PDA

View Full Version : Những nhà Vật lí nổi tiếng



letheanh
08-11-2007, 06:12 PM
Có lẽ mục này thì vào bất cứ box Vật lí nào cũng gặp rồi nhưng em vẫn muốn lập ra bởi đây là 1 phần ko thể thiếu của Vật lí. Chúng ta có thể post bài từ bất cứ trang nào cũng đc, chỉ cần tạo ra 1 topic đầy đủ mà thôi, làm cho box Vật lí thêm phong phú!!!
Mong mọi người ủng hộ!!:hi:
------------------------------------------
Tui xin mở đầu với nhà Vật lí thiên tài Albert Einstein. Nhà Vật lí mà tui yêu thích nhất!!!

Đời tư
Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại thị trấn nhỏ Ulm bên dòng sông Danube thuộc
bang Baden-Württemberg của Đức. Einstein bỏ quốc tịch Đức năm 1896 và nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901. Sau khi tốt nghiệp trường Eidgenössische Technische Hochschule (một trường đại học kỹ thuật) năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Đây chính là thời gian Einstein có những phát kiến quan trọng trong vật lý lý thuyết, và cũng là nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này, hoàn toàn làm ngoài giờ và không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học.

Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản 3 công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp. Sau khi phát kiến ra nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, Einstein trở thành giảng viên tại Đại học Bern năm 1908, rồi thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu được biết đến là một nhà khoa học hàng đầu. 1911, trong khi chuyển đến giảng tại Đại học Karl-Ferdinand ở Praha (thủ đô của Tiệp Khắc lúc đó), ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của bạn học và cũng là nhà toán học Marcel Grossmann. Năm 1914 ông quay lại Đức, trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đo đạc với ánh sáng mặt trời khi có nhật thực của một đoàn chuyên gia người Anh đã khẳng định tiên đoán của Einstein vào năm 1911.

Sự nghiệp khoa học
Ông là người đã công bố vào năm 1905 ba bài viết gây nên ảnh hưởng có tính cách mạng đến sự phát triển của vật lý hiện đại.

Trong bài viết thứ nhất, ông đã đề xuất thuyết tương đối hẹp mô tả chính xác hơn các hạt vật chất chuyển động với vận tốc cao. Tiên đề cơ bản của thuyết tương đối hẹp là vận tốc ánh sáng cũng như mọi định luật vật lý là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Einstein biết rõ về kết quả thí nghiệm âm tính của Michelson-Morley, nhưng chưa quen biết với công trình của Hendrik Lorentz sau năm 1895, nên ông đã tự sáng tạo ra biến đổi Lorentz cho mình (Pais 1982, p. 133).

Thuyết tương đối hẹp đòi hỏi nhiều sự thay đổi đối với các định luật cơ học, tuy nhiên các phương trình điện từ của James Clerk Maxwell được phát hiện là thoả mãn hoàn toàn thuyết này mà không cần sự thay đổi gì. Sử dụng thuyết tương đối hẹp, Einstein đã tìm ra được sự tương đương giữa khối lượng nghỉ m0 và năng lượng E của vật chất, mô tả bởi E2-p2c2=m02c4, với c là vận tốc ánh sáng và p là động lượng (tương đối tính). Khi khối lượng tổng cộng (tương đối tính) m=γm0 được dùng (ở đây γ=(1-(v/c)2)½), phương trình đơn giản hoá thành phương trình nổi tiếng E=mc2.
rong bài viết thứ hai, cùng xuất bản vào năm 1905, Einstein đã giải thích được hiệu ứng quang điện bằng cách giả thiết rằng ánh sáng là các hạt chuyển động (gọi là photon) với năng lượng E=hν, ở đây h là hằng số Planck (gọi tên theo nhà vật lý Max Planck) và ν là tần số của hạt photon. Đây là một mở rộng của lý thuyết lượng tử ánh sáng của Planck. Phương trình mà Einstein tiên đoán từ lý thuyết này đã được kiểm chứng bằng thí nghiệm của Robert Millikan vào năm 1916.

Cũng vào năm 1905 ấy, trong bài viết thứ ba, Einstein đã giải thích chuyển động Brown bằng lý thuyết động học, với lập luận cơ bản là chuyển động của các hạt Brown là do sự va đập hỗn loạn của các phân tử. Einstein đã tiếp tục phát triển lý thuyết này đến một phương trình cho thấy các hạt lơ lửng trong không trung trên mặt đất sẽ dần dần tự sắp xếp theo mật độ giảm dần theo hàm mũ tự nhiên từ thấp lên cao. Sử dụng phương trình của Einstein cho chuyển động Brown và phân bố của các hạt, Jean Perrin đã đo được hằng số Boltzmann bằng thí nghiệm.

