PDA

View Full Version : Thời Sự Tuyển Sinh !!!



HoangHiep12C6
03-08-2007, 04:07 AM
Những thủ khoa "chân đất"

Vượt qua khó khăn, thiếu thốn ở quê nghèo, các em vẫn học hành miệt mài và đã trở thành thủ khoa trong kỳ thi ĐH, CĐ 2007.

Chàng trai "giỏi toàn diện" ở trường làng

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200708/original/images1377855_Chuan.jpg
Nguyễn Đăng Chuẩn. Ảnh: Hoàng Sơn

Với 30 điểm trên 3 môn thi khối A, Nguyễn Đăng Chuẩn đã trở thành thủ khoa 2007 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây là kết quả ngọt ngào đối với gia đình chàng trai nghèo học “trường làng”, không lên phố luyện thi lấy một ngày...

Tin này đã làm cả huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) tự hào bình luận suốt mấy ngày qua. “Cậu ấy vượt qua hơn 12.000 thí sinh khối A thi vào ĐHBK Hà Nội đấy nhé. Nhà ông bà San nghèo nhưng đẻ được đứa con như vậy thật sướng...” - người chỉ đường cho chúng tôi vào nhà Chuẩn nói với theo.

Dong dỏng cao, khuôn mặt hơi gầy nhưng Chuẩn có đôi mắt thông minh và khuôn mặt sáng sủa lạ thường. Chuẩn cho biết: “Em đăng ký thi vào khoa Điện tử - Viễn thông. Khi làm bài xong (trước hạn nộp 30 phút) em biết mình sẽ đỗ, nhưng không nghĩ mình có được vị trí thủ khoa vì câu 50 môn Lý làm chưa tốt lắm...”.

Kết quả: Chuẩn được 10 Toán, 10 Hoá và 9,75 Lý (được máy tính làm tròn thành 10). Chuẩn cho biết: trước ngày thi, nhiều bạn bè rủ lên thành phố ôn luyện, nhưng em không đi, phần vì bố đang bị tràn dịch màng phổi cần tiền điều trị mà nhà thì chẳng còn mấy tiền, phần vì tự tin vào học lực của mình.

Với các thầy cô giáo trường THPT Thuận Thành 1 thì việc Chuẩn đỗ thủ khoa là một tin tuyệt vời, nhưng không phải quá bất ngờ.

Trong 12 năm, cậu học trò nghèo luôn là học sinh giỏi. Điểm trung bình chung năm học lớp 12 là: 8,5. Trong đó, điểm tổng kết môn Toán là 9,9, môn Lý là 9,8 và môn hoá là 9,7...

Thầy Hà Đức Tú, Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Thành 1 cho biết thêm: “Không chỉ học giỏi, chịu khó, Chuẩn còn là một học sinh có lòng tự trọng và thương bạn bè. Trước nhiều gợi ý nhận học bổng vượt khó, không ít lần em đã chủ động nhường cho những bạn con thương binh hoặc gia đình khó khăn...”.

Chuẩn cho biết: "Em có đam mê đặc biệt với môn Toán và các môn tự nhiên. Mỗi lần giải xong 1 bài, em lại mày mò tìm cách giải khác và sung sướng đến mấy ngày khi tìm ra cách giải mới. Cứ mỗi độ hè về, khi các bạn đi chơi thì em lại kiếm sách lớp trên xem trước, cái nào dễ thì học luôn. Khi vào năm học mới, các bạn khác học theo chương trình sách giáo khoa thì em tập trung tìm hiểu sâu hơn, làm những bài khó hơn. Nhờ vậy mà em nắm chắc những gì đã học.

Ông San bà Sinh (bố mẹ Chuẩn) có 3 người con với 8 sào ruộng cấy nên chỉ đủ "ăn đói". Gia sản từ khi lập nghiệp đến nay không đủ mua 1 con trâu để cày nên hoặc lấy người làm trâu, hoặc phải thuê nên lời lãi chẳng còn được bao nhiêu...

“Khi anh Sáng, chị Linh (anh chị của Chuẩn) học đến lớp 6, gia cảnh túng quẫn, ông bà đành cho nghỉ học dù anh chị học khá giỏi. Cả nhà đổ dồn lại chăm lo cho cu út, bằng bất cứ giá nào cũng cho cháu học...”. Bà Sinh, mẹ Chuẩn cho biết thêm.

