PDA

View Full Version : Học thêm, dạy thêm: Cấm cũng không được?



ToanA4_03_06
28-11-2006, 10:13 PM
Bộ Giáo dục đang lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo dạy thêm học thêm từ ngày 20/11 đến 20/12. Khi dự thảo này đưa ra, đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Dưới đây là ý kiến của một số phụ huynh về vấn đề này.


Chính các bậc phụ huynh cần phải nói không với dạy thêm, học thêm trước! - Nguyễn Thiều Hoa, phòng 407, G5, Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội



Dạy thêm, học thêm có nên tồn tại hay không? Và nếu tồn tại thì dưới hình thức nào? Tất cả phụ thuộc vào nhận thức của xã hội, nhận thức của phụ huynh và nhận thức của các thầy cô giáo về chính vấn đề này. Sẽ không có một biện pháp triệt để nào cả.



Muốn gửi con em mình tới các lớp học thêm với hy vọng “thêm tí nào hay tí đấy” thì đó là quyền của phụ huynh. Cấm cũng không được. Và như vậy, có cầu thì sẽ có cung. Lỗi không thuộc về các thầy cô giáo.



Thế nhưng cũng cần phải lật lại vấn đề: Liệu rằng trên lớp các thầy cô đã thực sự truyền đạt kiến thức hết mình cho học sinh chưa, có thái độ công bằng giữa học sinh đi và không đi học thêm không?



Thêm nữa, cũng nên giảm tải bớt nội dung giảng dạy, chú trọng hơn nữa vào việc phát triển các kỹ năng sống. Chứ bây giờ tôi thấy, giáo viên lên lớp thì chỉ lo “cháy giáo án” nên ra sức nhồi nhét cho hết lượng kiến thức trong một tiết, không cần biết học sinh có hiểu hay không. Và hậu quả là học sinh lại phải đóng tiền đi học thêm chỉ để nghe cô giảng lại.



Chính các bậc phụ huynh cần “nói không với học thêm” trước. Thay bằng bắt con tới các lớp học thêm, hãy dành thời gian đó hướng con đến các hoạt động tập thể, khám phá cuộc sống xung quanh để có thể tự tin bước ra ngoài xã hội.






Không có chuyện dạy thêm không thu tiền - Nguyễn Văn Tư, công an phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội



Theo dự thảo về dạy thêm học thêm sẽ ban hành vào đầu năm 2007, sẽ cấm dạy thêm học thêm ở bậc tiểu học nhưng lại cho trong trường hợp: “Trông nom ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo học sinh học lực kém, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, luyện tập kỹ năng viết chữ cho học sinh đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép” như thế là vẫn mở cửa cho dạy thêm, học thêm.



Theo tôi, không nên cấm dạy thêm, học thêm học sinh bậc tiểu học vì cha mẹ của chúng đều đang đi làm và muốn gửi con cho cô giáo vừa trông trẻ lại vừa dạy văn hoá.



Học thêm, dạy thêm không xấu, nó mang tiếng xấu như hiện nay là vì một số thầy cô giáo biến tướng công việc này thành cách thức để kiếm tiền bằng mọi giá. Để hạn chế tình trạng này, chỉ có cách bản thân các giáo viên không nên cắt xén chương trình để chuyển sang dạy thêm.



Còn về chuyện thu phí dạy thêm, không thể có chuyện dạy thêm không thu tiền vì cả xã hội này đều phải kiếm thêm chứ không riêng gì giáo viên.







Muốn “dẹp” được tệ nạn dạy thêm, học thêm thì Bộ phải tăng lương cho giáo viên - Phan Thị Liễu, phòng 106, Ngõ 102, Khu tập thể Bộ Công an



Con nhà tôi từ lớp 1 đến lớp 9 không phải đi học thêm buổi nào vì trường dân lập không dạy thêm. Nếu so sánh về lực học của học sinh dân lập với công lập thì bằng nhau, nhưng học sinh công lập phải đi học thêm gấp đôi dân lập, hầu như không có thời gian để chơi như thế là phi lý, học sinh không có tuổi thơ.