Einstein sau đó tiếp tục phát triển thuyết tương đối rộng, dựa trên tiên đề là gia tốc đều tương đương với trọng trường hấp dẫn. Tiên đề này thường được biết đến với tên gọi nguyên lý tương đương của trọng trường. Nó mô tả trọng trường như là độ cong của không thời gian. Lý thuyết tương đối rộng sử dụng rất nhiều tính toán tensor Ricci-Curbastro. Einstein cũng đã nghiên cứu mô hình vũ trụ, và thấy là lý thuyết tương đối rộng không thỏa mãn điều kiện đồng nhất, đẳng hướng và cân bằng của vũ trụ, trừ phi thêm vào lý thuyết này một hằng số gọi là hằng số vũ trụ.

Trong phần lớn cuộc đời còn lại của mình, Einstein đã có những cố gắng không thành công trong việc tạo ra một lý thuyết thống nhất có thể mô tả tất cả mọi loại lực của tự nhiên như là các dạng khác nhau của một lực cơ bản nhất. Các lý thuyết của Einstein thường gây nhiều tranh cãi, ngay cả rất nhiều năm sau khi ông công bố chúng. Trong một bản tiến cử Einstein vào Viện Hàn lâm Khoa học Đức, người ta đã viết "Tóm lại, ta có thể nói là hầu như không có một vấn đề lớn nào của vật lý hiện đại mà Einstein không thực hiện những đóng góp quan trọng. Một vài dự đoán nhầm của ông, ví dụ như giả thuyết về các hạt ánh sáng, cũng không thể đem ra để phản bác lại ông được, vì rằng sẽ không thể đưa ra những ý tưởng mới, ngay cả với những môn khoa học chính xác nhất, mà không thỉnh thoảng sẵn sàng đương đầu với may rủi" (Pais 1982, p. 382).

Một nghiên cứu gần đây về bộ não của Einstein, đã được bảo quản cho đến nay (chi tiết có thể xem Regis 1991), người ta thấy khu vực bên trong của não, phần liên quan đến tư duy toán học, rộng hơn bình thường đến 15% (Witelson và các tác giả khác 1999). Ngoài ra, các đường viền não, bình thường chạy từ sau ra trước, không phát triển đối với não của Einstein. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định được sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý bất thường này đến sự sáng tạo khoa học của Einstein.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Albert_Einstein

blue_horizon
11-11-2007, 03:54 PM
Isaac Newton


http://i146.photobucket.com/albums/r241/silvermoon_photos/180px-GodfreyKneller-IsaacNewton-16.jpg

Tiểu sử
Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất sớm vào tháng 10 năm 1662. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.

Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.

Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1665, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do dịch cúm. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.

Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.

Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.

Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong tước hiệp sĩ năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân va tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.
Sự nghiệp khoa học
Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.

Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).

Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.

Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:

Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.
Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":

Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.
Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.

Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.

Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.

Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.

Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.

Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.

Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Isaac_Newton

letheanh
12-11-2007, 02:40 PM
ARCHIMEDES (287-212 Tr.C.N)

Ông sinh tại đảo Sicile (nay thuộc Italia). Cha Archimedes là một nhà thiên văn và một nhà toán học nồi tiếng thời bấy giờ. Vào thời kỳ ấy, các gia đình giàu sang thường chăm lo cho con cái có một nền học vấn toàn diện mà trọng tâm là triết học và văn học.

Thường họ chì học toán vì càn toán để học triết học Nhưng Archimedes lại được giáo dục một cách đặc biệt, cha ông đã đưa ông đĩ sâu vào toán và thiên văn, là những lĩnh vực mà sau này ông đã có những sáng tạo vĩ đại nhất.Archimedes đã đến Alexandria, một thành phố nổi tiếng nhất thời bấy giờ của Hy Lạp, một trung tâm kinh tề, chính trị và văn hoại nơi tập trung các nhà Bác học nổi tiếng nhất. Ở đây, Archimedes tiếp tục được bồi dưỡng về toán học và thiên văn, đông thời ông cũng chú ý nhiêu đến cơ học. Sau một thời gian, khi tài năng đang đệ phát triển, ông quay về Syracuse, thành phố quê hương và ở đây cho đến khi qua đời. Archimedes đã có nhiều sáng tạo lớn trong toán học. Ông đã để lại nhiều công trình như: Về hình cầu và hình trụ; về độ do các cung, Về việc cấu trương đường parabôn; Về các đường xoắn. . . Archimedes là một trong những người đâu tiên đã chứng minh rằng đây số tự nhiên (1, 2, 3...) là vô hạn và tìm ra cách viết, cách đọc bất cứ số dù lớn đến bao nhiêu. Archimedes đã tính được diện tích nhiều hình, thể tích của nhiều vật thể bằng một phương pháp đặc biệt. Điều này chứng tỏ rằng Archimedes đ4ã có khái niệm khá rõ về phép tính vi phân mà mãi đến thế kỷ XVII mới thực sự hình thành và phát triển với Leibnizt (Lepnit) và Newton (Niutơn) chính vì vậy mà một nhà toán học nổi tiếng đã nói: Nếu ai bảo tôi kể tên một nhà toán học vĩ đại của tất cả thời đại thì tôi khong do dự mà trả lời rằng người đó là Archiniedes.