Không đủ tiền mua sách tài liệu, Chuẩn sắm vài quyển về Toán học xong đem đi trao đổi với bạn bè, mượn thêm của thầy cô. Con nhà nông, cứ mỗi dịp vào mùa là cậu lại buổi học buổi phụ giúp mẹ làm đồng, gặt lúa, gánh rơm. Rỗi ra chút nào thì ôm lấy sách phút ấy. Có bận nấu ăn, Chuẩn mải xem sách suýt cháy sách và đi tong cả nồi lẫn cơm...

Nói về chuyện chuẩn bị nhập học, ông San, bố Chuẩn chùng hẳn xuống. Ông bấm đốt ngón tay lẩm nhẩm tính: 8 sào ruộng mỗi vụ được 1,5 tấn thóc, bán đi và trừ chi phí, công lãi còn 2 triệu đồng cho 6 tháng. Tính ra mỗi tháng chỉ có 330.000 đồng cho 4 người (bố, mẹ, Chuẩn và bà ngoại).

Trong khi đó, nếu phải nuôi em ăn học ở Hà Nội thì mỗi tháng cần tối thiểu 800.000 đến 1 triệu đồng. Con học 5 năm, vị chi cần tới 50 triệu đồng. Vậy làm sao đủ cho cháu đi học đây?

“Vài bữa nữa hết ốm, tôi sẽ đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy, miễn sao con được học. Đến đâu hay đến đó...” - ông San thở dài nhè nhẹ và không nói thêm vì sợ làm con những người có mặt mất vui. Thấy thế, Chuẩn an ủi bố: “Lên Hà Nội, con sẽ cố gắng giành học bổng để bố mẹ đỡ gánh nặng, nếu thiếu thốn có thể kiếm thêm việc để làm... Người khác làm được thì con cũng làm được...”.

Trước khi chia tay, tôi hỏi Chuẩn một câu vui: Em đã có “bóng hồng” nào chưa? “Thân thì có, nhưng yêu thì chưa đâu. Lên đại học cũng chưa muộn mà...” - chàng trai làng lúa Thuận Thành hồn nhiên nói.

Cậu HS được "giao nhiệm vụ thủ khoa"

Các bạn học sinh lớp chuyên toán 12A1 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc không ngạc nhiên khi Nguyễn Đức Học trở thành Thủ khoa của Học viện Tài chính trong kỳ thi đại học 2007 với kết quả 29,75 điểm (được làm tròn thành 30 điểm).

Các bạn học sinh lớp chuyên Toán 12A1 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc không ngạc nhiên khi Nguyễn Đức Học trở thành thủ khoa của Học viện Tài chính trong kỳ thi đại học 2007 với kết quả 29,75 điểm (được làm tròn thành 30 điểm).

Thầy cô và bạn bè gần gũi với Học coi đây là kết quả gần như đã được báo trước. Bản thân Học "tự chấm bài" sau khi đi thi về, đã xin lỗi cô giáo chủ nhiệm lớp vì "em hơi sơ xuất nên có thể không đạt điểm tuyệt đối như cô giao nhiệm vụ".

Học sinh vào cuối năm (tháng 12/1989) nên gần như là cậu học trò nhỏ nhất lớp. Quê em ở xã đặc biệt khó khăn - xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc). Cha mẹ đều là nông dân nên cũng khá khó khăn về mặt kinh tế. Nhà cách trường khoảng 20km nên em phải đi học trọ. Em tiết kiệm chi tiêu đến mức cao nhất có thể tiết kiệm được để đỡ thêm cho cha mẹ và dành tiền mua sách.

Hỏi kinh nghiệm học tập, Học trả lời rất khiêm tốn: "Em chỉ chăm học mà thôi. Cha mẹ đã vất vả nuôi mình ăn học, em luôn phải lấy học làm đầu". Trên thực tế, có không ít học sinh cùng trang lứa thường ham chơi nhưng Học lại biến những công thức toán, lý, hóa thành niềm vui, thành "trò chơi".

Ngoài kiến thức học ở trường, em thường hỏi ý kiến các thầy, cô giáo bộ môn, hễ nghe nói có sách tham khảo nào hay, tài liệu nào mới là em dành tiền mua hoặc mượn bằng được để đọc thêm, tham khảo thêm. Riêng khi nghe giảng, em tập trung gần như tuyệt đối, dù chi tiết nhỏ nhất thày cô giáo chỉ lướt qua nhưng em cũng ghi nhớ.

