PDA

View Full Version : Tin tức y tế - sức khỏe.



ngayxua
12-12-2006, 04:04 PM
Suýt chết vì bị phòng mạch tư 'giữ chân'

Cháu Trần Thành Tài, 7 tuổi, ốm nặng thêm sau 4 ngày điều trị ở phòng mạch bác sĩ Nguyễn Văn Thi, phó khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, nhưng bác sĩ vẫn ngăn cháu đến bệnh viện. Hậu quả là cháu phải cấp cứu trong tình trạng trụy tim mạch, suy hô hấp.

Chị Tường Châu, mẹ cháu Trần Thành Tài (ngụ khu phố 5, phường Mũi Né, Phan Thiết), cho biết, chiều 27/11, cháu Tài bị sốt nên chị đưa con đến phòng mạch tư của bác sĩ Nguyễn Văn Thi ở đường Cao Thắng (Phan Thiết) để khám.

Nghi ngờ cháu Tài bị sốt xuất huyết, bác sĩ Thi bán thuốc rồi cho về, hẹn ngày sau đến khám lại. Ngày 28/11, ông Thi bán thêm một ngày thuốc. Chị Châu đề nghị đưa con đến bệnh viện nhưng bác sĩ bảo: “Ở bệnh viện, ngày phát có 2 viên thuốc làm sao khỏi bệnh”.

Ngày thứ ba, bác sĩ Thi truyền dịch cho cháu Tài. Đến ngày thứ tư, cháu kêu khó thở nhưng ông Thi tiếp tục truyền dịch và cho về nhà. Sáng ngày thứ năm, ngày 1/12, bệnh tình cháu Tài nặng thêm và chị Châu đưa con đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Một tuần sau ngày nhập viện, cháu Tài vẫn phải thở ôxy.

Ngoài chị Châu, nhiều gia đình bệnh nhân khác cũng khiếu nại bác sĩ Thi. Cán bộ Phòng tổ chức bệnh viện đa khoa Bình Thuận, nơi bác sĩ Nguyễn Văn Thi công tác với vị trí phó trưởng khoa Nhi, cho biết vị bác sĩ này đang bị kiểm điểm vì bị hai người mẹ có con điều trị tại khoa Nhi tố cáo.

Một trong hai người là mẹ cháu Phương Đông, 17 tháng tuổi. Ngày 2/12, chị đưa con vào khoa Nhi với chẩn đoán bệnh viêm phổi. Sáng 3/11, bác sĩ Thi không khám cho cháu Phương Đông, chị hỏi thì ông bảo là không có tên. Tuy nhiên khi chị hỏi một điều dưỡng thì được xem bệnh án của con với mấy chữ “đã khám” với chữ ký của bác sĩ Thi.

Còn chị Đỗ Thị Thanh Nga ở Đức Long, Phan Thiết, phản ánh, vào ngày 2/11, bác sĩ Thi khám phổi cho cháu Minh Đức nằm phòng số 11 khoa Nhi 3, nhưng chỉ đặt ống nghe vào một bên tai.

Nhiều y tá, điều dưỡng của khoa Nhi cũng rất bức xúc trước thái độ cẩu thả trong khám bệnh, xem thường tính mạng bệnh nhân, “chân ngoài dài hơn chân trong” của ông Thi. Họ cho biết, bác sĩ Thi công khai tiếp thị phòng mạch tư của mình tại bệnh viện với người nhà bệnh nhân bằng cách chê bai việc điều trị ở bệnh viện.

Một số nhân viên y tế khoa Nhi cũng cho biết đã nhiều lần góp ý với bác sĩ Thi về việc khám phổi mà chỉ đặt ống nghe vào một bên tai, nhưng ông trả lời là tại... đau lỗ tai.
:compu:

Pisces
22-12-2006, 02:05 AM
Thiếu bác sĩ cho các bệnh viện vệ tinh
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2006/12/3B9F195C/33.jpg
Ảnh: Vietduchospital.

Việt Đức là bệnh viện duy nhất ở Việt Nam đang xúc tiến lập cơ sở vệ tinh ở các tỉnh. Nhiều lớp đào tạo về ngoại khoa đã được mở và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, một số bệnh viện quá thiếu nhân lực nên không đủ người để cử đi học.