Archimedes còn là một nhà cơ học vĩ đại tác giả của rất nhiều sáng chế và phát minh cơ học nổi tiếng. Các công trình sáng tạo của Archimedes đều gắn liền với yêu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, với yêu cầu của thực tiễn. Ông đã giải quyết được nhiều vấn đề khó nhất của thời đó về khoa học và kỹ thuật.

Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả quá đất này lên. Câu nói đượm hương vị truyền thuyết đó mà người ta kể lại là của Archimedes khi ông phát minh ra lực đòn bẩy. Người ta thường kế lại câu chuyện về việc Archimedes tìm ra định luật vật nổi : Có một quốc Vương nọ yêu cầu Archimedes tìm cách kiểm tra lại một đồ vàng mà nhà Vua thuê đúc có thật là nguyên chất hay không. Ông suy nghĩ đã nhiều mà chưa tìm dược cách kiểm tra. Một lền đang tắm, ông phát hiện ra sức đẩy của nước lên người mình. Thế là quên cả mặc quần áo ông vùng chạy lên và kêu "Euréca ! " (có nghĩa là tìm thấy rồi! ). Từ đó, ông đã tìm ra đinh luật về súc đẩy cưa nước mang tên ông.

Cái chết bất tử của Archimedes

Archimedes là người yêu nước thiết tha. Trong giai đoạn cuối đời mình, ông đã tham gia bảo vệ quê hương Chống bọn xâm lược Ra Mã. Ông đã lãnh đạo việc xây dựng cái công trình kỹ thuật phức tạp và sáng chế vũ khí kháng chiến. Nhà văn Cổ Hy Lạp Plutaro đã tả lại việcquân đội La Mã bị đánh trả ờ thành phố Syracuse như sau : "Khi quân La Mã bất đầu những cuộc tiến công từ trên đất tiền cũng như trên biển, nhiều người dân Syracuse cho rằng khó cớ thể chống lại một đội quân hùng mạnh như vậy, Archimedes liền cho mở các máy móc và vũ khí đủ các loại đơ ông sáng tạo ra. Thế là nhưng tảng đá lớn bay đi với tốc độ nhanh phi thường phát ra những tiếng động khủng khiếp, tới tấp giống xuống đầu các đội quân đi bằng đường bộ. Cùng lúc đó, có những thanh xà nặng uốn cong giống hình chiếc sừng được phóng từ pháo đài ra, liên tiếp rơi xuống tàu địch... TướngLa Mã phải ra lệnh rút lui. Nhưng bọn xâm lược vẫn không thoát khỏi tai họa. Khi các đườn tàu địch chạy gần đến khoảng cách một mũi tên bay, thì ông già Archimedes ra lệnh mang đến tấm giương sáu mặt, cách tấm gương này một khoảng, ông đạt các tấm gương khóc nhỏ hơn, quay trên các bản lề. Ông đặt tấm giương giữa các tia sáng của Mặt trời mùa hè. Các tia sáng từ gương chiếu ra đã gây nên một đám cháy khủng khiếp trên các con tàu. Đoàn tàu biến thành đám trơ tàn..."

Câu chuyện này trước đây vẫn bị coi là hoang đường, cho mãi đến năm 1777 nhà toán học nét tiếng Buffon mời chứng minh được rằng điêu đó rất có thể xảy ra. Bằng 168 chiếc gương, trong ngày nắng Tháng Tư, ông đã đốt cháy một cây to và làm nóng chảy chì ờ cách xa 45 mét.

Archemedes còn là mệt công trình sư, một người đóng tàu thủy đây sáng tạo. Nhà văn Cổ Hy Lạp Aphinê đã tả quang cảnh công trường đóng tàu thủy của Archimedes như sau : "Nhà hình học Archimedes được giao đóng một chiếc tàu to bàng 64 chiếc tàu thường. Tất cả mọi thứ cần thiết, các loại gỗ quý thiếc chở từ khắp nơi đến. Nhiều thợ đóng tàu cũng được triệu đến đây. Mọi việc tiến hành rất nhanh chóng, có quy củ, nên chỉ sau sáu tháng đã làm xong một nửa tàu... Riêng và hạ thủy phơn tàu này cũng làm cho mọi người - bàn cãi rớt nhiều: "Làm sao có thể đưa một con tàu lớn như vậy xuống nước ?" Nhưng Archimedes đã dùng trục quay để kéo con tàu. Với rất ít người giúp việc... Chiếc tàu khổng lồ này có đầy đủ tiện nghi, như nhà bép, nhà ăn, chỗ dạo chơi, kho lương thực, thư viện... "