Ngoài học thuộc bài, em thường đọc trước các bài học từ sách giáo khoa, tự tìm hiểu, có thắc mắc gì ghi lại rồi khi nghe giảng em đối chiếu và hỏi thêm chứ không chỉ đơn thuần ghi chép theo lời thầy giảng. Cách học này khiến em tiếp thu bài nhanh, chắc và khi học cũng nhanh thuộc. Em thuộc bài mà hiểu cả bản chất vấn đề chứ không chỉ học thuộc lòng nên nhớ lâu và sáng tạo trong giải bài tập.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 A1 Nguyễn Thị Minh Hải cũng khẳng định cô rất yên tâm về sự chăm chỉ, ngoan ngoãn của Học. Cô cho xem nét chữ của Hải khi em ghi chép, kê khai lý lịch và các tài liệu khác. Cô còn nhận xét nét chữ chính là nét người: các nét chữ đều đặn, đầy đủ, chính xác và "chuẩn" như là bài thi các cuộc rèn chữ đẹp vở sạch vậy.

Cá tính của em cũng rất điềm đạm, đúng mực, chín chắn. Cô rất tin tưởng vào cậu học trò này. Căn cứ vào khả năng của Học, cô đã giao nhiệm vụ cho em phải đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đại học.

Trong các năm học phổ thông, năm nào Học cũng đạt học sinh giỏi. Em học rất đều ở tất cả các môn. Trong kỳ thi tốt nghiệp mà cả nước "nói không với tiêu cực" vừa qua, Học đạt điểm 10 ở cả 3 môn toán, lý, hoá, đạt 9,5 điểm môn Tiếng Anh, 8,5 điểm môn Lịch sử và 7 điểm môn văn.

Theo Nông thôn ngày nay, TTXVN
------------------------------------------
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/lantm/Thang07.07/Ngoc-Anh010807.jpg
Thủ khoa Lê Thị Ngọc Anh. (Ảnh: Tiền Phong).

Thủ khoa đạt 3 điểm 10 là thí sinh Lê Thị Ngọc Anh, học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

Hai thủ khoa còn lại là Đỗ Văn Tú và Đoàn Văn Tùng đều đạt 29,75 điểm và được làm tròn thành 30 điểm.

Điểm thi của trường ĐH Ngoại thương năm nay cao hơn rất nhiều so với năm 2006. Trong khi cơ sở phía Nam chỉ có 3 thí sinh được 29 điểm và 1 thí sinh được 28,75 thì cơ sở phía Bắc có 8 á khoa đạt 29,5 điểm; 34 thí sinh đạt 29 điểm; 52 thí sinh đạt 28.5 điểm; 86 thí sinh đạt 28 điểm .

Riêng cơ sở phía Bắc đã có hơn 500 thí sinh đạt từ 26,5 điểm trở lên. Trước đó cơ sở phía Nam có hơn 500 thí sinh đạt từ 22-29 điểm.

Theo GS-TS Hoàng Văn Châu - hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội thì điểm chuẩn dự kiến khối A của trường khoảng 25,5-26 điểm, các ngành khối D tương đương với năm 2006. Điểm chuẩn dự kiến này tính cho thí sinh ở KV3.

Năm 2006, điểm chuẩn khối A ĐH Ngoại thương là 23; khối D1, D4: 22; khối D2: 22,5; khối D3: 23,5 (chưa nhân hệ số).

Như vậy tính đến thời điểm này đã có 5 thí sinh đạt điểm 30/30 trong đó riêng trường ĐH Ngoại thương “sở hữu” 3 thí sinh.

Nguyễn Hùng
------------------------------------------
Thủ khoa ĐHBK Hà Nội : Suýt bỏ học vì nhà quá nghèo

TP - Do nhà quá nghèo, các anh chị đều phải bỏ học giữa chừng, nên khi học đến cuối cấp THCS, Nguyễn Đăng Chuẩn - thủ khoa 30 điểm của ĐH Bách Khoa Hà Nội - đã định bỏ học để ở nhà kiếm nghề nuôi thân, phụ giúp bố mẹ...

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=110261
Em Nguyễn Đăng Chuẩn

Khi PV báo Tiền phong gọi điện báo tin, Nguyễn Đăng Chuẩn - HS lớp 12A1 THPT Thuận Thành 1 (Bắc Ninh) mới biết mình đậu thủ khoa ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29,75 (được làm tròn thành 30/30).

