PDA

View Full Version : Storage 1: Kiến thức - Khoa học



hrockvn
02-02-2006, 09:46 AM
Những khám phá mới về loài chó

Bên cạnh những bản năng, phản xạ có sẵn, người ta cho rằng loài chó còn có khả năng tư duy và có các hành vi giống hệt con người. Chúng có thể thể hiện tình cảm qua cử chỉ, dáng điệu và “diễn đạt” qua nét mặt.

Năm 2006 là năm Bính Tuất, năm chó. Dường như ai trong chúng ta cũng hiểu rất rõ về loài động vật này: Một loài động vật trung thành, thông minh và tốt bụng tuy có đôi lúc hung hãn và nguy hiểm. Chẳng có bí mật nào về chó mà chưa được tiết lộ. Thế nhưng, sự thực có đúng như vậy không?

Tiến sĩ, nhà sinh vật học nổi tiếng, một trong những nhà khoa học tiên phong thuộc Viện Khoa học hàn lâm, thành viên của Viện Khoa học New York, Aleksander Dubrov lại cho rằng chó còn có nhiều khả năng mà chúng ta không nghĩ tới.

Aleksander cho biết: Động vật cũng giống như con người, có thể “nói” theo các cách khác nhau. Ví dụ, tiếng sủa gâu gâu của một số con chó cảnh và ngữ điệu gầm gừ của những con chó săn hoàn toàn không giống nhau. Một số trong những loài động vật này rất có khiếu “ăn nói”.

Bên cạnh khả năng “diễn đạt” của chó thông qua các cử chỉ và điệu bộ thể hiện trên “nét mặt” thì khứu giác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có những kênh giao tiếp giữa các loài động vật mà khoa học chưa nghiên cứu hết. Chúng giao tiếp với nhau thể hiện qua sự lôi cuốn và những chỉ dấu âm thanh phức tạp. Khi chúng ta nghĩ rằng chó hiểu chúng ta và chúng rất muốn nói một điều gì đó nhưng thực tế chúng không thể diễn đạt được những điều muốn nói.

Để tìm hiểu xem các loài chó có nói được không, các nhà sinh vật học Anh từng tiến hành một số thí nghiệm thông qua hai nhóm chó tại cùng một địa điểm. Nhóm thứ nhất được những người giàu có chăm sóc, trong khi nhóm thứ hai được những người túng quẫn nuôi nấng. Những con chó này được cho ăn và cùng dạo bộ trên một con đường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, người ta chỉ quan tâm, nói chuyện và dành tình cảm cho những con chó thuộc nhóm thứ nhất. Những con chó trong nhóm này luôn trong trạng thái vui vẻ trong khi những con chó trong nhóm thứ hai bắt đầu phát ra những tiếng sủa inh tai liên tiếp. Các nhà khoa học cho rằng những con chó này đang bắt chước tiếng nói của con người, chuyển đổi thông tin về nhu cầu của chúng tới con người. Khi các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến nhóm chó thứ hai, các con chó này ngay lập tức trở lại những tiếng sủa gâu gâu quen thuộc.

hrockvn
28-11-2006, 09:56 AM
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! Do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên dáng, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, để có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đ́ỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu c̣ũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.
Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù dâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.

hrockvn
28-11-2006, 10:03 AM
Gió là lực duy nhất đẩy chiếc thuyền buồm lướt đi. Nhưng, kỳ lạ thay, chiếc thuyền tiến lên không phải bằng lực đẩy của gió lên buồm mà là bằng lực hút ở mặt buồm bên kia.

Chiếc buồm của một con thuyền cũng tương tự đôi cánh máy bay. Khi gió đập vào buồm, một luồng của nó sẽ thổi vào mé trong (mặt hứng gió) còn phần kia thì luồn qua mé ngoài (mặt thuận gió) của buồm. Chính ở mặt thuận này, lực hút sẽ làm căng buồm và đẩy thuyền tiến lên, hệt như lực nâng của máy bay là do sức hút ở mặt trên của đôi cánh.

Nguyên luồng gió ở mặt thuận phai đi một quãng đường dài hơn so với luồng ở mặt hứng nên buộc nó phải tăng tốc lên, dẫn đến việc giảm áp suất không khí; do tăng tốc, các phân tử gió sẽ cách xa nhau ra.

Sự giảm áp suất này mạnh gấp hai lần áp suất dư ở mặt hứng gió của buồm.

Khi thuyền gần như đối mặt với gió, lực hút ở mặt thuận sẽ nằm chếch đi nhờ vị thế của buồm. Lực chếch này có thể được phân tích thành hai lực: một lực ngang tác động lên mặt thuận gió khiến thuyền có xu hướng ngả theo hướng này, và lực kia thì hướng theo mũi khiến thuiyền có khuynh hướng tiến tới. Tác động đẩy ngang được bù trừ bằng lực đối lại ở mặt ky lai. Lực tổng hợp sẽ khiến thuyền nghiêng đi và những người đi thuyền phải dồn trọng lượng của mình theo hướng ngược lại để cân bằng. Tác động nghiêng này sẽ càng mạnh khi ta càng ở gần gió.

Không một con thuyền nào có thể tiến lên được nếu gió thổi ngược hoàn toàn, nhưng một chiếc thuyền dài hai mét vẫn có thể lướt tới, đối mặt thực sự với gió, miễn sao hướng gió chỉ hơi chếch đi cỡ 12-15 độ.

Để đi ngược gió, chỉ có một giải pháp duy nhất : tiến lên theo hình chữ chi bằng cách căng buồm. Buồm càng căng, thuyền sẽ đi càng chậm hơn. Nhưng nếu người lái chùng tay hơn khi thực hiện những bước chuyển (để tăng góc đón gió) thì anh ta sẽ phải đi một quãng đường dài hơn dù anh có được lợi về vận tốc.

ToanA4_03_06
03-12-2006, 04:06 PM
(Dân trí) - Huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu vào lúc 2 giờ10 phút chiều ngày 5/12/1945, chính là thời điểm số phận của Chuyến bay 19 đột ngột bị kết liễu.


Đó là sự kiện đầu tiên, cũng là sự kiện bí ẩn nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của tam giác Bermuda. Trong ngày định mệnh ấy, 2 viên phi công dày dạn kinh nghiệm đã cất cánh theo đúng lộ trình thông thường hướng vào trời trong sáng như pha lê. Vậy mà chẳng mấy chốc, họ đánh điện về trung tâm thông báo bị lạc hướng trong cơn hỗn loạn và hoảng sợ, sau đó thì biến mất không tăm tích.



Kể từ đó tới nay, huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu được thêu dệt bằng hàng trăm câu chuyện kỳ bí. Vùng biển Bermuda nằm giữa mũi Gatterac, bán đảo Florida và quần đảo Puerto Rico của Cuba thoắt biến thành ác thú khát máu, nổi tiếng với vô số vụ nuốt chửng tàu bè và máy bay.



Vả chăng, người đời cũng thích lý giải bí ẩn này bằng những niềm tin huyễn hoặc: nào là người ngoài hành tinh lẩn trốn dưới làn nước đen vĩnh cửu, nào là dưới biển Bermuda có cánh cửa dẫn tới chiều không gian khác, thậm chí có người còn vẽ ra quả cầu sôi ùng ục khí me-tan với kích thước khổng lồ...



Thực ra, câu trả lời chỉ gói gọn trong một phép suy luận logic cực kỳ đơn giản: Tam giác quỷ là vùng biển tập trung nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp nhất, tuy nhiều tai nạn là vậy nhưng tính ra tỷ lệ cũng chỉ ngang bằng với những vùng biển khác mà thôi.



Thêm nữa, do đặc trưng về vị trí địa lý mà vùng nước này thường xuyên chịu tác động của bão lốc bất ngờ. Theo Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, dòng hải lưu từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu, trên đường ghé ngang qua đây luôn xóa sạch mọi tàn tích thảm họa, một cách tích cực và nhanh chóng không ngờ.



Độ sâu lòng biển tới 30.000 feet (gần 9.000 mét) ở vùng nước này cũng đóng một vai trò không nhỏ trong những vụ mất tích bí hiểm trên tam giác Bermuda.



Còn về Chuyến bay số 19, các nhà điều tra tiết lộ sự thật bị giấu diếm rằng: hai viên phi công “nhiều kinh nghiệm” ngày hôm đó thực chất chỉ là 2 tay lái tập sự, và thời tiết không có dấu hiệu gì để có thể gọi là “trong sáng như pha lê”.

Pisces
17-12-2006, 02:02 AM
Hum.... KO biết nên cho vào phần Tin tức - Thảo luận hay Cuộc sống quang ta nữa :/? Ai thấy chỗ nào hợp lý hơn thì move qua cũng đc ::)
******************

7 Kỳ quan thế giới CỔ ĐẠI

1. Vườn treo Babylon.
2. Hải đăng Alexandria.
3. Tượng thần Zeus ở Olympia (chúa tể của các vị thần Hy Lạp do nhà điêu khắc vĩ đại Pheidias tạc).
4. Đền Artemis ở Ephesus, Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được dựng lên để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên nhiên hoang dã của Hy Lạp.
5. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic.
6. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios do người Hy Lạp dựng lên tại một cảng gần đảo Địa Trung Hải có tên tượng Rhodes.
7. Kim tự tháp Giza, một cấu bằng đá khổng lồ gần thành phố cổ Memphis, nơi chôn pharaoh Ai Cập Khufu.
Kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến hôm nay. Kỳ quan biến mất sau cùng là hải đăng Alexandria.



I. VƯỜN TREO BABYLON
Vườn treo Babylon, một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại và là một công trình kiến trúc tráng lệ độc nhất vô nhị. Vườn treo Babylon được xây dựng năm 3000 trước CN bên bờ nam sông Euphrates và cách thủ đô Baghdad, Iraq, 90km về phía Nam. Từ xa xưa, Babylon đã được mệnh danh là “Cửa Thần” rất linh thiêng. Trước khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra, mỗi năm có hàng chục vạn tín đồ, khách du lịch trên khắp thế giới đổ về đây cúng lễ cầu phúc và du lịch thưởng ngoạn kỳ quan tráng lệ bậc nhất thế giới.
Nhân loại có lẽ còn phải mất nhiều công sức giải mã mới có thể lý giải nổi câu hỏi, tại sao ở một vùng đất phần lớn là sa mạc, chỉ có dầu mỏ và ruồi vàng với những người nông dân lại có thể xây dựng được công trình kiến trúc tráng lệ và bền chắc tồn tại cùng thời gian suốt 5.000 năm qua? Babylon từng là thủ đô của Vương quốc Babylon cổ đại và là trung tâm thương mại sầm uất nhất vùng Tây Á, nơi “con đường tơ lụa” đi qua.
Tổng thể khu vườn treo Babylon là những tường thành hùng vĩ, cung điện nguy nga tráng lệ, đường sá, cầu cống… phản ánh trình độ thẩm mỹ, óc sáng tạo, đặc biệt kỹ thuật tính toán xây dựng rất cao của những người nông dân Lưỡng Hà cổ đại. Chính vì vậy, vườn treo Babylon được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới và là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Iraq mà còn của cả nhân loại.
Và hiện nay, không chỉ các nhà khảo cổ học mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều hết sức lo lắng và bất bình trước thông tin báo chí đã nêu gần đây: Vườn treo Babylon ở Iraq, một trong 7 kỳ quan thế giới đã tồn tại hơn 5.000 năm nay có nguy cơ bị biến mất. Đúng vậy, vườn treo nổi tiếng này hiện đang dần trở thành đống hoang tàn vì sự tàn phá của những lính Mỹ tại Iraq. <còn nguyên nhân vì sao xin được miễn nêu ra vì liên quan đến chính trị, mong các bạn thông cảm
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/babylon1.jpg
*******************



II. HẢI ĐĂNG ALEXANDRIA :
Hải đăng Alexandria do triều đại Ptolemy xây dựng trên đảo Pharos ngoài khơi thành phố Alexandria thủ đô Ai Cập một thời, nơi có thư viện Alexandria nổi tiếng. Alexandria được mệnh danh là hòn ngọc lấp lánh của Địa Trung Hải, thành phố lớn thứ hai và là cảng chính của Ai Cập hiện nay. Alexandria do kiến trúc sư Dinocrates (332 – 331 TCN) xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông. Không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập. Đến nay nhiều di tích vẫn còn tồn tại, Alexandria là thủ đô của triều đại Ptolemy với vô số tượng đài, đền miếu. Nơi đây mọc lên hải đăng Alexandria và thư viện Alexandria. Các nhân vật lịch sử của Ai Cập, La Mã như Cleopatra, Julias Caesaz, Mark Antony và Octavian đều có dính líu ít nhiều đến thành phố này. Alexandria nằm ở tây bắc sông Nile trải dài trên dải đất hẹp giữa Địa Trung Hải và hồ Mariut. Nó có hai xa lộ lớn và một đường xe lửa đẫn đến Cairo. Thành phố là nơi nghỉ mát mùa hè nổi tiếng nhất Trung Đông.
Hải đăng Alexandria có lẽ là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại được sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nó hướng dẫn cho tàu bè đi lại an toàn tại cảng lớn. Đối với các kiến trúc sư thì hải đăng còn là công trình xây dựng cao nhất thế giới, và là tấm gương phản chiếu ánh sáng vào ban ngày (ban đêm sử dụng đèn báo) vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Theo sử sách, tấm gương nhìn thấy từ xa 50 km.
Không lâu sau Alexander đại đế mất, vị tướng Ptolemy Soter của ông lên nắm quyền tại Ai Cập. Chính Ptolemy đã đôn đốc việc xây dựng thành phố Alexandria, thủ đô mới. Ngoài khơi thành phố là đảo nhỏ Pharos. Đảo nối với đất liền bằng con đê biển Heptasđaion được xem là cảng thứ hai của thành phố. Tàu buồm đi lại tấp nập quanh và trong khu vực cảng nên cần có một ngọn hải đăng hướng dẫn để không mắc cạn tại dải bờ biển thoai thoải không dốc. Ptolemy vạch kế hoạch xây dựng ngọn hải đăng vào năm 230 TCN nhưng khi ông mất nó mới hoàn tất dưới triều đại của Ptolemy Philadelphus, con trai ông. Sostratus, người cùng thời với Euclid, là kiến trúc sư trưởng công trình nhưng bản tính toán chi tiết hải đăng và các công trình phụ trợ do thư viên Alexandria làm. Hải đăng được dâng hai vị thần cứu rỗi : đó chính là Ptolemy Soter và Berenice, vợ ông. Trong hàng thế kỷ, hải đăng Alexandria, còn được gọi là đèn biển Pharos phát huy hiệu quả rất tốt trong việc hướng dẫn tàu bè. Hình ảnh của nó được in trên cả các đồng tiền La Mã. Khi người Arập chinh phục Ai Cập họ hết sức khâm phục Alexandria và sự giàu có của thành phố này. Nhưng giới cầm quyền mới dời thủ đô đến Cairo để cắt đứt sự nối kết với Địa Trung Hải. Tấm gương trên ngọn hải đăng được tháo ra một cách bất cẩn nên không thể lắp đúng vào chỗ cũ. Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) tiếp tục gây thiệt hại lớn cho công trình. Năm 1449, thương buôn Arập nổi tiếng Ibu Battuta nói là ông ta không thể đi vào công trình đã đổ nát này. Chương cuối cùng của hải đăng Alexandria khép lại vào năm 1480 khi phó vương Ai Cập Mamelouk quyết định củng cố hệ thống phòng thủ của Alexandria bằng cách xây một công sự kiên cố ngay trên vị trí của ngọn hải đăng bằng cách sử dụng chính các vật liệu lấy từ nó.
Mô tả chính xác, chi li nhất về hải đăng Alexandria là mô tả của thương buôn Arập Abou–Haggay Al–Andaloussi. Ghé thăm hải đăng năm 1166, ông nêu chi tiết sự tráng lệ của lớp đá cẩm thạch bao quanh ngọn tháp. Theo ông thì tấm gương trên ngọn hải đăng có công dụng đốt cháy các chiến thuyền của kẻ thù trước khi nó lọt vào cảng. Ngoài phần bệ, hải đăng có ba tầng : khối vuông thấp nhất cao 55,9 m có lõi tròn, khối giữa cao 27,45 m và khối trên cùng cao 7,3 m có hình tròn. Chiều cao tổng cộng của ngọn hải đăng là 117 m tính từ cột mốc số 0 là mực nước biển, tương đương ngôi nhà cao bốn mươi tầng. Trên nóc hải đăng là tượng thần Poseidon (thần biển cả, có bộ râu trắng, tóc trắng mắt xanh với dải băng cuốn quanh đầu như thần Zeus). Poseidon là con của thần Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác. Khi Cronus bại trận Poseidon trở thành vua biển cả và vua các hòn đảo. Có lúc Poseidon được mô tả như vị thần trần truồng tay cầm đinh ba mà thần bão Cyclopes đã cho ông. Cây đinh ba biểu tượng cho vương quốc Poseidon, vương quốc thứ ba của vũ trụ (tức biển cả).
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/ALEXANDRIA.jpg
*******************



