qua đờI lúc anh mớI lên 10. Năm 15 tuổI, vớI đôi bàn tay trắng, anh đã phảI tự lực cánh sinh. Dẫu phảI lăn lộn gian khổ ngoài đờI để kiếm miếng cơm manh áo, anh cũng không quên rèn luyện võ nghệ, say mê học hết môn này đến môn khác, thâu thập cả tinh hoa võ dân tộc và võ Trung Hoa, rồI đi dạy võ, và ngày đêm suy nghĩ, nghiên cứu về dịch lý và võ học. Hai mươi năm trôi qua… Một ngày kia, anh “hoát nhiên đạI ngộ” được lẽ biến động của vũ trụ và nhân sinh mà sáng tạo ra môn DỊCH VÕ ĐẠO – bây giờ gọI là ÂM DƯƠNG VÕ PHÁI.

Sau bao nhiêu năm lao tâm khổ trí vớI bao nghi vấn về DỊCH và VÕ, ngườI võ sư trẻ bỗng bùng vỡ được “công án” của mình khi thấy: “… một đứa trẻ phạm lỗI, ta giơ roi dọa đánh, thì nó tự động ẹo mông”. Đó chính là phản ứng tự nhiên của con ngườI dựa trên nguyên tắc “tùy cơ ứng biến” chứ không dùng một đòn khắc chế.

Cảm thông được nguyên lý trên, anh tiếp tục nghiện cứu mọI khái niệm cốt tủy của Kinh Dịch để : “… thấu hiểu nghĩa tinh vi, vào đến chỗ thần diệu mà sử dụng đến cùng…” như Hệ Từ Thượng nói. Và anh bắt đầu áp dụng Lý Dịch vào võ thuật, nói chung, vào động tác của cơ thể.

Theo Kinh Dịch, mọI sự mọI vật trong trờI đất không có vật nào, sự gì không có hàm chứa mâu thuẫn bên trong. Về võ thuật, có hai chủ trương chính là Cương và Nhu. Trên thế giớI, có môn quá thiên về Nhu, môn khác lạI ngã về Cương, lạI có môn Cương Nhu phốI triển.

Anh vỡ được đạo Cương – Nhu qua quái Khảm, Ly trong Bát quáiluận về đạo nước lửa. Quái Ly, hai hào sơ, thượng Dương bao ngoài, còn hào chính Trung là hào âm, nghĩa là ngoài thì Thực mà trong thì Hư. Thể của nó là Âm mà dụng của nó thì Dương.

Quái Khảm, hai hào sơ, thượng Âm bao ngoài, còn hào chính trung là hào Dương, nghĩa là ngoài thì Hư mà trong thì Thực. Thể của nó là Dương mà dụng của nó là Âm. Dựa vào lý của hai quái trên, anh suy ra nguyên lý: trong Cương có Nhu, trong Nhu có Cương.

Tất cả các đòn thế của Âm Dương võ phái, những bài thảo và những binh khí cổ điển đều tuân theo nguyên tắc căn bản: “Âm Dương, Cương Nhu, Thực Hư”. Tất cả các thức thế, từ thức căn bản đến chính thế, kỳ thế, biến thế, hộ thế đều được đặt cho danh từ kỹ thuật theo sự biến động của mọI sự mọI vật, các danh nhân lịch sử cùng những địa danh trong nước và danh từ Dịch Lý.

Chẳng hạn, trong bài “Tứ Linh Quyền” có những thế được nghiên cứu trong Bát quái thuần càn như: Tiềm Long vật dụng, Hiển Long tạI điền, Long dược tạI uyên, Phi long tạI thiên, Kháng Long hữu hốI, Quần Long vô thủ (rất giống vớI tên các chiêu thức của Giáng Long thập bát chưởng của Hồng Thất Công).

Đòn thế của Âm Dương võ phái rất uyển chuyển, mềm mạI, chú trọng di chuyển, tránh né, đỡ đòn địch theo những đường vòng, chéo góc, rồI nhẹ nhàng phản đòn, chứ không “dùng sức chọI sức”, để làm sao cho “ngườI sức 1 có thể đánh thắng ngườI sức 10”.

Hiện nay, Âm Dương võ phái đã có những bước phát triển, đạt nhiều huy chương trong các HộI diễn võ cổ truyền

ngayxua
12-12-2006, 05:46 PM
Sấy Bạc - chưởng môn Nam quyền Thái Lý Phật ở Việt Nam

Trung Hoa – năm Dân quốc thứ 4.

Ngày ấy, bóng ma nha phiến chiến tranh vẫn còn vương vất đâu đó trên thân gầy đất nước Trung Quốc. Những cơn lốc thổI qua vùng Lưỡng Quảng đã manh nha nhuộm màu tang tóc của chiến tranh. Nơi thôn xá, các cuộc tranh chấp giữa các tộc họ vẫn liên tục xảy ra. Cũng ngày ấy, năm Dân quốc thứ 4 (1915) tạI Đặng gia thôn, huyện Phan Ngư, tỉnh Quảng Đông, ông Đặng Tây (Tằng Sấy) đã ra đời.

Khi còn niên thiếu, Tằng Sấy cũng bị lôi kéo vào những cuộc bạo hành tập thể. Có không ít ngườI đã mất mạng bởI vì tranh chấp một luống đất hay hàng lúa. Để đốI phó vớI nhau, Đặng gia thôn và mọI gia thôn đều khuyến khích con em học võ. Cũng chính điều kiện ấy đã bộc lộ một tư chất võ thuật trong con ngườI Tằng Sấy. NgườI khai tâm Hồng gia quyền trong Tằng Sấy chính là ông chú ruột Đặng Tân.

Lúc này, tạI Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông) một con ngườI đã vẫy vùng bốn phương vớI tên gọI “Thần thủ Đàm Tam”. Ông là một đệ tử chân truyền bởI sáng tổ Trần Hưởng và Trương Hồng Thắng, hai ngườI đã có công tích hợp Thái Gia Mã, Lý gia quyền và Phật gia chưởng thành danh môn Thái Lý Phật ngày nay. Danh tiếng Đàm Tam đã nuôi trong ông Đặng Tân ước mơ gửI Tằng Sấy đến được bái Đàm Tam làm sư phụ. CuốI cùng thì ngày ấy cũng đến.

Quảng Châu và cuộc đờI tha hương

Nhà họ Đặng còn có một ước mơ lớn hơn là làm sao đưa con cháu dần xa nơi thôn dã để về phố thị học hành mà tiến xa. Tằng Sấy cũng đi theo ước nguyện ấy vớI lờI dặn dò: “Hãy để A Sấy tớI thọ giáo Đàm sư phụ!”.

Ông Đặng Tân đã dặn chị mình như vậy khi bà từ Quảng Châu về để dắt Tằng Sấy đi. Quảng Châu đã đón cậu bé 8 tuổI Tằng Sấy về vớI Đàm sư phụ rồI tiễn chàng thanh niên 17 tuổI ra đi, đi mãi về phương Nam khi cơn lốc chiến tranh nghiệt ngã ào đến vào năm 1932. Phát xít Nhật vào Trung Quốc.

NỗI cô độc đất Sài Gòn

Đến Sài Gòn, Chợ Lớn, Tằng Sấy chỉ vỏn vẹn một tay nảI lép xẹp. Nhưng trong anh còn có một chí lớn trong dòng máu vốn nhẫn nạI, siêng năng của ngườI Trung Quốc. Anh đan giỏ kiếm sống ở phường 6 quận 11 bây giờ. RồI anh học làm thợ mộc. Anh cô độc giữa một Chợ Lớn đang nảy mầm cuộc sống đô hộI phồn hoa. Các rạp hát, hộp đêm mọc lên như nấm. Các cuộc chạm trán xảy ra như cơm bữa giữa các băng nhóm bảo lê vớI nhau. Một hôm, đang lầm lũi trên đường, Tằng Sấy nghe ai đó gọI mình: “A Sấy à, đứng lạI đi!!!”

