PDA

View Full Version : Giảng viên ĐH, CĐ: Thiếu và yếu



ToanA4_03_06
05-12-2006, 07:53 PM
Trong khi quy mô đào tạo ĐH 5 năm nay tăng 41% thì cơ sở vật chất, đặc biệt là số lượng cũng như chất lượng giảng viên (GV) không tăng kịp.


5 năm phấn đấu vẫn nguyên chỗ cũ

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Chính phủ phê duyệt năm 2001, nêu rõ: “Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ GV ĐH, CĐ để giảm tỉ lệ trung bình sinh viên (SV)/mỗi giảng viên đang quá cao hiện nay là 30 xuống 20, trong đó 10-15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20-25 đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế".

Tuy nhiên, tính đến năm 2006, tổng số SV trong cả nước là 1.387.107 người, trong khi tổng số GV là 48.579, tức tỉ lệ SV/ GV là 28,55. Như vậy, 5 năm qua tỉ lệ SV/GV vẫn còn ở mức cao.

Theo PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số SV trong từng lớp cao dẫn đến việc trao đổi, phản hồi giữa SV và GV hạn chế. GV chỉ thực hiện việc giảng bài mà không nắm được tình hình học tập của SV.

Về chất lượng, tính đến năm 2006, tỉ lệ GV có chức danh GS, PGS là 5,26%; có trình độ TS, TSKH là 12,43%; có trình độ thạc sĩ (ThS) là 32,26%. Trong khi quy định, mục tiêu cần đạt đến năm 2010 là 25% GV có trình độ TS, TSKH và 40% có trình độ ThS.

Về phân bố, số lượng GV có chức danh GS, PGS, trình độ TS, TSKH dồn về 14 trường ĐH trọng điểm, chiếm gần 50% lực lượng GV cả nước. Ở khối các trường CĐ, tỉ lệ này đều rất thấp. Trong hầu hết các trường CĐ, đội ngũ cán bộ giảng dạy không chỉ thiếu về số lượng, mà còn không chuẩn hóa về trình độ. Tỉ lệ GV có trình độ ThS, TS rất thấp, chủ yếu là ThS, TS quản lý giáo dục mà không phải ThS, TS chuyên ngành.

ĐH dân lập: Thiếu GV trầm trọng

Tình hình GV ở các trường ĐH dân lập (DL) còn khủng hoảng hơn. Theo quy định, GV cơ hữu ở các trường ĐH DL phải đạt 50% trong tổng số GV. Thực tế, dù đã phấn đấu nhiều nhưng đối với các trường ĐH DL điều này vẫn còn quá xa vời.

19 trường ĐH DL trong cả nước có số GV cơ hữu là 1.664/5.012 GV. Trường ĐH DL Văn Hiến có 28 GV cơ hữu, Trường ĐH DL Hồng Bàng: 4, Trường ĐH DL Hùng Vương: 43...

Do nhiều nguyên nhân, các trường ĐH DL khó thu hút GV có học hàm, học vị. Số lượng GS, PGS cũng như TS ở 19 trường ĐH DL rất hiếm hoi. 7/19 trường “trắng” GS. Các trường ĐH DL Phương Đông, Văn Lang, Bình Dương, Lạc Hồng, Cửu Long mỗi trường đều chỉ có một GS...

Để có một GV cơ hữu, trung bình các trường phải trả mức lương trên dưới 2 triệu đồng/tháng và nhiều nghĩa vụ khác đối với người lao động theo quy định (bảo hiểm, lương tháng 13).