III. TƯỢNG THẦN ZEUS Ở OLYMPIA :
Đây là bức tượng của vị thần mà các cuộc thi tài thể thao Olympic cổ được tổ chức để tôn vinh ông. Tượng đặt tại thành phố cổ Olympia, nằm ở bờ biển phía tây Hy Lạp hiện nay, cách thủ đô Athens 150 km. Theo lịch Hy Lạp cổ bắt đầu từ năm 776 TCN thì các cuộc thi đấu cũng bắt đầu từ năm đó. Bức tượng Zeus kỳ vĩ do kiến trúc sư Libon thiết kế và được xây dựng vào năm 450 TCN. Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần có các sửa đổi lớn. Giải pháp là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Athens được giao nhiệm vụ “thiêng lieng”^ này. Nhiều năm sau đó, ngôi đền thu hút số du khách và người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ II TCN, bức tượng được tu sửa chút ít rồi đến thế kỷ I SCN, hoàn đế La Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome nhưng giàn giáo do các nhân công của Caligula xây dựng bị đổ sụp. Sau khi các cuộc thi đấu Olympic bị cấm năm 391 SCN, hoàng đế Theodosius cũng ra lệnh đóng cửa đền Zeus. Sau đó thành phố Olympia bị động đất, trượt đất và ngập lụt tấn công. Đến thế kỷ V SCN, đền lại bị lửa làm hư hại. Nhưng trước đó, bức tượng đã dược những người Hy Lạp giàu có chuyển đến Constantinople và tượng đứng vững tại đây cho đến khi nó bị lửa làm thiệt hại nặng vào năm 462 SCN. Hôm nay bức tượng không còn lại gì ở ngôi đền cũ, trừ đá và vụn cát cùng nền và những chiếc cột bị gãy của ngôi đền.
Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng vào năm 440 TCN. Vài năm trước đó, ông đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt dùng cho việc xây dựng các bức tượng bằng vàng và ngà. Kỹ thuật này sử dụng các khung gỗ lắp ghép như giàn giáo để phủ những tấm kim loại quý hoặc ngà voi lên mặt ngoài công trình. Hiện di tích nhà xưởng của Pheidias ở Olympia vẫn tồn tại. Nó bằng kích cỡ và theo đúng hướng với ngôi đền Zeus cũ. Tại xưởng này, Pheidias cho đẽo, khắc những phần khác nhau của tượng trước khi mang đến đền lắp ghép. Nhưng khi bức tượng hoàn tất, ngôi đền lại quá nhỏ so với nó. Một số người cho rằng bức tượng không cân xứng với chiều cao dền. Thần Zeus ở trong tư thế ngồi, nếu ông đứng lên ngôi đền sẽ bị bung mái. Nhưng cũng có người khen ngợi ý đồ của Pheidias. Chính nguy cơ ngôi đền bị bung mái khi “vua các vị than”^` đứng lên đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ và sử gia. Bệ của tượng có bề rộng 6,5 m cao 1 m. Tượng cao 13 m tương đương với ngôi nhà bốn tầng. Bức tượng cao đến nỗi các du khách chỉ có thể mô tả về chiếc ngai vàng thần Zeus ngồi chớ không thấy rõ chi tiết cơ thể ông. Phần chân của chiếc ngai được trang trí bằng các tượng nhân sư và những vị thần chiếc thắng có cánh. Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều có mặt. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp Pausanias thì trên đầu của thần Zeus là chùm tia Olive. Tay phải ông giữ biểu tượng chiến thắng làm bằng vàng và ngà voi. Tay trái ông giữ một quyền trượng có con ó đậu ở đỉnh.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/zeus.jpg
VÀI DÒNG VỀ THẦN ZEUS
Là con của thần Kronos và thần Rheia, Zeus theo gương cha : lật đổ chính người sinh thành ra mình. Khi Kronos giết cha (thần Uranus), người cha có điềm báo là ông cũng sẽ bị con trai bức hại. Do sợ hãi và tham lam, Kronos nuốt những đứa con đầu ngay lúc chúng ra đời nhưng khi Rheia sinh hạ đứa con thứ sáu Zeus bà đánh lừa chồng bằng cách đưa cho ông cục đá. Kronos nuốt cục đá và lời nguyền trở thành hiện thực. Zeus được nuôi nấng bí mật cho đến ngày đủ lớn để phục kích Kronos lúc đi săn. Ông đá Kronos vào bụng mạnh đến nỗi người cha già nua đã ói ra hòn đá và năm đứa con (cả trai và gái) chưa tiêu hoá được. Đó là các thần Demeter, Hades, Hestia, Hera và Poseidon. Sau đó Zeus tuyên bố là lãnh tụ của các vị thần thống trị các đỉnh núi và những đám mây. Ông cưới Hera xinh đẹp, chị mình.
Thần Zeus có nhiều mục tiêu phải hoàn thành trước khi cuộc chiến thành Troy kết thúc. Người Hy Lạp bao vây thành Troy được sự hỗ trợ của các vị thần Hera, Athene, Poseidon, Ares và Aphrodite nên trước sau gì họ cũng thắng. Trong lúc đó, thần Zeus đối mặt với cuộc nổi loạn trên đỉnh Olympus. Sau khi thần Aphrodite và thần Ares bị thương ở thành Troy, Zeus ra lệnh cho tất cả các vị thần đứng ngoài cuộc chiến. Riêng ông sẽ đích thân đến ngọn Ida để chỉ huy cuộc dẹp loạn và tạo uy thế cho Hector yêu dấu, chủ nhân Ida. Có nhiều con các vị thần tham gia cuộc chiến thành Troy. Con trai Sarpedon của Zeus chết tại chiến trường trên tay đứa con trai khác là Aias. Aphrodite bị thương khi bảo vệ thần Aineias. Askalaphos, con trai của Ares cũng bị giết và cả Achilleus con trai nữ thần Tethys cũng phải hy sinh. Có lúc cuộc chiến thất thế cho người Hy Lạp đến nỗi Hera buộc phải ra tay bằng cách đánh lừa Zeus để bí mật tung Poseidon vào cuộc chiến giúp người Achaian (Hy Lạp).
Nhưng tiếng thét của Poseidon làm Zeus thức dậy khi đang ngủ, ông phát hiện ra Hera đánh lừa mình bằng nhan sắc và một đêm hoan lạc, phát hiện ra sự cứng đầu không vâng lời của Poseidon. Ông cử Hera đến Olympus đưa Iris và Apollo về. Iris được giao nhiệm vụ qui cố hương cho Poseidon, còn Apollo được giao trách nhiệm đẩy lùi người Achaian về tàu của họ như một cách trừng phạt. Thoả mãn với những gì đạt được Zeus ra lệnh cho các vị thần tập trung ở Olympus. Ông cho phép họ chọn một trong hai bên giao chiến và tham gia chiến trường nếu thích. Sau đó Odysseus, vua vương quốc Ithaca đã dùng mưu mẹo đánh chiêm thành Troy (ngựa gỗ thành Troy) với sự giúp đỡ của các vị thần nhưng sự kiêu ngạo của Odysseus đã làm cho thần Poseidon tức giận và phải mất mười năm ông mới qui được cố hương.
Poseidon :
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/Poseidon.jpg
*******************



IV. ĐỀN ARTEMIS Ở EPHESUS :
Artemis không chỉ đơn thuần là một ngôi đền mà còn là công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới theo đánh giá của các triết gia cổ đại. Đền được xây dựng để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên niên hoang dã của Hy Lạp, vị trí nằm tại thành phố cổ Ephesus gần thị trấn đương đại Selcuk cách thành phố Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) 50 km về phía nam.
Dù nền ngôi đền có từ thế kỷ thứ VII TCN, Artemis chỉ mới được xây dựng sau đó 150 năm. Công trình đặt dưới sự bảo trợ của vua Croesus và do kiến trúc sư Hy Lạp Chersiphon thiết kế. Đến làm bằng đá cẩm thạch, trang trí bằng nhiều tượng đồng, sản phẩm của các thiên tài điêu khắc Pheidias, Polycleitus, Kresilas và Pheadmon. Đền vừa là chợ vừa là cơ sở tôn giáo. Trong nhiều năm nó là nơi tụ hội của các thương buôn, du khách, nghệ sĩ và các vị vua đến để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần và dâng tặng đồ tế lễ. Các khai quật khảo cổ mới đây cho thấy nhiều tặng vật được chôn vùi, từ các tượng thần Artemis làm bằng vàng và ngà voi đến các vòng, nhẫn, lac…(” có gốc gác xa như Ấn Độ và vùng Persca (Iran hiện nay).
Đêm 21–07–356 TCN, một người đàn ông Herostratus đốt đền với mục đích bất tử hoá tên mình cùng ngôi đền. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, cũng vào đêm đó Alexander đại đế ra đời. Về sau sử gia Plutarch viết rằng “do quá bận chăm sóc sự ra đời của Alexander nên nữ thần Artemis không rảnh tay bảo vệ ngôi đền thờ minh”`. Hai thập niên sau, đền được phục hồi. Khi Alexander chinh phục Tiểu Á, ông góp sức xây dựng lại ngôi đền.
Vào thế kỷ thứ I, sau thiên chúa giáng sinh, thánh Paul ghé thăm Ephesus để truyền đạo thiên chúa nhưng người dân vùng này không có ý định bỏ rơi nữ thần của họ. Đến năm 262 SCN, đền lại bị người Goth phá huỷ lần nữa. Dù các cư dân Ephesus thề sẽ khôi phục lại ngôi đền nhưng đến thế kỷ thứ IV, do đa số họ đã chuyển sang đạo thiên chúa nên đền không còn ý nghĩa tôn giáo nữa. Sau đó thành phố Ephesus bị bỏ hoang cho đến thế kỷ XIX nó mới được khai quật. Công trình đào bới đã làm lộ nền ngôi đền và con đường dẫn đến đền. Bước thứ hai là phục hồi một số cột để phục vụ du khách.
Nền đền Artemis có hình chữ nhật giống như đa số ngôi đền nào vào thời kỳ đó. Tuy nhiên khác với các công trình cùng tuổi, Artemis có tầm nhìn bao quát các khu vườn rộng. Các bậc thềm quanh đền dẫn đến những cây cột đá cao 20 m. có 127 cây cột đá, và tất cả đều được trang trí rất đẹp. Sàn đền rộng 80 m x 130 m. trong đền chứa nhiều công trình nghệ thuật kể cả bốn bức tượng đồng cổ Amazon do các nghệ sĩ lỗi lạc nhất vào thời đó khắc. Theo sử sách thì khi thánh Paul đến thăm đền, nó còn có cả những cây cột mạ vàng và nhiều tượng bằng bạc. Ngoài ra còn nhiều bức tranh vẽ tuyệt mỹ. Dù không có chứng cứ lưu lại về bức tượng Artemis đặt giữa ngôi đền nhưng người ta tin rằng nó đứng ở đó cho đến lúc đền bị đốt.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/ARTEMIS.jpg
VÀI NÉT VỀ NỮ THẦN ARTEMIS
Artemis và Apollo là hai con của thần Zeus và thần Leto. Cả hai đều sinh ra tại đảo Delos và gắn liền số phận với một loại cung tên : Apollo cung cong còn Artemis cung bạc. Artemis là một trong ba người không bị mê hoặc bởi thần Aphrodite (hai người kia là Hestia và Athene).
Artemis là bạn với loài người. Nữ thần nhảy múa khắp vùng thôn dã trong đôi xăng đan bạc để bảo vệ các loài thú hoang, nhất là thú nhỏ. Nàng cưỡi chiếc xe ngựa bạc băng qua bầu trời và bắn tên xuống mặt đất dưới ánh trăng. Giống như các thần Olympia khác, Artemis không thể bảo vệ được người thợ săn thiện xạ Shamandos trước mũi giáo của người Menelao trong trận đánh thành Troy.
Khác với Apollo, Artemis không thiện chiến nhưng bà có thể trừng phạt và giết chóc theo lệnh của Zeus. Trong trường ca THE ILIAD, Leto, mẹ của Artemis bị một phụ nữ Niobe lăng nhục. Niobe khoe khoang rằng bà có mười hai đứa con trong khi đó Leto chỉ có hai. Để trừng phạt Leto, Apollo giết sáu đứa con trai của bà ta, còn Artemis giết sáu đứa con gái. Trong trường ca THE ODYSSEY, Odysseus kể câu chuyện về hòn đảo kỳ thú Syria, nơi không có chỗ cho cái đói và tuổi già. Khi thần số phận quyết định các cư dân cao quí của hòn đảo phải chết, Artemis và Apollo ra tay bằng những mũi tên không gây đau đớn.
Artemis thường bị nhập chung với nữ thần La Mã Diana.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/Diana1.jpg
*******************



V. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic
Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải. Năm 353 trước CN, vua Mausolus qua đời. Nữ hoàng Artemisia cũng là em gái của ông (theo tục lệ ở Caira thì người cai trị vương quốc phải kết hôn với em gái mình) quyết định xây một khu mộ thật lớn cho người chồng của mình. Ngôi mộ trở thành một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đến nỗi cái tên Mausolus sau này đồng nghĩa với từ “ngôi mộ”. Ngôi mộ cao bằng một tòa nhà 14 tầng. Vua Mausolus không nổi tiếng nhưng chính ngôi mộ đã khiến cho cả nhân loại biết đến ông.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/Maussollos.jpg
*******************



VI. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios
Pho tượng nữ thần Tự Do mặc áo choàng, tay đưa ngọn đuốc lên cao tại cảng New York, một hình ảnh biểu trưng của nước Mĩ có lẽ không mấy xa lạ với chúng ta. Nhưng, điều mà ít ai biết chính là bức tượng nữ thần Tự Do này còn có một tên gọi khác - “Modern Colossus” (Colossus = tượng khổng lồ), như là âm vang gợi nhớ đến một bức tượng khổng lồ khác cùng kích cỡ (khoảng 110 feet = 33m, cao tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng), đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm, cũng ở ngõ vào của một cảng biển sầm uất thời cổ đại và cũng là một biểu tượng của tự do : “Colossus of Rhode” - Tượng khổng lồ ở đảo Rhode.
Đất nước Hy Lạp cổ đại bị chia cắt bởi nhiều thành bang nhỏ. Trên đảo Rhode bấy giờ có 3 thành bang : Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước CN, các thành bang này kết hợp lại thành một lãnh thổ thống nhất với thủ phủ tại Rhodes. Thành phố phát triển hưng thịnh và có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và kinh tế với nước liên minh Ptolemy * (Ai Cập) .
Năm 305 trước CN, những người thuộc phe Antigonids của Macedonia, cũng là đối thủ của Ptolemie bao vây Rhodes, tìm mọi cách phá vỡ liên minh Rhodes - Ai Cập. Nhưng họ đã không thể xâm nhập vào thành phố. Hiệp ước hòa bình đạt được vào năm 304 trước CN, những người phe Antigonid mở vòng vây, rút lui, để lại nhiều trang thiết bị quân sự dồi dào của họ. Nhằm tổ chức kỷ niệm ăn mừng chiến thắng và thống nhất, người dân đảo Rhodes đã bán vũ khí đó, dùng tiền dựng nên bức tượng khổng lồ hình vị thần mặt trời - Helios. Bức tượng khổng lồ đứng kiêu hãnh uy nghi ngay cửa ngõ vào cảng, sải chân dang rộng và tàu bè có thể đi lại bên dưới. Mỗi sáng sớm, mặt trời chiếu vào làm pho tượng đồng ánh lên rạng rỡ một biểu tượng của tự do và thống nhất.
* : sau khi Alexander Đại Đế chết, các tướng lĩnh của ông đã không kiểm soát được vương quốc quá rộng lớn mà đế quốc Macedonia vừa chiếm được (gồm Tiểu Á, vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Afganistan và Turkestan). Tướng sĩ tranh nhau quyền hành, đế quốc tan rã và Macedonia suy từ đó. Có ba trong số các tướng sĩ của Alexander đã thành công trong việc chia vương quốc này là Ptolemy (Ai Cập), Seleucus và Antigons.
Bức tượng thần mặt trời khổng lồ này do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện. Tượng đúc bằng đồng, đế tượng làm bằng đá cẩm thạch. Tượng cao 33m. Riêng ngón tay cái vài người ôm không xuể, thật là một pho tượng khổng lồ.Công trình tạc tượng Helios kéo dài 12 năm và hoàn thành vào năm 282 trước CN. Trong nhiều năm bức tượng được đặt trên đảo Rhodes cửa ngõ ra vào Ðịa Trung Hải của nước Hy lạp cổ. Cho đến khi xảy trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN, cả thành phố bị thiệt hại nặng và pho tượng thần mặt trời khổng lồ bị gãy ở đầu gối, phần yếu nhất của pho tượng.
10 thế kỷ trôi qua, bức tượng khổng lồ vẫn nằm trong đống đổ nát. Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie. NgườI ta kể rằng cần đến 900 con lạc đà để chở những bộ phận của bức tượng khổng lồ đến Syrie. Từ đó đến nay không ai còn nhìn thấy bức tượng này nữa, tính từ lúc xây dựng cho đến khi bị phá hủy nó chỉ tồn tại có 56 năm, nhưng được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/Helios.jpg
*******************



VII. KIM TỰ THÁP GIZA
Phía bờ tây sông Nile, sừng sững những Kim tự tháp hùng vĩ. Hình dạng độc đáo với nền móng vững chắc tiếp đất và chóp nhọn chọc trời là minh họa cho một sự kết hợp giữa trình độ kỹ thuật cùng sự cam kết tâm linh của người Ai cập cổ đại.
Thời hoàng kim về xây dựng kiến thiết của Ai cập kéo dài trong suốt Thời kỳ thứ 3, từ 2868 đến 2613 trước CN. Mục đính chính của các Kim tự tháp là nơi hầm mộ chôn cất các pharaoh và các quan chức cao cập của triều đình. Nền móng của nền quân chủ Ai cập dựa trên sự bất tử của các pharaoh, do vậy xác nhận sự tồn tại của “kiếp sau”.
Kim tự tháp vừa để tôn vinh các pharaoh, vừa là nơi các vị này chờ đợi trước khi được gia nhập vào thế giới mới. Người Ai cập cổ đã đạt tới trình độ hoàn thiện trong kỹ thuật ướp xác để gìn giữ cơ thể sau khi chết, và thường trữ đầy trong các Kim tự tháp những tiện nghi sinh hoạt cung đình mà các pharaoh tỏ ý nguyện muốn đem theo vào kiếp sau.
Kim tự tháp vĩ đại nhất, cũng là kiến trúc duy nhất còn tồn tại ngày nay trong số 7 kỳ quan của thời cổ đại, là Kim tự tháp Giza, xây dựng trong thời kỳ cai trị của Cheops, tên Hy lạp của Vua Khufu (2545-2520 trước CN). Tại thời điểm nó được xây dựng, Kim tự tháp này cao cỡ 482 phút, trải rộng một diện tích chừng 13 hec-ta và nặng ít nhất 6.5 tỉ tấn. Napoleon tính toán rằng lượng đá xây nên Kim tự tháp này, trên 2 300 000 khối, có thể tạo nên một bức tường dày 1 phút bao quanh Pháp với độ cao 10 phút. Tầm vóc khổng lồ của Kim tự tháp Giza cũng được tương xứng bởi thiết kế chính xác. Mỗi cạnh của nền tháp dài 776 phút, chênh lệch nhau không quá 7.9 inches; các khối đá được xếp chồng khít tới mức không thể nhét xen kẽ giữa chúng dù chỉ một tờ giấy mỏng. Các cạnh tháp chạy hầu như chính xác từ bắc tới nam, đông qua tây, sai lệch chừng 4 độ không hơn.
Vào thế kỷ 19, khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra các Kim tự tháp, sức hấp dẫn của chúng đã làm nảy sinh cả một trường phái ngụy khoa học. Giới theo “Kim tự tháp học” miệt mài làm việc hòng tìm ra một “đơn vị Kim tự tháp”, một đơn vị chuẩn đã cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng nên các công trình với sự chính xác siêu phàm. Các chuẩn như pi, khối lượng và chu vi TD, khoảng cách từ TD tới Mặt trời đã được gợi ý. Một số thì đề đạt giả thuyết các Kim tự tháp đóng vai trò các văn bản đá, ghi chép mã hóa toàn bộ lịc sử chi tiết của thế giới con người.
Các nhà Kim tự tháp học thậm chí còn dài dòng phóng đại giải thích quy trình các công trình vĩ đại này được xây dựng. Một giả thiết được phổ biến khá rộng rãi trong thế kỷ 20 là các tảng đá khổng lồ ấy đã được chuyên chở tới TD bởi các sinh vật ngoài hành tinh, thả xuống vị trí hiện tại của chúng bằng các UFO
Sự thật đằng sau sự tạo thành của các Kim tự tháp không hề kém phi thường, có chăng nó chỉ không mang tính chất hoang đường như các giả thuyết trên. Chu trình xây dựng bắt đầu với việc đẽo các tảng đá được mang về từ các mỏ khai thác cách đó chừng 600 dặm xa, tại Aswan. Đa số các nhà sử học cho rằng các tảng đá này được thả trôi theo bè xuôi sông Nile trong mùa lũ, mặc dù không có bằng chứng khảo cổ nào của các bè gỗ lớn đủ để chuyên chở các khối đá có kích cỡ khổng lồ ấy. Đá được chuyển về, tại công trình, việc đầu tiên của các nhân công lao động là tạo ra một mặt bằng móng bằng cách dẫn nước ngập vào bãi, tạo nên một hệ thống kênh rạch sau đó đào sâu cho tới khi mực nước khắp nơi cân bằng. Vòng đai ngoài được thiết lập, rồi cắt tới mức độ thích hợp, đôi khi một vài tảng đá cực lớn được giữ nguyên.
Một con đường lề bằng đá được làm bên bờ sông Nile nhằm phục vụ cho quá trình bốc dỡ. Các khối đá được kéo trên các xe trượt trụ trên các trục lăn từ vị trí cách xa chừnng nửa dặm tới công trường. Tại đây, đội thợ nề và thợ đẽo đá sẽ bào nhẵn bề mặt đá, chuẩn bị cho việc xây dựng.
Khi đã sẵn sàng, những khối đá khổng lồ được lăn vào vị trí, một quá trình gây nhiều tranh cãi bởi thực tế là vòng xe và dây tời kéo phải 800 năm sau đó mới xuất hiện tại Ai cập. Một vài học giả cho rằng người Ai Cập cổ đã chế ra các bậc cầu thang tam cấp dài theo độ cao dần của công trình với một độ nghiêng cố định; số khác gợi ý về một cầu thang xoắn dài theo tòa tháp. Đá được đẩy tới đầu cầu thang, rồi đặt vào trên nền vữa lỏng, bỏ yên tĩnh cho tới khi khô. Đường cầu thang này được tháo dỡ dần sau khi đỉnh tháp đã được dựng xong, và những người thợ nề có trách nhiệm mài nhẵn bề mặt đá trên đường đi xuống.
Lượng nhân công đã tham gia xây dựng nên tòa tháp này được nhà sử học Hy Lạp Herodotus dự đoán là 100 000 người, thay thế sau mỗi giai đoạn 3 tháng, trong suốt 20 năm, dù đây có lẽ là một con tính hơi bị cường điệu hóa. Một trại lính cổ đại phát hiện được ở gần đó có sức chứa 4000 người, và có vẻ như có tới vài trại lính ở xung quanh tòa tháp. Nhân công xây dựng không phải là nô lệ, công việc không bị ép buộc lao dịch, gây ra sự nghi ngờ với các truyền thuyết từ Kinh thánh về các quản đốc hà khắc dã man. Một bản khắc trên tường một hầm mộ một pharaoh tuyên bố rằng ông ta chưa bao giờ đánh một công nhân đủ mạnh để làm người đó ngã.
http://img.photobucket.com/albums/v217/tumickey/7kiquan/GIZA.jpg

Quanganh
22-12-2006, 02:21 PM
Bí ẩn về quái vật đã khiến cho cá mập lớn phải sợ hãi

Nhật Bản trước đây nửa thế kỷ, đã từng có báo đưa tin như sau: Chiếc thuyền mò lượm ngọc trai đang đi dọc bờ biển Australia, thuyền trưởng vì muốn vớt lại số ngọc trai để trên thuyền cá bị đắm trước đó, nên đã lặn xuống biển, một lát sau, các thuyền viên trên tàu nhận được một tín hiệu yêu cầu tiếp ứng, vội kéo dây thừng lên, tới nơi, đầu dây thừng chỉ có chiếc mũ và dây bảo hiểm của thuyền trưởng. Các thợ lặn lập tức xuống biển để cứu ứng, nhưng không thấy đâu. Theo tin tức, những sự kiện tương tự, trước đó đã xảy ra mấy lần. Hai năm sau, ở vùng biển phía bắc Australia một thợ lặn người Nhật, trong lúc đang mò ngọc, bỗng nhiên mất tích. Theo phỏng đoán của các chuyên gia, ông bị quái vật biển bắt đi khi ở trong nước với độ sâu khoảng 80 mét.

