PDA

View Full Version : BOB DYLAN - đại cổ thụ của nền âm nhạc



Jimmy Page
01-12-2006, 04:45 PM
Bob Dylan sinh ngày 24/05/1941, tại Duluth, Minnesota, nước Mỹ. Ông tên thật là Robert Allen Zimmerman và không có gì để nghi ngờ việc ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử của âm nhạc. Ông là tác giả của rất nhiều bài hát kinh điển và được tôn vinh là người đã đem đến “nét văn hoá” cho lời hát của những giai điệu rock.

Là con trai của một người chủ cửa hàng điện tử và đồ trang trí nội thất, khi đang ở tuổi niên thiếu và đang sống tại Hibbing, Minnesota, ông đã bị hấp dẫn bởi sự lãng mạn của thế giới bên ngoài. Ông yêu thích những bộ phim của James Dean, thích cưỡi xe gắn máy và thả hồn theo những giai điệu R&B trên đài phát thanh miền nam. Là một fan hâm mộ cuồng nhịêt của ca sĩ nhạc folk Odetta và huyền thoại nhạc country Hank Williams, ông cũng bị quyến rũ bởi những giai điệu rock ‘n’ roll của thửơ sơ khai.

Khi ông bắt đầu chơi nhạc với bạn học trong các ban nhạc Golden Chords và Elston Gunn And The Rock Boppers, ông là một tay piano vụng về nhưng rất nhiệt tình. Cũng vào thời gian này ông công khai tham vọng của mình trong cuốn sách của trường “to join Little Richard”. Năm 1959, ông đến thăm Minneapolis vào những dịp cuối tuần và khi tốt nghiệp trung học, ông ghi tên vào trường đại học Minnesota. Mặc dù vậy, phần lớn thời gian của mình ông dành cho việc kết giao với những nhạc sĩ địa phương ở các những quán cà phê trong khu vực Dinkytown.

Ở Minneapolis, lần đầu tiên ông khám phá ra nhạc blues, và ông bắt đầu kết hợp các giai điệu blues với những chất liệu cổ truyền căn bản để tạo nên vốn liếng (tiết mục diễn) cho một ca sĩ nhạc folk tập sự như ông. Ông đổi tên mình thành Bob Dylan, chơi nhạc thường xuyên trong các câu lạc bộ địa phương, rất tự tin nhưng không lấy gì làm nổi bật.

Mùa hè 1960, Dylan dành một ít thời gian ở Denver, và ông đã phát triển thành một nghệ sĩ thực thụ qua những cách thức khác thường nhưng thực sự quan trọng đối với cuộc đời nghệ thuật của ông sau này.

Đầu tiên, ông bắt chước cá tính của nhân vật lãng tử Woody Guthrie trong bộ phim Bound For Glory. Trước đó, Dylan đã được học về Guthrie ở trường Minnesota và đã nhanh chóng đọc ngấu nghiến cũng như cố gắng nhồi nhét, học thuộc thật nhiều bài hát của Guthrie. Ở Denver, ông bắt đầu nói bằng giọng mũi Okie, và thử nghiệm một hình tượng mới “bụi bặm, rày đây mai đó”.

Thứ hai, một duyên may đã giúp Dylan đã gặp Jesse Fuller, người trình diễn blues đồng thời bằng đàn guitar và kèn harmonica nhờ vào một cái giá đàn hạc. Dylan đã suy nghĩ rất nhiều khi nhìn thấy kỹ thuật biểu diễn đó của Fuller và cuối cùng ông quyết định tự học để cũng có thể làm được như vậy. Khi ông trở về lại Minneapolis, ông đã phát triển được rất nhiều kỹ năng của một nghệ sĩ trình diễn. Lúc này ông cũng hoàn toàn chắc chắn việc mình sẽ kiếm sống bằng việc trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp, ông quay trở về Hibbing trong một thời gian ngắn, và ngày 24/01/1961 ông có mặt ở New York.

Ở New York, dù vẫn chỉ là một người trình diễn không chuyên và hoàn toàn chưa được biết đến, nhưng ảnh hưởng của Dylan đến hoạt động của nền âm nhạc folk ở thị trấn Greenwich là ngay lập tức và vô cùng to lớn. Ông cuốn hút bất cứ ai với sự năng nổ, đáng tin cậy của mình. Ông chơi nhạc trong những quán cà phê của thị trấn, bao gồm Cafe Wha?, The Commons, The Gaslight và quan trọng hơn cả là ở Gerde's Folk City, nơi ông có buổi trình diễn chuyên nghiệp đầu tiên của mình, phụ hoạ cho ca sĩ nổi tiếng John Lee Hooker, vào tháng 04/1961.

Ông cũng được mời chơi kèn harmonica trong album của Harry Belafonte và Carolyn Hester sau khi ông được nhà sản xuất John Hammond để ý. Chính John đã giúp ông ký được hợp đồng với hãng Columbia Records vào mùa thu năm 1961. Cũng ở thời điểm này, sau khi xem một buổi trình diễn của ông tại quán Gerde's Folk City, Robert Shelton phóng viên tờ thời báo New York Times đã bày tỏ quan điểm của mình rằng Bob Dylan sẽ là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật.

Một sự nghiệp nhiều .. trắc trở

Album đầu tiên của ông, với tên gọi đơn giản là Bob Dylan được phát hành tháng 03/1962. Album là một tuyển tập những bản folk và blues chuẩn mực, thường là nói về cái chết và những nỗi đau cùng sự trải nghiệm trong cuộc sống; đó là những bản nhạc đã nằm trong hành trang suốt những năm lận đận với nghề trước đó của Dylan. Trong vài tháng sau đó, Dylan đã viết hàng tá nhạc phẩm, nhiều bản trong số đó mang tính chất thời sự.

Được khuyến khích bởi người bạn gái Suze Rotolo, Dylan trở nên rất có hứng thú và rồi sau đó thì đi theo làn sóng đấu tranh nhân quyền Civil Rights. Bài hát "Blowin' In The Wind', được ông viết vào tháng 04/1962 trở thành bài hát nổi tiếng nhất trong số những bài hát mang tính phản chiến của ông và được đưa vào album thứ hai The Freewheelin" Bob Dylan, phát hành tháng 05/1963. Cũng trong lúc này, Dylan đã viết và ghi âm nhiều bản nhạc mang tính chính trị rất đáng chú ý như "Masters Of War" và "A Hard Rain's A-Gonna Fall", và, trong suốt thời gian 9 tháng trời xa cách Suze, ông đã viết nên bản tình ca "Don't Think Twice, It's All Right", một trong những bản nhạc thành công nhất của ông.

Cuối năm 1962, ông ghi âm đĩa single với bản nhạc "Mixed Up Confusion" mang phong cách rock 'n' roll với sự góp mặt của những nghệ sĩ khác. Nhưng single này nhanh chóng bị huỷ bỏ bởi vì Albert Grossman, nhà quản lý của Dylan, nhìn thấy con đường thành công trước mắt của Dylan không phải là đi theo bước chân của một rocker, mà là như một nghệ sĩ folk chân chính không sử dụng nhạc cụ điện. Tương tự, những đĩa nhạc mà Dylan đã ghi âm cho album thứ hai của mình với cung cách tương tự cũng bị loại ra khỏi album.

Bản nhạc The Freewheelin" của Dylan chỉ đến sau khi bốn bản nhạc trước bị loại bỏ lần lựơt từng bài một để thay thế bằng bản nhạc mới hơn. Một trong số những bản bị bỏ qua đó là "Talking John Birch Society Blues" mà Dylan đã bị cấm trình diễn kể từ sau khi ông đưa nó ra mắt trong chương trình Ed Sullivan Show vào tháng 05/1963. Dù đã trở thành một giọng ca mới cấp tiến nhưng sự tiến triển đó của Dylan không gây được sự chú ý lắm. Vào lúc ấy, Grossman đã có một quyết định khôn ngoan là để Dylan thực hiện một bản cover lại của "Blowin' In The Wind" (Peter, Paul And Mary) và nó đã đem lại hiệu quả. Bản cover trở thành một bản hit lớn trên khắp nước Mỹ, đưa tên tuổi của Dylan lần đầu tiên lên tầm quốc gia, và thậm chí là quốc tế.

