PDA

View Full Version : Tăng học phí nổi lo của sinh viên



doantuan
13-12-2006, 12:02 PM
Tăng học phí để cải cách giáo dục ĐH: Hợp lý hay nghịch lý?
GS Phạm Phụ cho biết: “Cung cấp tài chính cho GDĐH là một trong vài nội dung cơ bản của cải cách GDĐH phổ biến trên thế giới trong suốt vài thập kỷ qua. Trong đó bài toán công bằng xã hội (CBXH) luôn là vấn đề “đau đầu” của hầu hết các nước.


Để giải quyết bài toán này, khoảng 10 năm gần đây, nhiều nước như Anh, Úc, Thái Lan… đã nghiên cứu và áp dụng chính sách cho SV vay vốn với mức lãi suất thấp, chỉ phải trả sau khi tốt nghiệp và có việc làm với một mức lương tương đối khá, trong thời gian 10-20 năm. Nghĩa là, chuyển sự chi trả của SV từ hiện tại sang tương lai và Nhà nước gánh phần lớn rủi ro cho họ”.

Khuôn khổ trả lời phỏng vấn có lẽ không cho phép GS Phạm Phụ nói rõ chi tiết để giúp người dân VN nhận thức được cụ thể chính sách cho SV vay vốn ấy hoạt động ra sao, thực sự giúp ích các gia đình nghèo thế nào. Vì vậy, chúng tôi xin lấy ngay trường hợp nước Anh (như GS Phạm Phụ đã nêu) để tham khảo cho bài toán học phí (HP) ở nước ta.

Thủ tướng Anh có một website chính thức, tên gọi là “10 Downing Street” - lấy tên từ địa chỉ tư dinh và văn phòng của Thủ tướng Anh đương nhiệm hiện nay là ông Tony Blair - có thể truy cập tại: http://www.number-10.gov.uk. Từ đây (tại trang .../Page5135.asp), ta có thể tìm được các dữ liệu về chính sách cho SV vay nợ ở Anh.

Cải cách GDĐH không phải là tăng thêm gánh nặng HP

Dự luật GDĐH (the Higher Education Bill) được đưa ra Hạ viện Anh (the House of Commons) ngày 8-1-2004. Đây là một nội dung nằm trong các kế hoạch cải cách GDĐH (plans to reform higher education) của Chính phủ Anh, nhưng cải cách GDĐH ở Anh không phải là tăng thêm gánh nặng HP, tăng thêm sức ép với người dân, tăng thêm nguy cơ SV bỏ giảng đường.

Các biện pháp cải cách GDĐH được khẳng định là nhằm: (1) bảo vệ các SV nghèo nhất ở cả bậc đại học và sau ĐH; (2) giúp đỡ cha mẹ họ; và (3) cho các trường ĐH được tự do, được đầu tư theo nhu cầu ngõ hầu cạnh tranh với các đại học tốt nhất trên thế giới. (The measures are designed to protect the poorest students and graduates, help parents of students, and give universities the investment and freedom they need to compete with the best in the world).

Được chuẩn phê ngày 1-7-2004, dự luật ấy chính thức mang tên Đạo luật GDĐH 2004 (the Higher Education Act 2004) và có hiệu lực thi hành từ tháng 9-2006. Theo đó, SV nghèo được hưởng quyền lợi như sau:

1. Bãi bỏ mọi khoản phí trả trước (up front fees removed). Trước khi nhập học và trong suốt thời gian học, SV hay cha mẹ SV không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.

2. SV chỉ bắt đầu trả nợ sau khi ra trường và chỉ khi nào đã kiếm được trên 15.000 bảng Anh mỗi năm. Ngưỡng phải trả nợ (repayment threshold) hiện nay là 10.000 bảng. Khi tăng ngưỡng trả nợ lên 15.000 bảng, chính phủ giúp SV tốt nghiệp trả nợ mỗi năm được bớt đi 450 bảng.

3. Tiền trả nợ không tính theo số nợ vay: nợ dù lớn cũng không buộc hàng tuần phải trả số tiền lãi tương ứng mà tùy theo thực tế thu nhập. Lương ít trả nợ ít, lương nhiều trả nợ nhiều. Nếu thất nghiệp, hay nếu lương dưới 15.000 bảng/năm, khỏi phải trả nợ. Việc trả nợ thông qua hệ thống thuế vụ.

4. SV nghèo, cha mẹ thu nhập thấp, mỗi năm được chính phủ trợ cấp 2.125 bảng không phải hoàn lại.

5. Nợ vay của SV không được tính lãi. Chính phủ trợ cấp chi phí cho vay. Do đó, dù SV tốt nghiệp phải nghỉ việc (career break) hay phải kéo dài thời gian trả nợ, họ cũng không bị “phạt” (penalised). Trường hợp lạm phát, chính phủ sẽ định một lãi suất (rate of interest) để đảm bảo tiền trả nợ tương thích với khoản đã vay. Và đó thực sự cũng là CBXH.

6. Văn phòng bảo vệ quyền công bằng được vào ĐH (OFFA: the Office for Fair Access; http://www.offa.org.uk/) là cơ quan công quyền, ở ngoài các bộ, hoạt động độc lập, nhằm bảo vệ SV nghèo. Các trường ĐH phải ký một thỏa ước (an access agreement) với OFFA mới có thể tính HP mỗi năm cao hơn 1.125 bảng. OFFA cũng buộc các trường ĐH áp dụng HP cao phải dùng số thu nhập thặng dư làm các khoản trợ cấp (bursaries) cho SV nghèo.

