PDA

View Full Version : Toàn cảnh bão số 7



Candy
02-10-2008, 04:35 PM
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay (3/10) đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ ngay 289 tỷ đồng, xuất 3.700 tấn gạo cứu đói cho 14 tỉnh bị thiệt hại đáng kể sau cơn bão số 7 và lũ quét, sạt lở đất.Thống kê đến thời điểm này của Ban chỉ đạo PCLB TW, đã có 69 chết và mất tích, trong đó do bão số 7 là 4 người và do lũ quét và sạt lở đất là 65 người, tập trung tại các tỉnh Yên Bái 51 người, Hòa Bình 2 người, Lào Cai 2 người, Phú Thọ 4 người và Nghệ An 6 người. Tổng thiệt hại ban đầu về vật chất ước tính khoảng 3.509 tỷ đồng, trong đó do bão là 3.202 tỷ đồng, do lũ và lũ quét và 307 tỷ đồng.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo PCLB TW chiều nay, có 2 vấn đề được Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý, nhắc nhở, đó là công tác dự báo thiên tai và nâng cấp, quản lý đê điều.

5 năm tới, hoàn thiện hệ thống đê biển

Con số chính thức của Ban chỉ đạo PCLB TW cho thấy, bão số 7 vừa qua đã làm thiệt hại, hư hỏng tới gần 78.000m đê biển, đê cửa sông. Trong đó, Nghệ An có số đê bị vỡ nhiều nhất với 30.000m, Nam Định 23.700m, Thanh Hóa 19.600m, Thái Bình 3.500m, Hà Tĩnh 21.700m... Hầu hết các đoạn đê xung yếu đều bị vỡ. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận xét, các tuyến đê này thường là nằm trực diện với biển, hoặc bị sóng biển trùm qua đê, đánh vào mặt bên trong của đê, gây ra vỡ. Do vậy, chúng ta phải tính toán lại kỹ thuật đắp đê và vị trí của con đê, vì ngay cả khi là đê bê tông nếu nằm trực diện với biển cũng bị đánh vỡ tan.

Do vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trước mắt, cần hàn ngay lại các đoạn đê xung yếu đã bị vỡ. Bộ Tài chính bổ sung ngay 10 tỷ đồng cho công tác hàn đê, đắp đê. Hiện kinh phí để nâng cấp đê là 10-12 tỷ đồng cho 1km2. Với khoảng 80km đê biển xung yếu, chúng ta phải chi tới 800 tỷ đồng để thực hiện công tác này. Phó Thủ tướng nhắc nhở Bộ KH-ĐT nhanh chóng trình Chính phủ phương án đầu tư cho đê, trong đó ưu tiên cho những tuyến đê xung yếu. Phấn đấu 5 năm tới, công tác tu bổ, nâng cấp các tuyến đê của Việt Nam phải được hoàn thành.

Ngoài ra, ông Lê Huy Ngọ cũng kiến nghị hỗ trợ phương tiện cho công tác PCBL. Bởi có những thiết bị hiện đại, do chưa được tập huấn, đến khi bão xảy ra các đơn vị chức năng lúng túng không biết xử lý như thế nào. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung cho công tác phòng chống thiên tai những thiết bị, công nghệ mới, như những tấm thép lớn có thể hàn lại được, hoặc sử dụng trực thăng để thả những khối bêtông lớn trong khi hàn đê nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại.

nguồn: vietnamnet

vitaminb12
02-10-2008, 04:44 PM
Khổ thật đấy, cái dải miền Trung nhà mình, không năm nào là không gánh một hai cơn bão. Mà cái đất ấy lại toàn nông dân. Bão thì thôi rồi. Đến bao giờ Quê Hương mới bớt khổ đây...

Candy
09-10-2008, 03:58 PM
quê hương chỉ bớt khổ khi và chỉ khi dân ta giàu lên. khi đó thì thiên tai cũng chẳng ảnh hưởng nhiều như thế này nữa