Cũng vào cuối năm 1962, Dylan đã bay đến Luân Đôn để xuất hiện trong The Madhouse On Castle Street của kênh truyền hình BBC. Việc đó tuy không đóng góp được nhiều cho sự nghiệp diễn xuất của Dylan, nhưng trong thời gian lưu lại Luân Đôn, Dylan đã học được nhiều bản nhạc folk của Anh, đặc biệt là của nghệ sĩ Martin Carthy, trở thành nguồn cảm hứng cho những giai địêu sau này của ông. Nhờ vậy mà ông đã có được những bài hát như "Girl From The North Country" (phỏng theo "Scarborough Fair"), "Bob Dylan's 'Dream" (theo "Lord Franklin"), và "Masters Of War" (theo "Nottamun Town"). Các bài hát tiếp tục tuôn chảy ra và Dylan bắt đầu sắp xếp chúng lại để ghi âm.

Đây cũng là thời gian mà Joan Baez bắt đầu nổi lên giữ vai trò quan trọng trong cuộc đời của Dylan. Là một ca sĩ hát nhạc folk đã thành danh, Baez cover lại những bài hát của Dylan, và không bỏ lỡ một cơ hội nào để giới thiệu tài năng của Dylan. Không lâu sau đó, bà giới thiệu ông với những khán giả của mình và cả hai như một cặp tình nhân, trở thành ông hoàng và bà hòang nhạc nhạc folk. Những bản nhạc do Dylan sáng tác ngày càng sắc sảo, sâu sắc và cũng dài dòng hơn theo thời gian. Biblical và nhiều hình tượng văn học khác được Dylan đưa vào âm nhạc của mình, trong “When The Ship Comes In” và “Times They Are A-Changin’”.

“Times They Are A-Changin’” đã được Dylan sáng tác chỉ một hay hai ngày sau khi ông đã hát vang bài “Only A Pawn In Their Game" trước 400.000 khán giả tại buổi diễu hành ở Washing ngày 28/08/1963. Ngay sau ngày Dylan đọc được một bài báo trên tờ báo địa phương về vụ sát hại cô hầu bàn da đen Hattie Carroll, ông đã có cảm hứng để sáng tác bài hát mang tính phản kháng hay nhất của ông, “The Lonesome Death Of Hattie Carroll”, một bài hát được cho là bài hát phản chiến cuối cùng của Dylan. Bài hát được phát hành trong album thứ ba của ông, The Times They Are A-Changin’, tháng 01/1964.

Năm 1964 là năm có những thay đổi lớn trong những sáng tác của Dylan. Lúc này khi đã hoàn toàn chia tay với Suez Rotolo, tỉnh ngộ, hết ảo tưởng với sự bẩn thỉu của nền chính trị tại Village, và với sự nản lòng ngày càng tăng cao trong vai trò một “phát ngôn viên của một thế hệ”, con người chưa từng ngơi nghỉ của Dylan lại lột xác, thoát ra ngoài sự kỳ vọng của đám đông khán giả ái mộ dòng nhạc folk cũ kỹ, và dưới ảnh hưởng của những tác phẩm thơ của John Keats và nhà văn theo trường phái tượng trưng Arthur Rimbaud, Dylan bắt đầu mở rộng sự hiểu biết của mình đối với thi ca.

Ông bắt tay vào việc sáng tác những bản nhạc mới cho album thứ tư của mình, Another Side Of Bob Dylan. Trong album đó người nghe có thể cảm nhận được sự chối bỏ quá khứ của Dylan trong “My Back Pages” và “Chimes Of Freedom”-- trong khi ở những bản nhạc sau này như “Mr Tambourine Man” (bản nhạc này đã được ông ghi âm vào thời điểm này nhưng không được sử dụng trong Another Side), “Gates Of Eden” và “It's Alright Ma, I'm Only Bleeding”, ông lại không chối bỏ chúng nữa -- ông đã đưa chúng vào trong những buổi diễn của mình vài tuần sau đó, làm kinh ngạc người nghe với những sự phức tạp trong ca từ và tinh tế trong văn chương.

Giờ chúng ta lại có một Bob Dylan – nhạc sĩ, khởi nguồn cho những tranh luận về các giá trị liên quan giữa nghệ thuật cao và nghệ thuật phổ thông. Thời gian từ 1964-66 không nghi ngờ gì là thời gian thành công nhất của Dylan trong cả hai vai trò nhạc sĩ và ca sĩ; đó cũng là những năm có ảnh hưởng nhất của Dylan và nhiều nghệ sĩ ngày nay vẫn còn xem ba album của ông trong thời gian này: Bringing It All Back Home và Highway 61 Revisited (1965) cùng album đôi Blonde On Blonde (1966) như là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nghệ thuật của chính họ.

Another Side Of Bob Dylan là album solo cuối cùng của Dylan trong suốt 30 năm. Ngạc nhiên trước những gì ban nhạc Beatles đã làm được – ông đã đến London một lần nữa để trình diễn tại Royal Festival Hall vào tháng 05/1964 – và đã đặc biệt bị lôi cuốn bởi ban nhạc Animals khi họ cover lại bản folk-rock “House Of The Rising Sun”, một bản nhạc mà chính Dylan cũng từng trình bày trong album đầu tiên của ông. Nhờ cảm hứng từ Animals mà sau đó, ông và nhà sản xuất Tom Wilson đã gia cố thêm cho vài bài hát trong số Bringing It All Back Home với phần đệm mang âm hưởng rock ‘n’ roll, chẳng hạn như các bài “Subterranean Homesick Blues” và “Maggies’s Farm”

Tuy nhiên, bài hát quan trọng nhất của Dylan trong giữa những năm 1960 là bản nhạc “Like A Rolling Stone” được viết ngay sau chuyến lưu diễn vòng quanh các buổi hoà nhạc ở Anh trong tháng 04 và 05/1965, sau này được nhắc đến trong bộ phim tài liệu nổi tiếng của D.A. Pennebaker, Don’t Look Back. Dylan nói rằng ông bắt đầu viết “Like A Rolling Stone” với ý định sẽ từ bỏ việc ca hát và chơi nhạc. Ca từ trong bài nhạc lấy cảm hứng từ sáu trang giấy tuôn ra từ mạch ý thức, là tiếng nói của một con người đơn độc nổi bật trên nền nhạc là sự kết hợp bất hủ giữa nghệ sĩ guitar của nhạc blues Chicago Michael Bloomfield, bass Harvey Brooks và nghệ sĩ organ trẻ Al Kooper. Like A Rolling Stone” là tác phẩm cuối cùng của nhà sản xuất Tom Wilson, và cũng là bản nhạc xuất sắc nhất của Dylan. Với độ dài sáu phút, nó đã phá vỡ công thức chỉ được dài dưới 3 phút cho một bản single từ trước đến nay. Nó là bản nhạc thành công rực rỡ và nó đã được phát trên tất cả các đài phát thanh trong suốt mùa hè năm 1965 cùng với “Mr Tambourine Man” của Byrds.

Vì vậy, những người đến xem Dylan biểu diễn tại buổi lễ hội Newport Folk Festival ngày 25/07/1965 đáng ra chẳng có gì phải ngạc nhiên trước hình ảnh mới của ông - một rocker chuyên trị nhạc folk đã hoàn toàn đủ lông đủ cánh - nhưng hình như họ lại thực sự có một phen sửng sốt. Được hỗ trợ bởi ban nhạc Paul Butterfield Blues, thứ âm nhạc được cho là âm nhạc mới của Dylan này gặp phải một làn sóng bối rối, hoang mang và một thái độ thù địch, chống đối dù cho đó chỉ là lần trình diễn đầu tiên của ông với sự hỗ trợ của một ban nhạc khác.