Xây dựng các bệnh viện vệ tinh (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/08/3B9D5533/) của Việt Đức là một dự án lớn của Bộ Y tế nhằm giảm tình trạng quá tải cho cơ sở ngoại khoa lớn nhất Việt Nam này, đồng thời làm tăng cơ hội sống sót, hồi phục cho bệnh nhân ở xa nhờ được mổ cấp cứu ngay tại địa phương.

Có 6 bệnh viện (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2004/08/3B9D5E72/) đa khoa được chọn làm vệ tinh. Bệnh viện Việt Đức đã mở các lớp đào tạo nhân viên y tế cho các cơ sở này. Theo tiến sĩ Trần Bình Giang, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, các y bác sĩ đã được đào tạo đều phát triển tay nghề rất tốt và đây là một hướng khả thi để tăng năng lực ngoại khoa cho các bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, một số bệnh viện lại không đủ người để cử đi học.

"Nhiều bệnh viện tỉnh rất thiếu bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ ngoại khoa, chuyên gia gây mê hồi sức. Đó là do người giỏi thường bị các bệnh viện ở thành phố mời về, ngay cả bác sĩ lãnh đạo bệnh viện" - ông Giang nói. Chính vì thế mà dự án lập bệnh viện vệ tinh cũng ít nhiều gặp khó khăn. Theo tiến sĩ Trần Bình Giang, để giải quyết vấn đề này, các bệnh viện địa phương cần có cơ chế để giữ người.

Ngoài ra, việc thiếu thiết bị ở các bệnh viện tỉnh cũng hạn chế phần nào kết quả đào tạo. Bác sĩ được học ở Việt Đức với thiết bị hiện đại nhưng khi về có thể không có máy móc như vậy để làm. Trong dự án kể trên, Nhà nước chi 100 tỷ đồng cho cơ sở vật chất nhưng hiện mới mua hết 18 tỷ.
Việc lập các cơ sở vệ tinh cuả Bệnh viện Việt Đức dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2007. Đến nay, các cơ sở này đã thực hiện được thêm nhiều kỹ thuật khó, chẳng hạn như mổ vết thương sọ não, máu tụ ngoài màng cứng, nội soi ổ bụng ở Bệnh viện Sơn Tây; cắt gan, cắt toàn bộ dạ dày, phẫu thuật lồng ngực ở Bệnh viện Việt Tiệp, hay mổ sọ não, ghép xương sọ tại Bệnh viện Thanh Hóa.

Ngoài các bệnh viện trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng cho biết sẽ chọn thêm một số cơ sở khác làm vệ tinh của Việt Đức, có thể là các bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh... Nếu thành công, mô hình bệnh viện vệ tinh sẽ được áp dụng cho các cơ sở điều trị lớn trên cả nước.

H.H.

Pisces
22-12-2006, 02:38 AM
Không khí bệnh viện cũng ô nhiễm khói thuốc

Kết quả xét nghiệm các mẫu không khí được lấy tại 56 cơ sở y tế Việt Nam cho thấy, tất cả đều có thành phần nicotine - một nghiên cứu mới do Công đoàn Y tế thực hiện cho thấy.

Nghiên cứu trên được tiến hành tại 6 tỉnh, bao gồm các cơ sở từ tuyến xã đến trung ương. Kết quả cho thấy, cứ 10 cơ sở y tế thì 8 vẫn có hiện tượng hút thuốc lá tại nơi đã có quy định cấm. Ở địa điểm làm việc của cán bộ y tế, hiện tượng này chiếm 41%. Có đến 1/3 số cơ sở vẫn còn tình trạng bán thuốc lá trong khuôn viên.

Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân khiến việc cấm hút thuốc trong bệnh viện không hiệu quả: Nhận thức về tác hại của hút thuốc thụ động chưa cao (một số bác sĩ vẫn cho rằng tiếp xúc với khói thuốc của người khác là vô hại hoặc không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe), thiếu các biện pháp xử lý mang tính răn đe (chỉ 1/3 cơ sở có quy định xử lý), thái độ thờ ơ của những người không hút, một số cán bộ y tế chưa gương mẫu...


H.H.