Archimedes vẫn tiếp tục xây dựng sáng tạo và tham gia bảo vệ thành phố quê hương. Quân xâm lược hung hãn cố đánh phá, nhưng không thể tiến lên được. Chúng bèn dùng cách vây thành để triệt hết mọi đường tiếp tế. Đến mùa thu năm 212 Tr. C.N, thành Syracuse bị hạ sau hai năm bị vây hãm. Quân La Mã xông vào tàn sát nhân dân rất dã man. Một tên linh La Mã dã cầm giáo dâm chết Archimedee trong lúc ông đang ngồi trên bãi cát mải mê tinh và vẽ hình . Và trong lúc sắp bị sát hại, ông còn hô lớn, quát quân lính La Mã. "Không được đụng đến các hình vẽ của ta.”

Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Archimedes bị quân La Mã giết hại, người đời sau vàn còn ghi nhớ mãi hình ảnh một nhà Bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng hiến, phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho Tố quốc, đến tàn giờ phút
cuối cùng.

http://www.ucchau.net/modules/smartsection/item.php?itemid=9
------------------------------------------
Ơ rê ca Ơ rê ca: Tìm ra rồi tìm ra rồi
Hãy cho tôi 1 diểm tựa tôi sẽ nâng đc cả Trái Đất
Ko đc đụng đến các hình vẽ của ta!
Đó là những câu nói mà tất cả chũng ta ko thể ko nhắc tới khi nói về Archimedes

Em_ut_C10
15-11-2007, 02:33 PM
Niels Henrik David Bohr
Sinh 7 tháng 10 năm 1885
Copenhagen, Đan Mạch
Mất 18 tháng 11 năm 1962
Copenhagen, Đan Mạch
Quốc tịch Đan Mạch
Ngành Vật lý
Nơi công tác Đại học Copenhagen
Người hướng dẫn LATS Christian Christiansen
Nổi tiếng vì Copenhagen interpretation
Complementarity
Mô hình Bohr
Giải thưởng Giải Nobel (1922)
Niels (Henrik David) Bohr [nels ˈb̥oɐ̯ˀ] (7 tháng 10, 1885 – 18 tháng 11, 1962) là một nhà vật lý học người Đan Mạch. Ông đã nhận giải Nobel năm 1922 vì những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc của nguyên tử và trong cơ học lượng tử. Ông đã từng tham gia dự án Manhattan. Bohr đã cưới Margrethe Nørlund năm 1912. Một trong các con trai của họ là Aage Niels Bohr đã trở thành một nhà vật lý nổi tiếng và cũng đã được nhận giải Nobel. Niels Bohr được xem như một trong những nhà vật lý nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, giải thưởng Nobel vật lý năm 1922, tên đầy đủ là Niels Henrik David Bohr, sinh ngày 07.10.1885 tại Copenhagen, chết ngày 18.11.1962 cũng tại Copenhagen, là con của nhà sinh lý học nổi tiếng Christian Bohr và bà Ellen Adler. Niels Bohr là anh của nhà toán học Harald Bohr (giáo sư Đại học Copenhagen). Niels Bohr được đào tạo tại trường Đại học Copenhagen. Năm 1911, được cấp bằng tiến sĩ với luận án Studier over Metallernes Elektronteori (Nghiên cứu về lý thuyết điện tử của các kim loại), sau đó Bohr sang Đại học Manchester (Anh) nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà hóa học nổi tiếng Ernest Rutherford.

Năm 1913, Bohr công bố bản mô tả cấu trúc của nguyên tử trên tạp chí Philosophical Magazine, bản mô tả này sau đó được gọi là "Mô hình Bohr".

Năm 1916 Bohr được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học Copenhagen. Điều kiện làm việc lúc đó hơi kém, vì vậy người ta đã quyên tiền để thành lập một cơ sở tương đối hiện đại hơn. Cơ sở mới được khánh thành năm 1921 do Bohr lãnh đạo, được đặt tên là "Viện Vật lý Lý thuyết của Đại học Copenhagen", nhưng thường có tên thông dụng là Viện Niels Bohr (đến năm 1965, được đổi tên chính thức là Viện Niels Bohr).

Bohr luôn mơ ước về một sự hợp tác quốc tế trong lãnh vực khoa học. Với cơ sở mới này, đã có thể thực hiện chút mơ ước như vậy tại Đan Mạch. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã tới viện này trao đổi quan điểm cùng các ý tưởng với Bohr, nhiều người trong số họ sau này đã được giải Nobel về các công trình của mình.