Những câu chuyện sau đó xoay quanh việc Dylan đã bị khán giả la ó, phản đối như thế nào đêm trình diễn đó, và tại sao lại như vậy nhưng Dylan hình như rất có kinh nghiệm và bản lĩnh khi ông tỏ ra không hề nao núng. Nếu như sau khi trở về từ chuyến lưu diễn đến nước Anh, ông hầu như cảm thấy đã sẵn sàng để từ bỏ thì giờ đây ông lại đang sẵn sàng cho một sự khởi đầu mới, đi lưu diễn với một ban nhạc và đem âm nhạc cũng như chính bản thân ông đến với những miền xa nhất cũng như Rimbaud đã từng làm.

Sự phát hiện ra Hawks - ban nhạc Canada từng lưu diễn tại các nhà trọ và quán rượu trước khi được John Hammond Jnr. và Mary Martin, cô thư ký của Albert Grossman tiến cử - là một trong những điều kỳ diệu đã xảy ra. The Hawks, sau này trở thành the Band, bao gồm các thành viên Robbie Robertson, Richard Manuel, Garth Hudson, Rick Danko và Levon Helm. Những bài hát của Dylan và âm nhạc của the Hawks dường như được sinh ra để thuộc về nhau. Sau hai buổi trình diễn khởi động đầy sóng gió, họ lên đường lưu diễn khắp nước Mỹ, qua Hawai đến Úc, rồi Scandinavia và cuối cùng là Anh quốc, rồi đáp một chuyến bay nhanh đến Paris để kỷ niệm ngày sinh nhật trong tháng 05/1966.

Jimmy Page
01-12-2006, 04:45 PM
--------------------------------------------------------------------------------
Nó chắc chắn là những âm thanh lớn nhất mà người ta đã từng nghe, và hầu như chắc chắn, những âm thanh điện tử đó đã được “chào đón” trong tình trạng cực kỳ lộn xộn và làm mất hết tinh thần của những người trình diễn trên sân khấu. Tay trống Levon Helm đã bị mất nhuệ khí bởi tiếng la ó dữ tợn của khán giả đến nỗi đã rời bỏ nhóm - những tay trống khác: Sandy Konikoff và Mickey Jones vẫn ở lại với chuyến lưu diễn.

Rời sàn diễn, Dylan hầu như mất tự chủ, không ngủ nghê, không ăn uống gì đựơc, trông tả tơi như một con nghiện và có vẻ như đang cố gắng để có thể lãng quên đi một cách nhanh chóng đối với rock ‘n’ roll. Pennebaker lại một lần nữa quay phim về chuyến lưu diễn, lần này là được Dylan thuê làm. Bản quay chính thức về chuyến lưu diễn, Eat The Document, rất hiếm khi được nhìn thấy, là một bộ phim tư liệu mà lúc đầu được uỷ quyền cho ABC TV. Phiên bản không chính thức của Pennebaker thực hiện có tên là Bạn biết có điều gì đó đang diễn ra ở đây - You Know Something Is Happening. “Điều đang xảy ra ở đây chính là thuốc phiện..” Pennebaker nói.

Dylan đã hoàn toàn kiệt sức khi ông quay trở về Mỹ vào tháng 06/1966, nhưng ông vẫn phải hoàn tất bộ phim và hoàn tất Tarantula, quyển sách đã quá hạn giao hẹn với Macmillan. Dylan còn nợ hãng Columbia hai album nữa trước khi hợp đồng của ông kết thúc, và hàng loạt buổi diễn đã được bán vé cho đến tận cuối năm. Và rồi, vào ngày 29/06/1966, Dylan bị thương trong một tai nạn xe máy ở gần nhà ông ở Bearsville, gần Woodstock.

Liệu đó có thực sự là một tai nạn giao thông hay không? Đến tận bây giờ Dylan vẫn quả quyết là đúng vậy. Ông bị gãy cổ và phải nằm điều trị trong một thời gian. Nhưng quan trọng hơn cả là vụ tai nạn đã giúp ông giũ bỏ được trách nhiệm mà người quản lý Grossman đã đặt lên vai ông. Thời điểm này mối quan hệ giữa Dylan và Grossman đã bớt đi phần thân mật và những tranh chấp kiện tụng giữa hai người họ vẫn còn tiếp tục cho đến mãi khi Grossman mất vào 20 năm sau đó. Trong suốt thời kỳ dưỡng bệnh, Dylan được vợ là Sara chăm sóc (họ đã cưới nhau vào tháng 11/1965). Thời gian này ông rất hạn chế các cuộc thăm viếng. Tin đồn lan rộng về việc Dylan có thể không bao giờ còn có thể quay trở lại trình diễn nữa. Các nhà báo bắt đầu lảng vảng quanh khu vực để tìm kiếm câu trả lời cho tin đồn nhưng rồi cũng đành ra về tay không khi không thể gặp được một nguồn tin đáng tin cậy nào.

Sau nhiều tháng dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, làm những việc mà trước đây không có thời gian để làm như cho mèo ăn, chăm sóc con cái và tự cắt tóc cho mình, Dylan kết giao với gia đình Hawks, những người đã thuê một căn nhà có tên gọi là Big Pink ở West Saugerties. Họ gặp nhau mỗi ngày và chơi nhạc. Đó là sự điều trị cuối cùng mà Dylan cần. Một khối lượng lớn những tác phẩm đã được ghi âm ở tầng hầm của ngôi nhà Big Pink - những bản folk, pop, country cũ và cuối cùng, chính những bản nhạc cũ kỹ đó lại đã ấp ủ cho ra lò những sáng tác mà sau này được biết đến như những tác phẩm dưới tầng hầm - The Basement Tapes.

Vài bản nhạc mang tính hài hước phi thực tế như "Please Mrs Henry", "Quinn The Eskimo", "Million Dollar Bash"; những bài khác là sự lục lọi trong nội tâm, là sự trầm ngâm suy tư về danh vọng, tội lỗi, trách nhiệm và sự chuộc tội: "Tears Of Rage", "Too Much Of Nothing", "I Shall Be Released". Nhiều bản nhạc trong số này đã được cover lại bởi các nghệ sĩ và nhóm nhạc khác và những bản cover lại này cũng đã trở thành những bản nhạc hit. Một số bản ghi âm của vài bài hát trong số này đã không được phát hành mãi đến tận 1975.

Tháng 01/1968, Dylan xuất hiện cùng với Hawks - khi này ban nhạc đã được đổi tên thành Crackers - tại buổi hoà nhạc Woody Guthrie Memorial Concert ở hội trường Carnegie Hall của New York. Tháng sau, John Wesley Harding được phát hành, một album mang nặng tính đạo đức nhưng thẳng thắn với những bài hát tưởng như rất giản đơn "All Along The Watchtower", "The Ballad Of Frankie Lee And Judas Priest", "Dear Landlord" và "Drifter's Escape", nhiều bản trong số đó có ý ám chỉ về những sự kiện đã xảy ra vài năm trước. Bản nhạc cuối cùng của album, "I'll Be Your Baby Tonight", đơn giản, không nước đôi và chính nó đã báo trước cho những bản tình ca ấm áp hơn trong album Nashville Skyline, được phát hành vào ngày 04/1969 (dù cho có các bài tình ca rất hay như I Threw It All Away và Lay Lady Lay nhưng đây lại là một album nhạc country, và điều đó đã gây bực dọc cho các fan truyền thống của ông).

Sau bức hoạ một màu lạnh lẽo của John Wesley Harding, giờ đến một Dylan trong sắc thái toàn diện, tươi cười hớn hở, với vẻ ngoài thanh nhàn, và hát với một giọng hát sâu lắng, giàu cảm xúc. Thực kỳ quặc khi vài trong số những người bạn lâu năm nhất của ông lại cứ khăng khăng là “Bobby” đã trở về với những ngày đầu khi ông bắt đầu học hát.