Tằng Sấy quay lạI bồI hồI nhận ra ngườI quen biết cũ. Có lẽ ông ta cũng là nguờI duy nhất nơi đất khách biết Tằng Sấy là ngườI được Đàm sư phụ thương yêu truyền cho tuyệt chiêu “Kiếm chỉ” (một thủ pháp đánh bằng ngón trỏ). Tằng Sấy trở thành ngườI trấn yểm các quán xá thờI ấy. Tên Xọa Tử (Tây Điên) được giớI đầu gấu khiếp nhược đặt cho anh, dần dần cũng được các kẻ yếu thế thương gọi.

Cho đến khoảng 1975 – 1979, những tay ma cô trấn lột ở chùa Bà Tuệ Thành (hộI quán ngườI Quảng Đông) vẫn nhận ra Tằng Sấy và rút lui trước khi nếm đòn. Tên ông trở thành “nhà ngoạI giao” luôn có mặt trong các cuộc giàn xếp mà phần lớn là hòa bình. Cho đến bây giờ, Sấy Bạc (Bác Tây) như mọI ngườI trìu mến đặt cho ông vẫn mang một tác dụng trong các cuộc thương thuyết. Nhưng vớI Sấy Bạc, đạo đức, nhân nghĩa vẫn là vũ khí vô song. Đó cũng là lờI giáo huấn của ông đốI vớI học trò khi môn phái thành lập đoàn lân. Và ông gọI Thắng Nghĩa Đường để dạy đệ tử: việc nghĩa không bao giờ tụt hậu. Nhân nghĩa sẽ chiến thắng!!!

Thế nên Lân Thắng Nghĩa Đường đã đến vớI các cuộc hoạn nạn lớn, ví dụ: hỏa hoạn Chợ Quán, bão lụt thiên tai miền Trung để chia xẻ nỗI đau của cộng đồng bằng các cuộc múa lân gây quỹ. Họ còn là võ phái đi đầu trong phong trào đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa quận 5. Hằng năm, họ dạy học trò và lấy tiền nuôi ngườI thầy neo đơn. Sấy Bạc bây giờ đã 87 tuổi. Ngày 8/4 âm lịch, ngày Phật đản hàng năm cũng là ngày sinh nhật Sấy Bạc, các đệ tử của ông lấy đó làm ngày họp mặt truyền thống.

Ông đã được Bộ Văn hóa thông tin trao tặng tấm huân chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng. Ông cũng không có con và đang đậu ở nhà một ngườI quen trên đường Tân Phước.

ngayxua
13-12-2006, 06:52 PM
Cố lão võ sư Đặng Văn Anh - chưởng môn Kim Kê Tây Sơn Nhạn

Phong vũ như mai
Kê minh bất kỷ
Kích kiến quân tử
Vân hồ bất hỉ

Đó là 4 câu thờ đề trên bức tranh vẽ “gà đứng trên đỉnh núi gáy vang”, đặt trên bàn thờ tổ tạI võ đường Kim Kê (đường HảI Thượng Lãn Ông, quận 5). Phù hiệu của môn phái cũng lấy hình ảnh “con gà đứng trên đỉnh núi gáy” làm biểu tượng. Nhưng tạI sao lạI gọI là Kim Kê?

Kim Kê có nghĩa là “gà vàng”, lấy từ bài Mai Hoa quyền. Trong bài Mai Hoa quyền có thể “Kim Kê Độc Lập” rất hay nhưng cũng rất khó đánh, vì lúc nào cũng phảI đứng trên một chân trụ. Ông Đặng Văn Anh hết sức mến mộ cái thế “Kim Kê Độc Lập” tuyệt chiêu này nên khi thành lập võ đường năm 1945, ông mớI lấy chữ “Kim Kê” đặt tên cho vọ đường của mình, sau này trở thành môn phái Kim Kê, vang danh suốt thập niên 60.

Ông Đặng Văn Anh sinh ngày 30-5-1921 tạI xã Phước Vân, huyện Cần Đước, Chợ Lớn. Năm 1942, ông thọ giáo vớI thầy Bùi Văn Hóa, thường gọI là Chín Hóa, tạI Chợ Quán (nay là trường Kim Đồng), thuộc môn phái Tây Sơn Nhạn, chuyên dạy Thiếu Lâm NộI Quyền. Cậu học trò Đặng Văn Anh rất sáng dạ, mau hiểu biết, chẳng bao lâu đã tinh thông thập bát ban, được thầy Chín Hóa cưng chiều và sau này giao quyền chưởng môn phái (khi ông Lưu Văn Liểng qua đờI).

Dù thọ giáo vớI thầy Chín Hóa nhưng thực sự gìong dõi của ông Đặng Văn Anh là giòng võ, nên khi thành lập môn phái Kim Kê, gia phả có ghi danh cụ cố Đặng Văn Thơ, ông nộI Đặng Văn Chương và cha là Đặng Văn Tưởng. Môn phái Kim Kê lấy “yên tự xà hành” làm thân pháp, “thôi sơn” làm thủ pháp, “Bình sa lạc nhạn” là cước pháp, “Mai hoa quyền”, “Kim kê quyền” làm quyền pháp, và nộI lực là “thuật cường thân”. Về binh khí là thập bát ban, chuyên về đao pháp. Trong thập niên (1965 – 1974), võ đường Kim Kê sản sinh ra khá nhiều võ sĩ tài danh, làm “mưa gió” khắp các võ đài Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh thành phía Nam; tất cả các võ sĩ này đều lấy họ “Kê” như: Kê Hoàng Long, Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn (một năm “cáp” đến 20 độ, không thua độ nào). Thế hệ đào tạo sau 1975 cũng có nhiều môn sinh nổI tiếng, giành nhiều huy chuơng trong các giảI vô địch võ cổ truyền tp.HCM và toàn quốc như: Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Trương Huỳnh Long, Lê Thị Ngọc Chi, Hoàng Hạnh Phúc, Phan Văn Trí Nhân, Dương Thị Thanh Trúc… ThờI trước, môn phái Kim Kê rất nổI tiếng trên võ đài, vớI các đòn sở trường “sát thủ giản”; những cú rờ-ve độc hiểm, không thiếu phần kỹ xảo; đòn “Thôi sơn” có pha quyền Anh); đòn “chân tiền cước” tương tự như Bàng long cước, thường đá liên hoàn (2 cú bồI là vô góc đài luôn, Kê Hoàng Hổ thường sử dụng đòn này để hạ địch thủ); riêng ngón “Bình sa lạc nhạn” cũng hay nhưng ít có võ sĩ áp dụng. Nếu có nghe ai nói: “có ông thầy đá trói rất hay” thì đó là ngón “Bình sa lạc nhạn”, khi đá trúng ngay “hồng hảI huyệt” hoặc “bạch hảI huyệt” (giữa bắp đùi, gần đầu gốI) địch thủ quỵ liền (nghĩa là tự trói mình vậy). Còn nói về đòn thế biểu diễn thì võ sư Đặng Văn Anh cho rằng: trình diễn hay đẹp là do ngườI thực hiện, chứ không có riêng đòn thế này hay, đòn thế kia đẹp, chẳng hạn như “yên tự xà hành” đi tiếp vớI “siêu phong hoán vũ” thì rất hay và đẹp.

