PDA

View Full Version : Tác Phẩm , Thân Thế , Sự Nghiệp Của Kim Dung



1stPrO
15-04-2007, 03:47 PM
http://img177.imageshack.us/img177/466/200pxlouischaev7.jpg (http://imageshack.us)
Tiểu Sử Kim Dung
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (查良鏞 Cha Lieng Yung, Louis Cha), sinh tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, trong một gia đình khoa bảng danh giá. Ông cố Tra Thận Hành là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội Tra Tự Thanh làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở quê Hải Ninh, rồi học trung học ở Hàng Châu. Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp, từ đó đã mơ ước viết truyện võ hiệp. Năm 15 tuổi, ông viết cuốn sách luyện thi vào lớp đệ thất (năm đầu trung học) được nhiều người mua, có thể nói đó là tác phẩm đầu tay. 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm thầy hiệu trưởng nên bị đuổi học.

Sau đó ông học Luật quốc tế tại trường Chính trị Quốc gia Trùng Khánh, chưa tốt nghiệp lại bị đuổi vì tố cáo một vụ bê bối trong trường. Ông xin làm việc tại Thư viện trung ương, ở đó ông đọc nhiều sách, trong đó có Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những truyện này đã ảnh hưởng đến văn phong của ông.

Năm 1946, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo, sau sang Thượng Hải học Luật quốc tế, rồi trúng tuyển làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản tại Hồng Kông, ông được cử sang làm việc ở đó, dịch tin quốc tế. Năm 1950, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố, từ đó ông mất liên lạc với gia đình.

Năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân vấn báo, phụ trách mục Chuyện trà chiều. Ông viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân. Năm 1955, ông bắt đầu viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Tân vấn báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đây. Hai chữ "Kim Dung" 金庸 là chiết tự từ chữ "Dung" 鏞, tên thật của ông.

Năm 1959, cùng với bạn học phổ thông Trầm Bảo Tân, ông lập ra Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xã luận. Qua những bài xã luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, ông đã chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979.

Cũng lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đã được nhiều độc giả biết điến. Các tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình.

Nhưng năm sau, ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.

Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.

Năm 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên
.:: Hết Phần 1 ::.
------------------------------------------
Các tác Phẩm
Kim Dung viết tổng cộng 15 truyện trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo.
Thư kiếm ân cừu lục (1955) (書劍恩仇錄)
Bích huyết kiếm (1956) (碧血劍)
Xạ điêu anh hùng truyện (1957) (射雕英雄傳)- tại Việt Nam được dịch thành Anh hùng xạ điêu.
Tuyết sơn phi hồ (1959) (雪山飛狐)
Thần điêu đại hiệp hay Thần điêu hiệp lữ (1959) (神雕俠侶).
Phi hồ ngoại truyện (1960) (飛狐外傳)
Bạch mã khiếu tây phong (1961) (白馬嘯西風)
Uyên ương đao (1961) (鴛鴦刀)
Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961) (倚天屠龍記)
Liên thành quyết bản dịch của Vô Nại tiên sinh và của Hàn Giang Nhạn (1963) (連城訣)
Thiên long bát bộ bản cũ và bản mới (1963) (天龍八部)
Hiệp khách hành (1965) (俠客行)
Tiếu ngạo giang hồ bản cũ, năm (1967) (笑傲江湖)
Lộc Đỉnh ký bản cũ và bản mới (1969-1972) (鹿鼎記)
Việt nữ kiếm (truyện ngắn, 1970) (越女劍)
3 truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký tạo thành Xạ điêu tam bộ khúc, đọc theo lần lượt. Thiên Long bát bộ cũng có thể coi là mở đầu của bộ ba cuốn truyện trên. Tuyết sơn phi hồ và Phi hồ ngoại truyện cũng đi đôi với nhau vì có cùng các nhân vật.
.:: Hết Phần 2 ::.
------------------------------------------
Đề tài Chính Trong Các Tác Phẩm Kim Dung
Chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc là đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Kim Dung. Ông nhấn mạnh đến sự độc lập tự chủ của người Hán, và nhiều tác phẩm của ông là bối cảnh khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những người phương bắc như Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, Mãn Châu. Nhưng dần dần chủ nghĩa yêu nước của ông cũng bao gồm các dân tộc thiểu số tạo thành nước Trung Quốc bây giờ. Kim Dung đặc biệt khâm phục các đặc điểm của người Mông Cổ, Mãn. Trong Anh hùng xạ điêu, hình tượng của Thành Cát Tư Hãn và các con của ông là những vị tướng tài giỏi đứng lên chống lại sự thối nát của triều đại Tống. Hoặc như trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung miêu tả vua Khang Hy nhà Thanh là một người có lòng trắc ẩn và có năng lực. Trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong mặc dù là người Khiết Đan nhưng từ nhỏ đã được người Hán nuôi dưỡng. Chính điều đó đã khiến Kiều Phong ngăn cản vua Liêu tiến quân.