Trong thời Đệ nhị thế chiến, viện này đã là một cơ sở khá lớn trong ngành vật lý lý thuyết. Người ta đã nói đến trường phái Copenhagen và đã có nhiều tên tuổi rất lớn trong ngành vật lý thời đó tới thăm và làm việc, trong số đó có Erwin Schrödinger, nhà vật lý người Áo (giải Nobel Vật lý năm 1933). Werner Heisenberg - nhà vật lý người Đức, đứng đầu chương trình vũ khí nguyên tử của Đức, giải Nobel Vật lý năm 1932 - đã làm phụ tá cho Niels Bohr trong một thời gian tại đây. Kết quả nghiên cứu của trường phái này đã đóng góp chủ yếu cho một trong các lý thuyết vật lý tiên tiến của thế kỷ 20: môn cơ học lượng tử.

Năm 1922 Niels Bohr được giải Nobel Vật lý cho việc làm tiên phong của mình.

Lúc đầu Bohr không quan tâm tới chính trị, nhưng sau khi Đức quốc xã lên nắm quyền ở Đức năm 1933 thì Bohr đã thay đổi thái độ, trong các năm tiếp theo Bohr đã giúp cho nhiều khoa học gia ra khỏi nước Đức. Sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng vào năm 1940, Bohr đã chọn ở lại quê hương vì cho rằng mình có thể làm điều có ích tại đây; nhưng tới tháng 9 năm 1943 có tin tình báo cho biết là Bohr sẽ bị bắt giải sang Đức, nên Bohr đã chạy sang Thụy Điển và đầu tháng 10 năm 1943 đi tiếp sang Anh. Tại đây Bohr dược cho biết các bí mật quanh Dự án Mahattan, nhằm chế tạo vũ khí nguyên tử, Bohr được yêu cầu tham gia dự án này và ngày 6 tháng 12 năm 1943 Bohr tới làm việc tại Phòng thí nghiệm Los Alamo, bang New Mexico, Hoa Kỳ (cùng với Robert Oppenheimer).

Sau Đệ nhị thế chiến Bohr trở thành người truyền bá say sưa việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và việc giải tỏa căng thẳng giữa các quốc gia trong việc công khai hóa kiến thức về vũ khí nguyên tử mà nhiều nước đã thu lượm được.

Năm 1955, do tác động của Bohr, Đan Mạch đã lập trung tâm nghiên cứu ở Risø để nghiên cứu việc áp dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình.

Niels Bohr kết hôn với Margrethe Nørlund năm 1912. Họ có 6 con trai, trong đó 2 người chết trẻ, còn lại 4 người là Hans Henrik Bohr, Erik Bohr, Aage Bohr (con thứ tư, tiến sĩ vật lý, giáo sư Đại học Copenhagen, giải Nobel Vật lý năm 1975) và Ernest Bohr.

Ngoài giải Nobel Vật lý, Niels Bohr còn được các phần thưởng sau:

Huân chương Hughes năm 1921 của Hội Khoa học hoàng gia London
Huân chương Franklin năm 1926 của Viện Benjamin Franklin
Huân chương Faraday lectureship năm 1930 của Royal Society
Huân chương Copley năm 1938 của Royal Society
Giải nguyên tử vì mục đích hòa bình năm 1957 của Viện Ford
Niels Bohr cũng là một trong 4 người không thuộc hoàng gia Đan Mạch được tặng thưởng huân chương hiệp sĩ Con Voi (huân chương cao quí nhất của Đan Mạch) và cũng là một trong số rất hiếm người Đan Mạch được in hình trên tiền tệ (đồng 500 kr. Đan Mạch) và trên tem thư.

Nguyên tố bohrium (số nguyên tử 107) cũng được gọi theo tên Bohr.

Niels Bohr được an táng tại nghĩa trang Assistans ở Copenhage
------------------------------------------
Hermann von Helmholtz
Sinh 31 tháng 8 năm 1821
Potsdam, Đức
Mất 8 tháng 9 năm 1894
Charlottenburg, Berlin, Đức
Nơi ở Đức
Quốc tịch Đức
Ngành Nhà vật lý và nhà sinh lý học
Nơi công tác Đại học Königsberg
Đại học Bonn
Đại học Heidelberg
Đại học Berlin
Học trường Viện Hoàng gia Friedrich-Wilhelm
Người hướng dẫn LATS Johannes Peter Müller
Các sinh viên nổi tiếng Albert Abraham Michelson

Wilhelm Wien
William James
Heinrich Hertz
Michael Pupin
Friedrich Schottky


Arthur Gordon Webster
Nổi tiếng vì Bảo toàn năng lượng
Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8, 1821 – 8 tháng 9, 1894) là một bác sỹ và nhà vật lý người Đức. Theo lời của 1911 Britannica, "cuộc đời ông từ đầu đến cuối là một người cống hiến cho khoa học, ông phải được công nhận, về mặt văn hóa, như là một trong những nhà khoa học tiên phong của thế kỉ 19."