"Lay Lady Lay", "Tonight I'll Be Staying Here With You", và bản song ca với Johnny Cash trong "Girl From The North Country" - rất dễ nghe, ca từ không phức tạp và có thể là hơi quá sướt mướt. Tuy nhiên, Nashville Skyline là một album có ảnh hưởng lạ thường. Nó đem đến sự hợp thời cho một Nashville đã cũ kỹ - cũ kỹ một cách vô vọng (nơi mà Blonde On Blonde được ghi âm, một cách tình cờ và không thích hợp) và báo trước sự ra đời của một thể loại nhạc mới – country rock. Một sự kiện mới đã xảy ra thật trùng hợp – hay có lẽ đã giúp ích cho việc ra đời của nó – đó là lễ hội Woodstock Festival được tổ chức trong cùng mùa hè năm đó. Một sự quay trở lại với sự giản đơn và một tình yêu mà trên thực tế là có họ xa với cái trạng thái lâng lâng (có được từ việc sử dụng thuốc phiện..) được ca tụng bởi những thanh niên lập dị chống lại những quy ước xã hội (hippi) ở San Francisco khoảng hai năm về trước, những người mà Dylan chưa từng chú ý đến.

Dylan quyết định tránh tham dự lễ hội Woodstock Festival dù cho ban nhạc Crackers của ông vẫn tham gia – nhưng ông đã hiện diện trong lễ hội Isle Of Wight Festival vào ngày 31/08/1969
Trong bộ trang phục trắng rộng thùng thình theo phong cách của Hank Williams, Bob Dylan đã đưa ra một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với một chú rối trong bộ trang phục của một con thỏ với kiểu tóc kinh khủng - đã tru tréo và gào thét một cách thù địch trước mặt của những khán giả tại hội trường Albert Hall hơn ba năm về trước. Một Dylan hoàn toàn mới với dáng vẻ khiêm tốn đã thủ thỉ và ngâm nga những bản nhạc chưa bao giờ có thể tao nhã hơn, và khi làm như vậy, Dylan đã để lại cho khán giả một sự hoang mang bối rối cũng nhiều như đã từng khiến cho khán giả phải la ó vào năm 1966. Nhưng sự bối rối đó không làm sao có thể so sánh được với sự hoang mang khi Dylan phát hành album Self Portrait của ông vào tháng 06/1970.

Album mới này có sự tương đồng chặt chẽ với album Dylan đã phát hành trước đó. Cả hai đều là album đôi, đều đưa ra một đống tạp nham hỗn độn của những bản nhạc ghi âm sống không có gì là nổi bật, xen kẽ nhau, những phiên bản cover lại kỳ quặc, với những phần mở đầu và kết thúc vá víu. Có rất ít chất liệu mới trong Self Portrait, trừ "Blue Moon". Giới phê bình chỉ trích. Các fan cũ thì (lại một lần nữa) hoang mang. Tạp chí Rolling Stone hằn học: “Đống phân này là cái thá gì thế?”, bài phê bình của Greil Macus đã bắt đầu như thế đấy.

"Dylan đã trở lại với chúng ta một lần nữa", Ralph Gleason viết trên chính tạp chí Rolling Stone như vậy vào bốn tháng sau đó, báo trước việc phát hành vội vàng của New Morning như là một “sự trở về với hình thái ban đầu”. Đó là Al Kooper; đó là Dylan với giọng nói lè nhè; đó là những lời hát khá phi thực tế; đó là tập hợp của những bài hát mới; nhưng đó là thời kỳ không ngừng nghỉ đối với Dylan.

Ông đã rời Woodstock và trở về New York, tại trung tâm của thị trấn Greenwich, mua một ngôi nhà phố ở đường MacDougal. Sau này ông nhận ra rằng quyết định đó là một sai lầm, đặc biệt là khi A.J. Weberman, “nhà nghiên cứu Dylan” đầu tiên trên thế giới, xuất hiện ở ngưỡng cửa nhà ông, lục lọi thùng rác nhằm tìm kiếm đầu mối để giải mã những bản nhạc đầy chất thơ của ông và làm kinh sợ các con ông (dù không chủ ý). Weberman coi việc đưa Dylan ra khỏi giấc ngủ mê giữa cuộc đời và đưa ông trở lại những động cơ tinh thần và chính trị trước đây như là nhiệm vụ của mình, và thực đáng chú ý khi nỗ lực đó của Weberman cũng đã đem đến vài kết quả.

Ngày 01/08/1971, Dylan xuất hiện tại buổi hoà nhạc gây quỹ ủng hộ Bangladesh, buổi diễn duy nhất của ông trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1974, và vào tháng 11/1971, ông phát hành "George Jackson", một bài hát phản chiến có tác động mạnh mẽ (chắc là nhờ âm điệu đinh tai nhức óc của nó) dưới dạng đĩa single. Dylan cũng xuất hiện thường xuyên trong tư cách khách mời trên các album của những nghệ sĩ khác đến nỗi việc đó không còn là một việc làm khác thường nữa.

Dylan bắt đầu khám phá dòng máu Do thái trong ông. Ông đã có một bức chân dung nổi tiếng ở Wailing Wall tại Jerusalem. Năm 1973, ông đóng vai nhân vật Alias khó hiểu, với sự tự tin, trong bộ phim cao bồi sáng chói Pat Garrett & Billy The Kid của đạo diễn Sam Peckinpah, bộ phim mà ông cũng đã góp vào phần nhạc nền, trong đó phải kể đến "Knockin' On Heaven's Door", sau này đựơc phát hành thành single rất thành công, Eric Clapton là một trong những nghệ sĩ đã cover lại bài hát này của Dylan.

Cũng trong năm 1973, Dylan rời hãng Columbia Records, làm ngạc nhiên các nhà quan sát. Trước đó ông đã bị David Geffen thuyết phục về những thuận lợi và ưu đãi khi ông khi hợp tác với hãng đĩa Asylum Records của Geffen. Sự bất lợi là, theo như vài người, chính sự đá đít tàn nhẫn đó đã dẫn đến việc Columbia khăng khăng đòi tiến hành một sự trả thù. Họ đưa ra một album Dylan hỗn loạn, với phần chính là những bài hát bị loại trong quá trình thực hiện các album trước đây - có thể đoán chừng là với cả hai dụng ý: (1) gây khó khăn để thử thách khả năng chịu đựng của Dylan và (2) là để ăn theo một vài tiếng vang mà Dylan đã gặt hái được từ album đầu tiên với hãng Asylum, Planet Waves, album mới ghi âm cùng với nhóm The Band.

Tuy nhiên, không có một sự tranh chấp nào xảy ra quanh album Dylan, mặc dù nó có vài bản nhạc thực sự khá đáng chú ý, và sự bối rối duy nhất là dành cho hãng Columbia, sau đó đã bị chỉ trích khắp nơi về cái tính cáu giận nhỏ mọn đó.

Theo sau là một chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ. Vé được bán qua đường bưu điện và đã thu hút đến sáu triệu yêu cầu cho việc mua vé. Tất cả những người đến tham dự các chương trình đó đều đồng ý rằng Dylan và ban nhạc the Band thật là dị thường.

Bằng chứng về sự dị thường đó đựơc ghi âm lại trong Before The Food, cũng được phát hành bởi Asylum, dĩ nhiên cũng để rỉ ra năng lượng, nhưng lại thiếu khôn ngoan: Dylan có vẻ như đã cố gắng quá sức, đẩy mọi thứ đi nhanh quá. Điều đó tốt nhưng không tốt theo cách như vậy. Điều tốt ở đây, không thể chối cãi, là sự ra đời của album Blood On The Tracks. Được ghi âm đầu tiên vào cuối năm 1974 (cho hãng Columbia, nhưng không có những cảm giác nặng nề..) Dylan đã thay thế vài bản nhạc trong đó bằng các version cùng hợp tác thực hiện ở Minnesota trong dịp lễ Giáng sinh. Đó là những tác phẩm xuất sắc nhất của ông kể từ sau Blonde On Blonde. "Tangled Up In Blue", "Idiot Wind", "If You See Her Say Hello", "Shelter From The Storm", "Simple Twist Of Fate", "You're A Big Girl Now" . . . kiệt tác này nối tiếp kịêt tác kia. Nó không giống như một album nói về việc ly hôn hay chia tay (cuộc ly hôn của Dylan với Sara chỉ hoàn tất vào năm 1977), nhưng nó chắc chắn là một nhật ký của nỗi tuyệt vọng. “Nỗi đau sẽ giúp con người ta nhận ra những điều tốt đẹp nhất của con người, có phải vậy không?”, Dylan đã hát như thế trong bản nhạc "She's Your Lover Now"; Blood On The Tracks là một lời nói dối đối với tất cả những người cho rằng Dylan đã kiệt sức.