Vậy tại sao dân lập không học thêm nhưng dạy vẫn chất lượng? Câu trả lời là vì thầy cô giáo được trả lương xứng đáng nên họ dành nhiều tâm huyết để dạy. Còn với công lập thì có thể do lương thấp nên bắt buộc giáo viên phải dạy thêm.



Muốn “dẹp” được dạy thêm, học thêm thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không có cách nào khác là tăng lương cho giáo viên thì họ mới ổn định cuộc sống và dành nhiều tâm huyết cho công việc.

ToanA4_03_06
30-11-2006, 02:18 PM
Nóng bỏng góp ý cho Dự thảo dạy thêm, học thêm


Diễn đàn giáo dục, nơi đang diễn ra những cuộc tranh luận sôi nổi về dạy thêm học thêm.
(Dân trí) - Có lẽ lâu lắm rồi Diễn đàn Giáo dục của Bộ GD-ĐT mới lại sôi nổi đến thế. Quyền lợi của giáo viên, học sinh và những quan điểm của phụ huynh đang được dần bộc bạch qua sự kiện Dự thảo dạy thêm, dọc thêm được đưa lên mạng để lấy ý kiến toàn dân.


Dư luận, báo chí từng lên án rất gay gắt các hiện tượng giáo viên cắt xén chương trình để đẩy học sinh đến với lớp học thêm. Nhưng trên thực tế, nhiều học sinh tự thấy kiến thức của mình chưa bắt kịp với bài giảng trên lớp nên đã đến các lớp học thêm nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức thiếu hụt.



Như vậy, việc học thêm cũng xuất phát từ nhu cầu xã hội, việc bản dự thảo đưa ra những điều cấm về việc dạy thêm học thêm đang được thành viên diễn đàn giáo dục bàn luận khá gay gắt.



Với đề tựa bài viết “Cấm” làm nghề lương thiện, thành viên có nick name Hebuon phân tích:



“Tất cả các ngành nghề khác trong xã hội đều được làm thêm, nhưng riêng ngành giáo dục thì lại bị "cấm". "Cấm" làm thêm bằng chính nghề nghiệp được đào tạo. Không biết Bộ GD-ĐT khi ban hành Văn bản này thì có vi phạm Bộ Luật Lao động không?



Là giáo viên làm việc thêm ngoài giờ, chúng tôi cũng phải bỏ sức lực mới kiếm được những đồng tiền hỗ trợ cho đồng lương giáo viên, phụ thêm cho việc học nâng cao trình độ, giúp đỡ cho cuộc sống gia đình được ổn định”.



Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng nên cấm dạy thêm học thêm vì việc học thêm là do đa phần giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm nên đẩy học sinh bắt buộc phải đến với lớp học ngoài giờ. Đáng chú ý là phân tích khá sâu sắc của nick name quyenssp:



“Chúng ta không nên đánh giá động cơ của giáo viên dạy thêm là vì thương mại hoá giáo dục nhưng phải nhìn nhận thực trạng theo đúng hiện trạng. Thực tế có một số bộ phận giáo viên cắt giảm bài giảng trong giờ chính khoá để tuyền đạt trong dạy thêm là có. Bất công trong đối xử thiếu bình đẳng giữa học sinh có học thêm và không học thêm là có. Bất công khi đánh giá kiến thức qua điểm thi khi hai học sinh thông minh ngang nhau nhưng học sinh nhà giàu có tiền học thêm nhiều hơn. Bất công trong thu nhập giữa giáo viên biết vun vén cho mình và những giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp...


