PDA

View Full Version : Những nguyên tắc vàng trong cuộc sống



ngayxua
18-01-2007, 09:30 AM
Những nguyên tắc vàng trong cuộc sống:

I-Về triết lý, ý nghĩa cuộc sống:
1. Ỹ nghĩa cuộc sống không phải là sống được bao lâu mà chúng ta đã làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội;
2. Sống không phải chỉ vì bản thân mà cho mọi người xung quanh;
3.Sống đừng bao giờ để người khác coi thường;
4.Sống thực bằng con người mình, cái mà mình có;
5. Sống phải có mục đích, lý tưởng và hoài bão;
6. Cuộc sống phải là sự dung hoà các yếu tố;
7. Sống và làm việc hết mình;
8. Sống luôn lạc quan,vui vẻ hoà nhập;
9. Sống phải ngăn nắp, cần thận.
II-Đối với học tập:
1. Quan sát bản thân,mọi thứ xung quanh và học từ những điều rút ra từ những quan sát ấy;
2. Chuyên cần, chịu khó;
3. Học cơ bản, học có đầu có đuôi và không bỏ dở giữa chừng;
4. Học mọi thứ nếu có thể;
5. Học mọi nơi, mọi lúc, mọi người, mọi cách;
6. Học phải từ từ từng bước và liên tục;
7. Học từ cơ bản tới chuyên sâu;
8. Học đến đâu chắc đến đấy và phải có thực hành;
9. Học phải rõ được ý nghĩa của việc học và cả sự đam mê hứng thú;
10. Xác định việc học là nhiệm vụ suốt đời.
III-Đối với công việc:
1.Phải xác định công việc của mình là một nghề và nghiệp (phải chuyên sâu, gắn bó, nỗ lực và hết mình vì nó, đồng thời cần tạo ra sự đam mê);
2. Cập nhật kiến thức của nghề nghiệp;
3. Hoàn thiện các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp;
4. Phải luôn kiểm soát được công việc bạn đang làm (tiến độ, chất lượng, hiệu quả...);
5. Giỏi một nghề và đừng quên biết nhiều nghề;
6. Đừng bao giờ lảnh tránh công việc của mình và coi đó là nhiệm vụ vinh dự và cuối cùng của bản thân;
7. Xác định một quan điểm là làm thì sẽ có thất bại nhưng cố gắng đừng bao giờ để thất bại Coi mỗi lần thất bại là một bài học quý giá;
8. Cần phải học cách làm việc thông minh (khoa học, nghệ thuật);
9. Cố gắng là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình ;
10. Động não trước khi bắt đầu một công việc ;
11. Chỉ có thể hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp khi rèn luyện đến thuần thục thì thôi.
IV-Đối với quan hệ xã hội:
1. Nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau;
2. Không ngừng mở rộng các mối quan hệ, chọn lọc quan hệ ( bạn bè, đồng nghiệp, tình cảm...);
3. Hạn chế gây xung đột với người khác, với quan điểm "thêm bạn, bớt thù" ;
4. Mềm dẻo nhưng không yếu đuối;
5. Cắng rắn nhưng không thô bạo;
6. Vui vẻ, hoà nhã nhưng không ngây thơ;
7. Chân thành,cởi mở mà không thật thà;
8. Luôn bình tĩnh để xử lý khéo léo trong tất cả các tình huống gặp phải;
9. Luôn lắng nghe và thấu hiểu. Nói những điều cần nói, nghe những điều cần nghe và làm những điều cần thiết.
V-Đối với hạnh phúc gia đình:
1. Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc và không có chỗ nào tốt hơn;
2. Đã là gia đình cần phải duy trì một tôn ti trật tự;
3. Nguyên tắc là luôn tôn trọng các thành viên (ý kiến, quan điểm và việc làm của họ...);
4. Không nên thiên về vật chất đơn thuần mà không có tình yêu thực sự;
5. Đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau;
6. Làm những điều tốt đẹp nhất nếu có thể cho các thành viên và cho cả gia đình;
7. Luôn biết gắn kết các thành viên và giải quyết các xung đột khi xảy ra;
8. Lụa chọn đúng gia đình mà mình theo đuổi;
9. Cuộc sống không thể một ngày thiếu gia đình.

ngayxua
18-01-2007, 09:31 AM
Thái độ của bạn trong các tình huống trong cuộc sống:



1. Với thành công, thành tích: không cuồng đại, không tự kiêu, coi thường người khác, không chủ quan;
2. Với thất bại: không nhụt chí, nản lòng, bi quan, tự ti mà phải phấn phấn xốc lại tinh thần;
3. Với lời khen: không phổng mũi, không tự cao tự đại và nên hạ thấp mình hơn mức đó;
4. Với lời chê: không tự ái, nên lắng nghe và ghi nhận để sửa đổi. Nếu không đúng cần giải thích rõ ràng cho mọi người hiểu và không nên vì lời chê mà ghét họ;
5. Trước lời chỉ trích, nhục mạ của kể bất bình thường cần lảnh tránh, nhường bộ;
6. Lúc căng thẳng mệt mỏi cần giải lao thư giãn;
7. Trước đói nghèo, ngu dốt cần dám chấp nhận và tìm cách thoát khỏi nó;
8. Trước đám đông cần bình tĩnh, điềm đạm, tự tin và thêm chút hài hước;
9. Trước kẻ thù cần bình tĩnh, phân tích và xử lý thật khéo léo;
10. Trong mổi con người cần chân thành, cởi mở và bình đẳng,tôn trọng lẫn nhau;
11. Trước công việc khó khăn cần bình tĩnh phân tích và tìm hướng giải quyết;
12. Trước một vấn đề tế nhị nên cân nhắc xử trí để tránh mếch lòng người khác;
13. Trước vấn đề chưa rõ cần khiêm tốn học hỏi, không nên dấu dốt;
14. Trước sự vu khống, nghi ngờ: cần giải thích, phân tích để người khác hiểu rõ;
15. Trước sự đe doạ cần báo cáo cho những người có thẩm quyền;
16. Trước sự phản bội, vô ơn cần lên án chỉ rõ;
17. Trước hiền tài, kẻ ngông cuồng cần thuyết phục, kêu gọi để họ làm những điều có ích;
18. Khi gặp nhiều việc dồn đập cần phân tích, lựa chọn công việc trước sau, làm đến đâu gọn đến đó;
19. Trước sự mất tin tưởng cần hành động để lấy lại niềm tin;
20. Trước một vấn đền ngoài khả năng hoặc không chắc lắm cần hỏi xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đó;
21. Trước xung đột cần bình tĩnh, tìm cách dập xung đột ngay và giải thích sau;
22. Trước sai lầm của người khác cần hiểu rõ nguyên nhân, không vội vạch ra hoặc lên án họ mà ân cần động viên họ;
23. Trước con cái hư: cần ôn tồn, giải thích thuyết phục và tránh dùng bạo lực;
23. Trước cái đẹp, cái xấu cần tỏ thái độ;
24. Trước khó khăn thử thách cần bĩnh tĩnh không dao động, can đảm để đối phó;
25. Trước vấn đề khó hoặc chưa rõ cần kìm lại để tìm câu trả lời;
26. Trước phụ nữ cần nhẹ nhàng, không thô bạo;
27. Trước đàn ông phải chứng tỏ bản lĩnh;
28. Trước trẻ em: ân cần thăm hỏi và giáo dục, động viên;
29. Trước thanh niên cần cổ vũ, động viên họ học tập và làm việc;
30. Trước cụ già: cần kính trọng, lễ phép và khiêm tốn học hỏi;
31. Trước người quá cố: tôn kính, ngưỡng vọng;
32. Trước kẻ điêu ngoa, lừa lọc cần tỏ thái độ một cách tế nhị;
33. Trước kẻ giỏi giang cần khiêm tốn học hỏi;
34. Trước kẻ ngu dốt cần kìm chế không cần chứng tỏ mình;
35. Trước người đang bị stress cần kìm chế,tránh xung đột và giúp họ giảm stress;
36. Lúc khẩn trương không nên mất bình tĩnh, vội vàng hấp tấp;
38. Trước kẻ kiêu ngạo cần chấn chỉnh;
39. Trước kẻ say rượu cần lảng tránh;
40. Trước lời chế giễu không nên nổi nóng mà nắm thóp của họ để nói lại;
41. Trước kẻ lắm điều, lan mang cần chốt lại ý, và lảng tránh;
42. Trước kẻ lý luận, chữ nghĩa cần lấy thực tế và lấy lý lẽ của họ để giảng giải;
43. Trước kẻ thực tế, cơ hội cần hỏi rõ và đưa ra điều kiện ( không nên cái gì cũng đồng ý);
43. Trước khó khăn của người nhà cần giúp đỡ chân thành không điều kiện;
44. Trước người ngoài cần để phòng, cần thận;
45. Trước người quen cần tỏ thái độ hào hứng, mửng rỡ khi gặp lại;
46. Trước người lạ cần tìm hiểu rõ rồi mới đi sâu và mổ sẻ nội tâm, cuộc sống của họ;
47. Trước kẻ bảo thủ trì trệ cần lấy ví dụ để họ thấy hoặc chỉ họ đối mặt với vấn đề thực tế và chỉ ra cho họ thấy cái lợi của cái mới;
48. Đối với lãnh đạo cấp trên cần chứng tỏ mình, trao đổi thắng thắn không lo sợ gì cả;
49. Đối với cấp dưới vừa ngiêm lại vừa hoà đồng;
50. Đối với học trò ân cần chỉ bảo;
51. Đối với một cơ hội học hỏi, học tập cần chủ động vầ tận dụng cơ hội này;
52. Đối với những cái còn thiếu cần tranh thủ bổ sung, trau dồi học hỏi thêm;
53. Đối với quá khứ cần trân trọng, ghi nhận;
54. Với hiện tại cần nỗ lực phấn đấu vươn lên;