“ Tôi cảm phục đầu óc tự do và các ý tưởng độc lập của Helmholtz ”
— Albert Einstein, August 1899[1]

Helmholtz đóng góp nhiều công trình quan trọng trong một số lãnh vực khoa học.[2] Trong sinh lý học, ông được biết đến với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm nhận âm thanh, và kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý, ông được biết đến với các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện động lực (electrodynamics), hóa nhiệt động lực (chemical thermodynamics) và về cơ sở cơ học của nhiệt động lực (thermodynamics). Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh
Helmholtz là con trai của hiệu trưởng trường Potsdam Gymnasium, Ferdinand Helmholtz, một nhà nghiên cứu ngữ văn cổ điển và triết học, và là bạn thân của nhà triết học và cũng là một nhà xuất bản tên Immanuel Hermann Fichte. Các công trình của Helmholtz bị ảnh hưởng bởi triết học của Johann Gottlieb Fichte và Immanuel Kant. Ông cố gắng theo đuổi các triết lý của họ trong các vấn đề có tính thực nghiệm như sinh lý học.

Khi còn trẻ tuổi, Helmholtz thích nghiên cứu về khoa học tự nhiên, nhưng cha ông muốn ông học về y khoa tại Charité bởi vì có học bổng cho học sinh theo học ngành y.

Helmholtz viết về nhiều đề tài bao gồm từ tuổi Trái Đất đến nguồn gốc của Thái dương hệ
Sự bảo toàn năng lượng
Tiêu bản:Các mốc thời gian của nhiệt động lực học

Công trình khoa học quan trọng đầu tiên của ông, một luận án vật lý về sự bảo toàn năng lượng viết 1847 được viết ra trong bối cảnh nghiên cứu về y học và triết học của ông. Ông khám phá ra quy luật bảo toàn năng lượng khi nghiên cứu về sự trao đổi chất của cơ bắp. Ông cố gắng diễn đạt rằng không có sự mất đi của năng lượng trong sự chuyển động của cơ bắp, bắt nguồn từ suy luận là không cần một "lực sống" nào để lay chuyển cơ bắp. Đây là sự phủ nhận phỏng đoán truyền thống của Naturphilosophie mà vào thời điểm đó là một triết lý khá phổ biến trong ngành sinh lý học Đức.

Dựa trên các công trình trước đó của Sadi Carnot, Émile Clapeyron và James Prescott Joule, ông tiên đoán một mối quan hệ giữa cơ học, nhiệt, ánh sáng, điện và từ trường bằng cách xem tất cả chúng như là sự biểu diễn của "lực" (năng lượng trong ngôn ngữ hiện đại) duy nhất. Ông xuất bản các ý tưởng của mình trong cuốn sách tựa đề Über die Erhaltung der Kraft (Về sự bảo toàn của Lực) năm 1847.

Helmholtz được nghĩ là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về cái chết nóng của vũ trụ vào năm 1854.
------------------------------------------
Pythagoras
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; tiếng Pháp: Pythagore, tiếng Anh: Pythagoras; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp thành Pytago.

Pythagoras đã chứng minh được rằng tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡng vào cuối thế kỷ 6 TCN. Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử không dễ. Pythagoras và các học trò của ông tin rằng mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.

Pythagoras sinh tại đảo Samos (Bờ biển phía Tây Hy Lạp), ngoài khơi Tiểu Á. Ông là con của Pythais (mẹ ông, người gốc Samos) và Mnesarchus (cha ông, một thương gia từ Tyre). Khi đang tuổi thanh niên, ông rời thành phố quê hương tới Crotone phía nam Ý, để trốn tránh chính phủ chuyên chế Polycrates. Theo Iamblichus, Thales, rất ấn tượng trước khả năng của ông, đã khuyên Pythagoras tới Memphis ở Ai Cập học tập với các người tế lễ nổi tiếng tài giỏi tại đó. Có lẽ ông đã học một số nguyên lý hình học, sau này là cảm hứng để ông phát minh ra định lý sau này mang tên ông tại đó.

Ngay sau khi di cư từ Samos tới Crotone, Pythagoras đã lập ra một tổ chức tôn giáo kín rất giống với (và có lẽ bị ảnh hưởng bởi) sự thờ cúng Orpheus trước đó.

Pythagoras đã tiến hành một cuộc cải cách đời sống văn hoá ở Crotone, thúc giục các công dân ở đây noi theo đạo đức và hình thành nên một giới tinh hoa (elite) xung quanh ông. Trung tâm văn hoá này có các quy định rất chặt chẽ. Ông mở riêng các lớp cho nam và nữ sinh. Những người tham gia tổ chức của Pythagoras tự gọi mình là Mathematikoi. Họ sống trong trường, không được có sở hữu cá nhân và bị yêu cầu phải ăn chay. Các sinh viên khác sống tại các vùng gần đó cũng được cho phép tham gia vào lớp học của Pythagoras. Được gọi là Akousmatics, các sinh viên đó được ăn thịt và có đồ sở hữu riêng.