Nếu như Dylan – nhạc sĩ được tái sinh với Blood On The Tracks, thì Dylan người nghệ sĩ biểu diễn đã nổi lên lại với Rolling Thunder Revue. Một chương trình du lịch kết hợp với trị bệnh, di chuyển từ thị trấn nhỏ này sang thị trấn nhỏ khác, trình diễn không báo trước, với một đội hình rộng và linh hoạt, nhưng cơ bản thì gồm có Dylan, Joan Baez, Roger McGuinn, Rambling Jack Elliott, Allen Ginsberg, Mick Ronson, Bobby Neuwirth và Ronee Blakley, chương trình Revue đã được thai nghén ở Village vào mùa hè năm 1975, và bắt đầu vào ngày 31/10 từ New England, ở Plymouth, Massachusetts.

Đó là cả một giấc mơ dài, và Dylan, với khuôn mặt “sơn” trắng, nón được trang trí với những bông hoa, đầy cảm hứng, cuồng nhiệt với một sức sống mới, và hát như một thằng bé tinh khôn quỷ quái. Vài trong số những buổi diễn thú vị này đã được giữ gìn trong bộ phim dài bốn tiếng Renaldo And Clara. Nhóm thực hiện Revue đã được trịêu tập lại để cùng thực hiện chuyến lưu diễn miền nam năm 1976 mà người ta có thể bắt gặp những nét sôi nổi của nó trong album thu sống Hard Rain. Trọng tâm của Revue là phản đối vụ tống giam lầm đối với tay đấm bốc Hurricane Carter. Bài hát “Hurricane” của Dylan có mặt trong mọi đêm diễn của Revue trong năm 1975, và trong album Desire - phát hành sau album Blood On the Tracks - nhiều bài hát do Dylan cùng viết với Jacques Levy. Thật dễ hiểu khi Desire trở thành một album nổi tiếng; "Isis", "Black Diamond Bay", "Romance In Durango" là vài trong những bản ballad mạnh mẽ nhất của Dylan.

Jimmy Page
01-12-2006, 04:47 PM
Tiếp đến là Street Legal, album năm 1978 được hoàn thành trong khoảng thời gian hạn hẹp của chuyến lưu diễn kéo dài suốt một năm với ban nhạc lớn nhất mà Dylan từng có được. Nhiều bản nhạc cũ đã được làm lại theo một cách mới, mặc dù những bản ghi âm cũ ở trong tình trạng rất xấu. Vào khoảng cuối năm 1979, chuyến lưu diễn quanh nước Mỹ có vẻ như gặt hái đựơc sự ngang bằng trong sự tán thưởng và chê bai. "Dylan đã đến Vegas", vài nhà phê bình rền rĩ. Nhưng vài trong số những buổi diễn đó rất tuyệt vời và những bài hát mới như "Senor (Tales Of Yankee Power)", "Changing Of The Guard", "Where Are You Tonight? (Journey Through Dark Heat)", "True Love Tends To Forget" thật xuất sắc.

Năm 1979, Dylan trở thành một nghệ sĩ Christian được tái sinh trở lại và phát hành album Slow Train Coming với những bài hát Phúc âm nhiệt thành, album được ghi âm ở Muscle Shoals, Alabama, cùng với Jerry Wexler, Barry Beckett, và Mark Knopfler cùng Pick Withers từ Dire Straits, và vào tháng 11 và 12 đã biểu diễn nhiều buổi hoà nhạc để giới thiệu về những bài hát Christian mới của mình.

Gào lên với sự hoài nghi? La hét phản đối? Âu cũng là phản ứng tự nhiên thôi, nhưng album rất mạnh mẽ và thành công với những âm thanh hiện đại, những bài hát mạnh mẽ, sự biểu diễn tuyệt vời (Dylan đã giành được một giải Grammy cho Best Rock Vocal Performance với "Gotta Serve Somebody'), và những buổi biểu diễn, kéo dài cho đến 1980. Album Christian thứ hai, Saved, ít ấn tượng hơn, và, sự hăng hái của những tháng trước đó trở nên im hơi lặng tiếng hơn vào cuối năm. Từng chút một, những bài hát cũ bắt đầu được làm mới lại và vào năm 1981 khi Shot Of Love được phát hành, người nghe không biết có phải Dylan đang khẳng định lại sự thất bại của mình hay không. Bài hát mỉa mai, châm biếm "Property Of Jesus" và bài hát đao to búa lớn "Dead Man, Dead Man" cho rằng không nhiều thứ đã thay đổi, nhưng mặt khác bài hát nói về sự hồi tưởng quá khứ "In The Summertime" và bài hát quanh co "Every Grain Of Sand" lại là những lời nói bóng gió.

Vài bài hát mang tính mạnh mẽ - "I&I" và "Jokerman" nằm trong số đó - những bài hát khác tương đối ít ấn tượng. Dylan bước vào thời đại của video với việc thực hiện những quảng cáo cho "Sweetheart Like You" và "Jokerman", nhưng ông có vẻ không hứng thú lắm với việc ấy. Tin đồn vẫn dai dẳng rằng ông đã từ bỏ nhạc Christian và khơi gợi lại sự thất bại của Jewish. Tên tuổi của ông bắt đầu bị gắn với giáo phái Lubavicher cực đoan chính thống. Dylan, như trước giờ vẫn vậy, từ chối xác nhận hay phủ định đối với vấn đề giáo phái.

Sau ba năm với những thay đổi bất thường, thật là khó mà ngạc nhiên khi biết rằng Dylan đã rớt ra khỏi ánh hào quang siêu sao trong phần lớn năm 1982, nhưng vào năm tiếp theo, ông trở lại với phòng thu, cùng với Mark Knopfler sáng tác nhiều tác phẩm mới. Album Infidels, kết quả của việc đó ra đời vào tháng 10/1983, được tiếp nhận trong một thái độ bối rối.

Năm 1984, ông xuất hiện trực tiếp trong chương trình truyền hình David Letterman với bộ ba Cruzados đầu tóc bờm xờm mới vào nghề đến từ Los Angeles. Vài tuần lễ sau đó, ông biểu diễn lần đầu tiên sau ba năm, đến châu Âu cùng với Santana trong chuyến lưu diễn do ông bầu Bill Graham tổ chức. Một album kỷ niệm không mấy ấn tượng Real Live, đươc phát hành vào tháng 12, nổi tiếng chủ yếu là nhờ vào phiên bản được viết lại của "Tangled Up In Blue".

Năm sau đó mở ra với việc Dylan góp mặt trong single "We Are The World", và vào mùa hè, sau khi phát hành Empire Burlesque, một album có phần nào đó hơi chắp vá được sản xuất bởi chuyên gia remix Arthur Baker nhưng có một niềm kiêu hãnh là bản nhạc tuyệt đẹp kết thúc album "Dark Eyes", Dylan đã trở thành sự kiện hàng đầu trên các tiết mục quảng cáo của Live Aid. Ban đầu, Dylan được cho là sẽ cùng trình diễn với ban nhạc, nhưng sau đó lại được yêu cầu trình diễn solo. Để đáp ứng yêu cầu đó, Dylan đã chiêu mộ Ron Wood và Keith Richards của ban nhạc Rolling Stones để giúp ông.