Hiện nay, môn phái Kim Kê đang phát triển mạnh tạI tp.HCM và một số ít tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đều do các học trò giỏI của võ sư Đặng Văn Anh quản lý đứng lớp, như:võ sư Đặng Kim Anh ở CLB Tinh Võ (quận 5), võ sư Nguyễn Đình Long ở CLB Tao Đàn (quận 1), HLV Lê Thị Ngọc Chi ở trường PTTH Hùng Vương (quận 5)…, võ sư Lâm Trọng Văn ở Mỏ Cày (Bến Tre), võ sư Vũ Quốc Hùng ở Cà Mau (Minh HảI)…

Sau khi lão võ sư Đặng Văn Anh qua đờI thì quyền chấp chưởng môn phái do võ sư Đặng Kim Anh (con của lão võ sư Đặng Văn Anh) đảm nhiệm. Võ sư Đặng Kim Anh hiện là HLV trưởng cho độI tuyển võ cổ truyền tp.HCM, và các học trò do thầy đào tạo luôn đoạt số huy chương vàng cao nhất qua các kỳ thi đấu toàn quốc, vượt qua cả Bình Định. Các bạn yêu thích Thiếu Lâm thực chiến quyền pháp có thể đến thọ giáo vớI thầy ở CLB Tinh Võ (quận 5)

ngayxua
13-12-2006, 07:09 PM
Căn nhà 8 Võ Tánh - Huế được xem là "Tổ đình", là "Cái nôi", là "Quê hương" của Karate Việt nam. Từ lâu, nhiều du khách, nhất là du khách người Nhật rất muốn biết địa chỉ này. Nhưng tiếc rằng, nó lại đang là nhà ở của một số hộ dân cư thay vì là nơi phục vụ cho nhu cầu thăm viếng của khách du lịch.

Đó là căn nhà hình ống, bề ngang 6,5 m, bề dài 30 m, chia thành 5 ngăn: phần trước, khoảng 49 m2, gồm tầng dưới làm văn phòng giao dịch, gác gỗ dùng để ở, ngăn 3 và 4, mỗi ngăn khoảng 40 m2, là phòng tập Karate và Judo. Căn nhà ở số 8 Võ Tánh - Huế, nay là 8 Nguyễn Chí Thanh, thuộc khu phố cổ Gia hội. Nguyên chủ nhân căn nhà nầy là một võ sư Karate: Ông Suzuki Choji. Võ sư Suzuki đến Huế định cư từ cuối năm 1954. Ông là người Nhật đầu tiên đem môn Karate truyền vào Việt nam. Ông được xem là "Ông Tổ" của làng Karate Việt nam.

Từ cái nôi 8 Võ Tánh - Huế, các môn đồ của võ sư Suzuki đem Karate phát triển trên nhiều tỉnh thành phía Nam. Sau 1975, môn võ được phát triển ra nhiều tỉnh thành phía Bắc. Hiện nay, môn Karate do ông truyền thụ có hằng vạn thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Nhiều môn đồ của ông trở thành huấn luyện viên giỏi, vận động viên xuất sắc của làng Karate và của đội tuyển Karate quốc gia như: Võ sư Đoàn Đình Long, Lê Công, Lê Văn Thạnh, Anh Tuấn, Hồng Hà, Văn Thông, Kiều Trang...

Sau khi võ sư cùng gia đình hồi hương về Nhật năm 1977, căn nhà là cơ sơ của hợp tác xã mây tre chổi đót. Gần đây, căn nhà trở thành nơi trú ngụ của 3 hộ gia đình không biết từ đâu nhảy vào. Trừ căn gác gỗ không ai ở, các ngăn còn lại đã biến dạng nhiều so với ngày trước khi còn là một võ đường lừng lẫy.

Ngoài những người quan tâm trong nước, nhiều người Nhật coi căn nhà số 8 Võ Tánh có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Mới rồi, đã có kiến nghị của ủy ban nhân dân phường Phú Cát, thành phố Huế, đưa căn nhà này vào danh mục địa chỉ tham quan của du khách dịp Festival 2002 nhưng không thành. Rất có thể, theo thời gian, căn nhà này sẽ mất đi dấu ấn của cái nôi võ thuật mà còn lại chỉ là bóng dáng của cuộc sống đời thường.

ngayxua
15-12-2006, 06:57 PM
VSST Nguyễn Lộc. Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo

(1912-1960)


Dáng người dong dỏng cao, hùng vĩ. Mắt sáng quắc một đức tin mãnh liệt. Lối nhìn thẳng, sắc và sâu thăm thẳm. Trán rộng, cằm nở, nét mặt trầm mặc, cương nghị. Tiếng nói uy nghiêm, hòa ấm, thân mật. Nụ cười cởi mở, khoan dung, độ lượng.

Đó là những nét độc đáo của một bậc thầy tôn quý, một đấng sinh thành của một Môn Phái Võ Đạo, với sứ vụ duy trì, bảo vệ, và phát triển truyền thống võ học hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt. Nhân dáng siêu phàm đó chính là hình ảnh bất diệt của cố Võ Sư Nguyễn Lộc, vị Sáng Tổ môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

Võ Sư Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt). Ông là trưởng nam của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và cụ bà Nguyễn Thị Hòa.

Ông lớn lên trong cảnh đất nước loạn ly dưới thời Pháp thuộc, giữa lúc các cao trào cách mạng và phóng đãng đang bành trướng trên đất nước. Một bên, các nhà chí sĩ cách mạng âm thầm vận động và cổ súy tinh thần yêu nước trong quốc dân để kêu gọi thanh niên gia nhập vào con đường phục quốc sắt máu. Con đường này tuy gây được nhiều tiếng vang và đạt được nhiều thắng lợi vẻ vang nhưng không được lâu bền. Còn một bên, bọn thực dân thống trị dùng mọi thủ đoạn ru ngủ, huyển hoặc thanh niên, đem lợi danh ra mua chuộc, ngụy trang bằng cái vỏ tự do phóng khoáng của văn hóa Âu Tây, để biến họ thành đạo quân tiền phong của phong trào xa hoa, phóng đãng trụy lạc, khiến các nhà ái quốc khó có đất mà gieo mầm cách mạng, chống đối chánh quyền thống trị. Số còn lại thì có tinh thần bi quan, tuy có tài nhưng không hoạt động.

Được giác ngộ và vượt ra khỏi các xu hướng trên, Ông đả đảo và lên án gắt gao dã tâm của thực dân thống trị, nhưng Ông cũng không tán thành chủ trương sắt máu vội vàng. Làm cách mạng để tiến tới thành công là một điều rất khó, song bảo vệ thành quả cách mạng để bước sang giai đoạn kiến thiết lại là điều khó hơn. Ông muốn nung đúc để cống hiến cho đất nước những người con yêu có đầy đủ năng lục và ý chí tất thắng. Cho nên Ông quan niệm: muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một ý thức cách mạng rõ rệt, một tinh thần quật cường, và một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể đanh thép vững chắc, sức lực mạnh mẻ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng để tự vệ và chiến đấu. Vì vậy, Ông đã suy luận ra chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân, thay đổi toàn diện con người từ tâm hồn lẫn thể xác. Mang hoài bão lớn lao đó, Ông đã âm thầm ngày đêm nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi, và luyện tập hầu hết các môn võ thuật. Cuối cùng, Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm của nó. Song nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi, đối với thể tạng mảnh khảnh, nhỏ bé của người Việt thì khó mà đạt được kết quả như ý.