Các tác phẩm của Kim Dung có thể coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc Trung Quốc, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, các triết học của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão, và lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn vào các nhân vật trong truyện.

Các tác phẩm của ông rõ ràng đã tỏ lòng tôn trọng và tán thành các giá trị truyền thồng Trung Hoa, đặc biệt là các quan niệm Khổng giáo như là mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, anh em, và nhất là giữa sư phụ và đồ đệ, giữa các huynh đệ. Kim Dung cũng nhấn mạnh vào các giá trị truyền thống như là danh dự và thể diện.

Cuối cùng ông phá vỡ các phép tắc đó trong tác phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh ký. Vi Tiểu Bảo là một nhân vật chính nhưng không phải là anh hùng, mà lại là một kẻ tham lam, lười biếng, đáng khinh bỉ.
.:: Hết Phần 3 ::.
------------------------------------------
Các Nhân Vật Trong Tác Phảm Kim Dung

Nhân Vật Nam
Các nhân vật nam chính thường được khắc họa từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất;

Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
Hồ Nhất Đao: Tuyết sơn phi hồ
Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Hồ Phỉ: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Địch Vân: Liên thành quyết
Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
Hư Trúc: Thiên long bát bộ
Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký

Nhân Vật NữMặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh hoạ cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu' không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn cả chồng mình sau này là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ giá trị của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. Ân Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.

Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:

Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
A Cửu (Trường bình công chúa): Bích huyết kiếm
Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
Tiểu long nữ: Thần điêu đại hiệp
Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
Ân Tố Tố: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Thích Phương: Liên thành Quyết
Thủy Sinh: Liên thành Quyết
A Châu: Thiên long bát bộ
A Tử: Thiên long bát bộ
Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
Chung Linh: Thiên long bát bộ
Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
Đinh Đang: Hiệp khách hành
A Tú: Hiệp khách hành
A Thanh: Việt Nữ kiếm
Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
Phương Di: Lộc Đỉnh ký
Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
A Kha: Lộc Đỉnh ký
.:: Hết Phần 4 ::.
------------------------------------------
Ngũ Tuyệt
Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ Lâm Ngũ Bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:

Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
Hoàng Dược sư ở phương Đông (Đông Tà)
Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.

Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.

Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:

Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)
Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.


Độc Cô Cầu BạiĐộc Cô Cầu Bại là nhân vật độc nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong tác phẩm, nhưng có võ công tuyệt hảo. Chỉ có tên được nhắc đến trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký.