Kết quả thật là thảm hại. Không hy vọng đựơc diễn tập trước và bị cản trở bởi việc thiếu hiệu thính viên cùng cảnh tượng huyên náo của đằng sau bức phông mà họ đang trình diễn phía trước, cả ba người rơi vào tình trạng rối ren. Dylan cuối cùng là nghệ sĩ duy nhất xuất hiện trước hàng tỉ khán giả truyền hình trên khắp thế giới - ông đã càu nhàu về chuyện ấy sau đó - và kết thúc buổi diễn của mình với một số lượng fan ít hơn khi ông bắt đầu biểu diễn. Sự việc đã được cứu vớt lại phần nào tại buổi hoà nhạc Farm Aid trong tháng 09, một sự kiện được tổ chức như là kết quả của sự kêu gọi vụng về trên sàn diễn của Dylan “trước khi thương người, hãy thương lấy người nhà mình” tại Live Aid. Đựơc hỗ trợ bởi Tom Petty và ban nhạc Heartbreakers, điều rõ ràng có thể nhận ra ngay là Dylan đã tìm thấy được ban nhạc đồng cảm và thích hợp nhất kể từ sau ban nhạc Hawks.

Năm đó cũng kết thúc trong tốt đẹp với sự phát hành của album thứ năm (gồm 3 CD), Biograph, một bữa tiệc của sự hồi tưởng lại quá khứ, với nhiều bản nhạc chưa có dịp phát hành trước đây. Sự hợp tác với Tom Petty rất tốt, được quyết định rằng sẽ tiếp tục, và một chuyến lưu diễn được thông báo sẽ bắt đầu từ New Zealand, Úc, Nhật và sau đó là nhiều chương trình tại Mỹ. Đó là vé lưu diễn bán chạy nhất mùa hè và Petty cùng Dylan lại tiếp tục cộng tác thêm một năm nữa trong chuyến lưu diễn quanh châu Âu, lần đầu tiên người ta thấy Dylan xuất hiện tại Israel. Thật không may, buổi diễn mở đầu tại Tel Aviv không được tiếp nhận nhiều từ cả hai phía – khán giả và giới báo chí. Chương trình thứ hai tại Jerusalem nói chung thì thú vị hơn, cho đến khi có sự cố xảy ra với hệ thống PA khiến cho chương trình phải kết thúc một cách bất ngờ.

Giữa hai chuyến lưu diễn, Dylan cũng xuất hiện trong vai chính thứ hai trong điện ảnh của mình trong bộ phim của Richard Marquand-đạo diễn của Hearts Of Fire, được quay tại Anh và Canada với các vai chính khác do Rupert Everett và Fiona Flanagan đảm nhận. Dylan đóng vai Billy Parker, siêu sao điện ảnh một thời - người mà có thể nói là giống một cách kỳ lạ với chính Dylan (trừ việc sự nghiệp của Billy đã tàn lụi - của Dylan thì chưa). Dù cho Dylan đã nỗ lực hết mình – và ông đã đựơc đánh giá là điểm sáng nhất của bộ phim – nhưng mà bộ phim vẫn thất bại.

Buổi chiếu ra mắt vào tháng 10/1987 của bộ phim được đón nhận trong sự nhạo báng và chỉ được công chiếu ở rạp trong một tuần ở Anh. Sự thất bại đó của bộ phim lại càng thêm đậm nét khi nó nối đuôi theo sau một album cũng thất bại, Knocked Out Loaded, mà trong đó chỉ có một bài hát mang tính sử thi "Brownsville Girl", cùng sáng tác với nhà soạn kịch Sam Shepard, là đáng kể.

Có vẻ như Dylan nhận được sự chú ý nhiều nhất là trong các buổi diễn của ông. Những chương trình cùng thực hiện với Tom Petty đã thắng lợi. Dylan cũng chia sẻ phần yết thị với Grateful Dead ở nhiều sân vận động, và đã học được từ kinh nghiệm đó. Ông ghen tỵ với khả năng có thể trình diễn đều đều hàng năm, luôn thành công ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ trình diễn. Ông thích hai tay trống của ban nhạc và cũng ngưỡng mộ cái cách mà họ làm mới mỗi buổi diễn của mình, chơi những bản nhạc khác nhau tuỳ theo ngẫu hứng. Những đặc điểm riêng biệt này của ban nhạc đã nhanh chóng được tiếp thu và đưa vào triết lý biểu diễn của Dylan.

Down In The Groove, một album với hầu hết là những phiên bản cover lại của các bài hát cũ, được phát hành cũng trong tháng 06/1988, cùng thời gian mà Dylan đã biểu diễn buổi đầu tiên của chuyến lưu diễn được biết đến như là chuyến lưu diễn không bao giờ kết thúc Never-Ending Tour. Cùng với ban nhạc do G.E.Smith dẫn dắt, Dylan một lần nữa có vẻ như đã được nạp lại năng lượng.

Sự khao khát được làm việc trong Dylan dường như chưa bao giờ lớn hơn. Cũng trong năm này, ông cùng cộng tác với những nghệ sĩ mà chưa bao giờ ông từng nghĩ đến George Harrison, Jeff Lynne, Tom Petty và Roy Orbison cũng như một thành viên của Traveling Wilburys, một ban nhạc rock được tập hợp một cách ngẫu nhiên vào mùa xuân (từ một ý nghĩ chợt nảy ra). Album của họ, Volume 1, mà trong đó giọng hát của Dylan cũng nổi bật như tất cả mọi người, đã đem về một thành công lớn - ngoài sự mong đợi - về mặt thương mại.

Album kế tiếp của Dylan nổi lên như là một album thành công nhất của ông trong thập niên ’80, Oh Mercy, được ghi âm ở New Orleans và được sản xuất theo phong cách riêng của Daniel Lanois. Tuy nhiên, vì vài lý do mà chỉ có Dylan mới biết rõ, Dylan đã loại bỏ nhiều bản nhạc xuất sắc ra khỏi những album mà ông phát hành trong thập niên 1980, trong đó có bản nhạc đáng chú ý nhất "Blind Willie McTell", đã được ghi âm cho album Infidels nhưng lại không được đưa vào. Sự thật là, bất chấp chất lượng ưu tú hiển nhiên của những bài hát trong Oh Mercy - "Shooting Star" và "Most Of The Time" ít nhất là một lần, cả hai bài đều là bằng chứng, là kinh nghiệm về sự trưởng thành mà từ lâu các fan đã trông đợi trong các sáng tác của Dylan – có vẻ như Dylan vẫn đang còn ngập ngừng, do dự. Bản nhạc hỗn loạn "Series Of Dreams" và bản nhạc đầy mãnh lực "Dignity" là những sản phẩm của Lanois, nhưng không đựơc đưa vào Oh Mercy. Thay vào đó, cả hai đã xuất hiện trong các album tổng hợp.

Album Under The Red Sky, được phát hành năm 1990, cũng là một sự chán ngán/thất vọng giống như album phát hành sau đó Roy-Orbison-bereft Wilburys follow-up, Volume 3. Tuy nhiên, việc lưu diễn vẫn tiếp tục, nhưng sự trình diễn của Dylan trở nên ngày càng thất thường, thỉnh thoảng rất tuyệt vời, nhưng thường xuyên là hỗn loạn. Đó là một sự tự phát và ứng khẩu, nhưng nó cũng cho thấy sự liều lĩnh, cẩu thả và kém cỏi. Dylan có thể không phải là như vậy nhưng đôi khi có thể là cả hai. Số lượng khán giả của ông bắt đầu suy giảm, danh tiếng của ông cũng vậy. Bộ ba CD, The Bootleg Series, Volumes 1-3 (Rare And Unreleased) 1961-1991, vớt vát lại chút ít cho ông, cũng như chương trình kỷ niệm 30 năm sự nghiệp tổ chức tại Madison Square Garden vào năm 1992, mà vài đại gia của làng nhạc rock cùng những người ít tiếng tăm hơn đã góp sức vào chương trình trong vai trò nhạc sĩ.

