PDA

View Full Version : Mọi người hãy đóng góp KN



letheanh
19-10-2007, 05:35 PM
Mọi người hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm học tập môn Vật Lí cho nhau nào!!
Dưới đây em cũng xin mạn phép trình bày 1 số kinh nghiệm do em tự rút ra:

- Trước tiên học Vật lí là phải luyện tập các dạng bài tập nhiều (điều này những ai đã từng học đội tuyển trường sẽ biết) các thầy cô sẽ ôn luyện từng dạng bài 1 và sau đó là tổng hợp lại cho chúng ta nên việc chúng ta chỉ cần làm thêm 1 số bài tập ở nhà vào những dạng bài mà mình thấy chưa nắm vững.
- Học vật lí lớp 10 cũng như các lớp khác đều phải nhớ các công thức (đặc biệt là lớp 10 năm nay, mới đc vài bài mà đã tầm 20 công thức). Quên công thức coi như bỏ, chỉ cần nhớ công thức thì chúng ta có thể định nghĩa đc rất dễ dàng. Mặc dù nói thì dễ nhưng làm đc ko dễ đâu.
- Các bạn nên lưu lại các quyển vở học Vật lí lại, sau này sẽ có nhìu lúc cần dùng đến vì cấp 2 và 3 khá liên quan đến nhau (đều gồm 4 phần cơ bản Cơ, Nhiệt, Điện, Quang).

Xin mọi người đóng góp thêm

LuXiaoFeng
21-10-2007, 10:14 PM
Mội người cho tui hỏi: trong SGK Địa lý lớp 10 có ghi khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời khoảng 146 triệu km. Thầy cô giáo tui nói cái đó là khoảng 3tir năm ánh sáng trong khi vận tốc ánh sáng là 300000 m/s(hay km/s gì đó)
rõ ràng quãng đường ánh sáng đi được trong 3 tỉ năm lớn hơn rất nhiều so với con số 146 triệu km . Vô lý quá ai bít chỉ giùm.
NgThanhTùng A10 HR <nick chat tghm_zz)

letienquana12
21-10-2007, 11:26 PM
thầy giáo chú bị làm sao thế:brbr:,theo anh nhớ thì thời gian để ánh sáng mặt trời đến trái đất chỉ mất có 8 phút thôi,làm gì mà mất 3 tỉ năm:whaat: lol

LuXiaoFeng
22-10-2007, 11:09 AM
:falldown:đâu có, em hỏi đi hỏi lại vẫn thấy thầy cô giáo nói thế mà. Chẳng nhẽ thầy cô giáo em dạy sai hết sao. Chán quá đi

letheanh
22-10-2007, 12:15 PM
anh letien ơi thông cảm đi chắc thầy giáo trường HR bị gì gì đó rùi chứ.
3 tỉ năm nghe ghê rợn quá :warn:
Luxiaofeng hỏi lại thầy giáo xem 3 tỉ năm có phải tuổi thọ mặt trời hok. Nhưng theo tui đc biết thì bây h tuổi thọ mặt trời còn 5 tỉ năm (đã trải qua 5 tỉ năm rùi) hok bít có đúng ko

letienquana12
22-10-2007, 12:59 PM
anh chắc chắn là thời gian của ánh sáng từ trái đất tới mặt trời chỉ tính bằng phút,ko có chuyện 3 tỉ năm đâu:rideon:

letheanh
24-10-2007, 04:36 PM
Một số kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí em vừa tìm thấy trên http://onthi.com/?a=QA&qa=S&hdn_qa_id=57356 thấy khá hay và cần thiết nên post cho các bạn lớp 10 cùng xem:

Chiêu thứ 1.
Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm;
B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi;
D. nhiệt độ chất khí không đổi.
Chọn đáp án SAI.
Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !

Chiêu thứ 2.
Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.

Chiêu thứ 3.
Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là
A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.
Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.

Chiêu thứ 4.
Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

Chiêu thứ 5.
Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !

Chiêu thứ 6.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.
Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !

Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.

Chiêu thứ 7.
Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.
Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

LuXiaoFeng
28-10-2007, 09:50 AM
Sau đây là 1 chiêu đánh lừa trong khi làm trắc nghiệm vật lý 10: Phương trình chuyển động của 1 chất điểm theo trục Ox có dạng x=7-t trong đó x đo=km và t đo=h. Quãng đường đi được của chất điểm trong 2 h chuyển động là:
A.2km B.-2km C.9km. D.5km
Câu này tui chắc sẽ có nhìu người sai:
Thứ nhất: nhìu người sẽ thay t=2h vào phương trình. Đó là tọa độ chất điểm sau 2h ko phải quãng đường đi được của chất điểm sau 2h.
Thứ 2: khi tìm ra v=-1km/h thì quãng đường đi được=-1.2=-2km sai vì quãng đường luôn dương nên phải = 2 km.
Đáp án đung phải là A.
Kinh nghiệm trong khi làm tự luận:
Hãy coi như tờ giấy mình là 1 tờ nháp luôn.Trong môn xã hội thì có thể người ta trừ điểm bẩn, nhưng trong các môn tự nhiên người ta sẽ ko trừ. Làm bài thi mà nháp vào giấy nháp => đi luôn.:notme:
Mong người đóng góp nhìu kinh nghiệm hơn nữa:sweat:

===[K]eN===
19-03-2009, 10:35 PM
Uhm ! Ken cũng đóng góp chút nhé ( mặc dù điểm lí Ken không cao lắm ) :

Thứ nhất , học lí không nên nhớ công thức theo kiêu máy móc , thay vào đó nên tự biến đổi để tìm ra công thức , có vậy mới hiểu bài và nhớ lâu được , học vẹt chỉ vài ngày là quên luôn ...:hmm:

Thứ hai , học lí cũng giống như bất kì môn học nào , phải chăm chỉ mới mong có kết quả , và không phải học ở đâu xa , bởi vì chỉ cần thuộc quyển SGK lớp 12 là đã được 8 điểm thi ĐH rồi , nên nhớ chỉ học khi đầu óc thoải mái ( khi ngủ dậy , sau khi tập thể dục , ... )

Thứ ba , trong thi vật lí thì nên đặt các biến cho máy tính , VD như A = 1.6x10^-(19) sẽ tiết kiệm được rât nhiều thời gian làm bài , đặc biệt là với những bạn sử dụng máy 570ES.:comeon:

Cuối cùng , trước khi thi khoảng một tuần các bạn nên tự hệ thống lại kiến thức của mình bằng cách chép nhứng nội dung lý thuyết cơ bản ra giấy theo trình tự SGK , như vậy sẽ biết mình còn thiếu phần nào , và học bù lại phần đó ngay :alert: , chúc các bạn có những con số thật đáng nể trong suôt quá trình học môn học vô cùng lí thú này !!

rapperdq
19-03-2009, 10:38 PM
Khoảng cách TD đến MT 150 triệu km, ánh sáng đi hết 8 phút :picknose: