PDA

View Full Version : Quan điểm của David Thomas về Hồ Chí Minh



haidh
07-03-2006, 08:39 PM
http://i51.photobucket.com/albums/f379/danghuuhai/123.jpg
Hồ Chí Minh qua đời khi tôi đang đóng quân ở Pleiku. Tôi làm một kỹ sư của quân đội Mỹ sang Nam Việt Nam phục vụ. Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh mình ngồi với một nhóm bạn đồng ngũ nâng cốc chúc mừng tin ông Hồ chết với hy vọng rằng chúng tôi sẽ dễ thắng lợi hơn trong cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến cho đến lúc đó đã cướp đi nhiều sinh mạng đồng đội trong đơn vị đóng ở nơi chúng tôi gọi là Đồi Kỹ Thuật. Chỉ đến khi trở lại Việt Nam lần đầu năm 1987 và nhìn hình ông tận mắt tôi mới bắt đầu nghĩ lại về ông ta. Khi ấy, các bức hình của ông Hồ có ở mọi nơi, mọi chỗ trên đất Việt Nam. Và kia, từ trên tường, trên tranh, trên ảnh, ông ta nhìn xuống tôi. Còn tôi vẫn chẳng biết gì về ông cả.

Tình yêu của tôi với người dân Việt Nam lớn dần, tôi phải giải quyết cuộc xung đột nội tâm về người mà họ tôn thờ, còn tôi thì đã nhìn như một ác quỉ.

Hãy hỏi những người Mỹ về mười sự kiện liên quan đến Hồ Chí Minh và đa số sẽ gặp khó khăn không nêu ra được năm điểm. Không phải họ dốt về nhiều góc độ cuả cuộc chiến Việt Nam. Đã có hàng nghìn cuốn sách, bộ phim, vở kịch, các khóa học, triển lãnh tranh ảnh đem lại cho chúng tôi hình ảnh cuộc chiến.


Phỏng vấn David Thomas

Nhưng dù thế đi nữa chúng tôi vẫn không biết gì về con người từng lãnh đạo đội ngũ người Việt đánh thắng cả người Pháp và người Mỹ. Tại sao lại có thể như thế?

Câu hỏi này tạo cảm hứng cho đa phần công việc của tôi trong một thập niên qua. Một số câu trả lời nay có vẻ rõ hơn 10 năm trước nhưng câu trả lời trọn vẹn thì còn rất phức tạp mà tôi cũng không dám giả vờ là mình đã hiểu. Câu trả lời nằm trong một lĩnh vực phức tạp của quan hệ quốc tế của cả hai nước Mỹ và Việt Nam và cả quan hệ của các vị lãnh đạo với nhau. Mục đích của tôi, với tư cách là một nghệ sỹ, là cố gắng tạo một cách để chuyên chở Hồ Chí Minh vào cuộc thảo luận về quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam trong thế kỷ 20. Còn chính cuộc thảo luận đó thì tôi xin để lại cho các sử gia, các học giả muốn trả lời câu hỏi của tôi.

Triển lãm chân dung Hồ Chí Minhhttp://i51.photobucket.com/albums/f379/danghuuhai/1234.jpg

Tôi bắt đầu công việc bằng cách vẽ 50 bức chân dung khổ to của ông Hồ Chí Minh và sau đó là cùng với nhà văn Anh Charles Fenn ra một cuốn sách nghệ thuật về ông. Đó là cuốn ‘An Artist’s Portrait of Ho Chi Minh’ (tạm dịch là Chân dung Hồ Chí Minh qua con mắt một nghệ sỹ). Các bức chân dung đã được triển lãnh ở nhiều bảo tàng và gallery từ Maine đến California. Còn cuốn sách thì trở thành một trong số ít sách được sưu tầm và nhận vào thư viện sách hiếm của các đại học Yale, Cornell, Wellesley College, New York, Boston Public Library.

Hai năm trước, tôi quyết định chuyển cuốn sách mang tính nghệ thuật này thành một cuốn sách bán được ở các hiệu sách. Nhà văn Lady Borton đã viết lại lời trong sách và tôi thì thiết kế lại sách để hợp với dạng thương mại.

Cuốn sách ‘Hồ Chí Minh, A Portrait’ được xuất bản cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt do Nhà Xuất Bản Thanh Niên ở Hà Nội ấn hành. Bản ở Việt Nam được đón nhận rất nồng nhiệt nhưng Lady Borton đã từ chố không cho in lại cuốn sách để bán ở thị trường Mỹ.

David Thomas tại chiến trường Việt Nam năm 1969

Tôi đã gửi nhiều bản của cuốn sách và các tác phẩm xuất bản ở Việt Nam cho các tác giả, kịch tác giả và nhà làm phim trên toàn nước Mỹ với mong muốn là họ sẽ quan tâm. Nhưng điều khó tin được là không một ai coi đề tài này đáng giá.

Tôi sẽ tiếp tục liên hệ với những người mà tôi tin là có thể viết một cuốn sách, một vở kịch hay làm một bộ phim về cuộc đời độc đáo của ông Hồ. Không khó lắm khi ta nêu ra quan điểm rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một trong 10 nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thế kỷ 20 của thế giới, mà thậm chí của nước Mỹ trong thế kỷ 20.

Chính viễn kiến của ông, sự hy sinh, tính bền bỉ và sự lãnh đạo của ông trong một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thúc đẩy người Việt Nam đứng dậy, đánh thắng thực dân Pháp và quân đội Mỹ.

Cuộc đời ông Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Không một nhà lãnh đạo nào khác của thế kỷ 20 chứng kiến tận mắt những thay đổi ở châu Phi, Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông. Ông đã đi khắp thế giới trong vòng 30 năm từ 1911 đến 1941, sống ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác.

Ông biết nói mấy ngoại ngữ và từng sáng tác thơ bằng chữ Hán. Ông cũng đọc nhiều nhà văn và triết gia lớn như Dickens, Hugo, Tolstoy, Dostoevsky bằng chính ngôn ngữ họ viết. Ông Hồ đúng là một người của thời Phục Hưng (nguyên văn a Renaissance man).

Làm việc cho tình báo Mỹ

Vài năm trước, tôi ngạc nhiên khi biết ông Hồ, trong thời gian Thế Chiến II, đã làm việc cho OSS (tiền thân của CIA) để cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi xuống Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ Nhật chiếm đóng.

Cuối Thế Chiến II, ông đã gửi mấy bức thư liền cho tổng thống Truman để xin Mỹ giúpVN giành tự do khi thực dân Pháp tàn ác qua trở lại. Những lá thư đó chẳng bao giờ được trả lời. Tôi tin chắc rằng Truman có lý do đúng vào chính lúc ấy, nhưng ta hãy tưởng tượng xem nửa sau của thế kỷ 20 đã khác nhường nào nếu TT Truman trả lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại sao những sự kiện đó không xuất hiện trong đa số sách về lịch sử ở Mỹ? Đó có phải đơn giản là sự thiếu trang giấy hay là một sự cố ý muốn chúng tôi không biết gì về nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam.

Vài năm trước, tôi có đọc một cuộc điều tra dư luận trên một trong những tạp chí tin tức và thời sự nổi tiếng nhất nước Mỹ. Họ hỏi người Mỹ đánh giá các nhà lãnh đạo của thế giới theo hai dạng, một là Thiện, hay là Ác. Những người thuộc loại thiện (good) có Mandella, Roosevelt và Gandhi còn loại ác (evil) gồm có Hitler, Stalin và Hồ Chí Minh. Ai từng nghiên cứu một cách khách quan cuộc đời và những thành tựu Hồ Chí Minh thì không thể nào đi đến kết luận như vậy được.


Trang chuyên đề về Hồ Chí Minh

Có một vài lý do khiến việc nghiên cứu cuộc đời ông Hồ Chí Minh trở nên rất khó khăn. Ông đi rất nhiều nơi, nên muốn tìm lại những chỗ ông từng đến là một việc rất đắt đỏ. Ông cũng viết bằng mấy thứ tiếng nên muốn làm cũng sẽ phải dịch lại nhiều thứ. Nhiều tài liệu về ông vẫn còn được bảo mật ở Pháp, Hong Kong, Liên Xô cũ và Việt Nam.

Hình ảnh ông Hồ tại Việt Nam thì bị đưa đến chiều cực đoan đối lại so với ở Mỹ. Chính phủ cộng sản Việt Nam đã biến triết lý của ông thành thứ hỗ trợ cho họ trong việc quyết định nhiều việc của họ.

Họ đã thánh hóa hình ảnh của ông, biến ông thành một vị thánh và điều đó khiến việc có được bức tranh thực, đầy đủ về cuộc đời ông trở thành bất khả. Cả hai hình ảnh như so ông với Hitler hay biến ông thành Thánh ở Việt Nam đều không trình bày công bằng con người phức tạp của ông.

Người ta đợi đã lâu để có thể vẽ lại bức tranh chính xác về một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thế kỷ 20.(theoBBC)