PDA

View Full Version : Vĩnh Xuân ở Việt Nam



nhaquanlipro
01-03-2008, 09:12 PM
Đầu thế kỷ 20, có một người tên là Tế Công, người đương thời thường gọi là Tài Cống hay Cống Xếnh Xáng. Ông sang Việt Nam vào khoảng 1907, tung tích được khép trong bí mật cho tới những năm của thập kỷ 40 nhiều người mới biết tới. Ông là một trong những cao nhân võ học của thế kỷ 20 với rất nhiều huyền thoại.

Tôn sư Tế Công, người được coi là tôn sư của Vịnh Xuân Việt Nam. Một thời gian khá dài Cống Xếnh Xáng bảo tiêu một số chuyến đường dài, mạn Vân Nam – Quý Châu sang ta . Trong các chuyến đi bảo tiêu và buôn bán qua biên giới, có một người Việt tháp tùng và coi đó như là học trò đầu tiên của Tài Cống. Ông có dạy một số học trò và đều là bậc thày cả. Ở Hà Nội, ông Tài Cống có truyền cho một số học trò, trong đó có 7 người gộp lại làm một lớp chính qui đầu tiên. Ngoài những người trong bức ảnh lịch sử mà anh Đỗ Tuấn còn lưu trữ được, ông Tài Cống còn dạy cho bác Ngô Sỹ Quý, một nhạc công mà sau này chi phái Vịnh Xuân của Ngô gia cũng khá phát triển ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong 15 năm trở lại đây.

Trong ảnh: người đứng cạnh ông Cống là anh con trai, người đứng đầu tiên bên trái, lớn tuổi nhất là bác Phùng (Độc Long Nhỡn) vốn cũng từng làm bảo tiêu, tính khí khảng khái, nóng như lửa, cuối đời bác có làm bảo vệ cho trường PTTH Việt Nam – Cu Ba. Bác Phùng qua đời năm 1986, thọ hơn 90 tuổi và truyền ngôi cho Đỗ Tuấn chấp chưởng, đó là một hoạ sĩ, thương binh, học trò cưng của bác. Cạnh bác Phùng là bác Lâm, bác Nghi... người đứng cuối cùng trong ảnh là bác Tiển ở 35 Gia Ngư, người đóng góp về bộ môn Vịnh Xuân nhiều nhất ở Hà Nội, vốn vóc người nhỏ bé, khuôn mặt hiền từ lại ít tuổi nhất. Có lẽ các dụng cụ tập luyện như mộc nhân, mộc thủ... xuất hiện ở Hà Nội là từ bác Phùng và bác Tiển. Trước năm 1954, bác Tiển có dạy một số môn sinh. Lớp lớn nay còn “chơi” như võ sư Phan Dương Bình, tục danh là Bình Bún không rõ do dẻo hay dính mà thành tên. Lại có giai thoại là có lần Phan tiên sinh biểu diễn Xúc cốt công thu nhỏ người chui vào nằm vừa trong cái thúng đựng bún mà thành tên (!), hai đại đệ tử được làng võ Hà Nội biết đến danh là anh Nhâm và anh Lễ, sau đó là lớp các anh sắp lục tuần như ông Sinh (con trai bác), anh Xuân Thi...

Năm 1955, tôn sư Tế Công theo dòng người di cư vào miền nam Việt Nam, ông có thu nhập thêm một số môn đồ nữa và ít năm sau qua đời. Các truyền nhân của ông Cống ở phía nam bành trướng môn phái yếu hơn phía bắc.

Lần theo dấu vết của tôn sư Tế Công môn Vịnh Xuân, tôi còn gặp được nhiều người có dính dáng đến con đường ông đi qua, lưu lại những dấu vết mà những môn sinh Vịnh Xuân đầy trân trọng.