Mang hoài bão ấy, ngoài việc tu dưỡng đạo đức trau giồi học vấn, ông còn dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu nhiều môn võ khác. Ngày đêm ông thường bầu bạn với nhiều loại sách báo khác nhau từ Triết học, Văn học, Sử học... đến cả Y học, Cơ thể học. Tất cả những ý tưởng quan trọng về võ học và những vấn đề liên quan đều được ông ký chú, phân loại cụ thể. Khu vực bờ đê sông Hồng từ bến Phà Đen đến Viện Bác cổ, nhà Hát Lớn đều có dấu chân ông chạy nhảy, đi quyền, múa côn... từ lúc mặt trời chưa tỉnh giấc. Ngoài ra, ông còn đến tham quan các võ đường, dự khán những trận tỉ thí võ đài hoặc mạn đàm cùng một số võ sư thời danh hầu tìm hiểu thêm các đòn thế hay, đẹp, hiệu quả của các môn võ Trung Quốc, Nhật, Xiêm, Quyền Anh... Qua đó, ông nhận thấy môn nào cũng có ưu điểm. Có môn thiên về cương, kỹ thuật cứng và mạnh; có môn thiên về nhu, kỹ thuật linh hoạt, khéo léo, uyển chuyển, ít dùng sức. Riêng các môn võ Việt Nam rất độc đáo, không theo cương hay nhu nhất định mà biến hóa, linh động tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Do sáng tạo từ lâu đời, võ Việt Nam cũng có một số kỹ thuật không còn phù hợp với thời đại mới nhưng ông cũng nhận thấy rằng các kỹ thuật đó vẫn phát triển được những tố chất của cơ thể như thăng bằng, chính xác, khéo léo... mà con người ở thời đại nào cũng cần. Vấn đề cốt lõi là thông qua những bài bản xưa, đào sâu tinh nghĩa, tìm ra phương pháp huấn luyện mới, đáp ứng được tính dân tộc. Từ việc nhận ra thực chất của những kỹ thuật, bài võ đi đến việc nhận rõ giá trị đặc thù của từng môn võ, đồng thời đối chiếu với đặc điểm tâm lý và thể tạng của người Việt Nam: ông nhận thấy cần phải xây dựng một môn võ mang tính dân tộc, khoa học và hiện đại để giúp thanh niên có một phương pháp rèn luyện sức khỏe, tự vệ và chiến đấu mang danh dân tộc vì trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự là hai yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại. Với các luận cứ đó, ông Nguyễn Lộc đã lấy môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm nồng cốt, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo một môn phái riêng đặt tên là VOVINAM (từ quốc tế hóa của cụm từ "Võ Việt Nam"). Sau đó, Ông bí mật đem Vovinam ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi vào năm 1938.

Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là 2 yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy ngoài phần võ thuật và tinh thần võ đạo, Ông còn muốn ràng buộc các môn đệ sau này của ông vào danh dự của Tổ Quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh Dân Tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ, bất khuất của tiền nhân để khi chiển đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về cho Tổ Quốc, cho Môn Phái. Một môn sinh Vovinam với tư cách cá nhân có thế rất hiền lành, nhã nhặn, song khi bắt buộc mang danh nghĩa Dân Tộc và Môn Phái chiến đấu với ai thì chỉ có thể chiến thắng vinh quang hoặc chết vẻ vang chứ không chịu làm nhục quốc thể và tổn thương danh dự môn phái.

Ngót một năm sau, mùa Thu 1939, Ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ, nên bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, Trưởng Hội Thân Hữu Thể Dục Thể Thao đương thời, mời Ông cộng tác, tổ chức những lớp dạy võ công khai cho thanh niên Hà Nội. Nhận lời mời, vị Sáng Tổ VOVINAM khai giảng lớp võ công khai đầu tiên vào mùa xuân 1940 tại trường Sư Phạm (Ecole Normal), Hà Nội.

Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo được sáng lập bởi Võ Sư Nguyễn Lộc. Ông lớn lên trong thảm trạng đất nước bị Pháp đô hộ. Thời đó, thanh niên bị lôi kéo vào lớp sống buông thả do thực dân khuyến khích để ru ngủ, hoặc thanh niên dấn thân theo con đường cách mạng cứu nước. Ông quan niệm rằng, muốn dân tộc thăng tiến thì phải tạo cho thanh niên một ý chí vững mạnh, một tinh thần quật khởi, một nghị lực quả cảm. Tất cả những điều mong muốn đó phải được chứa đựng trong tấm thân đanh thép và một tinh thần sáng suốt. Ông ấp ủ hoài bão ấy cho nên ngoài việc trau dồi kiến thức, Ông còn khổ luyện, dầy công nghiên cứu hầu hết các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng như các môn võ khác du nhập từ nước ngoài. Từ đó, Ông sáng tạo một môn võ riêng biệt, lấy tên là "VOVINAM", được hiểu là "Võ Việt Nam" và cũng để cho người ngoại quốc dễ đọc. Sau này, Môn Phái hình thành nền võ đạo dân tộc nên ghép thêm danh xưng "Việt Võ Đạo" cho đầy đủ ý nghĩa, là "Vovinam-Việt Võ Đạo".

Năm 1960, trước khi tạ thế, Sáng Tổ đã truyền ngôi vị Chưởng Môn lại cho Võ sư Lê Sáng, người môn đệ trưởng tràng. Kể từ đó, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã lãnh đạo môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo trở thành một môn võ quốc tế với hơn một triệu môn sinh có mặt khắp nơi trên thế giới.

Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo hoạt động nhằm các mục đích:

Bảo tồn và phát huy nền võ học Việt Nam, nêu tinh thần thượng võ, áp dụng "Cương Nhu Phối Triển", phối hợp tinh hoa võ thuật trên thế giớị
Sưu tầm, nghiên cứu, và phát minh các thế võ để tu bổ, xây dựng cho nền võ thuật Vovinam-Việt Võ Đạo mỗi ngày một phong phú và tiến bộ.
Huấn luyện môn sinh trên ba phương diện Võ Lực, Võ Thuật, và Võ Đạo.
Về Võ Lực: Môn Phái sẽ luyện tập cho môn sinh có một thân hình rắn chắc, vững vàng; một sức lực mạnh mẽ, dẻo dai để có thể bền bỉ, chịu đựng trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn tráng kiện và lành mạnh.
Về Võ Thuật: Môn Phái sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật tinh vi để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
Về Võ Đạo: Môn Phái sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ quốc, và nhân loại.
Để thực hiện 3 mục đích nêu trên, môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo hoạt động theo 5 tôn chỉ dưới đây:

Mọi hoạt động của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đều dựa trên một nền tảng vững chắc: Lấy Con Người làm cứu cánh, lấy Đạo Hạnh làm phương châm, lấy Kỷ Thuật và Ý Chí Quật Cường làm phương tiện.
Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo là một đại gia đình, trong đó môn đồ thương yêu và kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy sẽ đan kết thành kỷ luật của Môn Phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ để nêu cao danh dự Môn Phái, phục vụ dân tộc và nhân loại.
Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.
Hoạt động của môn phái không có tính cách chính trị và tôn giáọ
Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo luôn luôn tôn trọng các võ phái khác.

