PDA

View Full Version : Thực hành với XP



ngayxua
22-01-2007, 03:59 PM
Cài đặt nhiều Hệ Điều Hành cùng Windows XP

Người dùng có thể cài đặt 2 hoặc hơn 2 (HĐH) trên một máy tính với điều kiện là bạn phải làm thế nào để dàn xếp cho các HĐH này có thể chung sống hoà bình với nhau. Với khả năng hỗ trợ đa HĐH, bạn có thể lựa chọn khởi động một HĐH hoặc chỉ định khởi động một HĐH ngầm định trong trường hợp không có lựa chọn nào lúc khởi động máy tính.

Trước khi sử dụng tính năng hỗ trợ đa HĐH, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
mỗi HĐH đều chiếm giữ một khoảng không gian đĩa cứng quí giá, và khả năng tương thích của hệ thống file sẽ là một vấn đề nan giải nếu như bạn cài đặt Windows XP trên một phân vùng đĩa và các HĐH khác trên nhưng phân vùng đĩa khác. Ngoài ra, các phiên bản Windows trước Windows 2000, kể cả dòng Win9x, đều không thể hoạt động được trong môi trường có định dạng đĩa NTFS. Tuy nhiên, tính năng hỗ trợ đa HĐH là một đặc điểm đáng giá đối với những ai ưa thích khám phá nhưng lại không muốn chia tay với những gì quen thuộc.

Chú ý: Duy trì việc cài đặt nhiều HĐH để phòng trường hợp bị đổ vỡ hệ thống sẽ là không cần thiết nữa nếu như máy tính của bạn có Windows XP. Nếu như hệ thống của bạn gặp trục trặc, giả sử với một trình điều khiển thiết bị mới được cài đặt, bạn có thể sử dụng chế độ Safe Mode để HĐH khởi động với những thiết đặt ngầm định và bạn có thể cho Windows XP biết cần phải làm gì để hệ thống ổn định trở lại.

Trước khi cài đặt Windows 2000 và Windows XP trên một máy tính bạn cần chuẩn bị những phân vùng đĩa khác nhau cho các HĐH này. Nói một cách dễ hiểu, bạn phải phân chia một đĩa cứng vật lý thành những ổ luận lý mang các tên như C hoặc D, nếu bạn chỉ có một đĩa cứng. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các tiện ích phân vùng ổ đĩa rất tốt như Partition Magic hoặc System Commander.

Để Windows 2000 và Windows XP tồn tại trên cùng một máy, bạn phải cài đặt mỗi HĐH trên một phân vùng đĩa riêng. Tất nhiên các ứng dụng của mỗi HĐH cũng phải được cài đặt trên phân vùng chứa HĐH đó. Việc cài 2 HĐH này trên những phân vùng đĩa riêng tránh cho những file quan trọng của 2 HĐH này bị ghi đè lên nhau.

Mặc dù cả Windows 2000 và Windows XP đều hỗ trợ FAT và FAT 32, nhưng định dạng NTFS mới là đặc điểm đáng giá của 2 HĐH này. Do vậy, khi cài đặt, bạn nên chọn định dạng đĩa NTFS cho cả 2 phân vùng đĩa.

Nói chung, bạn nên cài đặt Windows 2000 trước khi cài Windows XP. Không nên cài Windows XP lên một đĩa nén trừ phi nó được nén dưới định dạng NTFS. Bạn cũng cần lưu ý một thủ thuật sau: để tiết kiệm đĩa cứng, bạn nên cài đặt những ứng dụng dùng chung cho cả 2 HĐH ở một vị trí nhất định. Giả sử, bạn cài đặt Microsoft Office ở cả 2 HĐH nhưng chỉ phải đặt ở một vị trí.