Theo Iamblichus, các môn đồ Pythagoras sống một cuộc sống theo quy định sẵn với các môn học tôn giáo, các bữa ăn tập thể, tập thể dục, đọc và học triết học. Âm nhạc được coi là nhân tố tổ chức chủ chốt của cuộc sống này: các môn đồ cùng nhau hát các bài ca tụng Apollo; họ dùng đàn lyre để chữa bệnh cho tâm hồn và thể xác, ngâm thơ trước và sau khi ngủ dậy để tăng cường trí nhớ.

Lịch sử của Định lý Pythagoras mang tên ông rất phức tạp. Việc Pythagoras đích thân chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy. Văn bản đầu tiên đề cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời, trong các văn bản của Cicero và Plutarch. Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagoras vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm trước Pythagoras.

Ngày nay, Pythagoras được kính trọng với tư cách là người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd, hay đức tin Druze, cùng với Platon.

letheanh
23-11-2007, 12:39 PM
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê (1564 – 1642): Galilê là nhà thiên văn học, nhà vật lý học Italia. Lúc nhỏ gia đình nghèo, ông chưa học hết đại học, những ông vấn tự học 25 tuổi được mời làm giáo sư đại học. Đầu tiên ông đưa ra nguyên lý quán tính, khái niệm lực và gia tốc, là người mở đường cho lực học kinh điển và vật lý học thực nghiệm. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich.

Ông được người đời sau mệnh danh là “ Cha đẻ của khoa học cận đại”.

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.


Khi còn đi học Galilê là một học sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách chứng minh. Có một thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh: Dùng một sợi dây vòng thành các hình khép kín khác nhau, thị hình nào có diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời Galilê đã tìm một sợi dây vòng thành các hình như hình vuông, chữ nhật, hình tròn vv… cuối cùng ông phát hiện hình tròn là hình có diện tích lớn nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được để chứng minh quan điểm này.

Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galilê như vậy hết sức vui mừng, cổ vũ ông học toán học.

Gallilê ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm.

Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: “Các cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?"

Về sau, Galilê trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Arixtốt.

Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?

Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý,Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm.

Galilê dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: “Trưa mai mời mọi người dến tháp nghiêng pisa xem thực nghiệm về vật rơi”. Tin được truyền đi, đúng trưa ngày hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, có người chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những người phản đối ông. Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng có thằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất như nhau. Lúc đó Galilê hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thực nghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng.

Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở.

“Bịch” một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xem cùng reo lên, còn những người phản đối Galilê thì im lặng không nói gì. Thực tế mọi người nhìn thấy đã chứng minh:

Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gian rơi xuống không liên quan đến trọng lượng.
Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quả chiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc. Điều này đã nói cho biết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuống mặt đất cùng một lúc.

Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyền trên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học.

Chuyện về kính viễn vọng

Vào mùa hè một năm nọ, Galilê nhận được thư của một người bạn gửi tới, trong thư có nói rằng: “Có một người Hà Lan chế tạo được một chiếc kính rất đặc biệt, hôm qua khi đi dạo bên bờ sông tôi đã gặp ông ta. Lúc ấy bên kia bờ sông có một cô gái rất đẹp, qua ống kính tôi đã nhìn thấy cô gái ấy, khuôn mặt cô rõ mồn một cứ như cô đang đứng ngay trước mặt tôi vậy. Tôi ngạc nhiên đến reo lên, tôi nghĩ rằng mình có thể sờ tay vào cô gái được, nhưng khi tôi với tay ra thì suýt ngã xuống sông, thì ra cô gái vẫn ở mãi tận bờ sông bên kia! Vì rằng ông ta không còn chiếc kính nào nữa nên không thể mua lại cho anh được.”

Galilê đọc đi đọc lại bức thư, mừng nhảy cẫng lên, ông nói: “Tôi cũng phải làm chiếc kính như thế! Tôi muốn nhìn tận mắt khuôn mặt của những người ở phía xa , có lẽ tôi còn muốn nhìn rõ cả khuôn mặt của những vì sao trên trời cao!”

Để làm được loại kính đặc biệt này Galilê đã tìm đọc các tài liệu có liên quan, sau đó suy nghĩ tìm tòi. Một mặt ông dùng bút vẽ trên giấy, một mặt dùng máy tính để tính toán. Mất đúng một đêm, cuối cùng ông đã tìm được cách làm ra chiếc kính này. Galilê muốn làm loại kính này, ông cần mua mấy chiếc phôi thấu kính để thử làm thiết bị có thể nhìn ra được, nhưng lục túi không thấy còn đồng nào, ông nói với người làm: “Lấy áo khoác của tôi đi đặt lấy tiền đi!” Người phục vụ gái không nỡ làm như vậy, liền lấy tiền riêng của mình để mua mây miếng phôi thấu kính.

