PDA

View Full Version : WOW sắp có sao băng



kutekat
08-08-2008, 01:34 PM
tớ hiện thuộc tổ chức Thiên văn VN nên luôn cập nhật những thông tin hot nhất

Ông Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam) cho biết, người dân các nước thuộc khu vực bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội chứng kiến trận mưa sao băng Perseids, một trong số mưa sao băng đẹp nhất.

Trận mưa sao băng này xảy ra vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 và có tên gọi như trên là vì những sao băng xuất hiện trong trận mưa này đều xuất phát từ phía chòm sao Perseids (chòm sao Anh Tiên)

Theo ông Phường, mưa sao băng Anh Tiên là hiện tượng xảy ra hằng năm, thường bắt đầu từ ngày 23/7 và kết thúc vào ngày 22/8. Trong đó, sao băng xuất hiện nhiều trong 10 ngày (8 - 18/8), đạt cực đại vào khoảng 18 giờ 30 đến 21 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12/8. Vào thời điểm cực đại, có thể quan sát được tới 60 sao băng/giờ, thậm chí 100 sao băng/giờ. Tại Việt Nam, sao băng bắt đầu xuất hiện rải rác từ khoảng 0 giờ 30 phút ngày 13/8, sau đó tăng dần, bắt đầu đạt cực đại trong khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng trước khi mặt trời mọc. Lúc này, nhìn về phía chòm sao Anh Tiên (phía đông) là có thể được thưởng thức "bữa tiệc" sao băng ngoạn mục.

"Mưa sao băng xuất hiện khi trái đất đi xuyên qua đám mây bụi, thường là tàn dư đuôi của những sao chổi. Nguồn gốc của trận mưa sao băng Anh Tiên là do Trái đất chuyển động xuyên qua đám mây Perseids kéo dài dọc theo quỹ đạo sao chổi Swift-Tuttle (một trong những sao chổi có chu kỳ dài nhất con người biết được). Những hạt bụi trong đám mây Perseids được giải phóng từ sao chổi Swift-Tuttle, do sức hút của trái đất lao vào bầu khí quyển với vận tốc vài chục km/giây. Vì chuyển động với vận tốc lớn như vậy, chúng sẽ nén không khí ở phía trước tạo thành áp suất nén, cộng hưởng với ma sát nên bốc cháy ở độ cao từ 60 -100 km tính từ mặt đất, gây nên trận mưa sao băng" - ông Phường giải thích.
Dự báo.

Mưa sao băng Perseids năm nay khá thuận lợi cho người quan sát vì rơi vào dịp đầu tuần trăng vì thế ánh sáng của trăng sẽ không ảnh hưởng lắm đến các vệt sáng của sao băng.

Theo dự đoán trên trang web của IMO( www.imo.net )Perseids năm nay đợt cực điểm như mọi năm rơi vào khoảng 12h-> 14:30 giờ Việt Nam ngày 13-8. Các tính toán khác cho thấy có thể có các đợt cực điểm rơi vào 16h và 22h 13-8 .

Thời điểm quan sát có vẻ càng gần cực điểm thì sao băng xuất hiện càng nhiều. Do đó lý tưởng nhất là đêm 13-8 rạng 14-8.

Nguồn gốc sao băng

-Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 mỗi năm, người ta có thể đếm được đến hơn 50 sao băng trong 1 giờ. Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

-Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.

Quan sát như thế nào

Các sao băng dường như có điểm xuất phát từ chòm Perseus (Perseids hình như có nghĩa thuộc Perseus). Do đó để quan sát được các sao băng thì chòm Perseus phải ló dạng khỏi chân trời.
Sau 12 h đêm đã bắt đầu thấy chàng tráng sĩ ló dạng khỏi chân trời đông. Đến 2h sáng thì chòm Perseus đã lên rất cao hơn 30 độ , đây chính là thời điểm được khuyên là bắt đầu chú tâm vào bầu trời. Vùng trời đông sẽ là nơi các sao băng xuất hiện và tỏa đi mọi hướng. Chòm Perseus sẽ lên cao dần và bữa tiệc sao băng chỉ kết thúc khi mặt trời ló dạng.

Ngoài việc ngắm sao băng hãy quan sát sự vận chuyển của thiên cầu để thấy vùng trời sao quen thuộc cách đây vài tháng ở hướng tây vào chập tối nay đã chuyển sang hướng đông cách vài tiếng trước khi bình minh ló dạng : Orion (Tráng Sĩ), Gemini(Song Tử), Auriga (Ngự Phu), Taurus (Kim Ngưu), Canis major... Với lục giác mùa đông quen thuộc .

Cùng lúc đó hãy đi thăm gia đình thân quyến của chàng Perseus (Anh Tiên) : vợ - công chúa Andromeda (Tiên Nữ), nhạc phụ - Cepheus (Tiên Vương), nhạc mẫu - Cassiopeia (Tiên Hậu) ...

Một nhân vật không thể bỏ qua với những người yêu thiên văn : Thần chiến tranh Mars(Sao Hỏa) đang ở cạnh chòm Taurus.
Sao Hỏa sẽ ngày cành sáng hơn cho đến tháng 12 khi nó lại gần Trái Đất với độ sáng lên đời là -1.6 chỉ kém phụ vương Thần Zeus (Jupiter) một chút (-1.8)