Mặc dù vậy, ít có bản nhạc nào đáng để đưa vào buổi diễn. Cả hai bản Good As I Been To You (1992) và World Gone Wrong (1993), mặc dù rất đáng ngưỡng mộ, nhưng cũng chỉ là những bản nhạc folk và blues cũ, đã được Dylan biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1964, solo và không sử dụng nhạc cụ điện. Greatest Hits Volume 3 (1994) đưa ra những bản nhạc không thành công cũ và Unplugged (1995) chủ yếu là những bài hát của thập niên ’60. Dù cho CD-ROM đầy tham vọng Highway 61 Interactive có vẻ như cho thấy tương lai của Dylan: đắm mình một cách luyến tiếc trong ánh hào quang cũ. Mặc dù những buổi diễn của Dylan trở nên mạch lạc và được kiểm soát tốt hơn, sự lựa chọn chất liệu của ông ít sáng tạo hơn trong năm 1994, trong khi nhiều chương trình trong năm 1995, dù chứng kiến sự tiếp tục phát triển trong hình thức, vẫn mang đầy dư âm của những bài hát được viết từ 30 năm trước.

Năm 1997, có tin đồn rằng Dylan đang trên đường gõ cửa thiên đường. Mặc dù ông đã trải qua chứng sưng cơ tim nghiêm trọng, nhưng ông lại được cho xuất viện sau một thời gian ngắn, khiến báo chí suy luận ra rằng chẳng bao lâu ông sẽ gặp lại Elvis. Có lẽ là đã đến lúc để người ta bắt đầu đưa Dylan vào những trang giấy lịch sử. Tuy nhiên, như thời gian đã cho thấy, bạn không bao giờ có thể gạch được tên của Bob Dylan. Time Out Of Mind, được sản xuất bởi Lanois là một album buồn rũ rượi, với những sự phản chiếu của Dylan về tình yêu đã mất và những lời nói bóng gió về cái chết.

Đó thực sự là một tác phẩm xuất sắc sau nhiều năm của Dylan, mặc dù giọng hát của ông vẫn đang tiếp tục xuống sức, nhưng sức mạnh của giai điệu và ca từ thì thật đáng thán phục. Một ví dụ nổi bật cho khả năng vẫn còn có thể tiếp tục sáng tác những bản tình ca nồng nàn của Dylan là bài hát “To Make You Feel My Love”. Các phiên bản tuyệt vời của Garth Brooks và Trisha Yearwood được sử dụng làm nền cho bộ phim Hope Floats năm 1998 (Brooks đưa nó lên vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng US country chart).

Cũng trong năm đó, việc phát hành chính thức những bản nhạc huyền thọai đựơc ghi lậu trong buổi diễn ở Manchester Free Trade Hall năm 1966, nhận được nhiều sự ca ngợi từ báo chí. Điều này hoàn toàn đúng đắn bởi vì buổi diễn với những bài hát quen thuộc đó nhắc nhở lại và khẳng định tầm quan trọng khó ai sánh kịp của Dylan trong vai trò là một người viết nhạc.

Bản ghi âm đầu tiên trong số những bản nhạc thiên niên kỷ mới này là "Things Have Changed", bản nhạc đem về cho Dylan một giải thưởng Grammy và là nhạc nền cho bộ phim Wonder Boys của Curtis Hanson. Album studio mới của ông Love And Theft nhận được sự tán thưởng hào phóng, vượt quá chất lượng chung của nó. Chỉ có "Mississippi" là xứng đáng được coi là bản nhạc lớn của Dylan. Dù cho chất lượng các tác phẩm được trình làng của Dylan sau này ra sao, ông vẫn không nghi ngờ gì là một nhạc sĩ - thi sĩ lớn nhất của thế kỷ 20.

Tháng 06/2004 vừa qua, Dylan đã nhận được bằng tiến sĩ danh dự về âm nhạc của đại học St. Andrews - trường đại học lâu đời nhất Scotland. “Bob Dylan là một nhân vật điển hình cho thế kỷ 20, đặc biệt là với những ai đã trải qua thời kỳ những năm 1960 và 1970”, phó hiệu trưởng Brian Lang phát biểu,“Những bài hát của ông, và đặc biệt là lời của những bài hát đó, đã đóng góp một phần không nhỏ vào kho tàng hiểu biết của mỗi chúng ta”.

Vào năm 1990, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang đã từng trao tặng cho Bob Dylan danh hiệu Hiệp sĩ Văn hóa nghệ thuật. Sang đến đầu năm 2000, vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển cũng đã tặng cho Bob Dylan giải Polar của Viện âm nhạc Hoàng gia, một giải Nobel của âm nhạc.

Nhưng Dylan, năm nay đã 63 tuổi và chỉ mới nhận được duy nhất một học vị danh dự trước đó từ trường đại học Princeton trong năm 1970. Và kể từ đó vẫn chưa có thêm một sự biểu dương mang tính hàn lâm viện nào dành cho các tác phẩm của Dylan. Mới đây nhất, Dylan đã phát hành The Essential Bob Dylan, bộ CD gồm hai đĩa tập hợp những bài hát bài hát nối tiếng nhất của ông như Forever Young, Hurricane, Like a Rolling Stone, Don’t Think Twice It’s alright,… trong đó CD 1 gồm 22 bài, CD 2 gồm 14 bài

Jimmy Page
01-12-2006, 04:48 PM
Bob Dylan là một pho tượng khổng lồ trong làng nhạc trẻ Mỹ.

Dù cho năm nay Bob Dylan đã là một ông già 60 tuổi (sinh ngày 24/4/1941 với họ tên thật là Robert Allen Zimmerman, cháu nội của những người Nga gốc Do Thái di cư sang Mỹ lập nghiệp từ lâu) và đã có 50 năm sáng tác thi ca (Bob Dylan bắt đầu viết thơ năm mới lên 10) và 41 năm chơi nhạc.

Nổi lên từ năm 1963 với những ca khúc bài thơ mang nội dung phản chiến, chống bất công xã hội, sang đến năm 1965, 1966; tức khi mới được 24-25 tuổi, Bob Dylan đã trở thành nghệ sĩ sáng tác- biểu diễn tài danh nhất thế giới đại diện cho cả một thế hệ trẻ đang khắc khoải vì đủ các khó khăn kinh tế, bất mãn xã hội, đe dọa từ chiến tranh nóng (ở Việt Nam), chiến tranh lạnh (đối đầu giữa các cường quốc nguyên tử là Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc) lẫn từ cuộc khủng hoảng trong xã hội Mỹ (Tổng thống Kennedy bị bắn chết, nạn kỳ thị màu da ở Mỹ).

Lời ca đơn giản nhưng đầy chất thơ, Bob Dylan đã để dấu ấn đậm nét mô tả cài thời khó khăn ấy với ca khúc The times they are a-changin trong album cùng tên phát hành vào năm1964. Sang đến năm 1973 anh lại nổi thật nổi với Knockin’ on Heaven’s door (là bài ca chính trong phim cao bồi Pat Garrett and Billy the Kid) được đề cử giải Oscar ca khúc viết cho phim xuất sắc.

Knockin’ on Heaven’s door cũng có thể được xem như là một ca khúc phản chiến dù cho thực ra dụng ý của nó chẳng phải là thế.
Năm 1997, Bob Dylan sáng danh hơn bao giờ thế khi ở vị thế là một nghệ sĩ lớn tuổi tưởng mãi chìm lui vào bóng tối lại thành công lớn với album Time out of mind đêm về cho ông giải Grammy năm 1998 album của năm. Năm ấy không chỉ được mời diễn cho Đức giáo hoàng Yoan Phalô II, ông còn là nghệ sĩ được tưởng thưởng giải văn hóa nghệ thuật quan trọng nhất của Mỹ là Kennedy Center Honors.

Trước đó, vào năm 1990, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang đã trao tặng cho Bob Dylan danh hiệu Hiệp sĩ Văn hóa nghệ thuật. Sang đến đầu năm 2000, vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển cũng đã tặng cho Bob Dylan giải Polar của Viện âm nhạc Hoàng gia, một giải Nobel của âm nhạc.
Và nay, ở thời điểm đầu năm 2001, Bob Dylan lại tiếp tục nổi với Things have changed, bài ca ông sáng tác và trình bầy cho phim tình cảm-xã hội Wonder boys (tài tử lão làng Michael Douglas đóng với diễn viên trẻ đang lên Tobey McGuire và nữ diễn viên từng đoạt Oscar France McDormand) và đã đem về cho ông một tượng vàng Oscar đã bị hụt mất trước đây 27 năm.