Trên máy tính của bạn có thể có mặt Win9x. ME, NT, 2000, XP, Linux, BeOS hay gần như bất cứ HĐH nào nữa với điều kiện là bạn cài chúng. Tuy vậy, bạn chỉ nên làm điều “dại dột” này nếu như bạn là dân mê máy tính đích thực. Tôi thấy, đã có nhiều bài báo trên PCW Việt Nam đề cập tới việc cài đặt nhiều HĐH trên một PC. Do vậy, ở đây tôi sẽ không đề cập chi tiết tới cách làm như thế nào, chỉ xin lưu ý các bạn một số điểm sau:

· Trước tiên, bạn cần sao lưu các dữ liệu quan trọng
· Cài System Commander 2000 (SC2000) trên phân vùng FAT hoặc FAT32
· Dùng SC2000 để tạo phân vùng cho các HĐH
· Tiến hành cài đặt lần lượt từ HĐH ra đời trước trở đi (Bạn luôn phải chọn chế độ Clean Installation)
· Sau khi hoàn tất cài đặt các HĐH, bạn phải dùng một đĩa khởi động (của Win98 chẳng hạn) để truy xuất vào thư mục chứa SC2000 (thường có tên là SC), rồi chạy file scin.exe thì SC2000 mới nhận ra các HĐH.

Tất nhiên, trong khi tiến hành công việc bạn sẽ gặp nhiều vấn về mà thoạt tiên bạn cảm thấy mình không thể giải quyết nổi. Đừng nản chí, rồi ngay lập tức bạn sẽ thấy vấn đề không đến nỗi hóc búa lắm đâu. Tôi tin chắc rằng, bạn cũng như tôi đều rất “yêu” cái cảm giác khi mình giải được một bài toán mà trước đó mình tưởng là nằm ngoài khả năng của mình.

ngayxua
22-01-2007, 04:03 PM
Tự tạo đĩa cài đặt Windows XP SP2

Bạn có một ổ CD ghi và một bản WinXP (gốc nhưng đã cũ). Vậy tại sao bạn lại không nghĩ đến việc tạo ra cho minh riêng một đĩa cài đặt Windows XP với các bản nâng cấp và vá lỗi mới nhất => nó sẽ trở thành “hàng độc” của bạn đó. Còn cách tạo ư? bạn hãy đọc hưỡng dẫn bên dưới nhé. (ở đây mình cũng sẽ chỉ cho các bạn cách cài WindowsXP sao nhanh nhất !)
Bước 1: trước hết bạn phải chuẩn bị một vài thứ đã:
- Bản nâng cấp Windows XP SP2. download http://download.microsoft.com/download/1/6/5/165b076b-aaa9-443d-84f0-73cf11fdcdf8/WindowsXP-KB835935-SP2-ENU.exe
- Phần mềm IsoBuster http://www.isobuster.com/dl/dlib.zip (dùng để tạo đĩa XP có thể boot).download http://www.smart-projects.net/isobuster/
Bước 2: nâng cấp bản Windows của bạn nên SP2 !
- Copy bản Windows XP của bạn nên ổ cứng (ví dụ: thư mục C:\XP_SP2\).
- Mở của sổ dòng lệnh (Command line) Start > Run > cmd
- Tới thư mục chứa bản nâng cấp (của tớ là D:\update\).
- Theo thư mục của tớ dòng lệnh là: WindowsXP-KB835935-SP2-ENU /integrate:C:\XP_SP2.

- Enter và cửa sổ cập nhật lại các file cho bản WinXP của bạn hiện ra. - Sau đó là thông báo quá trình cập nhật thành công.
Thế là bản XP của bạn đã được nâng đời nên SP2 rồi đó !
Mẹo: Để đơn giản bạn vào run và dùng lệnh D:\update\WindowsXP-KB835935-SP2-ENU.exe -s:C:\XP_SP2 (Cách này cũng dùng để bạn đưa các bản vá lỗi mà microsoft cùng cấp vào đĩa cài đặt của bạn).