Càng cảm phục hơn khi biết rằng đây là một cậu học sinh con nhà nghèo.

Suýt bỏ học vì thương bố mẹRất khó khăn, chúng tôi mới liên lạc được với Chuẩn. Cả xã Thanh Khương của Chuẩn chỉ có mỗi mình Chuẩn là HS lớp 12 A1 trường THPT Thuận Thành 1 (Bắc Ninh). Đã vậy, nhà Chuẩn lại không có điện thoại.

Ngoài một ít ruộng, bố mẹ Chuẩn làm thêm nghề thợ xây. Nhưng mấy tháng nay bố Chuẩn bị ốm nặng nên không đi làm được. Nhà có 3 anh em, Chuẩn là con út.

Người “phát hiện” ra khả năng của Chuẩn và động viên em theo con đường học hành được đến hôm nay chính là bố. Nhà Chuẩn rất nghèo nên các anh chị đều phải bỏ học giữa chừng.

Nhận thấy Chuẩn là đứa “sáng dạ” nên bố Chuẩn tuyên bố sẽ cố gắng nuôi Chuẩn cho đến khi nào không học được nữa thì thôi. Học đến cuối cấp THCS, Chuẩn bắt đầu có nhận thức về cuộc sống quanh mình hơn, biết các anh chị mình đã phải bỏ học thì buồn lắm.

Chuẩn cũng đã định bỏ học để ở nhà kiếm nghề nuôi thân nhưng bố mẹ Chuẩn đều quyết liệt phản đối. Học kỳ II năm học lớp 12 bố Chuẩn ốm nặng. Nhưng xác định “cuộc đua đã gần về đến đích” nên Chuẩn vẫn quyết tâm tập trung tâm trí cho kỳ thi tuyển sinh ĐH dù chưa biết đỗ ĐH rồi thì lấy tiền đâu để đóng học phí!

Cũng may là hiện giờ bố Chuẩn đã dần dần bình phục dù chưa đi làm trở lại được.

Tiếc tiền nên không đi học thêm

Khi nhận được tin từ phóng viên Tiền phong cho biết mình đỗ thủ khoa trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Chuẩn nói: “Em run quá!”.

Tuy nhiên, ngay sau buổi thi cuối cùng kỳ thi tuyển sinh ĐH đợt 1 vừa qua Chuẩn đã biết chắc chắn mình sẽ đạt điểm cao. Nhưng có một chi tiết cho đến giờ Chuẩn vẫn tiếc.

Số là hôm làm bài môn Lý, Chuẩn hơi vội, không đọc kỹ đề nên có một câu nhỏ Chuẩn hiểu sai ý người ra đề mặc dù theo Chuẩn câu đó không hề khó chút nào. Chuẩn đoán: “Chắc vì câu đó mà em mất 0,25 điểm” (Chuẩn đạt 9,75 điểm môn Vật lý).

Việc Chuẩn đậu thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều bạn trong lớp 12A1 của Chuẩn không ngạc nhiên. Một HS lớp 12A1 trường THPT Thuận Thành 1 cho biết: “Bạn ấy là một trong những HS giỏi nhất lớp. Năm học vừa rồi, bạn ấy là 1 trong 2 người đạt giải HS giỏi tỉnh môn Toán của lớp”.

Được biết, kết quả học tập của Chuẩn là sự tích lũy từ một quá trình tự học là chính. Hồi mới lên lớp 10, Chuẩn còn tích cực tham gia các buổi học thêm do nhà trường tổ chức. Nhưng sau đó Chuẩn bỏ dần.

Đến năm lớp 12, hầu như em chỉ còn tham gia học thêm môn Toán. Chuẩn cho biết: “Học phí mỗi buổi học thêm là 4.000 đồng. Mỗi tuần các bạn trong lớp em học 4 buổi. Như vậy, vị chi mỗi tháng tiền học thêm là 64.000 đồng.

Nếu em nói ra, chắc bố mẹ cũng sẽ cố gắng thu xếp nhưng với gia đình em đó là một khoản tiền lớn. Vả lại, em có xem nội dung học thêm qua vở ghi các bạn thì thấy rằng mình có thể tự học được”.

Việc thi ĐH Bách khoa Hà Nội cũng là một quyết định hơi “mạo hiểm” của Chuẩn. Thoạt tiên, theo ý bố, Chuẩn định thi vào một trường quân sự. Lý do cũng liên quan tới vấn đề “tài chính”: Học viên trường quân sự được Nhà nước “nuôi”.