Nhân vật lịch sử phỏng theo
Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy

Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
Gia Luật Hồng Cơ: Thiên long bát bộ
Thành Cát Tư Hãn: Anh hùng xạ điêu
Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
Gia Luật Sở Tài: Thần Điêu hiệp lữ
Toàn Chân giáo, xuất hiện nhiều trong Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm:
Vương Trùng Dương người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân.
Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị: bảy đệ tử của Vương Trùng Dương.
Hốt Tất Liệt: Thần điêu đại hiệp
Chu Nguyên Chương: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Trần Hữu Lượng: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Khang Hi: Lộc Đỉnh ký
Càn Long: Thư kiếm ân cừu lục
Vương quốc Đại Lý
Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
Đoàn Trí Hưng: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
.:: Hết Phần 5 ::.
------------------------------------------
Môn Phái Và Bang Hội
Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:

Thiếu Lâm
Võ Đang
Côn Luân
Không Động
Nga Mi
Minh Giáo
Cái Bang
Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm
Tung Sơn
Thái Sơn
Hoa Sơn
Hành Sơn
Hằng Sơn
Đại Lý Đoàn Thị
.:: Hết Phần 6 ::.

quangthanhxdsg
15-04-2007, 04:14 PM
=D> Rất chi tiết rất chi tiêt.....Khâm phục khâm phục
Tại hạ xin tiếp lời

sưu tầm
RƯỢU TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG

Cũng như nhiều dân tộc khác ở vào vùng khí hậu lạnh, dân tộc Trung Quốc thường thích rượu . Khái niệm rượu đã được người xưa kết hợp với khái niệm lễ, không có rượu không thành lễ nghi (vô tửu bất thành lễ) . Rượu là thức uống kích thích niềm sảng khoái được dùng trong y dược Trung Quốc như là một chất xúc tác . Thời Tam Hoàng, Ngũ Đế đã có những bài thuốc ngâm rượu, những cách xông hơi rượu ra đời . Trong những tác phẩm võ hiệp tiểu thuyết của Kim Dung, rượu luôn có mặt, dàn trải khắp cả câu chuyện .

Chắc hẳn những bạn đọc tác phẩm Kim Dung đều đồng ý rằng đoạn Tửu Luận của Tổ Thiên Thu trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là đoạn gây sảng khoái nhất . Với đoạn văn này, Kim Dung đã nâng nghệ thuật uống rượu lên thành một thứ đạo - tửu đạo . Và với các diễn đạt tài tình, dàn cảnh oái ăm, Kim Dung đã thực sự cuốn hút người đọc hơn tất cả những đoạn văn nào khác trong toàn bộ truyện .

Tổ Thiên Thu biết được Lệnh Hồ Xung, người yêu của Thánh cô Nhận Doanh Doanh đang bị bệnh mất hết công lực . Anh ta bèn ăn cắp Tục mệnh bát hoàn (tám viên thuốc duy trì mạng sống) của một người bạn thân là Lão Đầu Tử đã bỏ ra 18 năm để ăn cắp những kỳ trân dược vật trên khắp thế gian, chế ra tám hoàn thuốc thuần âm, chữa trị chứng "Tiên thiên bất túc" (một dạng suy dinh dưỡng) cho con gái mà là Bất Tử . Trong khi đó bệnh của Lệnh Hồ Xung thuộc trạng thái dư khí âm hàn . Cho nên đem cho thuốc thuần âm cho kẻ dư khí âm hàn uống khác nào sông Trường Giang, sông Dương Tử nước đã đầy lại được tháo nước hồ Bàn Dương, hồ Ðộng Ðình đưa vào cho nước đầy thêm lên, hại càng hại thêm

Tổ Thiên Thu biết Lệnh Hồ Xung là người khẳng khái, không chịu uống thuốc ăn cắp nên y bày đặt ra truyện tửu luận, kích thích tinh thần Lệnh Hồ Xung . Theo y, bậc danh sĩ phải biết uống từng thứ rượu với từng thứ chung riêng: rượu Bồ đào uống chung Dạ quang; rượu Trúc diệp thanh phải uống với chén Dương chi bạch ngọc mà phải là Dương chi bạch ngọc thời Bắc Tống; rượu trắng phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng chế ngự mùi men nồng của rượu; rượu bách thảo mỹ tửu được chế với 100 thứ hoa cỏ thơm phải được uống với chung bằng trúc để thơm hơm, ngon hơn .... Y nói một hơi tám thứ rượu và móc trong bọc ra tám thứ chén, rót rượu vào mời Lệnh Hồ Xung . Lệnh Hồ Xung tức khí, nuốt sạch tám chém rượu; có chém thum thủm mùi cá ươn, co chén cay sè, có chén rát rạt như ngàn dao đâm vào cổ họng ... Thiện ý của Tổ Thiên Thu là cứu người nhưng vì hắn dốt nát về y lý hóa ra làm hại người .

Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung xây dựng nhân vật Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử phái Hoa Sơn, là một chàng du tử lãng mạn, quý rượu hơn tính mạng mình . Đoạn buồn cười nhất là đoạn Lệnh Hồ Xung xin rượu lão khiếu hoá (ăn mày) dưới chân thành Hành Dương . Lệnh Hồ Xung chỉ xin lão kiếu hoá cho uống một tợp và lão cũng đồng ý cho uống một tợp mà thôi . Nào ngờ, nghe hơi rượu ngon, Lệnh Hồ Xung đã vật khí công, uống sạch bầu rượu của lão khiếu hoá . Lão khiếu hoá lăn đùng ra khóc vì tiếc bầu rượu . Lệnh Hồ Xung đành phải xin lỗi lão khiếu hoá và mời lão vào tửu lâu, đãi lão một trận càn khôn túy lúy.

Trong khi uống rượu, các nhân vật của Kim Dung thường thể hiện phẩm cách người đối ẩm với mình . Đoạn uống rượu đẹp nha6't v` khiến cho người đọc kinh ngạc nhất là đoạn Điền Bá Quang mời rượu Lệnh Hồ Xung . Lệnh Hồ Xung bị sư phụ phạt giam trên đỉnh Ngọc nữ phong để ăn năn, sám hối . Biết bạn rất nhớ rượu, Điền Bá Quang đã vượt 5000 dặm về tới Tràng An, vào Tuý Tiên lâu ăn cắp hai hũ Thiệu Hưng nữ nhi hồng, Điền Bá Quang phong cước đá bể tất cả các hũ rượu còn lại để bọn nhà giàu không còn được uống thứ rượu quý này nữa vì trên đời này "chỉ còn Điền mỗ với Lệnh Hồ Xung huynh đệ mới xứng đáng được uống nó mà thôi"

Tuy nhiên, gánh hai hũ rượu lên Ngọc Nữ phong là chuyện dễ mà được đối ẩm với Lệnh Hồ Xung mới là chuyện khó bởi Điền Bá Quang rất sợ sư phụ của Lệnh Hồ Xung là Nhạc Bất Quần . Hắn bèn nghĩ ra một mánh lới rùng rợn; gây một số án mạng ở vùng Tràng An rồi vẽ ký hiệu của khoái đao Điền Bá Quang lưu lại . Quả nhiên, Nhạc Bất Quần mắc mưu điệu hổ ly sơn, xuống núi đi tìm Điền Bá Quang . Hắn ung dung gánh rượu lên Ngọc Nữ phong đối ẩm, cười giỡn với Lệnh Hồ Xung mà chắng uý kị ai nữa .

Nhà nho có câu: "Bậc quân tử lấy văn chường để kết bạn" (quân tử dĩ văn hội hữu) . Kim Dung đã mượn chén rượu cho những nhân vật võ lâm của mình kết bạn với nhau . Trong tình bạn hay tình yêu, chén rượu vẫn làm vai trò của cơ duyên hội ngộ .