Từ 1963 đến nay, Bob Dylan đã tung ra tất cả là 42 album mà trong số đó, theo các nhà phê bình thì đáng ghi nhớ nhất là những album sau:

- Năm 1963, The freewheelin’ Bob Dylan với hai ca khúc folk mang nội dung phản đối bất công chính trị-xã hội và phản chiến nổi nhất những năm 60 là Blowin’ in the wind và A hard rain’a-gonna fall và hai ballad xuất sắc là Girl from the North Country và Don’t think twice, it’s all right.

- Năm 1964, album The times they are a-changin với ca khúc cùng tên và bài The lonesome death so Hattie Carroll được nhìn nhận là hai ca khúc phản đối trứ danh nhất mọi thời. Trong album này còn có một Boots of Spanish leather được xem là sáng tác u sầu buồn nhất trong cuộc đời sáng tác và đàn ca của Bob Dylan.

- Năm 1965, album Bringing it all back home cho thấy một Bob Dylan vừa chơi guitar thùng rồi chuyển sang chơi guitar điện với các bài để đời cho dòng nhạc nay quen được gọi là folk-rock như Subterranean homesick, Mr.Tambuorine Man và It’s all over now, Baby Blue

- Năm 1965, album Highway 61 revisited có một ca khúc vĩ đại là bài Like a rolling stone. Bài ca giận dữ này dài hơn trong 6 phút đã leo lên đến hạng 2 trên Billboard Top 10 Singles ở Mỹ.

- Năm 1966, album hai đĩa Blonde on blonde tiếp tục đẩy âm thanh folk-rock của Bob Dylan lên đỉnh cao sáng tạo nghệ thuật hơn nữa mà vào những biên giới chưa có ai khám phá ra. Những bài hay trong album này là Rainy day women #12 & 35, Visions of Johanna, Sad eyed lady of the Lowlands...

- Năm 1969, album Nashville skyline của anh khiến giới fans truyền thống của anh rất bực mình. Đĩa này hoàn toàn là đĩa nhạc country dù cho có các bài tình ca rất hay như I threw it all away và Lay lady lay.

- Năm 1973, Bob Dylan được đạo diễn Samatha Mumba Peckinpah giao cho vai nhỏ (Alias) trong phim cao bồi và nhân vật huyền thoại Billy the Kid bị cảnh sát trưởng Pat Garrett bắn gục như thế nào. Anh cũng là ngườisáng tác album nhạc nền cho phim này. Bài Knockin’ on Heaven’s door trích từ album này đã là một single bán rất chạy và còn trở thành sáng tác của Bob Dylan được nhiều nghệ sĩ khác hát lại nhiều nhất, trong đó phải kể đến cả một Eric Clapton.

- Năm 1974, album Planet waves mà Bob sáng tác và trình diễn cùng với nhóm The band đã được hoàn chỉnh một cách thật vội vã. Thế nhưng nó đã trở thàh album đầu tiên của Bob Dylan leo lên được hạng nhất trên Billboard Top 200 albums tại Mỹ.

- Năm 1974, album Blood on the tracks mang nhiều cảm hứng u sầu từ chính các vấn đề tình cảm của riêng tư giữa anh và Sara, người vợ sinh cho anh đến 4 mặt con, đã ngay tưần đầu phát hành nhẩy phóc vào vị trí số một trên bảng xếp hạng.

- Năm 1976, album Desire cũng leo lên đỉnh của bảng xếp hạng dù không xuất sắc bằng Blood on the tracks. Đáng ghi nhớ nhất trong album này là bài Hurricane mà Bob viết dành cho võ sĩ quyền anh Mỹ da đen Rubin ‘Hurricane’ Carter bị tù oan (năm 1999 tài tử Denzel Washington đã thủ vai nhân vật này trong phim Hurricane) và bài Sara dành cho vợ của anh. nhưng sao đến năm 1977, Bob và Sara ly dị.

- Năm 1979, album Slow train coming với các ca khúc mang nội dung Kytô giáo được xem là đĩa nhạc làm sáng danh Bob Dylan trở lại sau thất bại chua chát của Street legal phát hành năm 1978. Trước sự ngạc nhiên của giới phê bình, đĩa nhạc tưởng “khó nuốt” này lại trở thành đĩa bán chạy và leo lên đến hạng 3 trên Billboard. Bài Gotta serve somebody không chỉ là single bán chạy nhất mà còn đem về cho Bob Dylan giải Grammy đầu tiên. Đó là Grammy nam ca sĩ trình bày rock xuất sắc nhất.

- Năm 1983, album Infidels, như tên gọi của nó, cho thấy một Bob Dylan tách xa mình khỏi tôn giáo, đề tài chính trong 3 album trước đó của anh (ngoài Slow train coming ra đã còn là Saved năm 1980 và Shot of love, năm 1981). Được sự hợp tác anh hùng guitar Mark Knopfler, cột trụ chính của nhóm Dire Straits, đây là album hay của Bob Dylan trở lại với truyền thống folk-rock. Hai bài hay nhất là Jokerman và Don’t fall apart on me tonight.

- Năm 1989, album Oh mercy của Bob Dylan với phần sản xuất của nghệ sĩ Daniel Lanois người Canada đã đưa Bob Dylan trở lại với dòng folk mà anh đã bỏ ra đi từ lâu.

- Những năm 1990, 1992 và 1993 Bob Dylan liên tục tung ra album với toàn các ca khúc Blues và folk trứ danh của các nghệ sĩ khác nay được anh hát lại. Đó là Under the red sky, Good as I been to you và World gone wrong. Chúng không giúp anh thu hút được thêm nhiều fans mới.

- Đầu năm 1977 tin đồn bắt đầu loan ra rằng Bob Dylan tái hợp với nhà sản xuất Daniel Lanois và nhạc sĩ Jim Dickinson để thực hiện để thực hiện album mới. Đó là đĩa Time out of mind. Nó trở thành album bạc đầu tiên của Bob Dylan sau hơn một thập niên và sang đến đầu năm 1998 thì còn mang thêm giải Grammy về cho Bob. Đáng nể nhất trong album nay liệt hàng Classic này là ca khúc rock Hot iron bars và bài Highlands dài đến 17 phút.


THINGS HAVE CHANGED

(Words and Music by Bob Dylan
A worried man with a worried mind
No one in front of me and nothing behind
There’s a woman on my lap and she’s drinking champagne
Got white skin, got assassin’s eyes
I’m looking up into the sapphire tinted skies
I’m well dressed, waiting on the last train

Standing on the gallows with my head in a noose
Any minute now I’m expecting all hell to break loose

People are crazy and times are strange
I’m looked in tight, I’m out of range
I used to care, but things have changed
This place ain’t doing me any good
I’m in the wrong town, I should be in Hollywood.
Just for a second there I thought I saw something move
Gonna take dancing lessons do the jetterbug rag
Ain’t no shortcuts, gonna dress in drag
Only a fool in here would think he’s got anything to prove

Lot of water under the bridge, lot of other stuff top
Don’t get up gentlemen, I’m only passing through

People are crazy and times are strange
I’m looking in tight, I’m out of range
I used to care, but things have changed

I’ve been walking forty miles of bad road
If the bible is right, the world will explode
I’ve been trying to get as far away from myself as I can
Some things are too hot to touch
The human mind can only stand so much
You can’t win with a losing hand

Feel like falling in love with the first woman I meet
Putting her in a wheel barrow and wheeling her down the street
People are crazy and times are strange
I’m looked in tight, I’m out of range
I used to care, but things have changed
I hurt easy, I just don’t show it
You can hurt someone and not even know it
The next sixty seconds could be like an eternity
Gonna get low down, gonna fly high
All the truth in the world adds up to one big lie
I’m love with a woman who don’t even appeal to me

Mr.Jinx and Miss Lucy, they jumped in the lake
I’m not that eager to make a mistake
People are crazy and times are strange
I’m looked in tight, I’m out of range
I used to care, but things have changed