Trong khi, sử dụng GV thỉnh giảng, xong tiết nào, trả tiền tiết đó, gọn nhẹ (thấp nhất khoảng 25.000 đồng/tiết thực hành, 40.000 đồng/tiết lý thuyết, cao nhất là khoảng 150.000 đồng/tiết đối với GV có học hàm, học vị). Việc sử dụng nhiều GV thỉnh giảng của các trường ĐH DL vô hình trung đã làm tăng giờ giảng của GV các trường ĐH công lập vốn đã cao càng cao hơn.

hanvanhuynh
07-12-2006, 06:25 PM
Ở ngành nào, lĩnh vực nào mà chả thế hả chú Toàn. Ngay như kỹ sư xây dựng ấy, tưởng nhiều như lợn con, vậy mà nhiều đơn vị có tuyển được người đâu. Có nơi tuyển về rồi, không làm được...lại cho nghỉ.
Đất nước còn trong giai đoạn quá độ, cái gì cũng tàm tạm thôi chú ạ. Mười năm nữa chắc tình hình sẽ khác nhiều.

"ra trường kiếm được cái bằng
kiếm cơm cho thoả chờ mong tháng ngày...í í ẹ"

ToanA4_03_06
20-12-2006, 10:33 PM
bác nói đúng với điều kiện trường mình phải làm sao để học sinh học không phải vì những cuộc thi . Thi xong lại quên thế thì ra làm được gì .
Mà em mới vào mà đã bắt đầu bị cuốn vào vòng xoáy đó rôi

ToanA4_03_06
20-12-2006, 10:36 PM
bác đọc bài này đi ( mà em cũng đã trong vòng xoáy đó rôi)
Gần 90% sinh viên thừa nhận có “quay cóp”



(Dân trí) - Đó là kết quả của cuộc khảo sát do Thanh tra Bộ GD-ĐT tiến hành tại 12 cơ sở sở giáo dục với đối tượng khảo sát là 1.827 sinh viên, được thực hiện trong 3 tháng qua.


Theo ông Trần Bá Giao, Phó Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT thì trong môi trường ĐH, gian lận trong thi cử diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, theo các mức độ phổ biến là sử dụng tài liệu, quay cóp, sao chép luận văn luận án, xin điểm mua điểm và thi hộ thi kèm...



Tình trạng “chợ” luận văn hoạt động công khai cũng là một vấn đề đáng báo động trong đào tạo ĐH khi có đến 42% trong số 1.827 sinh viên được hỏi khẳng định đây là hiện tượng gian lận phổ biến trong thi cử.



36% sinh viên cho rằng họ thường xuyên chứng kiến hiện tượng đi “phong bì” đến nhà thầy, 21% cho rằng họ đã chứng kiến hình thức thi hộ thi kèm.



Cũng theo ông Giao thì hiện tượng mua điểm, xin điểm hay thi hộ, thi kèm tuy ít hơn nhưng hầu như trường nào cũng mắc phải. Và các trường phía Bắc vi phạm nhiều hơn phía Nam.



Trong khi ở các trường khối Khoa học kỹ thuật sự gian lận tiêu cực chủ yếu rơi vào hiện tượng sao chép, mua bán đồ án, luận án thì tại những trường thuộc khối Khoa học xã hội là hình thức quay cóp và thi hộ thi kèm.



Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trước thực trạng nhiều sinh viên gian lận trong việc thực hiện đồ án hay báo cáo thực tập, nhà trường đã phải sử dụng đến cách yêu cầu chỉ được nộp bản viết tay chứ không không cần qua đánh máy!



P.V

HiepA4_03_06_ga
23-12-2006, 04:07 PM
Bác toàn nhà ta, post bài nào lên phải đề rõ nguồn gốc chứ, để cho anh em tìm hiểu thêm.

HiepA4_03_06_ga
23-12-2006, 04:09 PM
Hix, ai trong đời ít giở tài liệu nhất giơ tay lên. Ai mà biết đc đâu là nhiều hay ít nhỉ anh em.

ToanA4_03_06
23-12-2006, 06:49 PM
Hix, ai trong đời ít giở tài liệu nhất giơ tay lên. Ai mà biết đc đâu là nhiều hay ít nhỉ anh em.

không khoe chứ tao không giở thì thôi chứ đã giở thì các thầy biết vô hòm