Quái vật đó thực ra là gì? Chuyện kể từ mùa hè hơn 40 năm về trước, một thợ lặn Australia tên là Jane, mặc bộ đồ lặn tối tân cao cấp, lặn xuống biển, một lát sau bị một con cá mập lớn tới khoảng 4- 5 mét phát hiện thấy. Cá mập bèn đuổi gấp tới, nhưng thật là kì l
ạ, cá mập lại không làm hại tới anh. Jane tiếp tục lặn xuống sâu, thì phát hiện thấy phía dưới anh là một vực sâu đen ngòm. Anh sợ lặn sâu xuống nữa sẽ nguy hiểm, nên không xuống sâu nữa mà lượn vòng quanh vực xem trong vực có gì lạ, con cá mập lớn lúc đó vẫn bơi lượn cách chỗ anh khoảng 5 mét. Bỗng thấy nước biển trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhanh chóng. Dưới đáy biển mờ tối, Jane thấy một quái vật màu đen xám, từ từ bơi lên. Nhờ ánh sáng lờ mờ, Jane thấy con quái vật khổng lồ xưa nay chưa ai biết đến, trông nó chẳng có tay chân, cũng chẳng thấy mắt và miệng đâu, giống như một khúc gỗ lớn nhẵn bóng. Nó bơi rất chậm chạp, thỉnh thoảng lại lắc mình. Lúc đó nước biển càng lạnh, cá mập lớn chẳng rõ vì nước lạnh hay vì khiếp sợ, lại giống như tiêm thuốc mê, nằm đờ ra rồi giãy giụa rất ghê. Một lúc sau, quái vật xám đen đó tiếp cận cá mập lớn, rồi nhẹ nhàng cọ vào người cá mập. Cá mập lập tức co rúm lại, mất hết khả năng chống cự, rồi bị quái vật nuốt chửng. Sau đó quái vật nhẹ nhàng lặn xuống vực sâu như không có chuyện gì xảy ra.

Quái vật khổng lồ đó là thứ gì vậy? Sao nó lại làm cho nước biển trở nên lạnh? Làm sao cá mập lớn lại mất hết khả năng chống cự? 40 năm đã trôi qua, đến nay nó vẫn là những điều bí mật. Nhưng người ta bảo rằng, hơn 50 nãm trước đây, người thợ lặn Nhật Bản bị mất tích, có lẽ đều liên quan tới quái vật này. Để sớm được bật mí con quái vật dưới lòng biển sâu đó, rất nhiều nhà khoa học đang không quản nguy hiểm, thường xuyên tới các vùng biển sâu tiếp tục tìm kiếm, khảo sát.

Pisces
22-12-2006, 09:54 PM
Phát hiện loài bướm uống nước mắt chim


http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19CD/buom.jpg
Một con bướm nhẹ nhàng đưa vòi vào
mắt con chim đang ngủ say trên cây.
Ảnh: Newscientist.

Một loài bướm ở đảo Madagascar chọc chiếc vòi hình móc câu vào mắt những con chim đang ngủ để hút giọt lệ. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng kiến cảnh bướm dùng nước mắt chim làm thức ăn.

Roland Hilgartner tại Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng ở Göttingen (Đức) và Mamisolo Raoilison Hilgartner tại Đại học Antananarivo ở Madagascar đã chứng kiến cảnh tượng độc nhất vô nhị này trong rừng Kirindy trên đảo.

Các nhà khoa học biết rằng bướm uống nước mắt chim sinh sống nhiều nơi tại châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, nhưng chúng chủ yếu uống nước mắt của những động vật lớn như hươu, linh dương hay cá sấu - những loài hiếm khi xua đuổi chúng. Nhưng chẳng có loài động vật to lớn nào trên đảo Madagascar, ngoài một số động vật có vú như vượn cáo và cầy mangut. Những con vật này thường dùng móng vuốt để xua đuổi bướm. Chim cũng khó tiếp cận, vì chúng thường bay đi khi bướm tới gần.



http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19CD/voi.jpg
Những con bướm ở Madagasca sở hữu
chiếc vòi hình móc có nhiều ngạnh ở đầu.
Ảnh: Newscientist.


Nhưng chim không bay đi khi chúng đang ngủ. Hai nhà khoa học nhìn thấy vài con bướm đậu trên cổ những con chim chích chòe và Newtonia. Chúng chọc đỉnh vòi vào bên dưới mí mắt của chim rồi uống say sưa. Lúc đó là giữa mùa mưa nên các nhà khoa học cho rằng bướm cần muối, bởi đất trên đảo Madagasca có hàm lượng Natri thấp.

Nhưng chim có hai mí mắt và đương nhiên là cả hai đều khép. Vì thế, thay vì sở hữu chiếc vòi mềm như những loài bướm uống nước mắt ở nơi khác, bướm trên đảo Madagasca có chiếc vòi hình móc với nhiều ngạnh trên đầu. "Trông nó giống như chiếc lao móc mà người tiền sử dùng để săn bắn", Roland cho biết.

Nhờ có các ngạnh, chiếc vòi hình móc của bướm có thể chui sâu xuống bên dưới mí mắt chim mà không làm kinh động chúng. Hai nhà khoa học chưa biết lũ côn trùng nói trên thuộc loài nào và liệu chúng có tiết ra chất giảm đau để làm dịu vết đau do những chiếc ngạnh trên vòi của chúng gây ra hay không. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy, thức ăn chính của bướm đực là nước mắt của các loài động vật khác. Mamisolo và Roland cũng sẽ tìm hiểu xem có phải những con bướm mà họ nhìn thấy chỉ toàn là bướm đực.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
22-12-2006, 10:39 PM
Dế đực phải chọn giữa mạng sống và tình yêu
(VnExpress)

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1968/cricket.jpg
Ảnh: Genomenewsnetwork.


Kêu hay không kêu, đó luôn là một câu hỏi khó đối với các con dế đực. Bởi vì tiếng kêu có thể mang lại cho chúng tình yêu, nhưng cũng có thể là cái chết.

Dế đực cất lên những bản tình ca để quyến rũ các nàng dế, nhưng các bản nhạc đó cũng có thể mang tới cái chết bởi nó hấp dẫn cả các con ruồi ký sinh tới sinh sôi nảy nở trên cơ thể.

Loài ruồi ký sinh có tên là Ormia ochracea. Chúng đào bới trên thân vật chủ và sau 1 tuần bắt đầu gặm nhấm các bộ phận, xẻ dọc cơ thể rồi giết chết con vật khi chúng sinh sôi nảy nở.

Các nhà nghiên cứu đã biết điều này từ lâu. Họ còn biết rằng "bi kịch" nặng nề đến nỗi các con dế ở Hawaii không thể cất những bản tình ca đôi lứa truyền thống. Nhưng nghiên cứu mới đã phát hiện, mối nguy hiểm do những con ký sinh trùng gây ra còn thay đổi nghiệt ngã cách kêu của con đực và phản ứng của con cái khi bầy ký sinh lẩn khuất xung quanh.

"Đó là một cái giá quá đắt. Nếu là con dế đực và không lên tiếng, bạn sẽ không thể có được bạn tình nhưng lại sống lâu hơn. Còn nếu hát, bạn thu hút cả người tình lẫn kẻ thù", nhà hành vi động vật Jane Brockmann tại Đại học Florida, Mỹ, nói.

Trong cuộc thí nghiệm với loài dế hoang dã ở Florida, Brockmann và cộng sự đã bắt những con dế đực và bỏ vào một cánh đồng, ghi lại âm thanh của chúng trong mùa xuân và thu.

Ở miền bắc Florida, loài ruồi ký sinh chỉ xuất hiện vào mùa thu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tiếng kêu của dế cũng tuân theo lịch trình này - 75% con đực kêu vào mùa xuân, so với chỉ 43% vào mùa thu.

Kết quả trên các con dế cái cũng tương tự. Trong lúc giao phối, con cái rất hung hăng, gần như là chiếm lĩnh con đực. "Vào mùa xuân, các cô nàng vô cùng háo hức. Ngay khi vừa nghe thấy tiếng kêu, chúng liền lao tới nơi phát ra âm thanh. Nhưng vào mùa thu, chúng lại cẩn trọng hơn rất nhiều", Brockmann cho biết. "Chúng chần chừ và mất thời gian lâu hơn để tiến gần tới nguồn âm thanh". Điều này cho thấy dế cái cũng lo sợ trở thành mục tiêu của những con ruồi ký sinh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những con đực không kêu nữa thì lại đi lang thang cho đến khi gặp được một cô nàng nào đó. Ngoài ra, mặc dù chúng ít kêu vào mùa thu, nhưng con nào đã kêu thì kêu rõ lâu. Điều này sẽ đẩy chúng vào nguy cơ bị tấn công lớn hơn, nhưng lại giúp chúng được gần gũi với nàng lâu hơn. Vì vậy cái giá phải trả cũng đáng.
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ sự mâu thuẫn sự áp lực chọn lọc tự nhiên - khả năng sống sót, với áp lực lựa chọn tình dục - khả năng giao phối.

M.T. (theo Tân Hoa Xã)

Pisces
23-12-2006, 06:14 AM
Rồng Komodo 'không chồng mà chửa'

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F191F/rong.jpg
Ảnh: BBC.

Loài thằn lằn lớn nhất thế giới có khả năng sinh con mà không cần tới con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận 2 trường hợp rồng Komodo cái đẻ trứng tự lập.

Các cuộc xét nghiệm cho thấy trứng của chúng phát triển mà không cần thụ tinh bởi tinh trùng - một quá trình gọi là sự sinh sản đơn tính. Một trong những con bò sát, Flora, sống tại vườn thú Chester ở Anh, đang chờ mẻ trứng gồm 8 quả nở ra trong mùa Giáng sinh này.

Kevin Buley, Giám đốc sở thú kiêm đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Flora đã đẻ trứng vào cuối tháng 5 và với khoảng thời gian ấp là 7-9 tháng thì trứng sẽ nở ra vào mùa Giáng sinh này - một sự kết thúc tuyệt đẹp cho ca sinh nở đồng trinh".

Flora, chưa bao giờ được ở chung với một con Komodo đực nào, đã đẻ ra 11 quả trứng hồi đầu năm. 3 quả bị hỏng đã trở thành nguồn cung cấp vật liệu để xét nghiệm gene. Kết quả cho thấy những con non không hẳn mang phiên bản gene chính xác của mẹ (hình thức nhân bản), nhưng bộ gene của chúng là được lấy từ mẹ. Nhóm kết luận rằng đó là kết quả của sự sinh sản vô tính.

Một con rồng cái khác tên là Sungai được nuôi nhốt ở vườn thú London cũng sinh ra 4 con từ đầu năm - mặc dù lần tiếp xúc cuối cùng với con đực của nó là từ hơn 2 năm trước. Một lần nữa, cuộc xét nghiệm gene cho thấy rồng con Komodo được sinh ra từ sinh sản đơn tính. Tuy vậy, Sungai cũng có khả năng sinh sản hữu tính - nó đẻ một đứa con khác sau khi giao phối với con đực là Raja.

Richard Gibson, một tác giả nghiên cứu, nói: "Sinh sản đơn tính đã được ghi nhận trước đó ở 70 loài động vật có xương sống như rắn, cá, thằn lằn và gà gô, nhưng nó vẫn luôn được coi là một hiện tượng bất thường".

"Việc chúng tôi phát hiện thấy hiện tượng này ở 2 con rồng Komodo cái độc lập trong vòng 1 năm chứng tỏ sự sinh sản vô tính có thể phổ biến và rộng rãi hơn chúng ta từng biết" - Gibson nói.

Do những con vật này bị nuôi nhốt trong nhiều năm mà không được tiếp xúc với con đực nên chúng sinh sản đơn tính. Nhưng khả năng sinh sản đơn tính rõ ràng là một đặc điểm của tổ tiên để lại.

Gibson cho biết thằn lằn có thể đã phát triển khả năng sinh sản vô tính khi, chẳng hạn, một con cái cô đơn bị dạt lên hòn đảo mà không có con đực nào ở đó. Do đặc tính gene học của quá trình này nên những đứa con được sinh ra luôn là đực. Và giống như Sungai, cô nàng vẫn có thể quay về sinh sản hữu tính như thường, và vì thế nó có thể sản sinh ra một tập đoàn mới.

Có chưa tới 4.000 con rồng Komodo trong tự nhiên, trên 3 hòn đảo của Indonesia: Komodo, Flores và Rinca. Con đực trưởng thành có thể dài tới 3 m và nặng 90 kg - đưa chúng trở thành loài thằn lằn lớn nhất hành tinh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng để đảm bảo sự đa dạng gene của rồng Komodo, các sở thú nên cho con cái và con đực ở chung với nhau để tránh hiện tượng sinh sản vô tính.


M.T. (theo BBC)

Pisces
23-12-2006, 06:29 AM
Những bí quyết giúp kiến 'thống trị' thế giới

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/ant8.jpg
Kiến Formica fusca.
Ảnh: Livescience.


Kiến luôn là vị khách không mời đầu tiên xuất hiện sau các bữa tiệc ngoài trời. Ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể gặp chúng. Thay vì khó chịu, tốt hơn chúng ta nên tìm hiểu xem tại sao kiến có thể sống ở hầu như mọi nơi trên hành tinh.

Thế giới này không phải lúc nào cũng thuộc về kiến. Các nhà khoa học cho rằng những loài kiến ngày nay mới tiến hóa khoảng 120 triệu năm trước. Nhưng những chứng tích hóa thạch cho thấy, ở giai đoạn đó, kiến không phải là côn trùng phổ biến như ngày nay. Mãi tới tận 60 triệu năm sau, khi một số loài thích nghi với môi trường sống mới - nơi thực vật có hoa xuất hiện - bằng cách đa dạng hóa nguồn thức ăn, kiến mới bắt đầu bước vào thời kỳ huy hoàng. Kể từ đó, sự thống trị về mặt sinh thái của kiến vẫn được duy trì cho tới tận bây giờ.

Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện có khoảng 20.000 loài kiến đang bò trên bề mặt hành tinh. Con người mới biết tới hơn 11.000 loài, nhưng như thế cũng đã chiếm ít nhất 1/3 tổng số loài côn trùng trong sinh giới. Theo một nghiên cứu gần đây, tổng số cá thể kiến ở rừng Amazon của Brazil lớn gấp 4 lần tổng số cá thể các loài động vật có vú, gia cầm, bò sát và lưỡng cư ở cùng khu vực.

Ai cũng biết kiến
Kiến thống trị vì chúng có thể thích nghi với môi trường sống theo nhiều cách khác nhau.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/Oligomyrmex.jpg
Kiến Oligomyrmex.
Ảnh: Livescience.

Kiến khác nhau từ hình dáng tới môi trường sinh sống. Có loài chỉ dài cỡ 1 mm, như Oligomyrmex atomus, nhưng cũng có loài dài tới 38 mm, như Dinoponera. Cơ thể chúng có thể có màu vàng, đỏ hoặc đen. Chúng có khả năng sống ở sa mạc, rừng nhiệt đới và đầm lầy - bất cứ đâu trừ những nơi lạnh nhất và cao nhất trên hành tinh.

"Hầu như ngôn ngữ nào của con người cũng có một từ về kiến", Philip Ward, nhà côn trùng học tại Đại học California (Mỹ), khẳng định. "Kiến là một khái niệm phổ biến. Nhưng điều đó không đúng đối với nhiều loài khác".

Hành vi đa dạng
Thức ăn của nhiều loài kiến là những cây có hoa - vốn giàu các hợp chất carbohydrate. Một số loài kiến đục gỗ lại xây những chiếc tổ kiên cố xung quanh rễ cây để ngăn chặn các loài côn trùng khác và bảo vệ nguồn cung cấp thức ăn của chúng.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/ant3.jpg
Loài Odontomachus có hàm lớn và rất khỏe.
Ảnh: Livescience.


Những loài kiến sống ở khu vực nóng, khô đối phó với hạn hán bằng cách tích trữ lương thực. Loài kiến nhặt hạt cây Pogonomyrmex californicus xây dựng những kho thức ăn khổng lồ dưới đất. Loài kiến ăn mật ong dùng chính cơ thể của mình để trữ mật.

Một số loài kiến chuyên cướp thức ăn của kẻ khác. Những chiếc ăng-ten dày trên đầu kiến lính được dùng trong những cuộc giao tranh. Odontomachus, loài có hàm lớn và khỏe, có thể cắn nhanh đến nỗi bạn có thể nghe thấy tiếng động phát ra khi hai răng của chúng va vào nhau. Một số loài khác lại chuyên đánh cắp ấu trùng từ tổ bên cạnh. Thức ăn của loài Amblyopone oregonensis - còn được gọi là kiến "ma cà rồng" - chính là dưỡng chất trong cơ thể con mồi.

Kiến cái làm tất cả mọi việc
Một tổ kiến có kiến chúa, kiến thợ và kiến lính. Mỗi con đều có dụng cụ và kỹ năng phù hợp với công việc được giao phó. Trong mỗi loài, sự phân chia lao động giữa các cá thể phụ thuộc vào tuổi và giới tính của từng con.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/ant5.jpg
Loài Amblyopone oregonensis chuyên
hút dưỡng chất trong cơ thể con mồi.
Ảnh: Livescience.