ngayxua
15-12-2006, 07:07 PM
VSCM Lê Sáng


Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, Vs. Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội), và là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ bà Nguyễn Thị Mùi (1987-1993). Vào năm 1939, sau một cơn bạo bệnh nên đôi chân đi cứng khó khăn, nghe theo lời khuyên của mẹ, Vs. Lê Sáng đã tìm thầy học võ vớ mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa đẩy ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư Phạm (Ecole Normale), Hà Nội do Cố Võ Sư Sáng Tổ giảng dạy. Có năng khiếu, thông minh và chuyên cần luyện tập, vài năm sau, ông được Võ Sư Sáng Tổ cho tham gia công việc huấn luyện tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắng bó cùng Sáng Tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và từng theo chân Sáng Tổ đi dạy Vovinam nhiều nơi: Thạch Thất (Sơn Tây), Phú Thọ, Chuế Lưu, Đan Hà, Đan Phú (Yên Bái), Me Đồi (Vĩnh Yên). Năm 1954, ông cùng Sáng Tổ di cư vào Sài Gòn. Tại đây ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Thủ Khoa Huân và ở quận Thủ Đức. Giữa năm 1957, Sáng Tổ nằm bệnh phải nghỉ dạy, Ông ủy quyền cho Võ Sư Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ tráchh các lớp võ. Vào thời điểm này, căn cứ vào các ý niệm tiên khởi về Cách Mạng Tâm Thân do Sáng Tổ giảng dạy, Võ Sư Lê Sáng đã hình thành hệ thống hóa kỹ thuật võ học, lý thuyết võ đạo và đường hướng, tôn chỉ và mục đích của môn phái. Đồng thời Võ Sư Lê Sáng quy tụ lớp môn đệ đã theo tập Sáng Tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán chung tay phát triển môn phái. Năm 1958, Võ Sư Lê Sáng được bầu vào chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam trong ba nhiệm kỳ (1958-1968), cùng chức vụ Tổng Thủ Quỹ Ủy Hội Olympic Việt Nam (1960-1972). Trong thời kỳ này, Võ Sư Lê Sáng đã nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các môn võ cổ truyền, và ông đã rút ra được tinh túy và tìm cách bổ túc, cùng chỉnh lại phần phân thế thất truyền của những bài võ xưa mà lập ra một hệ thống mới "một phát triển thành ba", nghĩa là: từ đòn căn bản (1) ghép lại thành bài đơn luyện (2) và bài song luyện (3). Với hệ thống này, người tập sẽ dễ luyện, dễ nhớ, ôn đi, ôn lại nhuần nhuyễn. Các kỹ thuật và các bài bản mới:

30 thế chiến lược (với nguyên tắc lấy công làm thủ)
28 thế vật căn bản với 3 bài song đấu vật
Song luyện dao găm
Các bài quyền và khí giới: Nhập Môn Quyền, Thập Tự Quyền, Tứ Trụ Quyền, Ngũ Môn Quyền, Viêm Phương Quyền, Thập Thế Bát Thức Quyền, 4 bài Nhu Khí Công Quyền, 4 bài Liên Hoàn Đối Luyện, Long Hổ Quyền, Trấn Môn Quyền, Việt Võ Đạo Quyền, Xà Quyền, Hạc Quyền, Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, Tứ Tượng Côn Pháp, Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp, Việt Điểu Kiếm Pháp, Tiên Long Song Gươm Pháp, Mã Tấu Pháp, Mộc Bản Pháp, Bài Súng Gắn Lưỡi Lê, Song Đấu Búa Rìu, Song Đấu Mã Tấu.
Phân thế hai bài võ cổ truyền Lão Mai Quyền và Ngọc Trản Quyền
Do tình hình thời sự, những năm đầu thập niên 1960, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng phải lên tận Ban Mê Thuộc làm ăn và mãi đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay vào việc củng cố, xây dựng và phát triển môn phái. Là người môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng Sáng Tổ gần 20 năm, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã tiếp thu những tư tưởng võ đạo và võ thuật của Sáng Tổ một cách sâu sắc nhất. Trên cơ sở đó, với cương vị Chưởng Môn, ông đã lãnh đạo và đưa môn phái phát triển thật mạnh mẽ trong giai đoạn 1964-1975. Dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, song song với việc chỉ đạo phong trào, mỗi ngày ông vẫn trực tiếp huấn luyện hàng 10 giờ cho nhiều đối tượng khác nhau, vậy mà đêm đêm còn chong đèn viết sách báo hệ thống hóa lại những tư tưởng võ học của Sáng Tổ và qua kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông đã bổ xung vào chương trình huấn luyện nhiều kỹ thuật đòn thế phong phú. Các tác phẩm của Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng gồm có:

Ý nghĩa màu đai
10 điều tâm niệm
Tìm hiểu võ thuật - võ đạo
12 phương châm tu dưỡng hành xử
Tác phong của Việt Võ Đạo Sinh
Ý thức hệ võ đạo về nếp sống và tình cảm Việt Võ Đạo
Chủ thuyết cách mạng tâm thân
Vũ trụ quan - Nhân sinh quan
...
Là người lãnh đạo của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng luôn hỗ trợ và hướng dẫn các hoạt động chuyên môn của môn phái ở các nơi, chấm thi cho các môn sinh cao đẳng đồng thời nghiên cứu để ngày một hoàn chỉnh hơn hệ thống lý luận và kỹ thuật của bản phái. Chẳng những giỏi võ, có năng lực lãnh đạo, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, đẹp mắt và rõ ràng, ông thường sáng tác nhiều bài thơ mang cảm xúc sâu lắng và tinh thần thượng võ. Trong cuộc sống thường ngày, ông rất giản dị, thường hay giúp đỡ bạn bè và đối xử chân tình với những người xung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ. Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo. Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thấm nhuần triết lý phương Đông, đồng thời là người môn đệ xuất sắc nhất của Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, bằng tài năng và đạo đức của mình, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã cống hiến gần trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

ngayxua
22-12-2006, 09:10 AM
CÁC BẬC DANH VÕ MỘT THỜI VANG BÓNG
Từ khoãng những năm 1925 , làng võ Việt Nam đã rực sáng tên tuổi của ba vị võ sư: Hàn Bái, Ba Cát, Bảy Mùa. Đây là những vị võ sư xuất thân từ dòng dõi võ tướng của triều Nguyẽn, tinh thông võ thuật truyền thống dân tộc, từng dự các kỳ thi cử nhân võsau cùng của triều đình Huế, cũng như còn học thêm một số kỹ thuật của môn võ thuật Trung Quốc để tham khảo hoàn chỉnh sở học võ thuật của bản thân mình.Nhiều người gọi ba vị là "Tam Nhựt".Ba vị võ sư "Tam Nhựt" đều là môn đệ cua quyền sư Triệu Quang Chảo, một người Hoa sống ở Vân Nam, Trung quốc.Võ sư Ba Cát cho đến nayi chưa có tư liệu về tiểu sử của ông.Võ sư bảy Mùa vốn tên thật là Nguyễn văn Mùa,sinh năm 1879,gốc người nam bộ, từng làm thông phán sở công chánh.Võ sư Hàn Bái tên thật là Lê văn Bái, sinh năm 1889. con của một quan lãnh binh triều đình Huế.được phụ thân truyền võ nghệ từ nhỏ.Những năm bước vào tuổi 20 , ông xin vào làm ỡ sở Hỏa xa tỉnh Vân NamTrung Quôc .Nhờ vậy có dịp học thêm với vợ chồng quyền sư Lý Quân và quyền sư Triệu Quang Chảo. Năm 1918, ông trở về Việt Nam , bắt đầu truyên dạy võ thuật cho thế hệ trẻ, như: Vũ Bá Oai,Nguyễn văn Bắc,Viên Khang, Đỗ dư Ánh,Trương minh Lắm, Lê bất Trị, Nguyễn anh Tài.Ông chỉ thực hiện ước mơ trong vòng 10 nămthì bất ngờ qua đời ở tuổi 39.Tiếp theo ba vị "Tam Nhựt " ,riêng khu vực Nam bộ, có thể kể ba vị mà giới mộ điệu mệnh danh là "Tam Nguyệt:, đó là các võ sư: Trương thanh Đăng, Quách văn Kế và Vũ bá Oai.