Sau khi có vật liệu để làm rồi ông liền bắt tay vào mài kính. Về tính năng của thấu kính thì Galilê quá thuộc nhưng việc mài kính là rất công phu. Ông phải mất mấy ngày mới mài được hai miếng thấu kính, một thấu kính lồi, một thấu kính lõm. Ông lấy hai ống dài một to, một nhỏ để có thể lồng vào nhau được, ông gắn hai chiếc thấu kính lên hai chiếc ống đó, lúc này chỉ còn việc điều chỉnh cự ly của hai thấu kính là có thể đưa những vật từ xa lại gần và phóng đại nó lên. Galilê nâng cái ống kính đơn giản và kỳ lạ ấy lên ngắm cây mọc phía ngoài cửa sổ, ông điều chỉnh hai chiếc ống có gắn kính tức là điều chỉnh cự ly của hai thấu kính, khi điều chỉnh đến vị trí tốt nhất, Galilê bỗng đã nhìn thấy cái cây đứng từ xa nhỏ gần lại ngay trước mắt, có cảm giác như giơ tay ra là có thể sờ thấy được. Galilê đã thành công, đã làm được loại kính có thể nhìn xa này, ông vô cùng sung sướng! Ông quyết tâm tiếp tục cải tiến loại kính này để nó có thể nhìn xa hơn. Thế là ông lại bắt đầu thiết kế, tính toán, vẽ, mài thấu kính … Qua một mùa hè phấn đấu, hệ số phóng đại của thấu kính đã tăng lên từ 3 đến 9 lần. Sau này ông lại làm ra được chiếc kính phóng đại vật thể lên gấp 33 lần, loại kính này được mọi người gọi là “kính viễn vọng”. Bởi vì nó thực sự là kính viến vọng nên cho đến nay người ta vẫn gọi nó với cái tên như vậy.

Sau khi sản xuất thành công kính viễn vọng, tin truyền nhanh đi khắp Châu Âu, đã có nhiều người bỏ tiền mua kính của ông. Vì bộ phận quan trọng nhất của kính vọng là thấu kính, nên Galilê suốt ngày đêm ngồi mài kính, tuy như vậy nhưng kính ông làm ra vẫn không đủ để bán cho người cần.

Galilê sản xuất và cải tiến kính viễn vọng đồng thời bắt đầu dùng kính viễn vọng vào ứng dụng vào quan sát bầu trời, nó đặt nền móng cho ông nghiên cứu thiên văn học sau này.

Chân lý tỏa sáng

Trên trời cao có vô vàn những vì sao, chúng xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất. Đây chính là “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ông viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”.

Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học thuyết của ông vào loại “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ”, được coi là học thuyết dị đoan. Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tòa án tôn giáo của Giáo hội gọi thẩm vẫn Galilê, Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng, cấm ông tuyên truyền cho “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” dưới mọi hình thức.

Galilê bị đả kích, nhưng ông vẫn không quên công việc nghiên cứu của mình. Tốn mất thời gian 6 năm để hoàn thành cuốn sách của mình, nội dung bàn về hai quan điểm “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” và “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Cuốn sách truyền bá tư tưởng mới, viết sinh động, khôi hài, sau khi xuất bản độc giả đã giành nhau mua hết ngay.

Những người phản đối Galilê đọc xong liền tiến hành công kích ông, nói rằng xuất bản cuốn sách này là vi phạm lệnh cấm và làm vấn đề trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.

Như vậy sách vừa ra đời được nửa năm đã bị cấm bán. Giáo hoàng đã tin vào những lời miệt thị Galilê của một số người lòng dạ hẹp hòi, tòa thánh La Mã và vương quốc Tây Ban Nha cùng phối hợp đưa ra lời cảnh cáo, loại cảnh cáo này là một biện pháp vô cùng nghiêm khắc lúc bấy giờ.

Hai tháng sau tòa án Rome gửi trát đòi Galilê đến toà án thẩm vẫn. Mặc dù đã 69 tuổi, bệnh nằm liệt giường ông vẫn bị áp giải đến Rome.

Lúc đầu, Giáo hội chỉ định để Galilê thừa nhận việc ông tuyên truyền “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” là sai lầm đồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo sau này không tuyên truyền nữa. Nhưng Galilê không nhận tội, cũng không viết giấy bảo đảm, ông nói: “Những điều tôi viết trong sách dều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng. Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi sẽ bị trừng phạt vì nói ra sự thật?”

Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, sức khỏe của Galilê đã không chịu nổi, nhưng mỗi lần thẩm vẫn ông không hề tỏ ra hối hận về việc mình làm. Vì sức khỏe quá yếu, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng. Tòa án Giáo hội thấy sức khỏe của ông thực sự không chịu nổi liền phán quyết: “Tội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý tuyên truyền học thuyết dị đoan bị cầm từ chung thân.

Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.

Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai sửa cho Galilê. Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối cùng đã có pháp quyết công bằng đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại này, tên tuổi của Galilê mãi mãi được loài người kính trọng.

http://vatly.hnue.edu.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=144