55. Đối với tương lai cần có kế hoạch, chiến lược và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn;
56. Đối với ưu điểm, lợi thế cần tận dụng phát huy;
57. Đối với yếu kém, hạn chế cần nỗ lực hoàn thiện, khắc phục;
58. Đối với thất bại nặng nề hoặc thất bại nhiều lần cần tự động viên, xác định lại mục tiêu;
59. Đối với ốm đau, bệnh tật cần chạy chữa, thể dục rèn luyện và sinh hoạt điều độ;
60. Đối với vấn đề mới, khó thì không được lảnh tránh;
61. Đối với những người đang vui hoặc buồn cần thăm hỏi, chia sẻ động viên kịp thời;
62. Đối với công việc cần phải nghiêm túc;
63. Đối với học tập cần kiên trì, chịu khó;
54. Đối với gia đình phải nghiêm túc;
55. Đối với con cái cần nghiêm khắc, tôn trọng và ân cần chỉ bảo;
56. Đối với cha mẹ, người trên cần kính trọng, lễ phép;
57. Đối với những người hàng xóm tốt cần giúp đỡ, chia sẻ khi gặp khó khăn hoạn nạn;
58. Đối với hàng xóm không tốt cần tránh va chạm không cần thiết;
59. Với cái mới, cái hay cần tiếp thu học hỏi;
60. Với cái cổ hủ, lạc hậu cần xa rời, từ bỏ không luyến tiếc;
61. Với những nhận thức sai, suy nghĩ không đúng đắn cần phải loại bỏ và chấn chỉnh;
62. Với cái còn mơ hồ, chưa rõ cần xác nhận lại;
63. Với những việc nho nhỏ cần để ý quan sát và học hỏi;
64. Với những việc to tát thì cân nhắc, hỏi ý kiến mọi người không nên tự giải quyết;
65. Với vấn đề liên quan tới lợi ích nhiều người cần hỏi ý kiến ngưòi khác và thảo luận và bàn bạc;
66. Với kế hoạch thành công cần đề ra kế hoạch mới;
67. Với kế hoạch thất bại cần tìm nguyên nhân và khắc phục;
68. Muốn tránh rủi ro cần có kế hoạch trước;
69. Mốn có kế hoạch sát thực tế cần phải phân tích, tìm hiểu rõ thực tế;
70. Muốn thành công phải nỗ lực công hiến;
71. Muốn được người khác tôn trọng cần phải chứng tỏ tôn trọng họ và bản thân;
72. Muốn người khác mến phục giải giúp đỡ họ vượt qua khó khăn;
73. Muốn có ích cho xã hội phải học tập, trau dồi bản lĩnh;
74. Muốn học tốt cần phải có phương pháp đúng;
75. Muốn có phương pháp đúng cần học hỏi và thử nghiệm với bản thân;
76. Muốn rõ kết quả tốt hay không cần kiểm tra;
77. Muốn kiểm tra như thế nào thì cần có dụng cụ, chỉ tiêu, phương pháp và cách làm cụ thể;
78. Muốn hiểu ý nghĩa của vấn đề cần có nhận thức tốt;
79. Muốn hơn người khác phải tranh thủ học nhiều và làm việc nhiều hơn người khác;
80. Muốn có kết quả cần phải dành nhiều thời gian, công sức,làm việc có khoa học;
81. Muốn tới đích cần phải đi, đi chưa kịp thì phải chạy. Chạy đi không được thì phải bò thậm chí phải lê miễn là tới được nơi cần phải đến;
82. Muốn từ bỏ thói quen xấu cần thiết lập thói quen tốt và nghiêm khắc với bản thân;
83. Muốn làm tốt điều gì cần phải luyện tập và thực hành nhiều;
84. Muốn nhớ tốt cần tạo dựng hứng thú, gắn kết sự kiện với những cái ý nghĩa và phải thường xuyên luyện tập;
85. Làm sao để phản ứng nhanh: cần chuẩn bị kiến thức sâu, rộng. Tập đưa ra các tình huống và thử xử lý nó. Xác định vấn đề một cách rõ ràng và lần mò dấu vết của nó;
86. Làm sao để khắc phục sự chậm chạp, cẩu thả: tập thói quen làm việc đâu ra đấy, làm dứt điểm, xong mới nghỉ. Nếu nghỉ thì phải tìm cách bù vào cho đủ;
87. Làm sao để khắc phục mất bình tĩnh: trang bị kiến thức, bản lĩnh và tự tin vào bản thân;
88. Làm sao để khắc phục sự lúng túng: cần hiểu rõ vấn đề, xác định rõ vấn đề đó và chuẩn bị tâm lý tốt;
89. Làm sao để hoà nhập tốt: có kiến thức cơ bản, cùng ăn cùng ở cùng làm với mọi người;
90. Làm sao tiếp cận vấn đề chính xác: lần ra mò ra đầu mối của nó, dấu vết của nó;
91. Đánh giá con người thế nào: dựa vào biểu hiện của họ ra bên ngoài, thử phản ứng của họ, dùng khoa học nhận dạng;
92. Làm sao biết người khác thật hay giả: thử xem họ họ phản ứng thế nào khi mình khó khăn;
93. Làm sao biết vấn đề đúng hay sai: cần kiểm tra và thử nghiệm;
94. Làm sao để loại bỏ buồn rầu: tìm ra nguyên nhân làm bạn buồn rầu và khắc phục;
95. Khi gặp được người mà bạn thật sự yêu thương: Hãy nỗ lực giành lấy cơ hội trở thành một nửa của người ấy bởi vì nếu người ấy ra đi, tất cả sẽ không còn kịp nữa.

