PDA

View Full Version : Bí quyết “chinh phục” bài thi trắc nghiệm



ToanA4_03_06
15-03-2007, 06:17 PM
tớ tìm thấy trên net, thấy cũng hay pate ra đây để anh em tham khảo
(Dân trí) - Năm nay, 4 môn thi trắc nghiệm sẽ được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh, trong đó khối A, khối B có tới 3 môn. Vì thế, làm thế nào để “hóa giải” được một bài thi trắc nghiệm cũng chính là yếu tố quyết định để mở cánh cửa ĐH, CĐ.


Nếu trả lời được 8 câu hỏi sau, thí sinh sẽ có đủ tự tin để hoàn thành tốt bài thi theo phương thức mới này.



1. Có bao nhiêu dạng thi trắc nghiệm?



Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) kiểu thi trắc nghiệm thường theo 3 dạng phổ biến sau: dạng quan sát, dạng vấn đáp và dạng viết.



Trong đó:

1. Dạng quan sát giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.



2. Dạng vấn đáp có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…



3. Dạng viết thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:

- Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh một lúc

- Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời

- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao

- Cung cấp bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh để dùng khi chấm

- Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra.


Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, các đề thi trắc nghiệm sẽ được ra theo dạng thứ 3 - trắc nghiệm viết.



2. Có bao nhiêu dạng trắc nghiệm viết?


Trắc nghiệm viết được chia thành 2 dạng chính: Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.


Đối với dạng trắc nghiệm tự luận thì nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.


Đối với dạng trắc nghiệm khách quan, nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu.


Tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, đề thi trắc nghiệm sẽ được ra dưới dạng viết và thuộc dạng trắc nghiệm khách quan.


3. Có bao nhiêu loại câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan?


Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra 5 kiểu câu hỏi:


1. Câu ghép đôi: Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.

2. Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống.


3. Câu trả lời ngắn: Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn.


4. Câu đúng sai: Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai.


5. Câu nhiều lựa chọn: Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.


4. Đề thi sẽ thiên về loại câu hỏi nào?

Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng - sai và kiểu câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất. Câu đúng - sai cũng chỉ là trường hợp riêng của câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời. Vì vậy trong các kiểu câu trắc nghiệm, kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn cả.


5. Nắm bắt loại câu hỏi nhiều lựa chọn thế nào?

Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D... hoặc các con số 1, 2, 3, 4…


Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu câu nhiều lựa chọn được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.


Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Thí sinh cần phải có một nền kiến thức chắc chắn thì mới không bị “lừa” bới các phương án “bẫy” này.



6. Một bài thi trắc nghiệm thế nào là hợp lệ?


Khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), thí sinh phải điền ngay vào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, thí sinh phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy.

Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có được in rõ ràng không. Thí sinh không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu TLTN.


7. “Bảo quản” bài làm trắc nghiệm thế nào cho an toàn?


Thí sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B...) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh.

Khi tô các ô tròn, thí sinh phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, thí sinh dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm.

Thí sinh nên để phiếu TLTN bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó.

8. Cần tuyệt đối tránh điều gì?

Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, thí sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.

1stPrO
15-03-2007, 06:21 PM
haha hay đấy , sáng nay vừa thi trắc nghiệm ở APTECH về ::D , toàn tiếng anh , phòng chả đứa nào làm dc ra hồn ::D , thế là đánh chọn đáp án...linh tinh chả cần biết đúng hay sai , méo mó có hơn không ::D::D