Những con chịu trách nhiệm nuôi ấu trùng và làm việc bên ngoài tổ có xu hướng ít tuổi, trong khi bảo vệ tổ và xâm lược tổ khác thường là những con lớn tuổi. Cũng giống như những loài côn trùng sống bầy đàn khác, kiến cái đảm nhận tất cả mọi việc. Kiến đực chỉ có mỗi nhiệm vụ là phát tán gene qua hành vi giao phối.

"Có thể coi kiến đực là những hỏa tiễn chứa đầy tinh trùng", Alex Wild, một nhà côn trùng học tại Đại học Arizona (Mỹ), phát biểu.

Kiến là động vật có tính xã hội cao, nhưng một số loài đã phát triển thành xã hội phức tạp, trong khi nhiều loài khác vẫn chẳng khác gì tổ tiên của chúng cách đây hàng chục triệu năm. Một số loài biết cách săn mồi theo đàn thì loài kiến đầu chó ở Australia chỉ biết săn mồi riêng lẻ và sử dụng cặp mắt to tướng để tấn công con mồi, chứ không biết dùng các hóa chất độc hại như nhiều loài khác.

"Tổ của chúng nhỏ. Không có nhiều khác biệt về mặt hình thái giữa kiến chúa và kiến thợ", Wild nói về kiến đầu chó. "Chúng không phát triển nhiều đặc điểm của loài kiến hiện đại".

Hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/Brachymyrmex.jpg
Với con kiến đực thuộc loài Brachymyrmex obscurior,
cuộc đời của nó sẽ kết thúc sau khi thụ tinh cho con
cái to lớn hơn nhiều lần.
Ảnh: Livesience.


Không giống như ong hay một số loài có tính xã hội khác, phần lớn kiến không có cánh và đã phát triển một "kho" chất hóa học để hỗ trợ việc liên lạc trên mặt đất.

"Thiếu cánh khiến cho việc tìm kiếm thức ăn bị hạn chế", Ward phát biểu. "Chúng phải nhặt nhạnh thức ăn trên mặt đất, vì thế liên lạc trên mặt đất có vai trò rất quan trọng".

Kiến dùng các hóa chất để hẹn hò, báo động và chỉ vị trí thức ăn. Khi muốn được thụ tinh, con chúa của một số loài sẽ trèo lên một điểm cao, chĩa cái đuôi vào không trung và giải phóng một hóa chất có tác dụng thu hút sự chú ý của các con đực.

Kiến cũng tiết ra hóa chất từ khoang miệng để báo động cho nhau nếu có điều gì đó không ổn xảy ra với tổ của chúng.

"Hóa chất đó báo hiệu cho kiến biết rằng chúng phải chạy ra ngoài", Wild nói. "Nó là hiệu lệnh để kiến cắp lấy ấu trùng và chạy trong những đường hầm dưới đất để được an toàn. Những con có trách nhiệm bảo vệ tổ bắt đầu chạy xung quanh ổ, nhe hàm răng và sẵn sàng cắn, đốt mọi thứ mà chúng gặp".


http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1051/ant4.jpg
Loài Pheidole desertorum tiết ra hóa
chất có mùi thối khi gặp nguy hiểm.
Ảnh: Livescience.


Con người có thể ngửi được những hóa chất mà kiến tiết ra. Loài kiến xả màu vàng rực, sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ, tiết ra một hóa chất có mùi giống như mùi vỏ cam, chanh. Tuy nhiên, không phải mọi hóa chất mà kiến tiết ra đều có mùi dễ chịu. Loài Pheidole thường tiết ra hóa chất có mùi hôi thối khi rơi vào tình thế khẩn cấp.

"Thành công của kiến bắt nguồn từ cách chúng sử dụng hành vi bầy đàn để tối đa hóa lượng thức ăn có thể kiếm được. Kiến đã phát triển được nhiều hệ thống liên lạc phức tạp, nhờ đó chúng có thể liên lạc với nhau rất nhanh. Đó là lý do tại sao bạn luôn gặp hàng vạn con kiến khi đi dã ngoại", Wild nói.


Việt Linh (theo LiveScience)

Pisces
23-12-2006, 06:35 AM
Vì sao chó và người hiểu nhau?

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F18CD/cho.jpg
Ảnh: ABC Online.

Tiếng chó sủa có điểm giống với tiếng chim hót và trẻ con khóc: Đều để giao tiếp những cảm xúc cơ bản như lo sợ, đàn áp hay phục tùng, theo những đặc tính âm thanh tương tự.

Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy hệ thống giao tiếp nguyên thuỷ có thể giống nhau ở hầu như các loài động vật có vú. Giả thuyết giúp lý giải vì sao động vật có vú, bao gồm người, hiểu được âm thanh của các loài khác.
Chẳng hạn, nghiên cứu trong tạp chí Language Communication cho thấy trẻ con có thể nhận ra cảm xúc đơn giản trong tiếng kêu của khỉ. Trong nghiên cứu mới, giáo sư Péter Pongrácz và cộng sự đã tìm hiểu con người có thể miêu tả cảm xúc của những tiếng sủa giả tạo khác nhau như thế nào.

Tiếng sủa dựa trên âm thanh của một con chó chăn cừu Hungary, bao gồm 5 trạng thái tình cảm: hung hăng, lo sợ, tuyệt vọng, vui đùa và hạnh phúc. Pongrácz, giáo sư phong tục học tại Đại học Eötvös Loránd ở Budapest, Hungary, đã so sánh câu trả lời của người nghe với đặc điểm ânh thanh của tiếng sủa.

Các nhà khoa học nhận thấy sự thay đổi trong 3 đặc điểm âm thanh cơ bản - cao độ, nhịp độ và thanh điệu - quyết định tới sự cảm nhận của người nghe. Nhìn chung, tiếng sủa chói tai với khoảng cách dài giữa mỗi lần sủa được coi là ít hung hăng hơn so với tiếng sủa trầm hơn với mật độ dày hơn.
Trẻ con cũng có những thay đổi tương tự khi khóc, ngoại trừ việc mật độ tiếng khóc quan trọng hơn là cao độ khi chúng muốn bộc lộ nhu cầu.

Mối liên quan giữa tần xuất với cao độ và sự cảm nhận cảm xúc dường như có ở rất nhiều loài khác nhau. Theo quy luật thể chất thông thường, thì một cơ thể to khoẻ sẽ tạo ra âm thanh có cao độ thấp hơn, từ đó người nghe có thể đoán biết được kích cỡ của người nói.

"Mối quan hệ này có thể tạo nên nền tảng cho quy trình tiến hoá nghi thức mà ở đó tiếng kêu thấp thường ám chỉ sự áp đảo bởi con vật to hơn, sẽ dễ dàng thắng hơn trong cuộc đấu, và giọng nói cao cũng chỉ sự phục tùng hay thân thiện", Pongrácz nói.

Các nhà khoa học cũng tin rằng quá trình nhiều năm thuần hoá cũng cải thiện cách thức các con chó giao tiếp với chúng ta.


M.T. (theo ABC Online)

Pisces
23-12-2006, 06:46 AM
Lông chim đổi màu theo thức ăn

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1199/chim.jpg
Ảnh: Newscientist.

Một cuộc phân tích mới về những loài chim biết hót cho thấy những gì chúng ăn trong quá trình rụng lông có thể ảnh hưởng tới màu lông của chúng. Sự biến đổi màu sắc do chế độ ăn uống cũng giúp tạo đà cho sự phát triển của những loài mới.

Ryan Norris và cộng sự tại Đại học Guelph ở Ontario, Canada, đã đánh dấu và theo dõi hơn 200 con chim đỏ đuôi châu Mỹ (Setophaga ruticilla) ở Caribbean.

Những con chim di cư này đến nghỉ hè ở các vùng giữa British Columbia ở Canada và Louisiana ở nam Mỹ. Sau khi sinh sản ở phía bắc, chúng mọc lông mới trong khoảng thời gian 3 tuần trước khi chuyển về phía nam.

Các nhà nghiên cứu có thể xác định từng con chim đã đi nghỉ hè ở đâu bằng cách phân tích tỷ lệ giữa các chất đồng vị hydro nặng và nhẹ trong lông. Norris giải thích rằng sẽ có nhiều chất đồng vị nặng hơn ở lông những con chim nghỉ hè ở vùng vĩ tuyến thấp. Chất đồng vị hydro trong nước theo chuỗi thức ăn đi vào con chim.

Những con chim với lông màu sẫm thường nghỉ hè ở miền nam nước Mỹ. Những con chim lông vàng có hàm lượng chất đồng vị nặng nhiều gấp 3 lần những con có lông màu cam sẫm.

Màu sắc lông chim phụ thuộc vào lượng sắc tố caratinoid trong sợi lông - lông càng sẫm thì càng có nhiều chất này hơn. Norris tin rằng những con chim ở các khu vực rụng lông khác nhau sẽ có màu lông khác nhau bởi tại các vĩ độ, chúng ăn những con côn trùng hoặc trái cây có các chất caratinoid khác nhau.

Chế đọ ăn phong phú làm biến đổi màu sắc lông có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn bạn tình và từ đó dẫn tới sự phân hoá giống nòi, Norris bổ sung.


M.T. (theo Newscientist)

Pisces
23-12-2006, 06:50 AM
Học cách chế tạo màn hình phẳng từ bướm

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0DC1/buom.jpg
Loài bướm Cyanophrys remus.
Ảnh: Newscientist.

Bướm có thể tạo ra nhiều màu sắc kỳ lạ nhờ những lớp vảy tinh thể trên cánh của chúng. Nếu bắt chước cách tạo màu của chúng, con người có thể tạo ra một loại màn hình phẳng mới với chi phí cực thấp.

Nguyên liệu được sử dụng trong kỹ thuật này có thể được tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên, rẻ hơn nhiều so với những nguyên liệu được dùng để sản xuất màn hình trong các nhà máy hiện nay.

Công trình khoa học ủng hộ những ý tưởng này được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và châu Âu. Họ đã xem xét cấu trúc và đặc tính của các tinh thể phát quang có trong cánh của loài bướm Cyanophrys remus.

Tinh thể phát quang vật chất có cấu trúc tuần hoàn với kích thước và bước sóng tương tự ánh sáng. Nhờ có những đặc tính này, khi một tia sáng chiếu tới tinh thể, nó sẽ tự giao thoa theo những hướng và tần số nhất định.

Các nhà khoa học cho rằng những vảy tinh thể quang học trên cánh một số loài bướm đã tạo ra màu sắc của chúng. Những vảy tinh thể này được tạo thành bởi chitin, một loại polysaccharide tồn tại ở côn trùng và một số loài động vật. Với chiều ngang vào khoảng vài chục phần nghìn mm, chúng được sắp xếp trên bề mặt cánh giống như những lớp ngói của một mái nhà.

Cánh của bướm đực Cyanophrys remus có màu xanh dương sáng ở một bên - được cho là để thu hút sự chú ý của các nàng bướm cái - và màu xanh lục sẫm ở phía còn lại để ngụy trang. "Thật đáng ngạc nhiên là những chiếc cánh có thể tạo ra rất nhiều màu sắc", Lazlo Biro, một nhà khoa học về vật liệu tại Viện Khoa học Vật liệu và Vật lý ứng dụng, Budapest, Hungary, khẳng định.

Biro và các cộng sự chụp ảnh những chiếc vảy tinh thể phát quang trên cánh bướm bằng kính hiển vi điện tử rồi tìm hiểu cách chúng phản chiếu ánh sáng. Họ phát hiện ra rằng vảy tinh thể ở hai mặt của cùng một cánh có cấu trúc khác nhau. Những vảy được cấu thành bởi những đơn tinh thể phát quang tạo ra màu xanh dương sáng, còn màu xanh lục sẫm là kết quả của sự sắp xếp ngẫu nhiên các đa tinh thể phát quang.

Cấu trúc sắp xếp ngẫu nhiên trong tinh thể có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những hạt tinh thể có thể tạo ra nhiều màu sắc - xanh lục, vàng và xanh dương - phụ thuộc vào hướng của chúng. Nhưng kết quả của vô số hạt tinh thể trên cánh của loài bướm Cyanophrys remus là màu xanh lục thẫm. Nhóm nghiên cứu cũng tìm ra cách để tinh thể tạo ra ánh sáng phản chiếu màu đỏ.

Biro khẳng định rằng bảng màu xanh lục - đỏ - xanh dương có thể được ứng dụng trong công nghệ sản xuất màn hình phẳng bằng cách tạo ra một dãy tinh thể trên những cánh tay điện tử sao cho chúng có khả năng tự đổi hướng. Bằng cách đó, mỗi tinh thể - tương ứng với một điểm ảnh - có thể phát ra màu đỏ, xanh lục hoặc xanh dương. Khả năng tự phát sáng ba màu cơ bản trên là cơ sở nền tảng trong công nghệ chế tạo màn hình màu.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
23-12-2006, 06:54 AM
Hai loài bướm biến thành một

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0F9A/fly.jpg
Kết quả lai tạo giữa loài
Lycaeides Melissa và Lycaeides idas.
Ảnh: BBC.


Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài bướm mới ở dãy núi Sierra Nevada thuộc miền tây nước Mỹ. Sinh vật này là kết quả của quá trình giao phối giữa hai loài bướm hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền.

Lycaeides Melissa và Lycaeides idas là hai loài bướm hoàn toàn khác nhau về cấu trúc gene và hiếm khi giao phối với nhau. Tuy nhiên, Zachariah Gompert và các nhà sinh vật học tại Đại học Texas State, thành phố San Marcos, bang Texas phát hiện ra rằng khi hai loài này giao phối, chúng có thể sinh con.

Đây là một hiện tượng hy hữu. Thông thường, các loài mới là biến thể của cùng một loài đang tồn tại, chứ không phải là kết quả giao phối của hai loài khác nhau.

Bộ gene của loài bướm mới, hiện vẫn chưa được đặt tên, là sự pha trộn giữa các thành phần trong gene của cả bố và mẹ, Gompert tiết lộ. Nhưng chúng không thể sản sinh ra thế hệ sau nếu giao phối với một con khác giới thuộc loài của bố hoặc mẹ chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loài bướm mới có thể đã được sinh ra thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên trong một môi trường khắc nghiệt. Trong trường hợp này, đó chính là môi trường sống trên dãy núi Sierra Nevada. Bố mẹ chúng, loài Lycaeides Melissa và Lycaeides idas, sinh sống ở hai độ cao khác nhau.

Lycaeides Melissa sống ở sườn phía đông của dãy núi Sierra Nevada, trong khi Lycaeides idas sống ở các bãi cỏ bên sườn phía tây. Loài bướm mới sống ở phía trên các ngọn cây, tức là nằm giữa khu vực sống của bố và mẹ chúng.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng lai khác loài ở bướm. Vào tháng 6 năm nay, người ta từng phát hiện ra một loài bướm mới thuộc nhóm Heliconius - nổi tiếng với những màu sắc sặc sỡ trên cánh - ở Nam Mỹ được sinh ra sau quá trình giao phối giữa hai loài có quan hệ về mặt di truyền.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
23-12-2006, 08:48 AM
Vì sao bị nấc?

Nấc là sự co giật của cơ hoành - màng chắn trong ngực đóng vai trò quan trọng trong việc thở. Hít vào làm cơ hoành co lại và thở ra làm cơ hoành giãn ra.

Nấc xảy ra một cách bất thường, đột ngột và hoàn toàn vô dụng nếu không muốn nói là gây khó chịu. Một cái dạ dày căng phồng sau mùa lễ Giáng sinh có thể làm cơ hoành khó chịu và gây nên một tràng nấc. Việc luyện tập căng thẳng hay stress cũng có thể gây nấc. Nhưng nói chung phản xạ này thường chẳng có nguyên nhân rõ rệt.

Một giả thuyết cho rằng nấc là dấu tích còn lại của phản ứng bú mút từ thời nguyên thuỷ. Nhưng cho dù nó có chức năng gì trong quá khứ thì bây giờ nó chỉ gây ra điều phiền toái. Mọi người đều có cách chữa nấc riêng, như nín thở, doạ cho người đó thật sợ, hít hạt đường, nhấp từng ngụm nước hoặc thậm chí đập nhẹ một cái vào ngực. Những cách này nhiều khi cũng có hiệu quả, do đều ngăn nhịp thở một cách tạm thời.



M.T. (theo Livescience)

Pisces
23-12-2006, 08:58 AM
Xem TV cũng làm biến đổi khí hậu

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1238/carbon.jpg
Các phương tiện giao thông thải ra lượng
khí CO2 đáng kể vào bầu khí quyển.
Ảnh: Tyndall.ac.uk.

Những khách hàng có lương tâm có thể hối tiếc vì đã gây hại cho môi trường do đi lại quá nhiều. Nhưng họ không biết rằng việc xem TV cũng thải khí carbon vào bầu không khí.

CO2 là sản phẩm phụ của việc con người đốt nhiên liệu hoá thạch như than đá và dầu dùng trong sưởi ấm và di chuyển, góp phần gây ra hiện tượng trái đất ấm lên.

Tổ chức Carbon Trust của Anh đã tổng hợp và cho thấy các hoạt động thư giãn, giải trí đứng đầu trong 11 hình thức tiêu dùng gây ra sự biến đổi khí hậu - cụ thể là thải ra khí CO2 vào bầu khí quyển.

Những chuyến du lịch bằng xe hơi hay các hoạt động giải trí như tập thể dục, xem TV hoặc truyền hình trực tiếp - đều cần đến bật đèn pha - chiếm tới 1/5 lượng khí thải carbon của toàn nước Anh.

"Cần phải cho mọi người nhận thứ rằng mọi việc họ làm đều liên quan tới việc thải ra khí carbon", Euan Murray, Giám đốc chiến lược tại Carbon Trust, nói.

Cuộc khảo sát không thực hiện theo cách thông thường là đo lượng khí thải carbon từ các nhà máy sản xuất, ngành công nghiệp nặng như sắt thép, ôtô và máy bay. Các nhà nghiên cứu tính lượng khí thải từ các dịch vụ và sản phẩm mà mọi người có được như thực phẩm, quần áo, nhiệt và năng lượng dùng trong gia đình, bệnh viện, trường học.

Carbon Trust khuyên rằng mọi người không hẳn phải hy sinh chất lượng cuộc sống mà có thể giảm lượng khí thải gián tiếp từ các hoạt động thường ngày như tắt TV thay vì để ở chế độ chờ.

Carbon Trust cũng cho rằng 2/3 người tiêu dùng ngày nay sẵn sàng mua những vật dụng ít có dấu ấn của carbon hơn. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong thế giới mà khách hàng là thượng đế và carbon là một loại tiền tệ mới, thì những công ty nào đi đầu trong việc sản xuất ra các sản phẩm ít carbon sẽ thu được lợi nhuận lớn", Tom Delay, Giám đốc điều hành Carbon Trust, nhận định.

M.T. (theo Reuters)

Pisces
23-12-2006, 09:03 AM
Sao lùn trắng xé nát một hành tinh

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19E6/star.jpg
Đĩa bụi kim loại màu đỏ là tất cả những gì còn sót lại của
hành tinh xấu số khi nó tiến tới quá gần một sao lùn trắng.
Ảnh: Newscientist.

Một hành tinh nhỏ đã bị xé toạc thành nhiều mảnh và biến mất sau khi di chuyển tới quá gần một sao lùn trắng. Hành tinh xấu số có lẽ đã bị kéo về phía ngôi sao lùn trắng bởi trọng lực của một hoặc nhiều hành tinh không nhìn thấy, các nhà thiên văn học cho biết.

Các ngôi sao như Mặt Trời (thành phần chủ yếu là hydro và heli) sẽ phồng lên thành quả cầu khổng lồ màu đỏ rực - gọi là sao khổng lồ đỏ - khi chúng già đi. Sau đó, những lớp vật chất ở phía trên của chúng sẽ dần tách ra, chỉ còn lại lõi. Khi đó, chúng được gọi là sao lùn trắng.