Nhưng bên cạnh đó, bản thân học sinh cũng không đủ can đảm tự rút tên mình ra khỏi danh sách lớp học thêm do chính thầy giáo của mình tổ chức. Nhiều bậc phụ huynh nhận thức không đầy đủ nên đã đố kỵ trong cuộc sống, không sợ con mình dốt nhưng rất sợ con mình thua bè kém bạn, vừa động viên vừa bắt ép cho học thêm đủ thứ lớp bất kể thới gian. Thực trạng này phán ánh cái mà người ta gọi là “nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh” về vấn đề dạy thêm học thêm…”



Một số ý kiến còn đưa ra luận điểm là do hiện tượng kiến thức trong sách giáo khoa quá tải nên giáo viên và học sinh phải chạy đua với số lượng kiến thức khổng lồ bằng cách dạy thêm học thêm như thành viên có nick name Chutrongthu đưa ra:



“Sách giáo khoa quá nặng nên việc cả thầy lẫn trò suốt ngày đánh vật với chương trình nhưng vẫn không xong, hiệu quả chẳng bằng ai và cuối cùng cái hậu quả tất yếu phải xảy ra là thầy thầy dạy thêm, trò trò học thêm”.



Ngoài những ý kiến góp ý, tranh luận xem nên cấm hay không nên cấm dạy thêm học thêm, rất nhiều thành viên đã đi sâu vào phân tích, đóng góp các ý kiến cho các điều khoản để Dự thảo hoàn thiện hơn. Trong đó đáng chú ý thành viên có nick name giaovien2003 với những phân tích khá chi tiết xung quanh những quy định về dạy thêm học thêm. Dưới đây là một số luận điểm của giaovien2003 đưa ra:



Theo điều 2.2: “Việc dạy thêm của tổ chức hoặc cá nhân chỉ được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép”.



Thành viên này cho rằng: Tổ chức đã có phép dạy học thì đâu cần có thêm một “giấy phép con”. Tổ chức chưa có phép dạy học thì phải xin phép theo pháp luật hiện hành chứ sao lại phải theo quy định này?



Theo điều 3.2 : “Không tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp trông nom học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình, phụ đạo học sinh học lực kém…”



Thứ nhất, làm sao để phân biệt một giáo viên đang trông nom học sinh và một giáo viên đang dạy thêm? Chỉ trông nom ngoài giờ học thì có cần phải xin phép không? Thế nào là học sinh học lực kém? Học sinh giỏi ở trường, lớp này có thể là kém ở trường lớp khác và ngược lại.



Thứ hai, trình độ học sinh ở mỗi địa phương có khác nhau vậy thì khi một học sinh tiểu học từ địa phương này chuyển qua địa phương khác cần bồi dưỡng trình độ để theo kịp bạn bè thì sẽ theo học ở đâu? Hay phụ huynh phải tự lo liệu?



Tại điều 2.1: “Người dạy thêm phải tôn trọng sự tự nguyện của người học…” và điều 3.4 “Giáo viên không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền”



Thứ nhất, nội dung hai điều này trùng nhau. Không thể có “tự nguyện” mà “bị ép buộc” được.



Thứ hai, phụ huynh tự nguyện gửi con đến học thì có phải tôn trọng và dạy không?



Điều 3.1: “Nhà trường không được tổ chức dạy thêm học thêm cho những học sinh học 2 buổi/ngày, kể cả ôn thi tốt nghiệp hoặc thi chuyển cấp”.



Bộ GD-ĐT có chắc rằng HS lớp 12, đã học 2 buổi/ngày, sẽ an tâm đi thi vào ĐH và sẽ có kết quả tốt không? Cũng tương tự với HS lớp 9 phải thi chuyển cấp? Điều này chỉ thực hiện được khi trình độ của mọi học sinh đều bằng nhau trên toàn quốc do có được từ trình độ quản lý của các cấp giáo dục và tay nghề của giáo viên mọi nơi đều như nhau. Đây là điều không tưởng...



Ví dụ: HS lớp 12 ở miền núi, tỉnh Cao Bằng chẳng hạn, sẽ khác với HS lớp 12 tại Hà Nội. Nếu cả hai cùng thi vào một trường ĐH, việc không cho dạy thêm học thêm đồng nghĩa với việc gạt ra ngoài một trong hai HS này trước ngày thi.