Bước 3: Chỉnh sửa lại cái file winnt.sif trong i386 cho việc cài đặt trơn tru hơn nhỉ:
- Bạn mở nó ra bằng notepad (nếu không có file này bạn soạn một cái và lưu với tên winnt.sif ), file như sau:

[Data]
AutoPartition=0
MsDosInitiated="0"
UnattendedInstall="Yes"

[Unattended]
UnattendMode=FullUnattended
OemSkipEula=Yes
OemPreinstall=No
TargetPath=\WINDOWS

[GuiUnattended]
AdminPassword=*
EncryptedAdminPassword=NO
OEMSkipRegional=1
TimeZone=145
OemSkipWelcome=1

[UserData]
ProductID="BH6K8-MF4YH-PD6B3-FDJ4G-RGV8B"
FullName="Doan Duy Thanh"
OrgName="TH&TH"
ComputerName=DUYTHANH

[Display]
BitsPerPel=32
Xresolution=1024
YResolution=768
Vrefresh=75

[RegionalSettings]
LanguageGroup=5,14

[TapiLocation]
CountryCode=07
AreaCode=07
LongDistanceAccess=``89054586522``

[Identification]
JoinWorkgroup=WORKGROUP

[Networking]
InstallDefaultComponents=Yes


BrandIEUsingUnattended = Yes

[B]Bước 4: Công việc chính đã hoàn thành bây giớ tới việc burn nó ra:
- Bạn cho đĩa XP (gốc) của bạn vào, mở IsoBuster ra chọn "thư mục" Bootable CD, nhấn chuột phải vào Microsoft Corporation.img chọn Extract Microsoft Corporation.img sau đó lưu nó vào thư mục nào đó (ví dụ:D:\bootXP).

- Bây giờ bạn mở Nero ra và lựa chọn kiểu ghi đĩa CD-ROM (Boot) trong Nero Burning ROM và sau đó thiết lập các thông số.

(ở đây nếu bạn không đổi Number of loaded sectors thành 4 thì đĩa của bạn không thể khởi động được)

- Nhãn đĩa bạn nên đặt là WXPCCP_EN cho bản Windows XP SP2.

- Nhấn New và đưa tất cả các file trong thư mục chứa bản Windows XP (của tớ là các file và thư mục trong C:\XP_SP2) sang ổ đĩa và ghi nó ra. Thế là xong.
Chúc các bạn thành công !

ngayxua
22-01-2007, 04:07 PM
Xóa mật mã Windows User

TT - Một đôi khi, bạn lỡ quên mất mật mã vào User của mình, hãy cầu cứu Active Password Changes 3.0. Đây là một công cụ nằm trong bộ công cụ Hiren 8.2. Vì thế trước hết, bạn hãy chuẩn bị một đĩa CD khởi động Hiren 8.2.

Đầu tiên, bạn hãy khởi động máy tính từ CD-ROM, một danh sách các công cụ hiện ra, bạn hãy vào phần Password & Registry Tools, chọn công cụ Active Password Change.

Sau khi chương trình khởi động, bạn sẽ thấy một danh sách các lệnh được khởi đầu bằng các con số. Hãy chọn dòng số [2] tương ứng với “Search for MS SAM Database on all hardisk and logical Driver”.

Chương trình sẽ bắt đầu quá trình dò trên tất cả các phân vùng đĩa của máy tính để tìm tập tin SAM (là tập tin chứa dữ liệu về User và Password của Windows). Máy tính sẽ yêu cầu bạn chọn tập tin SAM nằm ở phân vùng nào. Nếu bạn chỉ có một phân vùng chứa SAM thì nhấn Enter để tiếp tục.

Tiếp theo bạn sẽ nhận được một danh sách các Username và một loạt các lựa chọn đối với từng User cụ thể. Bạn chọn User mà mình muốn xóa mật mã và đánh dấu vào dòng “Clear this user password”. Nhấn Enter để kết thúc.

Vậy là mật mã User của bạn đã bị xóa trắng. Bạn có thể khởi động lại máy tính, đăng nhập User với mật mã “trắng” và điều chỉnh lại máy tính như ý bạn muốn.