Các nhà thiên văn học rất quan tâm tới việc tìm kiếm những dấu hiệu của các hành tinh xung quanh các ngôi sao sắp tắt này, bởi chúng sẽ giúp họ hiểu được điều gì sẽ xảy ra với những hệ hành tinh giống như hệ mặt trời của chúng ta.

Trước đây, các nhà khoa học từng nhìn thấy những đĩa bụi bay xung quanh nhiều sao lùn trắng. Người ta cũng phát hiện ra rằng, trên bề mặt của sao lùn trắng có nhiều kim loại - một dấu hiệu cho thấy chúng có thể đã "nuốt chửng" những hành tinh nhỏ bay quá gần sau khi xé vụn những "thiên thể kém may mắn" này.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Warwick (Anh) đã có trong tay bằng chứng thuyết phục nhất về việc sao lùn trắng nuốt chửng một hành tinh. Họ đã nhìn thấy sự hình thành của một vành bụi kim loại xung quanh một sao lùn trắng có tên SDSS 1228+1040 nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.

Sử dụng 3 kính thiên văn: Sloan Digital Sky Survey (trên đỉnh núi Apache, bang New Mexico, Mỹ), Herschel (trên quần đảo Canary) và Galaxy Evolution Explorer (bay vòng quanh Trái Đất), các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những quang phổ phát ra từ một đĩa bụi kim loại bay quanh sao lùn trắng SDSS 1228+1040.

Kết quả phân tích quang phổ cho thấy đĩa bụi kim loại này chứa canxi, magiê, sắt. Khoảng cách giữa nó với ngôi sao lùn ngắn hơn khoảng 100 lần so với khoảng cách từ sao Thủy tới Mặt Trời. Ở khoảng cách đó, bức xạ từ sao lùn trắng đủ sức làm nhiệt độ trên đĩa bụi tăng lên tới 4.723 độ C.
Quang phổ cũng cho thấy khí quyển của sao lùn trắng rất giàu magiê. Điều này đồng nghĩa với việc vật chất từ đĩa bụi đang rơi xuống ngôi sao. Do lực trọng trường của sao lùn trắng rất lớn nên những nguyên tố có khối lượng riêng lớn trên bề mặt của nó đã bị hút vào bên trong. Magiê không bị hút vào lõi do khối lượng riêng của nó thấp.


Những hành tinh "ma"

Để giải thích tất cả những hiện tượng trên, Boris Gaensicke, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng một hành tinh nhỏ đã bị kéo về phía ngôi sao lùn trắng bởi lực trọng trường. Sau khi bị xé vụn, những gì còn lại của kẻ xấu số là những đám bụi kim loại nóng.

Vị trí của đĩa bụi ủng hộ giả thiết này. "Các hành tinh phải bị xé toạc ở khoảng cách này", Tom Marsh, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định.

Sự hủy diệt của hành tinh nói trên cũng cho thấy một điều: Có nhiều hành tinh đang "ẩn nấp" trong các hệ hành tinh, bởi vì khi một ngôi sao phồng lên để trở thành sao khổng lồ đỏ, nó sẽ đẩy tất cả các hành tinh nhỏ hơn trong phạm vi có bán kính bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới sao Hỏa. Vì thế, việc một hành tinh "lang thang" tới gần sao lùn trắng chứng tỏ rằng nó bị hút tới đây bởi lực trọng trường của những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời mà nó trú ngụ. Lực trọng trường khổng lồ của chúng đã kéo hành tinh xấu số về phía sao lùn trắng.

Benjamin Zuckerman tại Đại học California ở Los Angeles (Mỹ), người từng công bố bằng chứng về sự tồn tại của những đĩa bụi xung quanh sao lùn trắng, nhận định rằng phát hiện mới này là bằng chứng mới nhất về việc sao lùn trắng tiêu diệt hành tinh.

"Có thể nhiều hành tinh đã thoát khỏi sự hủy diệt của những ngôi sao khổng lồ đỏ. Tác động trọng trường của một hoặc nhiều hành tinh như thế có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này", ông phát biểu.

Ted von Hippel tại Đại học Texas, thành phố Austin (Mỹ) lập luận rằng đĩa bụi có thể chỉ là những gì còn sót lại của ngôi sao lùn trắng trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Tuy nhiên, ông không giải thích được tại sao đĩa bụi lại không có hydrogen, nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 70%) trong thành phần vật chất của những ngôi sao.

"Nếu hiện tượng hành tinh bị hủy diệt bởi sao lùn trắng là đúng thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về số phận của những hệ hành tinh như hệ Mặt Trời", Ted nói. "Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tương lai của những hệ hành tinh khi một ngôi sao trở thành sao khổng lồ đỏ và sau đó là sao lùn trắng. Phát hiện này giúp chúng ta hiểu thêm về những giai đoạn cuối cùng của một hệ hành tinh".


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
24-12-2006, 03:03 PM
Động vật lưỡng cư có thể đánh hơi dưới nước

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19B3/s1.jpg
Chuột mũi hình sao.
Ảnh: discoverlife.org.

Người ta luôn tin rằng động vật lưỡng cư có vú không thể ngửi được khi chúng lặn xuống nước. Nhưng một nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng chuột mũi sao ở Bắc Mỹ có khả năng đánh hơi tìm mồi dưới nước bằng những bóng khí nhả ra từ miệng.

"Đối với tôi, phát hiện này là cực kỳ bất ngờ, bởi từ trước tới nay ai cũng nghĩ rằng động vật có vú không thể ngửi dưới nước. Khi động vật có vú chuyển sang sống ở môi trường nước, thính giác của chúng thường thoái hóa. Những động vật lưỡng cư - như cá heo và cá voi - đã mất đi khả năng ngửi", Kenneth Catania, giáo sư sinh học tại Đại học Vanderbilt University, thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ, phát biểu.

Catania bắt đầu theo dõi loài chuột chũi mũi hình sao (tên khoa học là Condylura cristata) sau khi ông nhìn thấy một con thổi rất nhiều bóng không khí trong lúc bơi. Ông và cộng sự chọn 5 con chuột mũi sao, cho chúng vào lồng kính đựng nước. Sau đó, họ đặt một số sâu đất, cá nhỏ, mấy mẩu sáp ong và silicon dưới đáy lồng. Các nhà khoa học đo lượng không khí mà chuột hít vào và thở ra nhờ một camera tốc độ cao gắn ở bên dưới lồng kính.

Điều đáng chú ý đầu tiên là các con chuột nhả bóng khí ra ngoài lỗ mũi và nuốt chúng ngay sau đó. "Chuột không nuốt được hết bóng khí mà chúng nhả ra, nhưng phần lớn không khí đã quay trở lại lỗ mũi của chúng", Catania nói.

Những bóng khí của chuột mũi sao được nhả ra và hít vào với tốc độ khá nhanh - khoảng 10 lần trong một giây. Điều này nghĩa là tốc độ hít thở của chuột mũi sao chẳng kém gì chuột đồng hay một số động vật có vú khác.
"Cách đánh hơi của chuột đồng khác hẳn chúng ta. Chúng nhả các bóng khí ra rồi hít vào giống như chuột mũi sao, nhưng ở trên cạn, chứ không phải dưới nước", Catania cho biết.

Theo Catania, khi chuột mũi sao tiến tới gần một mục tiêu, chúng liền há miệng thổi bóng khí về phía nó rồi dùng hai lỗ mũi hít lại ngay lập tức.
"Do những tế bào thần kinh khứu giác của chuột mũi sao được bao phủ bởi màng nhầy nên chúng có thể ngửi được mùi của những chất hòa tan. Khi những bóng khí chạm vào mục tiêu, rất có thể những phân tử có mùi từ đó đã theo không khí vào mũi khi chúng hít các bóng khí", Catania giải thích.


http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19B3/Starnose2.jpg
Mũi của chuột mũi hình sao có 22 xúc tu cực kỳ nhạy cảm.
Ảnh: earthtimes.org.


Nhưng việc chuột mũi sao phát hiện ra những phân tử mùi dưới nước không có nghĩa là chúng đã phát hiện ra những phân tử đó. Loài động vật lưỡng cư này có một vũ khí lợi hại: chiếc mũi hình sao được cấu thành bởi 22 xúc tu cực kỳ nhạy cảm và linh hoạt. Mỗi khi chúng đánh hơi một vật, chúng cũng chạm vào bề mặt vật đó bằng các xúc tu.

Để làm rõ vấn đề, Catania phủ lên trên các "mồi" một tấm lưới sắt để ngăn không cho chuột mũi sao chạm mũi vào các mục tiêu. Những mắt lưới quá nhỏ đối với các xúc tu nhưng đủ lớn để các bóng khí lọt qua.

Kết quả cho thấy lũ chuột có thể lần theo dấu vết của các con mồi bằng cách nhả bóng khí rồi hít lại. Ở lần thử đầu tiên, chúng tìm thấy vị trí mục tiêu với độ chính xác từ 75% tới 100%. Sau đó, các chuyên gia thay một tấm lưới có mắt nhỏ hơn, nghĩa là sẽ có ít bóng khí đi qua lưới hơn. Quả nhiên tỷ lệ thành công của những con vật giảm xuống - chỉ còn chưa tới 50%.

Để tìm hiểu xem liệu khả năng đánh hơi dưới nước có tồn tại ở các loài lưỡng cư khác hay không, Catania bắt một số con chuột chù nước rồi tiến hành thử nghiệm tương tự. Ông nhận thấy chúng cũng có hành vi đánh hơi và lần theo dấu vết của con mồi dưới nước.

"Bây giờ thì chúng ta cần tìm hiểu xem còn những động vật lưỡng cư nào có khả năng ấy. Liệu những loài lưỡng cư to lớn như hải cẩu và rái cá có đánh hơi được ở dưới nước không, hay chỉ có những loài nhỏ mới làm được việc ấy?", Catania phát biểu.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
25-12-2006, 03:26 AM
Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ
(VnExpress)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1A11/45.jpg
Ảnh: Chimetv.

Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.



Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.



Sao chổi là gì?

Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.



Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.



Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.



Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.




Sao chổi bắt nguồn từ đâu?

Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.



Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.



Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.



Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.



Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.


Khoa học hiện đại và sao chổi

Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.



Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....



Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.



Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.



Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.




(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Pisces
25-12-2006, 03:43 AM
Mắt nhân tạo đã có từ gần 5 thiên niên kỷ
(VnExpress)
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1A6E/51.jpg
Ảnh:Discovery News.


Các nhà khảo cổ tại thành phố Burnt (đông nam Iran) vừa phát hiện được một con mắt nhân tạo có tuổi khoảng 4.800 năm. Nó thuốc về một phụ nữ còn rất trẻ thời đó.

"Chỉ nhìn thoáng qua lần đầu tiên, dường như con mắt nhân tạo này được chế tạo từ hắc ín tự nhiên trộn với mỡ động vật", nhà khảo cổ học Mansur Sayyed-Sajadi, đang chỉ đạo cuộc khai quật, cho biết. Sẽ có nhiều cuộc kiểm tra nữa được tiến hành để đưa ra kết luận thành phần chính xác cấu thành nên con mắt giả này.

Sayyed-Sajadi cho biết thêm, người xưa đã sử dụng một sợi dây bằng vàng tốt mỏng hơn nửa milimét để vẽ "các mao mạch mắt tinh xảo nhất chưa từng có" lên mắt giả. Các đường thẳng song song cũng được kẹp quanh con ngươi để tạo hình dạng kim cương. Hai cái lỗ ở các cạnh giúp giữ cho nó nằm đúng vị trí nơi hốc mắt của người phụ nữ.

Sayyed-Sajadi cho biết, vẫn còn lại các mô mí mắt rõ ràng trên cầu mắt, như là dấu vết cho thấy có một nhọt ung đã phát triển trong mí mắt của cô gái trẻ do tiếp xúc thường xuyên với vật thể.

Cầu mắt được phát hiện cùng với các di cốt của người mang nó trong một nghĩa địa. Các nhà nghiên cứu tin rằng người phụ nữ đã chết khi còn rất trẻ - từ 25 đến 30 tuổi. Các bình đất sét, xâu chuỗi trang sức, áo thụng ngắn bằng da thuộc và một cái gương đồng cũng được tìm thấy trong phần mộ của người này.


(Theo Thanh Niên, Discovery News)

Pisces
25-12-2006, 08:56 PM
Côn trùng giả dạng kẻ săn mồi để thoát thân

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AE5/metalmark1.jpg
Một con bướm Metalmark.
Ảnh: harkphoto.com.

Một loài bướm ở Costa Rica sử dụng một biện pháp độc đáo để thoát thân mỗi khi gặp nhện nhảy, đó là bắt chước hình dáng và hành động của kẻ săn mồi. Đến lượt mình, nhện nhảy cũng phải giả dạng một số loài kiến để tránh bị chúng ăn thịt.

Trong thế giới động vật, một số loài thường đóng giả loài khác để qua mặt những kẻ săn mồi. Chẳng hạn, nhiều loài bướm biết cách hóa thân thành bướm vương điệp, một trong những côn trùng có mùi vị rất khó chịu và ít khi bị biến thành bữa ăn của những loài ăn thịt.

Jadranka Rota và David Wagner, hai nhà côn trùng học tại Đại học Connecticut, thành phố Storrs, bang Connecticut (Mỹ) mới phát hiện ra rằng bướm Metalmark ở Costa Rica sử dụng một biện pháp độc đáo để thoát thân khi đối mặt với kẻ thù: biến thành con vật săn bắt chúng.

"Mỗi khi phát hiện ra nhện nhảy, cánh của bướm đột nhiên phát sáng khác thường, sau đó chúng nhảy nhót loạn xạ", Rota cho biết.


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AE5/jumpingspider1.jpg
Nhện nhảy là loài săn mồi thường
gặp trong các khu rừng nhiệt đới.
Ảnh: Harkphoto.com.


Nhện nhảy là loài săn mồi phổ biến trong những khu rừng ở Costa Rica. Với thị lực sắc bén, khả năng di chuyển nhanh và nhẹ, chúng thường theo dõi con mồi từ xa, lặng lẽ tiếp cận và ra đòn bất ngờ.

Hai nhà nghiên cứu nhận thấy, trong điều kiện bình thường, xác suất để nhện bắt được bướm Metalmark chỉ là 6%. Nhưng khi bướm và nhện được nhốt chung trong một lồng, tỷ lệ thành công của nhện tăng lên tới 60%.
Một số loài bướm khác cũng biết cách hóa thân thành kẻ thù. Chẳng hạn, người ta từng chứng kiến cảnh bướm Tephritid nhảy nhót khi phát hiện ra nhện nhảy. Những loài không bắt chước được kiểu nhảy của kẻ thù thì lại có màu sắc giống hệt nhện.

Nhưng điều thú vị là, chính nhện nhảy cũng phải giả dạng một số loài kiến để tránh bị loài côn trùng này ăn thịt.

"Giả dạng kẻ săn mồi là một hành vi hiếm gặp trong tự nhiên và trường hợp này là một trong những ví dụ. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về cơ chế đằng sau hành vi này là chưa nhiều", Jadranka Rota phát biểu.


Việt Linh (theo LiveScience)

Pisces
25-12-2006, 09:15 PM
Tốc độ ánh sáng có thể được làm chậm lại

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1B0F/light.jpg
Ảnh: Deviantart.

Máy tính lượng tử sử dụng photon thay cho các electron sẽ trở thành hiện thực khi các chuyên gia nghiên cứu của hãng NTT (Nhật) kéo dài thời gian di chuyển của ánh sáng để lưu trữ dữ liệu.

Họ đã đưa ánh sáng vào một thiết bị pha lê với các lỗ hổng nano. Những lỗ này sẽ giữ photon trong khoảng 1 nano giây (1 phần tỷ giây), nhờ đó tốc độ ánh sáng có thể chỉ bằng 1/50.000 lần so với trong môi trường chân không.

Các chuyên gia của IBM cũng đã làm chệch hướng đi của tia sáng bằng cách đưa chúng vào những chuỗi gồm 100 vòng siêu nhỏ để trì hoãn đường di chuyển. Những vòng này đóng vai trò như bộ nhớ đệm quang học trên chip.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm cách làm chậm tốc độ ánh sáng khi truyền chúng qua các cấu trúc lạnh.
Những phương pháp trên cho thấy ánh sáng có thể được dùng để lưu thông tin trong một RAM photon - cơ sở để phát triển bộ nhớ ánh sáng cho máy tính lượng tử.


T.N. (theo TechWorld)

Pisces
25-12-2006, 09:22 PM
Mưa axit không phải lúc nào cũng có hại

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1B11/acid-rain.jpg
Cảnh tượng tại một khu rừng sau trận mưa axit.
Ảnh: terradaily.com.

Khi mưa axit giảm đi, các vi sinh vật trong suối, sông và đất có cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường, các nhà khoa học cảnh báo.

"Đó là những kết quả mà chúng ta không mong đợi", David DeWalle, một chuyên gia về môi trường tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), phát biểu. "Lượng carbon dioxide ngày càng tăng trong sông, suối và đất có ảnh hưởng to lớn tới hệ sinh thái rừng và sự cân bằng carbon nói chung".Carbon dioxide hòa tan là sản phẩm của hoạt động hô hấp ở sinh vật và quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. Đó là loại khí gây quá trình axit hóa ở các nguồn nước tinh khiết.

DeWalle và các cộng sự đã theo dõi 5 dòng suối ở dãy núi Appalachian (Mỹ) từ năm 1990 tới nay. Họ tìm hiểu những tác động của tình trạng giảm nồng độ sulfur - một trong những tác nhân chủ yếu gây mưa axit. Nguyên nhân khiến nồng độ khí sulfur giảm là đạo luật Clean Air nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí của chính quyền Mỹ.

Nhờ có đạo luật này, trong những năm qua, chất lượng nước đã được cải thiện và lượng khí nitơ trong các dòng suối cũng giảm xuống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại phát hiện ra rằng lượng carbon dioxide đang tăng lên ở cả 5 dòng suối. Họ cho rằng tình trạng suy giảm những chất gây ô nhiễm đang tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong lòng đất sinh sôi.

Trong quá trình phát triển, vi khuẩn phân hủy các hợp chất hữu cơ, giải phóng ra carbon dioxide, nước và những chất hữu cơ hòa tan khác, DeWalle giải thích. Do bị vi khuẩn hấp thụ, các hợp chất hữu cơ không thể hòa tan vào nước. Quá trình hô hấp của vi khuẩn làm tăng nồng độ carbon dioxide trong đất.

Sự xáo trộn của hệ sinh thái các khu rừng ở dãy núi Appalachia - nơi trú ngụ ở nhiều loài vi sinh vật và cũng là nơi tạo ra việc làm cho nhiều người - có thể gây nên những hậu quả môi trường và kinh tế tai hại.

"Mặc dù sự suy giảm nồng độ nitơ và sulfur là một dấu hiệu tích cực, song nó đã tác động tới hệ sinh thái rừng. Lượng CO2 trong đất ngày càng tăng nghĩa là một ngày nào đó, loại khí gây hiệu ứng nhà kính này sẽ thoát ra khỏi đất và quay trở lại bầu khí quyển", DeWalle nhận định.


Việt Linh (theo LiveScience)

Pisces
25-12-2006, 09:39 PM
Tìm thấy 2 loài thằn lằn mới ở Việt Nam

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AD5/thoiloi.gif
Thòi lòi đã có tên khoa học là
Cyrtodactylus nigriocularis.
Ảnh: Tuổi Trẻ.


Các chuyên gia sinh học vừa phát hiện vùng núi Bà Đen, Tây Ninh hai loài thằn lằn chưa từng được tìm thấy ở đâu trên thế giới. Chúng đều thuộc họ tắc kè (Gekkonidae), giống Cyrtodactylus.

Người tìm thấy hai loài thằn lằn trên là ông Nguyễn Ngọc, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM. Ông đã cùng hai chuyên gia bò sát - lưỡng cư ở Viện Động vật St. Petersburg (Nga) mô tả và đặt tên cho chúng: Loài Cyrtodactylus nigriocularis có tên địa phương là thòi lòi và loài Cyrtodactylus badenensis có tên là thằn lằn vạch. Cả hai đều sống ở hang đá hoặc ở các vách núi ở độ cao 100-500 m.