Điều 3.3: “Giáo viên không được dạy trước tiến độ quy định của phân phối chương trình…”



Phân phối chương trình hiện nay không có quy định đến từng tiết học mà chỉ quy định theo từng bài, mỗi bài, tùy theo môn, có thể từ 2 đến 6 tiết. Quy chế nhà trường phổ thông cho phép giáo viên dạy sớm hay chậm một tuần lễ. Như vậy “trước tiến độ” hiểu theo nghĩa của dự thảo này là như thế nào? Bao nhiêu lâu thì được hiểu là “trước tiến độ”?



Điều 5.1: “Tổ chức, cá nhân xin mở lớp dạy thêm phải có đội ngũ giáo viên đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên…”



Tổ chức đứng ra mở lớp, mở trường dạy phải nộp hồ sơ theo quy định. Do đó, trình độ giáo viên đúng chuẩn đối với họ là điều đương nhiên. Đối với cá nhân thì là một vấn đề khác. Dạy thêm là một quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Quan hệ này không bị luật pháp ngăn cấm.



Một giáo viên có tay nghề, sau giờ dạy ngồi vào máy may quần áo cho người khác không bị cấm, không bị buộc phải xin phép thì không thể đòi hỏi phải cho phép hay cấp phép một giáo viên có kiến thức dạy thêm sau giờ làm việc được. Lệnh cấm này, nếu có, phải do Quốc Hội ban hành chứ không phải do Bộ GD-ĐT.



Xin hỏi có gì khác biệt giữa một bác sĩ khám ngoài giờ và một nhà giáo dạy thêm ngoài giờ? Có gì khác biệt giữa một giáo viên chạy xe ôm sau giờ dạy và một giáo viên dạy thêm sau giờ chính khóa? Giáo viên chạy xe ôm không cần xin phép thì sao một giáo viên dạy thêm lại phải xin phép?...



***

Chỉ sau 5 ngày đăng tải Dự thảo về Quy chế Dạy thêm Học thêm để lấy ý kiến góp ý của toàn dân, Diễn đàn Giáo dục (www.edu.net.vn) đã nhận được hàng nghìn ý kiến đóng góp. Đây là một cơ sở để Bộ có thể nhìn nhận vấn đề dạy thêm học thêm một cách khách quan và đưa ra những quy định chuẩn mực hợp tình hợp lý.

hanvanhuynh
07-12-2006, 06:32 PM
:vn: Mình cho là luật chưa nghiêm mà thôi. Cứ đưa vào luật hình sự thì xem còn thầy cô nào dám léng phéng nữa không? Tớ cho là, cái món dạy thêm là rất phản giáo dục. Nếu dạy thêm là phải dạy...nghệ thuật, thể thao, ngoại ngữ. Đằng này lại dạy...luyện thi đại học. Như thế các thầy cũng tự cho rằng, học ở trường thật vô bổ hay sao?
Cứ đưa vào luật, lần đầu vi phạm, phạt hành chính (cỡ 50 triệu). Lần thứ 2, cải tạo không giam giữ từ 3-6 tháng và mời nghỉ dạy luôn. Cho nghỉ dạy, thì ở nhà nếu mở lớp...thì hàng tháng đóng thuế...thật nặng.
Tóm lại, luật pháp nghiêm mình, sẽ chẳng ai đi học thêm cho mệt phải không các bạn.:vn:
"không thơ nữa"

ToanA4_03_06
07-12-2006, 08:45 PM
kinh bác đưa ra luật như thế thì ai dám dạy với lại em nghĩ dạy thêm học thêm có cầu thì mới có cung chúng ta cũng phải xem lại các vị phụ huynh trước khi nói đến người thầy

hanvanhuynh
08-12-2006, 12:27 AM
Anh mà làm được luật, thì chả phải post lên đây chú Toàn ạ. Đúng là học sinh Việt Nam mình khổ thật.