Đọc Thiên Long Bát Bộ, ta thấy cuộc hội ngộ giữa Kiều Phong - bang chúa cái bang và Đoàn Dự - vương tử nước Đại Lý là cuộc hội ngộ trong hương rượu nồng . Thóat ra khỏi cảnh giam cầm ở Thái Hồ, Đoàn Dự tìm đến một quán rượu ngoài thành Vô Tích thì bắt gặp: Một đại hán hai mắt sáng như điện, trạc ngoài ba mươi, thân thể cao lớn, mặc áo vải màu tro, phục sức sơ sài, mộc mạc" đang ngồi độc ẩm . Đoàn dự nhận định: "Đây chắc chắn là hào khách của Yên, Triệu; Giang Nam quyết không thể có nhân vật thế này" . Ngoại hình Kiều Phong đã khiến cho Đoàn Dự kính ngưỡng . Anh mời Kiều Phong uống rượu . Kiều Phong gọi tất cả ba mươi cân rượu (tương đương mười tám lít) và đề nghị Đoàn Dự uống bằng bát lớn . Đoàn Dự nào đâu biết uống rượu . Cho nên, uống xong bát đầu tiên, anh đã muốn gục xuống tại chỗ; Kiều Phong chỉ nhìn anh mỉm cười . Đến đây thì Kim Dung cứu nhân vật của mình . Vốn có tuyệt kỹ Lục Mạch thần kiếm, quy khí lực vào huyệt đan điền rồi vận công phóng kiếm khí vô hình ra sáu ngón tay . Từ kiếm khí, Kim Dung cho phép nhân vật của mình phóng ra ..... kiếm tửu . Đoàn Dự nập hết số rượu vào huyệt Đại truy, rồi dẫn rượi đi qua các huyệt Thiên tôn vào phóng rượu ra nơi ngón tay Thiếu trạch (ngón út). Anh ta cứ gác tay trái lên vách quán rượu, uống bao nhiêu vận nội lực phóng ra bấy nhiêu khiến Kiều Phong kinh hoàng, tưởng tửu lượng chàng thư sinh này cao không kể xiết . Từ cuộc đấu rượu hy hữu đó, họ nhận ra phẩm chất của nhau và kết nghĩa làm anh em . Cuộc đối ẩm giữa Kiều Phong và Đoàn Dự làm cho người đọc vừa sảng khoái lại vừa buồn cười
------------------------------------------
:)) Bài sau sẽ là chữ Tình trong tiểu thuyết của Kim lão gia

1stPrO
15-04-2007, 04:23 PM
Mỹ Nhân Trong Truyện Kim Dung
Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy. Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm Võ hiệp của Kim Dung? Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe, chứ mà hỏi đại loại như: Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy... thì tui bí luôn, đành phảI forward tới ông Kim Dung trả lời giùm.

Well, vậy thì ...

Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa: Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu duel hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là: Tình tức là tình yêu nam nữ, đờn ông đờn bà, còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét... hì hì hì... tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ.

Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao?

Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì: Về sắc đẹp, ai cũng phải công nhận có hai người đẹp nhứt: Tiểu Long Nữ và Vương Ngọc Yến.

Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tưởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết... nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến chiện này chiện kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ, đến năm 16 tuổi gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh, hổng phải tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng chơi toàn đồ trắng.

Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản. Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ đầu tiên chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân phái, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu trận vây hai chú cháu... Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co. Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc của Tiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu. Đến chừng tới chương chót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng...

Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?

Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Đự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư, vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi ... phăng-ta-di quá đáng.

Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy. Chao ơi! Sáu dường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. Sắc bất ba đào dị nịch nhân, quả thiệt là đúng mà. Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp Vương Ngọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết và cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hắc hoa Đại đạo Điền Bá quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới.

Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự, trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi. Ôi! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử, thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy.

Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao Tử, Chưởng môn phái Tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.

Đến đây tui nhớ là cũng chưa hiểu vì sao mà bức tượng trong động cũng như cô gái trên bức tranh vẽ lại giống Vương Ngọc Yến. Có bạn nào nhớ lại giải thích được không?

Còn các giai nhân khác?

Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phải là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông về cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người, tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua - Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ... Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung: "Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".
.:: Hết Phần 7 ::.

quangthanhxdsg
17-04-2007, 08:41 PM
:-@ Dạo này đọc báo thấy chính trị đang căng thẳng,đành phải gác chữ Tình của Kim lão gia vào bài sau

@-) (Sưu tập)
VÕ LÂM NGŨ BÁ – DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ


Rất nhiều người mê truyện võ hiệp đều biết Võ lâm ngũ bá truyện là một bộ đoản thiên gồm bốn cuốn của Kim Dung. Đây là bộ tiểu thuyết làm nền móng để ông xây dựng liên tiếp ba bộ truyện kề tiếp: Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên đồ long kiếm và một phần trong Lục mạch thần kiếm. Bộ đoản thiên tiểu thuyết ấy có giá trị như một đoạn lung khởi trong một bài tác văn, nhằm giới thiệu năm ông “vua” của giới võ lâm. Nếu thu hẹp thì người đọc chỉ hiểu như đó là giới võ lâm Trung Hoa, một Trung Hoa với nhiều môn phái võ thuật lạ lùng, có những con người võ học kiệt xuất (tuy nhiên tác giả đã phạm một lầm lẫn khá lớn: phái Võ Đang do Trương Tam Phong sáng lập mãi đến cuối đời nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh, tức hơn 100 năm sau mới xuất hiện trong Ỷ thiên đồ long ký). Nhưng có lẽ Kim Dung đã không muốn thu hẹp. Ông đã truyền đến cho người đọc một dụ ngôn lớn lao hơn – dụ ngôn chính trị.

Trong Võ lâm ngũ bá, Kim Dung giới thiệu năm nhân vật đại võ sư: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Aâu Dương Phong, Nam Đế Nhất Đăng đại sư, Bắc Cái Hồng Thất Công và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.

Đông Tà Hoàng Dược Sư ngụ ở Đào Hoa Đảo. Nếu lấy Trung Hoa làm điểm chính giữa thì Đào Hoa Đảo chính là nước Nhật Bản và Hoàng Dược Sư chính là biểu tượng của dân tộc Nhật Bản vậy. Thế nhưng chẳng hiểu sao Kim Dung gọi Nhật Bản là “tà”. Có lẽ, trong tâm tưởng của ông và hàng tỷ người Trung Quốc khác vẫn chưa phai mờ hình ảnh của những quân đội Nhật Bản xâm lăng, giết chóc hãm hại hàng triệu người dân Trung Quốc, đặc biệt là sự hiện diện của đoàn quân Quan Đông trên miền Đông – Bắc Trung Quốc trong thế chiến thứ hai. Đông Tà Hoàng Dược Sư có một loại võ công kỳ ảo như tên gọi của nó: Lạc anh chưởng pháp (chưởng pháp hoa anh đào rụng). Trong Võ lâm ngũ bá, Kim Dung rất ca ngợi Hoàng Dược Sư, ca ngợi tính lập dị cổ quái của nhân vật này.

Tây Độc Aâu Dương Phong từ Tây Vực xuống. Khái niệm Tây Vực không xác định biên giới của quốc gia. Aâu Dương Phong có nghĩa là ngọn gió biển phía trời Aâu thổi đến và ta có thể hiệu được nhân vật này chính là hình tượng biểu thị cho cả khối Châu Aâu, cả văn minh khoa học kỹ thuật Châu Aâu. Aâu Dương Phong có môn Hàm Mô Công (công phu mô phỏng tư thế con ếch), ngồi xuống đất, dạng chân ra và phát chưởng về phía trước. Tư thế của Hàm mô công nhắc người ta nhớ đến hình ảnh chiếc xe tăng của binh lực các nước Châu Aâu trong Đệ nhị thế chiến. Hãy nhớ rằng về sau, trong Thần điêu hiệp lữ truyện, Kim Dung để cho Aâu Dương Phong luyện võ công sai đường, bị tẩu hỏa nhập ma, phải đi lộn đầu xuống đất, chân đưa lên trời. Dụ ngôn ở đây thật rõ ràng: văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật phương Tây quá tiến bộ đã làm đảo lộn hết mọi giá trị tinh thần, cả Châu Aâu đang “tẩu hỏa nhập ma” vì chính cái cơ tâm của họ.