(Huyền Tâm)

thewind_vn
15-11-2008, 03:54 PM
Hi vọng anh em nào ra Hà Nội có thời gian rảnh qua chỗ tớ vào tay vĩnh xuân nhé, đang tập ở CLB Quần Ngựa các bác ạh.
Các bạn nào có sở thích tập vx cứ call tớ nhiệt tình nhé, hi vọng mình biết gì sẽ chia sẻ cái nấy :whistle:

cheguevara
01-12-2008, 10:47 PM
tôi cũng đang học Vịnh Xuân với thầy Phan Dương Bình tức Bình Bún.Thầy năm nay đã hơn 80 tuổi mà đang vẫn còn minh mẫn lắm.Có ai muốn học với cụ thì hãy đến địa chỉ sau: tầng 3 nhà văn hóa Hàng Buồm - 84 Hàng Buồm.Tuần học 2 buổi là thứ 5 và CN ,học từ 6-8 giờ tối

TanSauNg
08-12-2008, 12:45 PM
Hầu hết các võ sư và người luyện tập môn Vĩnh Xuân, còn gọi là Vịnh Xuân đều được nghe kể về nguồn gốc của môn phái như sau: Vào thời Càn Long, quân đội Mãn Thanh hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm, là nơi các cao tăng đào tạo võ thuật cho các sư sãi, nhân sĩ, trí thức và chiến sĩ của phong trào "Phản Thanh phục Minh". Có năm cao thủ đã đột vây đào tẩu trong cuộc chiến hỏa thiêu Thiếu Lâm tự là Chí Thiện Thiền sư, Ngũ Mai Lão ni, Phùng Đạo Đức, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển.

Do võ thuật Thiếu Lâm tự đã bị bọn phản đồ tiết lộ cho quân đội Mãn Thanh, nên trên đường trốn chạy, Ngũ Mai Lão ni phải luôn luôn tìm kiếm một phương pháp chiến đấu mới để khắc chế võ thuật của kẻ địch. Tương truyền rằng khi chứng kiến một cuộc chiến đấu giữa hạc và cáo (có thuyết là giữa hạc và rắn), Ngũ Mai Lão ni đã ngộ ra một môn quyền thuật mới hiệu quả hơn quyền thuật Thiếu Lâm truyền thống. Trên đường đến vùng Vân Nam, bà đã gặp một cô gái là Nghiêm Vịnh Xuân làm nghề bán đậu phụ, sống với cha, và đang bị một tên lục lâm thảo khấu ép buộc phải cưới hắn. Bà đã dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân môn quyền thuật do bà mới sáng tạo ra. Nhờ vào môn quyền thuật này, Nghiêm Vịnh Xuân đã chiến thắng tên cướp trong một trận quyết đấu. Sau đó, Vịnh Xuân kết hôn với Lương Bác Trù, truyền dạy môn võ thuật này cho chồng, và lưu truyền dưới tên gọi Vịnh Xuân quyền. Theo thời gian, dòng Vịnh Xuân quyền của Lương Bác Trù có sự giao thoa, trao đổi với dòng Võ thuật của Hồng thuyền Hội quán của Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Đệ, Đại Hoa Diện Cẩm ..., là những người đã được chân truyền của Chí Thiện thiền sư. Sự giao thoa, kết hợp này đã tạo nên đa số các dòng Vĩnh Xuân hiện đại ngày nay. Môn Vĩnh Xuân được bắt đầu phổ biến vào khoảng 1800 - 1850, vào đời Gia Khánh nhà Thanh.

Nhưng ... xem tiếp ở đây (http://www.hanoian.com/index.php?option=com_content&task=view&id=52&Itemid=9)

ngayxua
23-12-2008, 09:07 PM
Vịnh Xuân cũng là một bộ môn đáng để học hỏi thêm, ngày trước mình cũng rất thích môn này, những vì không tìm được người truyền dạy.

nhaquanlipro
10-10-2009, 05:48 PM
Giờ tôi đang làm việc ở Thanh Hoá chắc là không có điều kiện để học hỏi Vịnh Xuân được. Tôi lang thang khắp thành phố mà không thấy bóng dáng môn phái nào cả, phong trào võ học hiện nay rất cao, rất nhiều người muôc học nhưng không biết địa chỉ học. Nếu ai ở thành phố đang tập hãy giới thiệu với những người đam mê võ thuật hãy giới thiệu cho mọi người biết. Xin cảm ơn.