PDA

View Full Version : SGK - Bao giờ mới hết sự độc quyền?



Kent
21-08-2008, 09:21 PM
Mới đây, giá SGK lại được nâng lên thêm 11% nữa. Nếu bạn biết rằng với hơn 150 triệu bản mỗi năm, sách giáo khoa đang chiếm 80% thị phần xuất bản sách (năm 2005). Thế nhưng, miếng bánh béo bở này chỉ "ưu ái" riêng NXB Giáo dục.

Để ra đời cuốn sách giáo khoa phải trải qua các khâu biên soạn, thẩm định và in ấn. Theo điều 29 Luật Giáo dục 2005, Bộ GD&ĐT là cơ quan duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia.
Tuy nhiên, với lý lẽ đảm bảo tính chuẩn mực của sách giáo khoa, từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT giao cả việc xuất bản cho đơn vị trực thuộc là NXB Giáo dục. Sau khi in xong, NXB Giáo dục sẽ giao sách cho các công ty sách, thiết bị trường học các tỉnh, thành (trực thuộc sở GD&ĐT).
Năm 2005, doanh thu của đơn vị này gần 870 tỷ đồng, chiếm quá nửa doanh thu của 47 NXB khác, lãi hàng chục tỷ đồng. Năm 2007 doanh thu đã tăng lên 1560 tỉ đồng tương đương với gần 100 triệu USD. Sách giáo khoa tiếp tục thay đổi xoành xoạch và người dân tiếp tục mua sách với giá cao hơn chi phí thực tế.

Em gái tớ vừa mua một bộ SGK hết gần 500k, một cái giá quá cao so với thực tế giá trị của bộ sách "dành cho quốc dân". Sự độc quyền với việc cải cách SGK liên tục đồng nghĩa với HS ko thể tận thu sách cũ và liên tục phải mua sách mới đã đè cổ toàn bộ học sinh và hưởng lợi duy nhất là NXB GD với sự độc quyền của mình mà các NXB khác ko hề được nhúng tay vào miếng bánh béo bở này.


Các chuyên gia về xuất bản đều chung nhận định, giá sách giáo khoa hiện nay không cao so với các loại sách khác, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với chi phí thực tế. Theo nguyên lý thông thường, nếu sản xuất nhiều thì giá sẽ giảm, với ngành xuất bản, ấn bản càng nhiều giá sẽ thấp đến mức "mọi người phải kinh ngạc." Nhiều NXB khẳng định, nếu có cạnh tranh, giá sách giáo khoa chắc chắn sẽ đẹp và thấp hơn hiện nay.
Giám đốc một NXB tại Hà Nội đưa ra phép tính, nếu in 500 bản giá 6 đồng/trang, 1.000 bản sẽ là 3 đồng/trang, 10.000 bản sẽ là 0,3 đồng/trang. Số lượng càng lớn, giá thành sản xuất càng hạ theo cấp số nhân. Hiện nay, thị trường sách giáo khoa luôn ổn định với số lượng khổng lồ. Ví dụ, năm học 2006-2007, cả nước có khoảng 1,5 triệu học sinh lớp 5 phải thay sách giáo khoa mới. Như vậy cùng 1 sách giáo khoa môn Toán, NXB Giáo dục sẽ ấn hành tới 1 triệu bản
Theo ông Nguyễn Kiểm Cục phó Xuất bản Bộ Văn hóa Thông tin , không nơi nào trên thế giới, xuất bản sách giáo khoa chỉ là "đặc quyền" của một NXB. Sách giáo khoa tài sản quốc gia, không phải do Bộ GD&ĐT giữ bản quyền. Khi đã là tài sản quốc gia thì không NXB nào được "độc chiếm".

Trong khi chúng ta đang làm mọi cách để chống độc quyền trong kinh tế thì một lĩnh vực liên quan đến các mầm non tương lai, những người chủ tương lai của đất nước chưa thực sự quan tâm đến. Đến khi nào chúng ta mới thực sự được hưởng những lợi ích như lời ông Kiểm nói? Bao giờ hết độc quyền SGK?

Precious Stone
22-08-2008, 10:03 AM
Khi mà Bộ GD-ĐT cho nhiều nhà xuất bản cùng tham gia công tác biên soạn, in ấn và phát hành SGK.
Nhưng có lẽ nên có chủ trương phát hành song song nhiều bộ SGK, tuỳ các trường và học sinh lựa chọn cho phù hợp. (điều này đã được bàn bạc nhiều lần nhưng ...vô ích)
Sự độc quyền này vẫn thể hiện tư duy từ thời bao cấp. NXB GD được "cưng" quá nên...

Caterpillar
17-04-2009, 09:12 PM
giá mà mấy ông lớn của nước mình chịu cải cách thì tuyệt quá! cứ đem tiền đổ xuống biển kiểu này...

kẻ xấu
17-04-2009, 09:15 PM
Híc ! thế giả sử ko có sự độc quyền nữa nhé :
2 học sinh ngồi cùng lớp 2 bộ khác nhau : sao học ?

Caterpillar
17-04-2009, 09:17 PM
cái này cũng chịu, chả bik làm sao! để gọi điện hỏi Bill Gates coi sao! :(.