Thế nhưng do một trục trặc nho nhỏ, việc làm hồ sơ thi vào trường quân sự không thành, em được “tự do” thi vào trường mình yêu thích. Đạt ngôi vị thủ khoa, mối quan tâm lớn nhất của Chuẩn giờ đây là sau khi nhập học cố gắng không hổ thẹn với thành tích đó.

Quý Hiên
------------------------------------------
Con nông dân nghèo đậu thủ khoa 30 điểm

TPO - Nguyễn Đức Học, tân thủ khoa 30 điểm Học viện Tài chính là con gia đình nông dân nghèo tại Vĩnh Phúc. Ngoài giờ học trên lớp em chỉ dành 4 tiếng để tự học, không vào lò luyện thi vì sợ tốn tiền, thời gian còn lại em giúp mẹ bán hàng thức ăn gia súc.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=110493
Thủ khoa Nguyễn Đức Học

Học giỏi để thoát nghèo

Nguyễn Đức Học sinh ra tại Đông Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) - một xã nghèo tại Vĩnh Phúc đã đoạt được 30 điểm (Toán và Lý đều đạt 10; Hóa đạt 9,75, làm tròn thành 30 điểm) và trở thành tân thủ khoa của trường Học viện Tài chính kỳ tuyển sinh 2007.

Học cho biết, bố mẹ em đều làm nông, cả gia đình 5 miệng ăn chỉ trông chờ vào gần 10 sào ruộng. Để tăng thu nhập, ba Học kiêm thêm nghề “bác sỹ” thú y cho xã còn mẹ mở cửa hàng bán thức ăn gia súc gia cầm.

Nhà có ba chị em, từ khi chị gái lên Hà Nội học Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Học đã nuôi mơ ước trở thành sinh viên giống như chị. Từ lớp 7 đến lớp 12, Học đều là học sinh giỏi toàn diện của trường và là niềm tự hào của gia đình.

Ngoài thời gian học trên lớp và tự học, em còn giúp mẹ bán hàng và kiêm luôn “gia sư” cho em gái. Ngoài giờ trên lớp và học thêm tại trường 3 môn: Toán, Lý, Hóa, Học không đến các trung tâm ôn luyện thi đại học để học thêm vì sợ tốn tiền.

Biết con ham học và có năng lực nên ông Nguyễn Đức Huấn – bố Học không ngừng động viên con cố gắng học tập. Ông tâm sự: “Nhà nghèo không có gì cho con ngoài những kiến thức để sau này con tự lập nên dù có phải vay mượn hay bán nhà chúng tôi cũng phải cho con đi học”.

Bí quyết thủ khoa: Không học vẹt

Là thủ khoa của Học viện Tài chính, nhưng Học cho biết em chỉ dành khoảng 4 tiếng để học và tiếp thu kiến thức của các môn học vì “em học thực chất chứ không học vẹt”.

Mùa thi, trong khi các bạn lên lịch học kín mít, học ngày học đêm thì Học lại chỉ dành 4 tiếng để học còn lại là giúp mẹ và… ngủ. “Ở trên lớp em tập trung nghe giảng và cố gắng tiếp thu lý thuyết ngay. Khi về nhà em áp dụng lý thuyết vào làm bài tập trong sách giáo khoa và sách tham khảo luôn để không bỏ quên bỏ sót kiến thức” – Học bật mí.

Riêng bài tập thì em làm đi làm lại nhiều lần, lần 1 giải theo cách thông thường, đến lần 2, lần 3, lần 4 mình sẽ tự lật ngược vấn đề, tự đặt ra những câu hỏi khó, đặt ra những tình huống khác nhau để đào sâu thêm.

Anh Chi

letienquana12
03-08-2007, 01:59 PM
ừm,ko biết con nhà người ta ăn gì mà nó học kinh thế,mình học trời học đất mà vẫn cứ ngu,đau đầu quá:((

dohoanggiangddt
03-08-2007, 02:11 PM
Thế có thông tin gì về điểm chuẩn ngành " kinh tế đối ngoại" của Ngoại Thương ko bạn! Mình nghe chúng nó nói là 29 cơ à ????

HoangHiep12C6
03-08-2007, 05:30 PM
Vớ vẩn , điểm của ngoại thương làm gì đến mức đó , khoa đó chỉ khoảng 26.5 là kịck kim thôi .