Võ sư Trương thanh Đăng vốn gốc người Trung bộ. sinh năm 1895. Từ năm 14 tuổi đến năm 29 tuổi , ông theo học võ thuật Việt Nam với các bậc danh sư đất Bình Định như: Hai Cụt,Trương Trạch ,Đình Cát,học thêm võ Trung quốc với võ sư Vĩnh Phúc,một võ sư người Phúc Kiến và một võ sư người Hẹ.Năm 30 tuổi ,ông xuất sư và truyền lại sở học cho thế hệ đàn em.Năm 1930 , ông vào làm việc ở Sài Gòn,vẫn tiếp tục huấn luyện võ thuật. Năm 1964 mới chính thức lấy danh hiệu võ đường Sa Long Cương. Những lớp đệ tử kế thừa sở học của ông có thể kể:Trương bá Đương , Lê văn Vân,Lê quang Hùng,Lê Ích, Từ Nghĩa,Phạm văn Điền,Nguyễn văn Tây...Võ sư qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1985,hưởng thọ90tuổi. Võ sư Quách văn Kế vốn người Hà Nội, sinh năm 1987, là môn đệ của võ sư Ba Cát( một trong "Tam Nhựt" ). Năm 1930 ông vào Sài Gòn sinh sống , Quách văn Kế và các võ hữu lập hội thể dục thể thao Lam Sơn, sau này đổi tên thành võ đường Lam Sơn ,rồi thành Lam Sơn võ thuật đạo do ông làm chuởng môn.Võ sư Quách văn Kế đã từng được bầu giữ chức chủ tịch Tổng cục quyền thuật của khu vực Nam bộ.Những võ sư kế thừa võ học của ông là: Quách văn Phước ( hiện giữ chức chưởng môn), Nghiêm an Thạch, Huỳnh ngọc Sương, Nguyễn Du, Nguyễn Sô.Võ sư Quách văn Kế qua đời ngày 20 tháng 5 ,hưởng thọ 80 tuổi.
Vũ bá Oai , gốc người Bắc bộ , môn đệ của võ sư Hàn Bái.Chính ông đã nối tiếp sự nghiệp của sư phụ, dựng nên võ đùơng mang tên " Hàn Bái Đừơng"vào những năm 50.
Từ những năm 1960 đến 1963 phong trào võ thuật dân tộc ngày một lên cao ở Nam bộ.Nơi dạy võ mở ra mọi chổ,võ đài tổ chức mọi nơi, song song với các cuộc thi đấu hữu nghị với võ sĩ vô địch các nuớc Đông Nam Á như: Campuchia, Lào ,Thái Lan , Hồng Kông...Trong giai đoạn này xuất hiện 4 võ sư mệnh danh "Tứ Tú" gồm các vị: Trần Xil, Từ Thiện, Xuân Bình và Lý Huỳnh

thewind_vn
15-11-2008, 04:27 PM
Vài danh sư Vịnh Xuân phái trước năm 1975 ở Sài gòn – Chợ Lớn

Trước năm 1975 ở Sài gòn, chợ lớn chỉ có một vài danh sư Vịnh xuân phái vốn là người Hoa sang định cự Tuy nhiên phải đợi đến sau “hiện tượng Lý Tiểu Long” các vị mới chính thức truyền dạy môn này bởi bản thân các danh sư này được trang bị rất nhiều kiến thức võ học khác nhau của nền võ học Trung Hoạ
-Một trong những vị danh sư đầu tiên phải kể đến là ông Nguyễn Tế Công một người hoa gốc Phúc kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn- Chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Hongkong và là sư phụ của Lý Tiểu Long-Sang sinh sống tại Việt Nam từ trước năm 1945. Ngoài môn Vịnh Xuân, ông Nguyễn Tế Công còn tinh thông nhiều môn võ Trung Quốc khác. Với sự tổng hợp những tinh hoa các môn võ đã học được ông Nguyễn Tế Công đã từng đề xướng việc thành lập một môn võ phái mới mang tên Lôi Vu đạọ
-Vị thứ 2 là ông Huỳnh Bá Phước, người Hoa gốc Vân Nam một cao thủ môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đồng thời khá am tường về kỹ thuật Vịnh Xuân phái, ông sang định cư tại Việt Nam từ trước năm 1945 sống ở rất nhiều nơi: Trà Vinh, Sài Gòn, Thủ dầu một..., nghề chính của ông là Đông y sĩ, còn việc dạy võ là tiêu khiển cho nên học trò của ông phần lớn là đông ỵ Hãn hữu là trường hợp của lão võ sư Từ Thiện đã từng giúp đỡ ông rất nhiều trong việc mở hiệu thuốc đông y lên ông đã truyền dạy tất cả các sở học võ thuật của mình về Thiếu Lâm Bạch Hạc , cũng như về Vịnh Xuân.
-Một danh sư khac cũng được nhiều người biết đến là ông Phùng Điểm, người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại chợ Lớn những năm 1940-1950. Cũng như các vị danh sư khác ông rất tinh thông các môn võ Trung Hoa, nhất là Địa Đường môn. Trước năm 1975 ông mở võ đường ở chợ Lớn thu hút rất nhiều môn sinh, tuy nhiên kỹ thuật chủ yếu trong giáo trình của ông là Thiếu Lâm Nam pháị
-Danh sư thứ tư có thể kể đến chính là ông Hoắc Phi Hùng người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại vùng Khánh hội từ những năm 1950. Những năm đầu sang Việt Nam, tuổi còn trẻ, ông Hùng sống bằng nghề ‘Sơn Đông mãi võ”. những võ công củat ông biểu diễn hầu hết là thuộc hệ thống Thiếu Lâm pháị Ông cũng từng tập luyện Vịnh Xuân phái có đẳng cấp và ông truyền dạy kỹ thuật này lại cho anh Huỳnh Đắc Hiếu, một dược sĩ hâm mộ võ thuật, đã từng giúp dỡ ông khá nhiều trong một lần ông nằm bệnh viện. Một trong những ký thuật anh Hiếu học đuợc từ ông đáng kể nhất là hệ thống luyện tập với mộc nhân- một kỹ thuật độc đáo của Vĩnh Xuân pháị

:)>-

Vĩnh xuân trên thế giới & ở Vn giờ có những bước phát triển rất nhanh chóng :ablaze:

Shizukana_Asa
11-02-2010, 10:55 AM
Topic này chỉ nói vỉ danh nhân võ thuật người Việt thôi ạ?
Nếu đề cập tơi Karate Việt Nam mà không nhắc tới thầy Choji Suzuki - người truyền bá Karate vào nước ta là một thiếu sót lớn

1-Sơ lược về chưởng môn Choji Suzuki:
Cuộc đời hơn 40 năm lưu lạc của võ sư Cho Suzuki mang đầy nét huyền thoại. Thầy là người đầu tiên gieo hạt giống karate ở Việt Nam, và hệ phái Suzucho (Linh Trường) đến nay có hơn chục vạn môn đồ trong cả nước và các nước như Mỹ, Úc, Canada, Nga... Lớp đệ tử bây giờ thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư. Nghiệp võ như vậy đáng để tôn thầy vào bậc sư tổ. Để tỏ lòng biết ơn người đi khai phá, ngày sinh của thầy (10/6) được coi là ngày truyền thống của hệ phái Suzucho hằng năm.