"nhất tự vi sư bán tự vi sư
nhưng không vì thế làm hư học trò ...í í ẹ"
p/s: hư...ở đây là...mệt ngưới ấy

ToanA4_03_06
20-12-2006, 10:31 PM
việt nam là thế đó tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo sau này khổ có mấy ai tự nhận mình học để theo đuổi con đường học vấn đâu

20-12-2006, 10:35 PM
Lại Vấn Đề Học Hành ~x(
:-@ Nghe Sấm :vn:

ToanA4_03_06
20-12-2006, 10:38 PM
trời sao bác nói vậy đây là đất dành cho học hành mà

hanvanhuynh
21-12-2006, 12:58 PM
Lại Vấn Đề Học Hành ~x(
:-@ Nghe Sấm :vn:
Đồng chí đổi chữ ký đi. Trông kinh lắm. ~x( ~x( ~x(

ToanA4_03_06
21-12-2006, 02:03 PM
haha phần lớn học sinh bây giờ là như thế mà bác

lordofthea4
21-12-2006, 05:45 PM
ko học thêm thì đậu thế quái nào được đâu
dân thành phố thích chơi hơn học nên đi học thêm là đúng
tính ỳ của học sinh quá lớn thì tự học vô hòm

ToanA4_03_06
21-12-2006, 06:41 PM
haha thế thì chú nhìn lại gương lớp mình đê có những đứa học thêm tối ngày mà vẫn trượt đó thôi
còn choa thì lấy tiền đi học thêm chơi điện tử tối ngày hê hê

HiepA4_03_06_ga
23-12-2006, 04:17 PM
haha thế thì chú nhìn lại gương lớp mình đê có những đứa học thêm tối ngày mà vẫn trượt đó thôi
còn choa thì lấy tiền đi học thêm chơi điện tử tối ngày hê hê

Mài đưng nói thế làm anh em buồn, mài mà đi chơi điện tử tối ngày à. Nếu nói đi chơi phải kể đến tao.

Nói chung bi giờ khuyên các chú ngồi trên ghế nhà trường nè: học thêm cũng vùa phải thôi, đừng có lạm dụng việc học thêm mà xin tiền để rồi đi chơi game, chơi bời.

PHẢI TỰ HỌC LÀ CHÍNH, THI ĐẠI HỌC TRONG VÒNG 2 NĂM TỚI KHÔNG CÓ GÌ CAO SIÊU CẢ, CHỈ CẦN ANH EM CHÚ Ý TỚI KỸ NĂNG LÀM BÀI.

Khuyên các cô cậu thì chỉ thế thôi, nói thêm nữa bọn thằng toàn nó cười cho.

ToanA4_03_06
23-12-2006, 06:48 PM
Khuyên các cô cậu thì chỉ thế thôi, nói thêm nữa bọn thằng toàn nó cười cho.

mày nói gì thế cười cái gì mày nói đúng quá còn gì. Đề thi đại học là ở trong sách ở ngoài chỉ có 1 đến 2 điểm thôi

hanvanhuynh
24-12-2006, 11:51 PM
Vẫn lại mấy ông A4_03_06. Chán chả bùn nói nữa. Tóm lại là cấm hay không cấm? Theo tớ là: lập hẳn một Room A4_03_06 cho các ông chát chít. Sướng nhá.b-( b-( b-( b-( b-( b-( b-(

"dạy thêm rồi lại học thêm
trong nhà hơi chật, ra thềm ...tí vô...hic hic"

Pisces
25-12-2006, 02:46 AM
Mọi người bớt chat đi xem nào :/, vào những chủ đề thảo luận thì nêu ý kiến có tính đóng góp 1 chút chứ.
Nếu thích tán phét, thì tớ lập hẳn 1 topic chatroom cho mà chat.

hrockvn
25-12-2006, 08:38 AM
Cấm không được là đúng. Bởi từ chính chúng ta yêu cầu. Chúng ta không đủ khả năng hay sự tự tin vào mình nên phải học thêm. Cấm không được bởi chúng ta đang ở thời điểm kinh tế thị trường. Có cầu ắt nảy sinh cung. Đơn giản thôi.

ToanA4_03_06
25-12-2006, 10:29 AM
nếu cha mẹ không tác động thì các thầy cô cũng không có ai mà dạy trước hết phải trách chính những người đó.Chứ không nên đổ tất cả cho thầy cô.Chính em cũng công nhận dạy thêm có nhiều mặt tích cực hơn tiêu cực