Với chính sách này, chính phủ đã buộc các trường ĐH “khoan sức dân” (mượn lời Nguyễn Trãi) để mở rộng cánh cửa ĐH và sau ĐH cho người nghèo, khuyến khích lớp trẻ đi học để có thêm nhân tài cho đất nước, tạo điều kiện cho SV mới ra trường vừa trả được nợ, vừa đảm bảo cuộc sống vì tỉ lệ trả nợ rất thấp và chính sách hoàn nợ hợp lý, hợp tình.

Nghịch lý giáo dục VN thời hậu WTO?

Thách thức của VN thời hậu WTO là hàng nhập các loại sẽ phong phú hơn, chất lượng cao hơn và giá rẻ hơn hàng trong nước, tức là hàng nội sẽ phải tìm cách bán bằng hoặc rẻ hơn hàng ngoại để tồn tại. Thế nhưng, trong lĩnh vực giáo dục thì khác: đã vào WTO rồi, giá cả giáo dục VN cần phải… đẩy cao lên để tăng sức cạnh tranh!

Người dân dễ hiểu nhầm như thế khi xem báo thấy GS Phạm Phụ giải thích: “Vả lại VN cũng đã vào WTO, nước ngoài sẽ đến VN để đầu tư vào GDĐH với học phí rất cao và “chi phí đơn vị” lên đến 3.000, 5.000 USD… GDĐH VN cũng như chất lượng nguồn lao động được đào tạo sẽ không đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh đó. Do vậy, thiết nghĩ, cần phải tăng học phí”.

Đại đa số dân nghèo chắc khó “thông” được nghịch lý giáo dục VN hậu WTO, dẫu cho ý kiến của GS Phạm Phụ là khoa học!

Đặt ra một chính sách giáo dục đúng, công bằng, hợp lòng dân là tạo một đòn bẩy hiệu quả để xây dựng đông đảo nhân tài cho đất nước, là tạo sức bật lâu dài và vững vàng cho dân tộc. Bài toán HP không thể nằm ngoài lý lẽ ấy. Tha thiết mong được như vậy thay!

:vn: %-( :callling:

ToanA4_03_06
17-12-2006, 09:09 AM
haha không tăng thì nhìn cơ sở trường chú với trường anh coi thế có học được không cơ sở vật chất chán phèo mà chú thích thì kiếm cái học bổng hơn hẳn cái học phí đó

DucBi_c12
17-12-2006, 10:27 AM
Nghe nói năm sau trường ta tăng hoc phí. Dân Đào đang xôn xao đây , Ai co thông tin chính thức gì thi cho moi người biết nhé

ToanA4_03_06
17-12-2006, 07:17 PM
xôn xao rồi cũng sẽ tắt mổ ruột thừa cũng vậy khi mổ thấy đau đến khi mổ xong sẽ khỏe lại thôi .Trường ta cũng vậy
sau cơn mưa trời sẽ nắng

doantuan
22-12-2006, 07:15 PM
trường đào tăng học phí ko có gì là lạ vì đó là xu thế chung của các trường hiện nay

ToanA4_03_06
22-12-2006, 07:20 PM
haha tăng thì mới có tiền có tiền thì các thầy tăng lương mà tăng lương thì các thầy mới tích cực dạy học sinh mới có kết quả cao

doantuan
22-12-2006, 07:23 PM
haha tăng thì mới có tiền có tiền thì các thầy tăng lương mà tăng lương thì các thầy mới tích cực dạy học sinh mới có kết quả cao

tau ung ho ý kiến của mày toàn.nhưng ko phải vì tiền mà các thầy dậy tốt lên mà đó là vì lương tâm của các thầy thôi

ToanA4_03_06
22-12-2006, 07:31 PM
haha lương tâm là 1 phần quan trọng nhưng cần phải có gì thúc đẩy chứ

HiepA4_03_06_ga
22-12-2006, 07:33 PM
haha tăng thì mới có tiền có tiền thì các thầy tăng lương mà tăng lương thì các thầy mới tích cực dạy học sinh mới có kết quả cao

Ha ha, tăng học phí thế là đúng, ai bỉu con dân trường Đào học hành kém, chơi bời thì vào hạng nhất. Tăng học phí để cho các thầy nhàn hơn thôi.
=D> =D> =D> =D> =D>
_____________________________________________


Thương thay số phận con người
Sinh ra đã khóc nên cười cũng đau

HiepA4_03_06_ga
22-12-2006, 07:35 PM
Ha ha lương tâm của thằng toàn bị con nào ăn mất rồi.

ToanA4_03_06
22-12-2006, 07:38 PM
Ha ha, tăng học phí thế là đúng, ai bỉu con dân trường Đào học hành kém, chơi bời thì vào hạng nhất. Tăng học phí để cho các thầy nhàn hơn thôi.
=D> =D> =D> =D> =D>
_____________________________________________


Thương thay số phận con người
Sinh ra đã khóc nên cười cũng đau

sao nói thế được dân lập các thầy muốn nhàn thì về hưu chứ có phải cán bộ nhà nước đâu mà nhàn