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AD5/thanlan.gif
Thằn lằn vạch từ nay mang tên
khoa học là Cyrtodactylus badenensis.
Ảnh: Tuổi Trẻ.


Thằn lằn vạch có những vạch trắng ở lưng và đuôi, đầu vàng nâu và sống ở vách đá. Thòi lòi có mắt to và màu đen. So với thằn lằn vạch, thòi lòi có kích thước lớn hơn và khó tìm thấy hơn do chúng thường sống ẩn sâu trong hang đá. Bình thường thân thòi lòi có màu nâu, tuy nhiên màu sắc của thân cũng có thể đổi tùy ánh sáng và điều kiện sống.

Phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành bò sát - lưỡng cư của Nga (Russian Journal of Herpetology). Theo khẳng định của các chuyên gia, hai loài thằn lằn này hoàn toàn mới và trước đó chưa tìm thấy bất kỳ ở nơi nào khác. Phát hiện này đã cho thấy núi Bà Đen rất độc đáo không chỉ về văn hóa - lịch sử mà còn về đa dạng sinh học, cần được bảo tồn.


(The Tuổi Trẻ)

Pisces
25-12-2006, 10:25 PM
Có thể dùng khuẩn E.coli để sản xuất dầu diesel

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0A1C/escherichia-coli.jpg
Vi khuẩn Escherichia coli.
Ảnh: lastfrost.com.


Vi khuẩn Escherichia coli biến đổi gene có thể tạo ra một dạng diesel sinh học từ nhiên liệu thực vật. Chúng giúp con người cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất nhiên liệu. các nhà khoa học khẳng định như vậy.

Diesel sinh học, hay còn gọi là chất thay thế diesel có nguồn gốc thực vật, có thể được tạo ra từ các cây lấy dầu như đậu tương, cọ dầu, bằng cách đun nóng chúng với một chất xúc tác hóa học.

Loại năng lượng này có thể giúp con người giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vì những vi khuẩn tạo ra nó hấp thụ khí carbon dioxide, nhờ đó giảm được lượng khí này trong không khí. Tuy nhiên, để vi khuẩn biến đổi gene trở nên có ích, con người cần có một số lượng cực lớn cây nhiên liệu, tức là phải bỏ ra nhiều đất đai, đồng thời sử dụng nhiều hóa chất độc hại để xử lý chúng.

"Diesel sinh học là nguồn năng lượng thay thế tốt cho nhiên liệu diesel lấy ra từ dầu mỏ", Alexander Steinbüchel, người tạo ra dạng diesel sinh học mới cùng với các cộng sự tại Đại học Munster (Đức), phát biểu. "Tuy nhiên, biện pháp sản xuất diesel sinh học hiện nay vẫn khá tốn kém".

Nhóm của Steinbüchel đã thành công trong việc biến đổi gene của một chủng vi khuẩn khá phổ biến có tên Escherichia coli để biến chúng trở thành vi khuẩn có khả năng tạo ra diesel sinh học. Vi khuẩn E.coli biến đổi gene được nuôi trong hỗn hợp gồm đường glucose và dầu ô-liu, Chúng đã biến hỗn hợp này thành một loại acid béo có tên "microdiesel" - một dạng của diesel thực vật và có khả năng thay thế diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Nhóm chuyên gia Đức tiếp tục lấy hai gene từ vi khuẩn Zymomonas mobilis và đưa vào vi khuẩn E.coli để chúng có khả năng biến đường thành rượu. Một gene thứ ba, được lấy từ vi khuẩn Acinetobacter baylyi, cho phép E.coli tạo ra microdiesel từ rượu và dầu thực vật.

Không giống như nhiều nhiên liệu sinh học khác, microdiesel được sản xuất ra mà không cần có sự tham gia của các hóa chất độc hại với vai trò xúc tác. Steinbüchel khẳng định rằng những thử nghiệm trong tương lai có thể cho phép các nhà khoa học tạo ra microdiesel từ các bộ phận khác của cây, thay vì chỉ sử dụng dầu thực vật như hiện nay. Do các phần khác của cây thường bị vứt đi sau khi quá trình ép dầu diễn ra, nên điều này sẽ giảm nhu cầu trồng cây để sản xuất diesel sinh học.

"Do chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, hơn nữa chúng lại rất sẵn trong tự nhiên nên trong tương lai, diesel sinh học có thể được sản xuất ra với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ", Steinbüchel nhận định.

Diesel sinh học cũng có thể làm thay đổi nhu cầu đối với đất nông nghiệp, Trevor Price, một chuyên gia môi trường tại Đại học Glamorgan (xứ Wales, Anh), nhận định. Diesel sinh học có thể giải quyết được bài toán hiệu ứng nhà kính và sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch, nhưng dẫu sao nó vẫn cần rất nhiều đất. Các cánh rừng nhiệt đới có thể bị đốt để trồng cọ, đậu tương và những cây lấy dầu khác. Nhiều quốc gia sẽ phải lựa chọn giữa nhiên liệu và thực phẩm".

Tuy nhiên, Price cho rằng tăng cường sản xuất diesel sinh học sẽ không phải là giải pháp khả thi trong nỗ lực giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
"Thay vì tìm cách thỏa mãn nhu cầu nhiên liệu bằng các phương pháp sạch sẽ hơn, việc đầu tiên chúng ta nên làm là cố gắng giảm lượng nhiên liệu sử dụng bằng cách tiết kiệm và sử dụng chúng một cách hiệu quả", ông bình luận.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
25-12-2006, 10:43 PM
Con người chế tạo ống nano cách đây 400 năm
(VnExpress)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0910/kiem.jpg
Ảnh: HTV.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, những người thợ rèn thanh kiếm từ thép Damas đã biết chế tạo ống nano carbon cách đây hơn 400 năm.

Các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện sự có mặt của những ống nano carbon này trong một mẫu lấy từ thanh kiếm Damas. Kiếm rèn từ thép Damas đã nổi tiếng từ thời Thập tự chinh, khi người Cơ Đốc giáo đối đầu với lưỡi kiếm của người Hồi giáo.

Theo truyền thuyết, lưỡi kiếm Damas có từ thế kỷ thứ 1 và được chế tạo bằng một loại thép nhập từ Ấn Độ, được gọi là thép wootz, rất giàu carbon. Đây là loại thép lý tưởng để chế tạo những lưỡi kiếm sắc bén. Tuy nhiên công thức chế tạo loại thép này đã bị thất lạc vào thế kỷ thứ 18 và các thợ rèn châu Âu không bao giờ làm được loại thép với chất lượng tương tự.

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Peter Paufler thuộc Đại học Dresden dẫn đầu đã cho một mẫu kiếm Damas thời thế kỷ 17 vào dung dịch axit chlohidric. Chất axit làm tan các sợi nano cementite (carbur sắt) và tiết lộ sự có mặt của các ống nano carbon. Các chất liệu này ngày nay rất được ưa chuộng vì có đặc tính rất cứng và nhẹ.

Để xác minh kết quả trên, các nhà nghiên cứu sẽ tìm cách tái tạo thép Damas và nghiên cứu các điều kiện hình thành ống nano trong lò rèn.


(Theo HTV, Sciences & Avenir)

Pisces
25-12-2006, 10:53 PM
‘Lỗ hổng thời gian’ và những vụ mất tích bí ẩn

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F083B/53.jpg
Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.



Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.



Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.



Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.



Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.



Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.



Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.



Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.



Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.


800 lính Anh mất tích trong mây

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.



Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.



Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.



Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.


Quan điểm của các học giả

Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.



Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.



Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.



Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.



Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.



Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...



(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Pisces
25-12-2006, 11:16 PM
Mắt người có sức hút kỳ lạ

Với con người, đôi mắt không chỉ là cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài, mà nó còn hướng vào bên trong, làm hé lộ thế giới tâm hồn với những cảm xúc và suy nghĩ riêng tư.

Trong tất cả các loài linh trưởng, mắt người đáng chú ý nhất. Mắt là để nhìn, nhưng cũng để người khác ngắm nhìn. Lòng đen của chúng ta trôi trên nền trắng và bọc quanh con ngươi. Sự tương phản màu sắc này không có ở hầu hết các loài khỉ người khác.

Theo một giả thuyết, đặc điểm nổi bật này là để giúp chúng ta theo dõi ánh nhìn của người khác tốt hơn khi nói chuyện hoặc khi phối hợp hành động.


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F031A/eyes1.jpg
Ảnh: foto.mail.ru.


Trong một nghiên cứu mới lần đầu tiên kiểm chứng giả thuyết này, các nhà nghiên cứu tại Viện nhân chủng học tiến hoá Max Planck tại Đức đã tìm hiểu hiệu ứng của cử động mắt, đầu đối với sự định hướng ánh nhìn loài vượn người và trẻ sơ sinh.

Trong nghiên cứu, một người sẽ thực hiện các động tác sau: Nhắm mắt lại, hướng đầu lên trần nhà; giữ đầu thẳng và ngước nhìn lên trần nhà; ngẩng đầu lên và nhìn lên trần nhà; giữ đầu thẳng và nhìn về phía trước.

Kết quả cho thấy, các con vượn người - bao gồm 11 con tinh tinh, 4 con khỉ đột và 4 con khỉ lùn bonobo - đều nhìn theo ánh mắt của người thử nghiệm khi anh ta chỉ cử động đầu. Ngược lại, 40 đứa trẻ sơ sinh nhìn theo nhiều hơn khi người thử nghiệm chuyển động mắt.

Vượn người bị ảnh hưởng bởi đầu nhiều hơn là mắt khi muốn nhìn theo ánh mắt của người đối diện, trong khi con người lại dựa vào đôi mắt nhiều hơn trong cùng tình huống.


http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F031A/eyes.jpg
Mắt tinh tinh và mắt trẻ em.
Ảnh: Livescience.


Việc so sánh mắt người với các loài linh trưởng khác cũng tiết lộ những khác biệt nhỏ nhặt khiến đôi mắt của ta nổi bật. Chẳng hạn, mắt người thiếu một số sắc tố nhất định như ở mắt linh trưởng, vì vậy mà lớp màng cứng ngoài của mắt là màu trắng. Ngược lại, hầu hết các loài linh trưởng có lớp màng cứng ngoài màu đen hoặc nâu, khiến khó xác định được hướng nhìn.

Một trợ giúp tiềm ẩn khác giúp chúng ta xác định một người đang nhìn đi đâu là sự tương phản giữa da mặt, lớp màng cứng ngoài và tròng đen. Hầu hết các loài vượn người đều có sự tương phản thấp giữa đôi mắt và da mặt.

Con người là loài linh trưởng duy nhất có đường viền của đôi mắt và vị trí của con ngươi nổi rõ. Ngoài ra, đôi mắt chúng ta cũng thon dài theo chiều ngang và có tỷ lệ khá lớn so với toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, tinh tinh có thân hình đồ sộ nhưng đôi mắt lại khá nhỏ.

Những đặc điểm này giúp cho việc giao tiếp và hợp tác dễ dàng hơn. Chẳng hạn, người mẹ và em bé tiếp xúc mắt chủ yếu khi tương tác. Một nghiên cứu cho thấy em bé nhìn vào mặt và mắt người chăm sóc mình lâu gấp đôi so với các loài vượn.

Màng cứng ngoài trắng còn là biểu hiện của sức khoẻ tốt và là dấu hiệu tiềm ẩn để tìm kiếm bạn tình.


M.T. (theo Livescience)

Pisces
25-12-2006, 11:46 PM
Loài vật cũng nhận ra mình trong tranh

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F01EF/29.jpg
Ảnh: Istocphoto.



Truyền thuyết kể rằng, hoàng đế Maxêđoan không hài lòng với hình ảnh con ngựa yêu quý trong bức tranh vẽ ông cưỡi ngựa, bèn ra lệnh dẫn con tuấn mã tới để chỉ những sai sót cho họa sĩ. Vừa nhìn thấy hình ảnh của mình, ngựa ta bỗng ngửng đầu lên và cất tiếng hí rõ to...



Liệu con ngựa trong truyền thuyết nói trên có thật sự nhận ra nó trong bức tranh hay không? Loài ngựa và các con vật nói chung có khả năng nhận ra chân dung của chúng hoặc hình ảnh phản chiếu trong tấm gương hay không và liệu chúng có nhận dạng được những con vật khác cùng loại, hình nộm và những hình ảnh khác về đồng loại?


Những thử nghiệm lý thú

Sinh thời, nhà tâm lý động vật học người Đức Grogimec đã giải mã điều bí ẩn này. Ngay từ hồi còn trẻ, khi mới chỉ là một bác sĩ thú y, ông đã quyết định kiểm tra xem loài vật có khả năng nhận biết hình ảnh của mình hay không. Bạn ông, một chuyên gia dạy thú người Đức, có những con gấu xử sự với chú gấu nhồi bông hệt như đối với đồng loại sống động bằng xương bằng thịt. Thế nhưng chúng không mảy may chú ý tới hình con gấu sơn màu được cắt từ tấm gỗ dán ra.



Grogimec quyết định bắt đầu làm thí nghiệm từ những con ngựa.

Ông đặt trên bãi quần ngựa một tấm bìa các tông lớn có vẽ hình con ngựa với kích thước to như thật. Tất cả lũ ngựa ứng xử với con vật trong tranh theo đúng phép tắc của họ nhà ngựa: Chúng ngửi tất cả những chỗ cần thiết trên cơ thể con ngựa giả rồi đứng sát bên cạnh nó.



Hơn thế nữa, mấy con ngựa đực thậm chí còn định nhảy lên phủ con ngựa cái trong tranh và người ta phải khó khăn lắm mới tách được chúng ra.



Sau đó, Grogimec dựng một bức tranh có hình con chó trên bãi quần ngựa. Bầy ngựa đứng nhìn tấm hình con chó một cách dè dặt nhưng không đến gần hơn 3 m. Chỉ có một con ngựa cái, có lẽ từng chơi thân với chó, mạnh bạo tiến lại gần chú chó đực trong tranh và ngửi đầu nó. Những con ngựa khác bị lôi đến chỗ bức vẽ và chúng tỏ ra rất khó chịu. Rõ ràng là bầy ngựa nhìn bức tranh không đơn thuần như một mảnh bìa có màu sắc mà như một con chó thật. Như vậy, ngựa đã nhận ra được hình đồng loại và các con vật khác trong tranh. Nhưng còn các con vật khác thì sao?



Hai con vẹt xanh cố tiến sát đến chỗ hai con vẹt thêu trên bức tranh và thậm chí còn khẽ mổ vào chỗ cái mỏ. Chúng đã chăm sóc nhau như thế đó.



Grogimec nuôi một con sói đã được thuần dưỡng. Có lần nó tưởng tấm gương là ô cửa sổ và định lao qua đó. Nó dường như không nhận ra được hình ảnh của mình. Thế nhưng hổ và sư tử cũng như mèo rừng lại bày tỏ thái độ ngay đối với hình bóng của chúng và rất quan tâm đến con thú trên màn ảnh nếu người ta cho chúng xem phim để làm thí nghiệm. Chúng có khả năng nhận ra được đồng loại trên bức tranh nếu như những con thú này có kích thước to bằng thật.



Khỉ và hắc tinh tinh là nhưng loài vật có họ hàng gần nhất với con người, chúng nhận ra mình trong gương, trên bức tranh, bất kể kích thước của những hình vẽ trong tranh. Lũ khỉ cũng nhận ra hình thù của những con vật khác và thậm chí lúc đầu còn định vồ lấy chúng.




Thú dữ cũng không phân biệt được thật - giả

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua và Grogimec, lúc này đã trở thành một nhà khoa học có tên tuổi trên thế giới, quyết định lặp lại thí nghiệm của mình, lần này không phải với ngựa mà với loài dã thú. Ông đặt làm tại nhà máy sản xuất đồ nhựa và cao su một con voi, một con sư tử và một con tê giác bằng chất dẻo được bơm căng, cả 3 con thú này có kích thước to bằng thật. Và ông đến vườn quốc gia “Hồ Maniara” ở Tanzania để tiến hành cuộc thí nghiệm trong điều kiện dã ngoại. Lần này ông cộng tác với một nhà động vật học trẻ tuổi người Anh Ien Hamintơn chuyên nghiên cứu cuộc sống của loài voi trong vườn quốc gia.

Thoạt tiên, họ cho mấy con sư tử xem hình nộm một con ngựa vằn làm bằng chất dẻo rồi lánh sang một bên chờ đợi. Lũ sư tử mò đến bên hình nộm ngựa vằn, vồ lấy nó rồi xé nát. Và chúng rất ngỡ ngàng vì con mồi không ăn được.



Tiếp đó, họ lại cho mấy con sư tử khác xem người anh em của chúng bằng chất dẻo. Tuy nó không thật giống vị chúa sơn lâm cho lắm mà giống một thứ đồ chơi trẻ em, nhưng lũ sư tử lại tiếp nhận nó như kẻ đồng loại. Hai con sư tử đực tiến lại gần hình nộm và nhìn chằm chằm vào nó như thôi miên - những con sư tử chưa quen biết thường xử sự như vậy lúc gặp nhau khi chúng muốn hù dọa nhau. Một trong hai đối thủ cuối cùng không chịu nổi nên phải bỏ đi. Nhưng hình nộm sư tử dĩ nhiên là không biết làm điều đó, thậm chí không chớp mắt.



Một con sư tử cái mon men đến gần hình nộm nhưng bị hai chàng sư tử đực nổi giận đuổi đi, rõ ràng chúng sợ sự cạnh tranh. Cuối cùng, cả một bầy sư tử gồm những con sư tử cái và lũ sư tử con tiến lại. Chúng thay nhau ngửi hình nộm, vờn nó và vật ngã nó xuống đất. Một sư tử cái giương vuốt cào nhẹ vào nó làm thủng 4 lỗ khiến cho hơi xì ra và hình nộm xẹp xuống. Đoạn lũ sư tử bỏ đi.



Cuối cùng, Grogimec và Ien đặt một miếng thịt ở phía trước mặt con sư tử bằng chất dẻo rồi bỏ đi để cho con sư tử cái ngồi gần đấy có thể nhìn thấy tất cả. Nó lập tức rón rén đến gần, nhưng không dám chộp lấy miếng thịt bởi lẽ sư tử đực bao giờ cũng ăn đầu tiên. Chỉ đến khi một cơn gió làm cho hình nộm sư tử đực ngã xuống thì sư tử cái do tưởng “sư tử đực” nằm lăn ra ngủ nên mới thận trọng tha miếng thịt đi. Rõ ràng tất cả lũ sư tử đều coi con sư tử bằng chất dẻo là sư tử thật.



Sau đó, hai nhà khoa học chuyển sang làm thí nghiệm với tê giác. Grogimec nấp sau con tê giác to đùng bằng chất dẻo đã được bơm thật căng và đẩy nó về phía con tê giác thật. Trò này hoàn toàn không mạo hiểm như người ta tưởng, bởi lẽ những con tê giác đen châu Phi tuy nổi tiếng là hung dữ, nhưng không bao giờ đánh nhau một cách thật sự. Chúng thường chỉ dọa dẫm nhau mà thôi.



Lần này cũng như vậy. Hơn nửa giờ, con tê giác thật và con tê giác giả do Grogimec điều khiển chỉ tiến tiến lùi lùi dấm dứ nhau mà thôi. Sự khác biệt về hơi hướng không làm cho tê giác ta nghi ngờ, mặc dù khứu giác của chúng không thua kém gì loài chó. Thậm chí nó còn lấy sừng chạm vào cái sừng mềm mại bằng chất dẻo của đối thủ mà cũng không biết rằng nó bị lừa.