96. Khi gặp một người bạn có thể tin tưởng được: Cần giữ quan hệ tốt với người đó vì trong cuộc đời mỗi người, gặp được tri kỷ không phải là điều dễ.

97. Khi gặp người đã từng giúp đỡ bạn: Nhớ tỏ thái độ cảm kích đối với người ấy vì họ đã mang lại sự thay đổi trong cuộc đời bạn.

98. Gặp người đã từng yêu bạn: Nên nở nụ cười cảm kích với họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.

99. Gặp người từng ghét cay ghét đắng bạn: Nên cười xã giao với họ vì họ làm bạn trở nên kiên cường hơn.

100. Gặp người đã từng phản bội bạn: Nên nói chuyện với họ vì nếu như không phải họ, ngày hôm nay bạn sẽ không hiểu biết gì về thế giới này.

101. Gặp người bạn đã từng yêu: Nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu, bạn chẳng đã từng mong muốn họ vui vẻ hạnh phúc đó sao?

102. Gặp người đi qua vội vàng cuộc đời bạn: Cần cảm ơn họ đã đi qua cuộc đời này của bạn, bởi vì họ là một bộ phận sắc màu trong cụôc sống phong phú và đa dạng của bạn.

103. Gặp người đã từng hiểu lầm bạn: Hãy nhân thể giải quyết sự ngộ nhận, bởi vì bạn có thể chỉ có một cơ hội này để giải thích mà thôi.

104. Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã yêu bạn, vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.
105. Làm sao để cuộc sống dễ chịu hơn, thoải mái hơn " hãy là chính mình và vươn lên hoàn thiện mình trong cuộc sống, biết chia sẻ với mọi người xung quanh"
106. Làm sao để sống 24 giờ ý nghĩa: nếu làm điều gì đó thì hãy tập trung cao độ để hoàn thành nó; nếu gặp 1 vấn đề khó khăn không lối thoát mà quá mệt mỏi thì hãy giải trí,thư giãn; nếu cách thức cũ,công việc cũ không hiệu quả nên tìm giải pháp,lối đi mới,công việc khác thay thế trong thời gian trống.
107. Đừng để bao giờ ta đủ tất cả mới bắt đầu mọi việc, đừng bao giờ chờ đợi điều gì. Hãy tranh thủ moi điều kiện sẵn có để bắt tay vào công việc và nhanh chóng hoàn thành nó.