2-Cuộc đời
Chưởng môn Suzuki Cho, sinh ngày 10 tháng 6 năm 1919, tại Kasagami, thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi, thuộc miền Bắc Nhật Bản. Là anh cả trong một gia đình có 4 anh em: Suzuki Cho, Suzuki Minoru, Suzuki Maso, và Suzuki Isao.
Từ 8 đến 18 tuổi, học Tiểu học và Trung học ở Kasagami. Trong thời gian này, thầy tập Nhu đạo ở CLB Nhu đạo của trường, và tập Karate-Do với một thiền sư trong vùng.
Thầy không thích việc gây gỗ đánh nhau nhưng khi đã phải đánh nhau thì chỉ muốn đánh cho kỳ thắng cuộc, đã quyết làm việc gì thì khó ai ngăn cản. Thầy đam mê nuôi chim, cá, trồng cây cảnh, bản tính thì hào phóng, ghét sự tù túng, đặc biệt rất thích theo học nhu đạo ở câu lạc bộ nhà trường. Đang tuổi ăn học nhưng đã biết tự lập bằng việc tìm lên thủ đô Tokyo làm công cho một salon xe hơi. Từ một người làm công, Cho Suzuki dần dần học hỏi được thêm nhiều điều về kỷ thuật ô tô và cả việc kinh doanh xe hơi. Ngày làm, đêm về thầy không theo chúng bạn chơi bời mà dồn hết tâm sức vào việc đọc sách nghiên cứu về nhu đạo và Karate hoặc tham gia luyện tập ở các võ đường. Niềm đam mê và duyên kỳ ngộ đã đưa bước chân của Cho Suzuki đến với những đại sư của Teno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội Lưu - một hệ phái của Karate cổ có nguồn gốc từ Okinawa) đang mai danh ẩn tích ở một ngôi chùa tại vùng núi cao ngoại ô Nagasi. Tương truyền, các đại sư trường phái Teno Uchi Ryu chỉ truyền thụ cho các môn đồ thiền tông và rất giới hạn về số lượng, giới luật cũng cực kỳ khắt khe. Vị đại sư trực tiếp truyền thụ cho Cho Suzuki cũng chỉ nhận đúng 3 đệ tử.
Suốt một thời gian dài khi mới nhập môn, Cho Suzuki chỉ được bảo làm một việc duy nhất là từ sáng đến tối ngồi trước của chùa với một chén cơm, mỗi khi có con ruồi nào bay đến thì chụp. Tiến thêm một bước nữa là thay vì dùng tay chụp thì dùng đũa mà gắp cho bằng được những con ruồi đang bay qua. Người không đủ kiên nhẫn hẳn không thể qua nổi bước thử thách tưởng giản đơn mà cực kỳ khó khăn này. Đấy chính là cách để các đại sư trường phái Teno Uchi vừa dạy cho các môn đồ thấm hiểu thế nào là NHẪN, vừa là bước rèn luyện đầu tiên để sau này có được những đòn shuto, atemi sấm sét và cực kỳ chính xác.

Năm 1940, mới 21 tuổi, chàng thanh niên Cho Suzuki đã có được võ công rất thâm hậu (4 đẳng Karate và 2 đẳng Judo quốc ). thì cũng là lúc phải gia nhập quân đội Thiên hoàng đi khắp nơi. Năm 1942, rời quân trường, thầy được chuyển sang Mãn Châu. Năm 1943, sang Mã Lai. Năm 1944, sang Việt Nam. Kết thúc Đệ nhị thế chiến, một số binh lính Nhật không về nước mà ở lại Việt Nam tình nguyện tham gia mặt trận Việt Minh, trong đó có anh lính Cho Suzuki. Thời bấy giờ, những người lính Nhật tham gia vào lực lượng Việt minh đều được mang một cái tên Việt, cái tên Phan Văn Phúc của Cho Suzuki được bắt đầu từ đó. Ở trong lực lượng Việt minh, ngoài công việc chuyên môn chàng sĩ quan trẻ (cấp bậc đại uý) Phan Văn Phúc còn tình nguyện dạy võ cận chiến cho bộ đội và tự vệ ở quân khu IV mãi cho đến cuối 1948, được chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi). Thầy được phân công phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y cung cấp cho Mặt Trận. Xưởng sản xuất đặt tại vùng Chợ Chùa, Quảng Ngãi


Năm 1952, trong một trận đánh nhau với quân Pháp ở Quảng Ngãi, thầy bị thương nặng, tưởng chừng khó qua khỏi. Cô nữ cứu thương Nguyễn Thị Minh Lệ, quê ở Tam Quan (Bình Định) đã chăm sóc thầy tận tình. Cảm động trước tấm chân tình, hai người ngày càng gắn bó, khăng khít với nhau. Một mối tình Việt-Nhật nở hoa ngay trong những ngày bom rơi đạn nổ, đầy khó khăn và cũng thật lãng mạn.
Sau hiệp định Giơnevơ, thầy cũng ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc. Nhưng do đi trễ và đi bằng ghe bầu nên ra đến Huế thì bị chặn lại. Trên ghe là hai bao gạo và ba bao tời sọc xanh tín phiếu bạc của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thế là thầy bị bắt vào Ty cảnh sát. Từ đó thầy bị buộc phải dạy võ cho cảnh sát ở đây. Sau năm 1975, cũng vì chuyện này mà ông phải đi tập trung học tập chín tháng ở Thủ Đức.

Ngày 18 tháng 12 năm 1978, thầy cùng gia đình trở về Nhật.

3-Thầy Cho trong đời thường
Cảm giác đầu tiên khi mọi người gặp thầy Cho Suzuki là sự choáng ngợp trước vóc dáng to lớn, đường bệ của thầy. Thế nhưng thân pháp thầy lại cực kỳ nhanh nhẹn, dũng mãnh. Thầy ra đòn như sấm sét, đặc biệt đòn ushiro kekomi geri nhanh như chớp, khó có ai tránh né hoặc đỡ nổi.

Môn võ Karate ngày ấy đối với nhiều người còn là một ẩn số lạ lùng và đầy hấp dẫn. Bị lôi cuốn bởi những câu chuyện truyền miệng về tinh thần võ sĩ đạo, về võ công kinh người của các chiến binh Samurai, nay được thụ giáo trực tiếp với vị võ sư người Nhật, ai nấy lấy làm hãnh diện lắm!

Dưới sự chỉ dẫn của thầy, sự kiêu căng ngạo mạn của kẻ mới bước vào nghề võ mất dần theo năm tháng. Không chỉ dạy kỹ thuật, thầy dành nhiều thời gian để nói về võ đạo. Ngôn ngữ của thầy rất đời thường, với những chỉ dẫn gần gũi, dễ hiểu, dễ lĩnh hội. Thầy hướng dẫn từ phong cách đi đứng, tác phong ăn mặc, cung cách cúi chào, làm sao vừa khiêm cung, vừa uy vũ. Thầy chỉ dạy với tất cả sự tận tâm, tỉ mỉ và lòng kiên nhẫn hiếm thấy. Nhưng có những điều trải qua thời gian mới "ngộ" ra và sửng sốt khi hiểu ra nguyên lý "karate không tấn công trước" (karate no go sen), hoặc thế nào là "tâm sáng như trăng rằm" (tsuki no kokoro).


Tiếng Việt thầy nói lơ lớ khó nghe. Những anh em mới nhập môn phải có thời gian quen với giọng nói của thầy. Vì vậy, trong sinh hoạt đời thường cũng có những hiểu lầm. Có một câu chuyện vui - thầy gọi anh Trần Đình Tùng và hỏi: "Nhà con có chi gai không?". Anh Tùng thưa: "Nhà con không có chị gái ạ". Thầy cao giọng: "Không phải chi gai, phi-sên, phi-sên (ficelle)...!". Lúc đó anh em mới hiểu thầy hỏi nhà có chỉ gai không để may lại thảm tập.

Vợ chồng thầy thương yêu học trò như con ruột của mình, chăm chút và quan tâm từng người một. Mỗi võ sinh đều có cảm giác mình là đứa con duy nhất của thầy cô. Có anh Đức quê ở Gia Hội nhà nghèo lại rất mê võ. Để có tiền, anh nhịn ăn sáng bỏ từng đồng tiền lẻ vào lon gạo, cuối tháng mang ra đóng học phí. Tình cờ biết được, thầy cô Suzuki rất ngạc nhiên. Đến khi truy hỏi, biết rõ hoàn cảnh, thầy cô không thu tiền mà còn cho Đức về sống và ăn ở trong nhà để tập luyện và học thêm nghề may võ phục.

Vậy mà có một người học trò "làm phản", các cao đồ giấu thầy, cùng họp mặt bàn nhau cách trừng trị. Cũng may là thầy sớm nắm rõ ý đồ, liền kịp thời ngăn chặn. Bằng giọng buồn rầu, ông nói: "Trừng phạt thì dễ, tha thứ, thương yêu mới là khó. Các con không được vọng động. Chỉ có lương tâm là sự phán xét cuối cùng". Rồi ông úp mộc bài có ghi tên họ phản đồ vào trong mặt tường và không bao giờ nhắc đến tên người này nữa...

http://www.ptthlamson.net/forums/showthread.php?t=14611

Topic Karate của bọn em bên 4rum Lam Sơn còn nhiều thiết sót, các cao thủ bên này rảnh rỗi thì sang giúp đỡ em vs nhá! Thanks

ngayxua
19-02-2010, 04:42 PM
Thầy đó là chưởng môn của bọn anh đấy chú ah, sắp tới sẽ có giải thi đấu toàn quốc kỉ niêm ngày thành lập hệ phái đó.

Shizukana_Asa
20-02-2010, 11:25 PM
Thầy đó là chưởng môn của bọn anh đấy chú ah, sắp tới sẽ có giải thi đấu toàn quốc kỉ niêm ngày thành lập hệ phái đó.

Thế anh ngày xưa có tham gia không ah?:tadaa:
-------------------------------------------
Nội dung bạn nhập vào quá ngắn. Hãy nhập vào ít nhất 60 kí tự
Ka ka spam spam...:heheh:
--------------------------------------------
PS: Ah, mà có vài bạn trường em học bên trường Đào đấy, anh dạy võ bên ấy ah?
Mà sau khi thầy Cho ji mất, con trai trưởng của thầy là Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) lên làm Chưởng môn

ngayxua
22-02-2010, 09:35 PM
Ah, mà có vài bạn trường em học bên trường Đào đấy, anh dạy võ bên ấy ah?
Mà sau khi thầy Cho ji mất, con trai trưởng của thầy là Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) lên làm Chưởng môn

Đúng vậy, thế em có còn học không, em học ở đâu vậy? và bạn em có tập võ không.

Turtle
22-02-2010, 10:39 PM
e chỉ thick học võ để làm nền tập yamakashi thôi :shy::shy: nhưng mà chưa có điều kiện :can'tbe::can'tbe:
có ai tập luôn môn đó ko nhể

night_stalker
28-02-2010, 10:52 PM
anh ngayxua ơi, võ cổ truyền việt nam có rất nhiều bài quyền, nhiều động tác, em đã cố tìm hiểu về ý nghĩa của nó nhưng cũng chẳng hỉu được mấy, nhiều động tác rất khó để hiểu được. Anh ơi viết về quyền pháp của võ cổ truyền việt nam đi anh:sparkling: ( ở DDT chỉ còn một bạn bên Lam Sơn tập luyện karate thôi, học bên chuyên hóa, được vào đội tuyển hóa nữa chứ :can'tbe: ngưỡng mộ quá, ^^ sr quên mất tên rùi để hôm sao hỏi lại bạn ý :^_^:)

Shizukana_Asa
01-03-2010, 03:37 AM
anh ngayxua ơi, võ cổ truyền việt nam có rất nhiều bài quyền, nhiều động tác, em đã cố tìm hiểu về ý nghĩa của nó nhưng cũng chẳng hỉu được mấy, nhiều động tác rất khó để hiểu được. Anh ơi viết về quyền pháp của võ cổ truyền việt nam đi anh:sparkling: ( ở DDT chỉ còn một bạn bên Lam Sơn tập luyện karate thôi, học bên chuyên hóa, được vào đội tuyển hóa nữa chứ :can'tbe: ngưỡng mộ quá, ^^ sr quên mất tên rùi để hôm sao hỏi lại bạn ý :^_^:)

Nghe giống Thành thế nhỉ, ah mà không phải, còn tập Karate vs lại lớp 10 làm gì đã được vào đội tuyển, anh night_stalker gọi là bạn chắc phải học lớp 11H, lớp đấy hình như có anh Chiến tập Karate đấy, nhưng giờ nghỉ rồi mừ
Hèm, ngồi mà đoán mò :heheh:

night_stalker
01-03-2010, 01:10 PM
Nghe giống Thành thế nhỉ, ah mà không phải, còn tập Karate vs lại lớp 10 làm gì đã được vào đội tuyển, anh night_stalker gọi là bạn chắc phải học lớp 11H, lớp đấy hình như có anh Chiến tập Karate đấy, nhưng giờ nghỉ rồi mừ
Hèm, ngồi mà đoán mò :heheh:

:^_^: hôm trước ko nhớ ra tên bây h thì mình nhớ rùi:^_^: bạn ấy tên là Tiến học 11 hóa trước đây ở bên Lam Sơn có hai người tập kia nhưng một bạn đã bỏ h chỉ còn Tiến là đi tập. Chắc bạn bỏ tên là Chiến (ngồi đoán mò chút:heheh:)
-----------------------------------------
mà ông bạn học lớp mấy vậy:hmm: cho tui đây được làm quen luôn:hi: chắc ông bạn trình độ karate cũng phải cao lắm rùi nhỉ :) thấy am hỉu nhìu về karate quá, mong được ông bạn chỉ giáo:^_^: tui cũng chỉ mới tập được karate 1 thời gian nên cũng chưa có nhiều hỉu biết về môn này cho lắm.( từ ngày tập đến bây h tui vẫn đeo đai trắng :redface: )

Shizukana_Asa
01-03-2010, 08:57 PM
Trình độ đai trắng học trong vòng 6 tháng anh ạ. Chương trình huấn luyện cụ thể của Suzucho Karate em có viết ở đây, copy-paste e tốn đất của diễn đàn :)), vs lại em không chèn được bảng biểu nên hơi khó nhìn các tiền bối thông cảm

http://www.ptthlamson.net/forums/showthread.php?t=14611&page=3

http://www.ptthlamson.net/forums/showthread.php?t=14611&page=5

Đai trắng mà tập nghiêm túc, kĩ thuật thành thạo thì hơn gấp mấy lần xanh, nâu làng nhàng, anh night cứ yên tâm chuyên chú tập luyện nhé.

PS: Có gì anh cứ vào trang cá nhân của em ấy

night_stalker
01-03-2010, 10:48 PM
:^_^: tui luk nào chẳng yên tâm tập luyện, nhưng khổ nỗi mình kém cỏi nên tập được gần cả năm trời rồi vẫn đeo đai trắng:can'tbe: Ôi xấu hổ quá:shy: :hahaha:
Mời lên box võ thuật nên cũng hem biết được mấy người, hình như anh ngayxua là anh long thì phải, ko biết có biết mình là ai ko ta:hmm:
có thêm người tham gia box võ thuật, quả này ko thua kém gì các box khác rồi:dazzle::dazzle::heheh::heheh::hahaha::hahaha :

kakalot165
31-03-2010, 10:30 AM
Night tập ổn phết đấy, rất chi là lì đòn, thủ tốt, đánh dứt khoát, trông cũng "sát", hì :@_@:

Shizukana_Asa
12-07-2010, 10:24 AM
Hôm nọ Shi sang sân trường Đào đấy :D Night là bạn nào nhỉ? Cho học hỏi tí kinh nghiệm naz :) Ah, có em Thành lớp Hoá còn tập ở đấy hok mọi người ơi?