Nam Đế là Nhất Đăng Đại Sư. Nhân vật này trong Võ lâm ngũ bá là một nhà sư hiền lành, đắc đạo. Đây là hình ảnh biểu tượng chung cho các nước theo Phật giáo tại Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam, Lào, Cambodge, Thái Lan, Srilanka (ngày trước là Ceyland – Tích Lan) và Aán Độ. Nhà sư hiền lành ấy sử dụng một loại công phu huyền môn chính tông, rất quang minh chính đại: nhất dương chỉ. Nhà sư hiền lành ấy không gây hấn với ai, không tranh hơi đua tiếng với ai. Kim Dung nghĩ đến các lân quốc phía Nam đất nước ông bằng tình cảm hết sức tốt đẹp. Rõ ràng là Phật tính đã thể hiện rất cao trong tư duy, trong hành động của nhà sư này.

Bắc Cái có tên Hồng Thất Công, chính là biểu tượng của nước Liên Xô ngày nào. Hồng Thất Công có họ Hồng (màu đỏ), chính là màu cờ Liên Xô, lân quốc phía Bắc Trung Hoa. Hồng Thất Công có Hàng long thập bát chưởng (mười tám chưởng hàng phục con rồng), một loại võ dương cương có thể làm tan bia vỡ đá, gãy cả tùng bách. Hàng long thập bát chưởng là gì nếu không phải là những hỏa tiễn – thành tựu lớn của Liên Xô?

Trung thần thông Vương Trùng Dương chính là hình ảnh biểu tượng của đất nước Trung Quốc. Phải chăng vì vậy, trong võ lâm ngũ bá, Vương Trùng Dương văn võ toàn tài, nhất là võ công đường đường chính chính, trong lần “luận kiếm Hoa Sơn” đã lần lượt đả bại cả Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và cuối cùng “chấp” cả bốn người liên thủ vẫn giành thế thượng phong? Vương Trùng Dương ở trong Trùng Dương cung , là sư tổ của phái Toàn Chân – chân lý toàn thiện nhất. Nhưng người đọc không thể nắm bắt được chân lý ấy, chỉ thấy một đại diện của phái Toàn Chân – lão ngoan đồng Châu Bá Thông – dở tỉnh dở điên, nửa già nua nửa trẻ nít, suốt đời rong chơi, phá phách giang hồ ! Về sau Châu Bá Thông còn sáng tạo ra một loại võ công ngộ nghĩnh: Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau, vừa đánh nhau). Văn minh, Triết học Trung Quốc bị tác giả Kim Dung cười cợt: cùng một lúc tay trái vẽ hình tròn, tay phải vẽ hình vuông. Tất cả những điều gì mà tác giả không lý giải được Trung Quốc thì Châu Bá Thông xuất hiện, lý giải dùm.

Võ lâm ngũ bá chính là một dạng dụ ngôn về chính trị. Khi ấy dụ ngôn ấy chưa thể (hoặc không thể) đi sâu vào lòng người, Kim Dung rời bỏ phong cách dụ ngôn để trở về với phong cách tiểu thuyết võ hiệp đích thực. Tác giả để cho cặp trai gái Quách Tĩnh, Hoàng Dung gặp gỡ và học Hồng Thất Công, dùng Hàng long thập bát chưởng đánh quân Nguyên, giữ gìn đất nước Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện khác, chuyện được kể trong Xạ điêu anh hùng truyện …

1stPrO
18-04-2007, 04:43 PM
những bạn nào muốn tìm hiểu sâu về Kim Dung , về những bài viết nhận đinh và đánh giá của các đọc giả về Kim Dung thì có thể qua 1 số trang web như : www.vietkiem.com , www.kimdung.chungta.com ..v.v