Mãi rồi cái trò đó cũng làm cho Grogimec phát chán; ông lùi dần về phía chiếc xe rồi đặt hình nộm vào thùng xe. Con tê giác thật rất hài lòng vì kẻ cạnh tranh với nó đã biến mất.



Cuối cùng, các nhà khoa học làm thí nghiệm với những con voi. Lần này, nhân vật chính là Ien Hamintơn. Ông cõng trên lưng một con voi lớn bằng chất dẻo được bơm thật căng và luồn đầu vào giữa hai chân trước của nó rồi tiến đến gần đàn voi rừng. Kẻ mới tới đã làm cho đàn voi chú ý và lúc thì con này, lúc thì con khác thử đến gần để thăm dò.



Nhưng rồi đàn voi cũng rút lui. Không một con nào định mò lại gần. Những người làm thí nghiệm cho rằng có lẽ là do con voi bằng chất dẻo có màu trắng chăng? Cần phải kiểm tra. Họ tìm một vũng bùn lớn, ném con voi giả vào đó rồi lấy bùn trát khắp người voi từ vòi đến tận đuôi. Lần này, đàn voi tiến đến gần hơn và thậm chí còn đe dọa tên “voi mới tò te”.



Nhưng sau đó, có một điều gì khiến cho lũ voi sinh nghi và chúng tháo chạy. Có lẽ chúng hiểu rằng không đời nào một con voi thật lại cưỡi lên con người cả. Cùng lắm chỉ có người cưỡi voi mà thôi.



(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Pisces
26-12-2006, 12:10 AM
Tim cá ngựa vằn có thể tự 'mọc' lại

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9EFFD1/fish.jpg
Một con cá ngựa.
Ảnh: worth1000.com

Khi một phần tim của cá ngựa vằn bị cắt đi, tế bào gốc ở tim sẽ kết hợp với lớp tế bào trên bề mặt vết thương để tạo ra những mô mới, thay thế cho phần đã mất, các nhà khoa học Mỹ cho biết.

Đây là phát hiện của các chuyên gia y khoa tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số tác nhân tăng trưởng sẽ hỗ trợ những tương tác giữa tế bào gốc và lớp tế bào bảo vệ khi tim cá ngựa vằn bị tổn thương.

Từ trước tới nay, giới khoa học vẫn tin rằng, tất cả động vật có xương sống đều có khả năng tái tạo tế bào tim; nhưng vì những lý do nào đó, khả năng này lại "ngủ yên" ở loài người và động vật có vú. Việc phát hiện ra nguyên nhân của tình trạng "ngủ yên" này có thể dẫn tới sự ra đời của những biện pháp phục hồi mô tim bị tổn thương bởi bệnh tật.

"Trong tim của động vật có vú có rất nhiều loại tế bào gốc, nhưng nó lại không có khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương", Kenneth Poss, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ngược lại, tim của cá ngựa vằn tự hồi sinh mạnh mẽ khi bị tổn thương. Những nghiên cứu trong tương lai về loài cá ngựa vằn có thể giúp tìm ra nguyên nhân tại sao chức năng tự tái tạo lại không hoạt động ở tim động vật có vú và những biện pháp để đánh thức khả năng ấy.


Việt Linh (theo Healthday)

Pisces
26-12-2006, 06:50 PM
Người Trung Quốc sử dụng não khác người phương Tây


Người dân Trung Quốc sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn người phương Tây do những đặc trưng về âm tiết trong tiếng Trung. Đó là một phát hiện của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc.


Bán cầu não phải, nơi có độ nhạy với các âm sắc, sẽ xử lý những âm tiết của tiếng Trung trong 0,002 giây trước khi bán cầu não trái liên tưởng đến nghĩa của từ. Việc xử lý âm tiết trong tiếng Trung của bán cầu não trái tương tự như việc nó cảm nhận âm nhạc.



Đối với đa số ngôn ngữ phương Tây, thường có ít âm tiết hơn, bán cầu não trái sẽ trực tiếp xử lý quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Theo các nhà khoa học, bán cầu não phải thường tiếp nhận các thông tin mang tính trực giác, trong khi bán cầu não trái tiếp nhận các thông tin mang tính tư duy.



Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện trên đã bộc lộ sự phân chia công việc của 2 bán cầu não trong xử lý ngôn ngữ, rất hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Trung Quốc mắc các bệnh tổn thương bán cầu não phải hay bị điếc.



(Theo Thanh Niên, Tân Hoa Xã)

Pisces
26-12-2006, 06:54 PM
Vượn 'hát' để xua đuổi kẻ thù

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C23/browngibbon2.jpg
Một con vượn tay trắng màu đen.
Ảnh: hasekamp.com

Khi vượn tay trắng phát hiện ra một con báo đang ẩn nấp gần chỗ ở, thay vì bí mật theo dõi, loài động vật linh trưởng này sẽ lặng lẽ tới gần kẻ đáng nghi và hét lên một tràng dài.

Những âm thanh mà động vật tạo ra thường được cho là để biểu hiện những tâm trạng cơ bản của chúng như buồn, vui, cáu, sợ hãi. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy động vật dùng tiếng kêu để thông báo về những tình huống đặc biệt cho đồng loại.

Chẳng hạn, khỉ trán trắng (Vervet) phát ra một loại âm thanh khi chúng nhìn thấy rắn để báo hiệu cho đồng loại nhìn xuống đất. Khi gặp đại bàng, chúng kêu một kiểu khác, khiến những con khác phải nhìn lên trời.

Cho đến nay, các nhà khoa học có rất ít bằng chứng về mức độ giao tiếp cao cấp kiểu như vậy ở động vật linh trưởng trong tự nhiên. Người ta từng chứng kiến cảnh vượn tay trắng cất lên những "trường khúc" to, có nhịp điệu vào mỗi buổi sáng. Chúng thường cặp đôi với nhay để tạo thành một dàn đồng ca. Những bài hát của chúng có thể vang xa hàng rặm trong rừng rậm.

Nhà linh trưởng học Esther Clarke cùng cộng sự tại Đại học St. Andrews (Anh) đã theo dõi loài vượn tay trắng ở công viên quốc gia Khao Yai của Thái Lan. Để xem vượn phản ứng thế nào khi nhìn thấy những con thú săn mồi, các nhà khoa học dùng hình nộm những con báo, sư tử, chó hoang và rắn để thử nghiệm.

Trong phần lớn cuộc đời, vượn tay trắng sống ở trên những cành cây cách mặt đất từ 50 tới 300 m. Nhưng khi phát hiện ra những kẻ săn mồi, chúng thường leo xuống những cành ở độ cao từ 5 tới 10 m và la hét.

"Bạn có thể nghĩ rằng vượn sẽ chạy trốn những con săn mồi, nhưng trên thực tế chúng không làm vậy. Cách giải quyết tình thế của vượn tay trắng như để báo với kẻ thù rằng chúng đã bị phát hiện và việc rình rập sẽ chẳng mang lại kết quả gì", Clarke phát biểu.

Một điều lý thú nữa là, mặc dù vượn tay trắng sử dụng những cung bậc giống nhau trong các "bài hát", song thứ tự sắp xếp các cung bậc ấy khi chúng hét trước những con thú săn mồi hoàn toàn khác với thứ tự sắp xếp khi chúng hát với nhau, đặc biệt là 10 cung bậc đầu tiên. Đây là lần đầu tiên kiểu giao tiếp như thế được phát hiện ở linh trưởng. Phát hiện có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ thêm quá trình tiến hóa của ngôn ngữ loài người.

"Có một số lý do để tin rằng ngôn ngữ của con người có nguồn gốc từ động vật linh trưởng. Vì thế chúng tôi quan tâm tới những hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của linh trưởng để tìm hiểu xem loài người giống và khác linh trưởng ở những kỹ năng giao tiếp nào", Clarke nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vượn hát những bài hát khác nhau tương ứng với mỗi loại thú săn mồi. Tuy nhiên, họ cho rằng cần phải tìm hiểu thêm để xác nhận điều này.


Việt Linh (theo LiveScience)

Pisces
28-12-2006, 03:21 AM
Cái chết bí ẩn của một số ngôi sao

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C38/sup.jpg
Hình ảnh vụ nổ của một ngôi sao siêu lớn.
Ảnh: pbs.org.

Như một bài ca từ biệt vũ trụ, phần lớn các ngôi sao lớn đều nổ tung, biến thành quả cầu lửa siêu khổng lồ và giải phóng nhiều năng lượng khi chết. Nhưng các nhà thiên văn học mới phát hiện ra một loại sao kỳ lạ: chúng lặng lẽ biến mất trong màn đêm vũ trụ.

Phát hiện này có thể hé mở cho chúng ta về một cách thức tồn tại mới của các ngôi sao trong vũ trụ.

Từ trước tới nay, các nhà khoa học nghĩ rằng các ngôi sao giã biệt vũ trụ theo hai cách. Khi phồng lên gấp 8 lần kích thước Mặt Trời của chúng ta và hết nhiên liệu (khí hydro và heli), những lớp vật chất bên ngoài ngôi sao tách dần ra, để lại một lõi cháy âm ỉ - được gọi là sao lùn trắng.

Cái chết của những ngôi sao có kích thước lớn hơn 8 lần Mặt Trời có vẻ thảm khốc và ầm ĩ hơn rất nhiều. Khi hết nhiên liệu, lõi của chúng vỡ vụn, tạo nên những tiếng nổ cực lớn (gọi là supernova) trong không gian, giải phóng nhiều đám bụi khổng lồ vào vũ trụ. Sau tiếng nổ, những gì còn lại ở vị trí ngôi sao là một ngôi sao neutron hoặc lỗ đen.

Những quan sát gần đây cho thấy nhiều vụ nổ lớn nói trên giải phóng ra những chùm tia gamma khổng lồ sáng rực, trong đó có nhiều tia tồn tại hơn 2 giây ngoài không gian.

Tháng 6 vừa rồi, kính thiên văn Swift của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra một chùm tia gamma lớn phát đi từ một ngôi sao lùn trắng thuộc chòm sao Indus - cách Trái Đất 1,6 tỷ năm ánh sáng. Chùm tia gamma này, được gọi là GRB 060614, tồn tại 102 giây. Các nhà thiên văn học nhanh chóng hướng các kính thiên văn mặt đất về phía GRB 060614, hy vọng sẽ được chứng kiến một vụ nổ lớn.

Nhưng chẳng có gì xảy ra
Sự im lặng ấy khiến các nhà thiên văn bối rối. "Nó giống như việc bạn không nghe thấy tiếng sấm nào phát ra từ một cơn bão gần đó mặc dù bạn đã nhìn thấy một tia chớp dài", Johan Fynbo, chuyên gia tại Viện nghiên cứu thiên văn Niels Bohr thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch), phát biểu.

Các nhà khoa học cho rằng một số ngôi sao khổng lồ có thể đã diệt vong mà không trải qua giai đoạn nổ tung, chỉ giải phóng một chùm tia gamma trước khi biến thành lỗ đen. Trong trường hợp này, tất cả vật chất trên ngôi sao bị lỗ đen nuốt chửng.

Một khả năng khác là: chùm tia gamma được tạo ra bởi sự kết hợp của hai thiên thể cùng loại. Chẳng hạn, sự va chạm giữa hai ngôi sao neutron hoặc giữa một ngôi sao neutron với một lỗ đen cũng sinh ra chùm tia gamma.
Nhưng lời giải thích trên mâu thuẫn với thực tế, bởi thời gian tồn tại của các tia gamma thường rất ngắn - thường chưa đến 2 giây và năng lượng của chúng cũng không lớn.

"Một quá trình bí ẩn nào đó đã tham gia vào sự diệt vong của các ngôi sao siêu lớn. Sự va chạm giữa hai ngôi sao neutron hoặc một vụ nổ của sao khổng lồ có thể giải phóng ra các tia gamma, nhưng chắc chắn là những tia gamma đó không thể thoát khỏi sức hút của lỗ đen. Chính vì thế nên việc kính thiên văn của chúng ta phát hiện ra chúng được coi là điều bất thường", Massimo Della Valle, nhà khoa học tại Trạm quan sát thiên văn Arcetri, Firenze, Italy, phát biểu.


Việt Linh (theo Space)

Pisces
28-12-2006, 03:25 AM
Sóc có khả năng tiên đoán

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C4D/squirrel2.jpg
Sóc đỏ.
Ảnh: wildlife.org.


Bằng cách nào đó, sóc đỏ Bắc Mỹ có thể dự đoán được chu kỳ biến động của thức ăn. Loài động vật này thường đẻ thêm một lứa con vào mùa xuân của những năm bội thu để tận dụng lượng hạt dư thừa, các nhà khoa học khẳng định.

Kết luận được rút ra từ công trình nghiên cứu kéo dài 16 năm của các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan State (Mỹ). Đối tượng tìm hiểu của họ là loài sóc đỏ (Tamiasciurus hudsonicus) trong khu rừng Yukon, Canada.

Vỏ quýt dày
Nhóm chuyên gia dùng củ lạc để nhử sóc vào những chiếc bẫy rồi gắn chip điện tử lên cơ thể chúng để theo dõi. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, họ tìm cách bắt lũ sóc và kiểm xem những con cái có thai hay không. Họ cũng ghi lại số lượng nón trên các cây vân sam (thuộc họ thông) trong khu. Hạt trong các nón của cây vân sam là thức ăn chủ yếu của sóc đỏ.

Số lượng nón mà vân sam sản sinh được trong mùa thu thay đổi từ năm này qua năm khác. Chẳng hạn, một cây chỉ sản sinh 10 nón trong năm nay, nhưng có thể cho ra tới 500 nón vào năm sau.

"Bằng cách 'đẻ' ít nón vào một số năm, vân sam đẩy những động vật ăn hạt vào tình trạng thiếu thức ăn, gián tiếp loại bỏ bớt kẻ thù", Andrew McAdam, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Gặp móng tay nhọn

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C4D/cone.jpg
Nón của cây vân sam.
Ảnh: answers.com.

Sóc đỏ Bắc Mỹ kết đôi vào tháng 1 và sinh con từ tháng 3. Vào những năm cây vân sam cho ra nhiều nón, các nhà nghiên cứu nhận thấy một hiện tượng thú vị: lũ sóc cái sẽ sinh thêm một lứa vào mùa xuân của những năm đó.

Điều này đồng nghĩa với việc sóc đỏ, bằng cách nào đó, đã phát triển được khả năng đoán trước quy luật sinh sản của cây vân sam.

"Chúng tôi thường nghĩ rằng động vật ăn hạt, chẳng hạn như sóc đỏ, buộc phải tuân theo trò chơi của thực vật. Đây là bằng chứng đầu tiên về khả năng dự đoán chu kỳ sinh sản của thực vật ở một loài động vật", McAdam phát biểu.

Lượng hạt dư thừa trong mùa thu là nguồn thức ăn quan trọng đối với lũ sóc con trong những tháng đầu tiên của cuộc đời - khoảng thời gian chúng rất dễ bị tổn thương.

Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ tại sao sóc có thể dự đoán được rằng số lượng nón của cây vân sam sẽ giảm trong một năm nhất định. McAdam cho rằng loài động vật này biết cách xác định nồng độ một số hoóc môn nhất định trong chồi nón trên cây vân sam. Cũng có thể chúng biết cách rút kinh nghiệm qua những lần quan sát. Khi nhìn thấy nhiều chồi nón trên cây vân sam vào mùa xuân, lũ sóc biết rằng năm đó sẽ có nhiều thức ăn.


Việt Linh (theo Newscientist)

Pisces
28-12-2006, 03:44 AM
Mèo có thể làm thay đổi tính nết con người

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/09/3B9CBB75/kittens1.jpg


Một loài ký sinh trùng sống trên mèo có thể biến phụ nữ thành những cô nàng lẳng lơ và đàn ông thành những kẻ hiếu chiến. Một nghiên cứu do các chuyên gia Anh, Mỹ và Cộng hòa Czech tìm thấy ký sinh trùng toxoplasma có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính cách con người.

Nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng ở Anh, khoảng nửa dân số có loài ký sinh trùng này trong não. Những người bị nhiễm sẽ từ từ trải qua một quá trình thay đổi tính nết sâu sắc. Đàn ông trở nên hung hăng, cẩu thả, hay chống đối và diện mạo cũng kém đi. Những kẻ cô độc này còn hay ghen tuông và nghi ngờ. Ngược lại, đàn bà lại quyến rũ hơn, thích chòng ghẹo, khêu gợi và có xu hướng trăng hoa.

Những thí nghiệm trước cũng cho thấy, con người mang ký sinh trùng toxoplasma sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm điên cuồng.

Giáo sư Jaroslav Flegr tại Đại học Charles ở Prague, Cộng hoà Czech, đã thực hiện nghiên cứu trên 300 người. Ông nhận thấy, người bị nhiễm toxoplasma phản ứng chậm chạp hơn và dễ bị mắc vào các vụ tai nạn giao thông. Toxoplasma lây lan trong những vòng đời tự nhiên giữa mèo và chuột cống. Mọi người nhiễm ký sinh trùng này khi tiếp xúc với mèo.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Anh, thực hiện thì cho thấy toxoplasma xâm nhập vào não chuột và khiến con chuột bớt sợ mèo đi. Như vậy là loài ký sinh trùng này cũng có thể phá huỷ những giới hạn tự nhiên của con người.


Minh Thi (theo News24)

Pisces
28-12-2006, 03:46 AM
Tìm thấy hoá thạch cổ nhất của người hiện đại

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/09/3B9CBAFD/jawbone.jpg
Bộ xương hàm được tìm thấy tại hang có
tên "Động của những chiếc xương".


Bộ xương hàm của một người đàn ông thượng cổ sống tại vùng đất là Rumania hiện nay là hoá thạch lâu đời nhất của người hiện đại từng được tìm thấy ở châu Âu. Những đặc điểm sơ khai như sức nặng và cấu trúc răng cũng cho thấy người hiện đại (Cro-Magnon) và Neanderthal (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/05/3B9C7BB6/) đã lai giống với nhau.

Bộ xương hàm được tìm thấy ở tây nam núi Carpathian ở Rumania có độ tuổi khoảng 34.000 - 36.000 năm. "Hoá thạch này đã cung cấp cái nhìn mới về sự hội nhập và tiến hoá của người hiện đại ở tây bắc lục địa già", Erik Trinkaus tại Đại học Washington ở St. Louis, đứng đầu nghiên cứu, nói.

"Bộ xương hàm kết hợp với các bằng chứng khác có thể cho chúng ta biết con người hiện đại trông như thế nào khi họ tiến vào châu Âu. Mặc dù chúng ta gọi họ là "hiện đại" nhưng họ không thật sự văn minh như chúng ta nghĩ. Họ bẩn thỉu, hôi thối... Khuôn mặt trông có vẻ giống chúng ta nhưng từ gò má trở xuống lại trông rất to", Trinkaus nói.

Bộ xương hàm tương tự như những hoá thạch của người hiện đại được tìm thấy ở châu Phi, Trung Đông và sau đó ở châu Âu. Nhưng răng hàm thì to quá cỡ và phân bố theo cách khiến họ trông giống người Neanderthal (http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=1595) nhiều hơn.

Trinkaus đứng đầu nhóm đưa ra giả thuyết rằng người hiện đại và Neanderthal lai giống với nhau ở một chừng mực nào đó. Hai nhánh của người Homo sapien này đã sống song song với nhau ở châu Âu trong hàng nghìn năm và một số bằng chứng cho thấy họ đã có sự tiếp xúc và trao đổi.

"Hoá thạch tìm được chứng tỏ đã có những thay đổi rõ rệt trong bộ xương người từ thời đó. Bộ xương hàm chính là sự hoà trộn của người hiện đại và người Neanderthal", Trinkaus tuyên bố.


Minh Thi (theo Reuters)

Pisces
28-12-2006, 03:48 AM
Phát hiện dòng sông cổ chảy dưới Toronto

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/09/3B9CBA08/ontario.jpg
Hồ Ontario ở Toronto.


Một con sông từ thời kỳ băng hà chảy sâu dưới lòng thành phố lớn nhất Canada - rộng, sâu, lạnh và cũ kỹ. Người ta đã đồn về sự có mặt của sông Laurentian từ một triệu năm nay, nhưng chỉ đến tháng trước mới nhìn thấy bằng chứng xác thực về nó.

Con sông băng được phát hiện khi những công nhân đang cố gắng bịt nắp 2 giếng phun, một phần trong dự án chống bão tại High Park, công viên lớn nhất thành phố gần hồ Ontario.

Chiếc thứ nhất hoàn thành, đến lúc chiếc thứ 2 được bịt nắp, chiếc thứ nhất lại bật tung và phun trào lên một cột nước cao 4,5 m. Khi chiếc nắp đó được sửa chữa thì chiếc thứ 2 lại thổi tung lên một cột nước đá và sỏi.
Sau khi tìm hiểu, các chuyên gia khẳng định công nhân đã đụng phải dòng sông huyền thoại Laurentian nằm dưới thành phố. "Cuối cùng chúng tôi đã biết được con sông chảy vào hồ Ontario ở đoạn nào", nhà thuỷ văn học Steve Holysh cho biết.

Con sông Laurentian chảy từ vịnh Georgian (cách Toronto về phía bắc 150 km) nằm sâu trong một thung lũng rải đá, qua dãy đồi ở tây bắc Toronto trước khi tìm đường tới hồ Ontario. Laurentina chảy với tốc độ rất chậm, khoảng 1 cm/năm. Phải mất hàng nghìn năm để có thể chảy tới Toronto. Nước sông có thể uống được, nhưng thành phố Toronto không hề có ý định khai thác nguồn nước đó.


Minh Thi (theo Reuters)

Pisces
28-12-2006, 03:59 AM
Hố đen và những giai điệu trầm



http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/09/3B9CB5ED/black-hole.jpg
Sóng âm thanh phát ra
từ cụm thiên hà Perseus.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học đã phát hiện được sóng âm thanh phát ra từ một lỗ đen khổng lồ trong vũ trụ. Cơ quan hàng không Mỹ tin rằng, phát hiện này có thể giúp giải mã một bí ẩn quan trọng tồn tại bấy lâu nay.

Các nhà thiên văn học cho biết, Đài quan sát Chandra X-ray đã theo dõi trong 53 giờ tiếng động phát ra từ vùng trung tâm của cụm ngân hà Perseus. Cao độ của âm thanh tương đương với B-flat - 57 quãng tám thấp hơn mức trung bình C (tương đương những nốt ở giữa bàn phím piano), và tại tần số thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng nghe của con người. Nó là nốt nhạc trầm nhất từng được phát hiện trong vũ trụ.

Bruce Margon, Giám đốc Viện khoa học kính viễn vọng không gian ở Baltimore, Maryland, đã miêu tả âm thanh đó tại một cuộc họp báo là một triệu tỷ lần trầm hơn ngưỡng nghe của con người. Các nhà khoa học tin rằng những sóng âm thanh này được tạo ra từ các vụ nổ xảy ra xung quanh một lỗ đen khổng lồ ở Perseus A - dải ngân hà lớn thuộc Perseus.

"Những sóng âm thanh này có thể là chìa khóa tìm hiểu hệ ngân hà, một cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ, hình thành như thế nào", nhà nghiên cứu Steve Allen tại Viện thiên văn học ở Cambridge, Anh, phát biểu.

Một bí ẩn chưa được giải thích từ lâu là tại sao khí nóng trong vùng trung tâm của Perseus đã không lạnh đi trong 10 tỷ năm qua. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sóng âm thanh di chuyển qua lớp khí và cuối cùng bị hấp thụ, chuyển hoá năng lượng thành sức nóng. Điều này có nghĩa là sóng âm thanh từ lỗ đen ở Perseus A đã giữ cho khí Perseus luôn nóng.


Minh Thi (theo AFP)

Pisces
28-12-2006, 04:04 AM
Hệ thống dò vật phỏng theo cơ chế hồi âm của dơi


Các nhà khoa học Anh vừa sáng chế ra một hệ thống hồi thanh định vị (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2003/05/3B9C80FA/) giống như của dơi, nhưng phù hợp với tai người, cho phép ta xác định vị trí vật thể trong một môi trường thực. Một hệ thống như vậy có thể giúp các phi công chiến đấu thực hiện những động tác kiểm soát bằng tai, trong khi đôi mắt rảnh rỗi làm nhiệm vụ khác.


“Khi lái xe, bạn không thể vừa trông thiết bị đo tốc độ vừa nhìn đường, nhưng bạn có thể nghe radio cùng thời điểm đó”, Dean Waters, một chuyên gia về dơi tại Đại học Leeds, Anh, cho biết.


Con người không thể sản sinh hoặc nghe các âm thanh có tần số cao (siêu âm) giống như âm thanh do dơi sinh ra. Vì thế, Waters đã tạo ra một hệ thống có thể gửi đi các sóng siêu âm và truyền trở về những âm thanh có tần số thấp nằm trong ngưỡng nghe của con người (âm thanh dội).



Ông đưa những người đeo headphone vào một phòng và yêu cầu họ tìm ra một con côn trùng thật, chỉ sử dụng các âm thanh dội. Nghiên cứu cho thấy, những người thí nghiệm phát hiện ra mục tiêu nhờ vào âm thanh dội tốt hơn so với khi họ cố gắng lần theo nguồn âm từ một máy phát âm thanh nổi. Đó là bởi tiếng kêu của dơi đặc biệt tốt cho việc tạo ra những bản đồ không gian thính giác.


Tiếng kêu này ngắn, do đó âm thanh dội về rất sắc nét. Chúng cũng có cấu trúc băng rộng - chứa cả các âm thanh có tần số thấp và cao - cho phép động vật khu biệt âm thanh tốt hơn. Cuối cùng, dơi cũng thay đổi tiếng kêu của chúng trong khi tiếp cận mục tiêu, sử dụng các tiếng kêu ngắn hơn khi tới gần vật thể.


Hiện tại, Waters chỉ sử dụng một loại tiếng kêu của dơi trong môi trường thực của mình, nhưng trong các thí nghiệm tương lai, ông dự kiến sẽ để cho người tham gia tự điều chỉnh âm thanh để tối đa hóa khả năng định vị.


B.H. (theo NewScientist)

Pisces
28-12-2006, 04:35 AM
Phát hiện một hành tinh sưởi ấm sao mẹ

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/01/3B9CEDD2/ht.jpg
Minh họa về hành tinh gây ra
các đợt loé bùng trên sao mẹ
do tương tác từ giữa hai vật thể.


Thông thường, các ngôi sao làm nhiệm vụ cấp hơi nóng cho gia đình hành tinh của nó, nhưng một nhà thiên văn mới đây đã tìm ra trường hợp đảo ngược kỳ quặc: hành tinh sưởi ấm sao mẹ.

Hành tinh lớn này là một trong số 119 hành tinh ngoài hệ mặt trời được con người tìm thấy đến nay, quay quanh ngôi sao có tên gọi HD179949, ở cách chúng ta 90 năm ánh sáng. Đó là một khối khí khổng lồ, lớn gấp 270 lần trái đất, to gần bằng Mộc tinh - hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Nó bay trên quỹ đạo rất gần sao mẹ, hoàn tất một vòng bay sau 3,09 ngày trái đất và di chuyển với tốc độ 563.000 km/giờ.

Evgenya Shkolnik tại Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, cho biết bà và cộng sự đã khám phá rằng khi hành tinh này quay quanh sao mẹ, từ trường của nó gây ra các điểm nóng (vệt sáng) trên lớp khí ngoài cùng của ngôi sao.

"Những vệt sáng di chuyển trên bề mặt của ngôi sao cùng nhịp với hành tinh, chỉ chạy trước một chút", Shkolnik nói. Bà cũng cho biết những đo đạc sau hơn 100 vòng quay đã chỉ ra rằng các vệt sáng trên bề mặt ngôi sao phù hợp chính xác với chuyển động của hành tinh.

Theo Shkolnik, những vệt sáng sinh ra khi từ trường cực mạnh của hành tinh chuyển năng lượng tới lớp khí nóng nằm ngay trên tầng ion của sao mẹ. Năng lượng đó đã tạo ra những vệt sáng rực rỡ có thể quan sát được dưới kính thiên văn, là tập hợp của vài dạng ánh sáng cực tím.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện một từ trường bên ngoài hệ mặt trời", Shkolnik thông báo.

Trái đất có một từ trường mạnh giúp bảo vệ nó khỏi các dòng hạt mặt trời. Từ trường này được sinh ra do sự chuyển dịch của khối chất lỏng sắt và kẽm xung quanh nhân trái đất. Shkolnik cho biết từ trường tìm thấy trên hành tinh ngoài hệ mặt trời chứng tỏ nó cũng có một nhân với cấu trúc có thể tạo ra năng lượng.


B.H. (theo AP)

Pisces
28-12-2006, 07:40 AM
Bí mật về quái thú

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE8F1/57.jpg
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.



Người dân ở một vùng biển nước Nga từng tìm thấy xác một thủy quái có đôi mắt lồi to, mỏ dài đầy răng nhọn, có đuôi giống cá sấu nhưng trên người lại phủ lớp lông dày như thú rừng. Các nhà khoa học không biết con vật thuộc giống gì.



Quái vật xuất hiện nhiều trong truyền thuyết và những bức tranh thời cổ đại. Chúng được mô tả với những bộ dạng khủng khiếp như có một cái mũi dài, hàm răng nhọn hoắt, phun nước giống như một con cá voi, nhưng lại có chân giống như cái mái chèo lớn, cơ thể được bao bọc bởi lớp da cứng, nhăn nheo và gồ ghề hoặc phủ đầy lông lá... Đó là sự thêu dệt hay thực tế? Để tìm hiểu về những điều này, người ta đã cho ra đời môn học có tên Động vật học bí mật.


Những quái vật dưới nước

Dòng thủy quái được cho là sống ở những hồ nước lớn và sâu được các nhà nghiên cứu động vật học bí mật xếp vào loại quái vật hồ. Nổi tiếng và chứa đựng nhiều bí ẩn nhất phải kể đến con quái vật hồ Loch Ness, phố Inverness (Scotland). Quái thú này có tên là Nessie hay Ness, được xếp vào hạng quái vật hồ chưa xác định.



Câu chuyện về một con quái vật đáng sợ sinh sống tại hồ sâu 200 m này đã được lưu truyền trong nhiều thế kỷ. Nessie được mô tả là sinh vật màu đen, có thân hình đồ sộ, dài hàng chục mét và chiếc cổ rắn cao loằng ngoằng. Rất nhiều nhân chứng đã kể lại về những lần giáp mặt quái thú này, họ còn cung cấp cả những tấm ảnh, đoạn phim ghi lại dấu vết của nó.



Có một dòng quái vật cũng được ghi chép và bàn luận nhiều, đó là quái vật biển. Chúng được mô tả ở khắp nơi, từ trên những huy hiệu, tượng đài đến khung ảnh của thủy thủ.



Nhiều tài liệu của những người đi biển nói đến loài sinh vật khổng lồ và kỳ quái bất ngờ xuất hiện bên cạnh thuyền, thường là trong lúc thời tiết xấu, trời đang sóng to, gió lớn. Chúng cư ngụ dưới biển sâu, thường có kích thước rất lớn, hình dạng giống loài rắn, hoặc có nhiều chân tay dạng bạch tuộc, đôi khi có hình của sư tử, thậm chí có nhiều đầu, thân hình nhầy nhụa hoặc đóng vảy, phun nước phì phì, thoắt ẩn thoắt hiện. Nhiều vụ đắm tàu một cách bí ẩn trong quá khứ được cho là do thủy quái gây ra.



Mới đây, các ngư dân ở khu vực bờ biển Los Muermos, gần thủ đô Santiago (Chile) đã phát hiện một xác chết của thủy quái dài tới 12 m và nặng hơn chục tấn dạt vào bờ. Cái xác còn khá nguyên vẹn với hình dạng rất kỳ dị. Thoạt nhìn, nó giống như một tảng cao su khổng lồ có hình dạng của một con cá voi bẹp dúm. Nhưng khi nghiên cứu kỹ, người ta kết luận nó là loài không có xương sống dạng bạch tuộc. Các nhà nghiên cứu về động vật học bí mật cho rằng, mẫu vật này rất giống với tiêu bản của một quái thú ở tiểu bang Florida (Mỹ) được phát hiện vào năm 1896.



Tương tự, tại vùng biển hoang vắng Xakhalin của nước Nga, người ta đã tìm thấy xác một thủy quái có hình dạng kinh dị giống như những mô tả trong truyền thuyết. Nó có một đôi mắt lồi to, mỏ dài và đầy những răng sắc nhọn, mang một cái đuôi giống cá sấu nhưng trên người lại bao phủ một lớp lông dày và cứng giống như loài thú rừng. Ngay cả các nhà khoa học hàng đầu của Nga cũng chưa dám khẳng định con vật thuộc giống gì. Nó không phải cá dưới nước, không phải thú trên bờ, cũng không phải loài bò sát hay động vật lưỡng cư.




Quái vật trên không trung và trong rừng thẳm

Truyền thuyết về những quái vật giống như những con chim lửa khổng lồ, những con rắn, rồng có khả năng vừa bay lượn vừa phun lửa phì phì được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại. Tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện thêu dệt, nhưng gần đây người ta phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy, có thể những loài quái vật biết bay đó là có thật.



Vào tháng 9/1891, tại Crawfordswille (Mỹ), nhiều người đã tận mắt nhìn thấy một con rắn lửa dài hơn chục mét bay lượn trên bầu trời quảng trường trung tâm thành phố. Mắt rắn đỏ rực và sức nóng từ hơi thở của nó tỏa ra ở phạm vi lớn. Những sinh vật tương tự được nhìn thấy trên bầu trời bang Indiana vào thập niên 1960-1970. Có nhiều nhân chứng xác nhận, chính loài quái vật này đã gây ra hàng loạt vụ cháy rừng tại Trung Mỹ khoảng chục năm sau đó. Thậm chí, chúng được cho là nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay bí hiểm nhất trong lịch sử hàng không Mỹ năm 1939, làm 12 quân nhân tử nạn vì những vết bỏng kỳ lạ trên cơ thể.



Một trong những bí ẩn lớn nhất về loài sinh vật kỳ lạ sống trên cạn được đặt tên là Bigfoot (những dấu chân to). Trong khu vực đại ngàn thuộc dãy Hymalaya, người ta đã phát hiện ra những dấu chân bí hiểm được cho là của những sinh vật khổng lồ có hình dạng và trí thông minh giống con người. Cùng với những dấu vết của Yeti (Người tuyết) tìm thấy trước đó, Bigfoot là một bài toán đến nay chưa có lời giải.




Các nhà khoa học nói gì?

Mới đây, người ta đã phát hiện ở khu vực hồ Loch Ness những đốt xương sống hóa thạch của một loài khổng lồ. Kết quả kiểm tra cho thấy đó là xương của loài khủng long Plesiosaur dài chừng 11 m sống cách đây 150 triệu năm.



Tuy chưa tìm ra sự liên hệ giữa hóa thạch đó với quái vật Nessie, nhưng đã có những giả thiết táo bạo cho rằng tuy loài khủng long đã tuyệt chủng, nhưng biết đâu đó, ở điều kiện đặc biệt của hồ Loch Ness, đã tồn tại một chi nhánh nào đó có khả năng thích nghi môi trường mà hậu duệ của nó chính là quái vật Nessie.



Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã đặt các máy quay giám sát hồ 24 giờ liên tục và nhiều nhóm thợ lặn thường xuyên sục sạo khắp lòng hồ nhằm tìm sinh vật kỳ lạ trên. Tuy nhiên, quái vật vẫn bặt vô âm tín. Hầu hết chuyên gia nói rằng, bằng chứng về Nessie không có sức thuyết phục, và đó chỉ là ảo giác hoặc giả mạo nhằm dựng nên những chuyện giật gân.



Các nhà khoa học cũng lý giải rằng, ở dưới vùng biển sâu, có thể có những loài sinh vật hình dạng đặc biệt do phải thích nghi trong điều kiện sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, chúng chỉ là những loài cá mập hay mực khổng lồ. Nhưng do tác động của khúc xạ ánh sáng và trạng thái thần kinh căng thẳng của những người đi biển lâu ngày, họ tưởng rằng mình đã gặp những loài thủy quái kinh dị.



Nhưng có nhiều điều mà các nhà khoa học muốn phủ nhận quái vật vẫn chưa lý giải được: xác của những quái vật dưới nước, vết chân khổng lồ trong rừng sâu, hay những quái vật biết bay. Có giả thiết cho rằng, chúng không chỉ liên quan đến những loài cổ thú tồn tại trong quá khứ mà thậm chí, đó có thể là những “sinh vật cảnh” của người ngoài hành tinh nuôi thả vào trái đất.



Dù sao thì tự nhiên vẫn luôn ẩn chứa những bí mật và những câu chuyện về quái thú vẫn ngày càng dày lên theo thời gian mà chưa có lý giải nào là thỏa đáng.



(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

hrockvn
03-01-2007, 08:23 AM
Từ khi chiếc Swatch đầu tiên được bán trên thị trường từ năm 1982, mỗi một chiếc đều có mã số riêng (được ghi trong giấy bảo hành) là một dãy những chữ cái và con số. Năm 1983, chúng mới bắt đầu đượt đặt tên riêng. Mã số (reference) không bao giờ được khắc trên đồng hồ mà chỉ được ghi trên giấy bảo hành hoặc được dán vào phía sau hộp.

Sau đây là những quy ước trong việc đọc và hiểu mã số:

Ví dụ:
Indigo Blues = tên bộ sưu tập
NEWPORT TWO = tên chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập đó
GW 108 = mã số đồng hồ

Chữ cái đầu tiên được hiểu như sau:
G = Gentlement's model = kiểu dành cho nam
L = Lady's model = kiểu dành cho nữ

Chữ cái thứ hai (chỉ màu sắc) được hiểu như sau:
A= Anthracite
O = Orange (màu cam)
B = Black (màu đen)
P = Pink (màu hồng)
C = Chocolate (màu chocolate)
R = Red (màu đỏ)
F = Feathers (màu hổ phách)
S = Surf blue
G = Green (màu xanh lá cây)
T = Tan (màu vỏ nâu)
I = Indigo blue (màu xanh chàm)
V = Violet (màu tím)
J = Yellow (màu vàng)
W = White (màu trắng)
K = Kristal (trong suốt)
X = metal cap
L = Light blue (màu xanh sáng)
Y = Light metal with metal
M = Mouse grey (màu xám lông chuột)
N = Navy blue (màu xanh nước biển)
Z = những mẫu đặc biệt hoặc thuộc lọai Art

Con số đầu tiên sau chữ cái thứ hai được hiểu như sau:
0 = 2 kim
1 = 3 kim
4 = ngày + 3 kim
7 = ngày + tuần + 3 kim

Hai con số cuối cùng được hiểu là thứ tự sản xuất.

Ta có thể xem ví dụ để dễ hiểu:
Rotor = tên chiếc đồng hồ
GS 400 (mã số chiếc đồng hồ) là:
GS 400 = Gentlement's model
GS 400 = Surf blue
GS 400 = Ngày + 3 kim
GS 400 = model đầu tiên được sản xuất mang màu surf blue
hoặc đối với kiểu nữ:
Vasily = tên chiếc đồng hồ
LW 111 = Lady's model
LW 111 = White, màu trắng
LW 111 = 3 kim
LW 111 = model thứ 12 mang màu trắng

Đây là mã số quy ước của lọai Standard. và hình như nó chỉ áp dụng mí loại đông hồ xin thì phải, tớ mua đồng hồ chưa bao giờ tớ xem cái này cả.