PDA

View Full Version : Chuyên đề: Giảng đường đại Học Việt Nam Thế Kỷ 21



A29598
08-10-2008, 11:18 PM
Sự thật nào đang diễn ra trong các trường đại học? Chúng tôi sẽ đem lại câu trả lời đó cho các độc giả qua những thước phim, bức ảnh chân thực nhất mà những phóng viên đã “đích mục sở thị” khi “vào vai” sinh viên tại một số trường đại học. Sự thật của giáo dục đại học Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 21 là gì khi vẫn còn tràn lan những giảng đường đọc chép, những giờ học buồn tẻ thậm chí là dở khóc, dở cười với những sinh viên đi muộn, coi thường giảng viên bằng cách nói chuyện, ăn uống, cười đùa trong giờ học… Rồi những cuốn giáo trình cổ lỗ đã có tuổi đời 40 năm, những phương pháp giảng dạy đổi mới được “ngụy trang” bằng những máy móc hiện đại nhưng giảng viên vẫn đọc cho sinh viên chép, vẫn áp đặt kiến thức một chiều, vẫn nghĩ vai trò của mình là ông Thánh trong lâu đài trí thức, vẫn mải mê “chạy sô” kiếm sống vài ba trường một lúc rồi bỏ rơi chất lượng nghiên cứu và giảng dạy

Kết quả xã hội phải gồng mình đón nhận những sản phẩm “lỗi”, những sản phẩm “hỏng” chỉ giỏi giết rồng nhưng không thể “tìm rồng” mà giết… Điều cảnh báo lớn hơn mà chúng tôi muốn đặt ra trong chuyên đề này, như lời lá thư một sinh viên đã thống thiết viết cho chúng tôi, là cách giáo dục lạc hậu, áp đặt như hiện tại đã, đang và sẽ giết chết những giấc mơ, những khát vọng và sự trưởng thành thành những cá nhân độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, dám lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình!

Bài 1: Thầy không lo, trò không học (http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/5784/index.viet)

Có tận mục một giờ học lớp tại chức (Kế toán K40, DK2 –ĐH Thương mại), chứng kiến những gương mặt thất thần sau ngày làm việc, tóc tai bù xù, bụng mang dạ chửa, bánh mỳ sữa tươi, ngáp dài thiếu ngủ của sinh viên nơi này mới thấm thía hết góc tối đằng sau đó.

Thời gian trước, có một đoạn băng quảng cáo được phát trên truyền hình tối tối rất được các bạn trẻ thích thú vì độ “xì tin” của nó. Ngay từ phân cảnh đầu tiên, đạo diễn đã cho phát hình một lớp học với đa phần sinh viên đang… ngủ. Thầy giáo thì ê a bài “ca rao” dài dằng dặc. Có thể đấy chỉ là sự ‘thổi phồng” của nhà quảng cáo nhưng tôi chắc rằng ý tưởng này đã được hình thành dựa trên một thực tế rất đáng buồn của giáo dục đại học nước ta hiện nay.

Trước giờ vào lớp…

Câu chuyện được bắt đầu vào một tối đẹp trời nọ. Trăng rất cao, đèn đường thì rất sáng. Và dĩ nhiên, những sinh viên tại chức, vốn đã có cả một ngày dài ở công sở rất muốn được xả “xì trét” vào bầu không khí dễ chịu ấy. Thế nên, đến lớp thật, nhưng những cuộc trò chuyện của họ đều xuýt xoa quanh cái lạnh dễ chịu, tô phở nghi ngút… ngoài đường. T – hiện đang làm tại Ngân hàng Á Châu ACB tiếc rẻ: “Giá tuần trước không nghỉ, thì hôm nay có phải được vi vu rồi không?”. Rồi quay sang một chị đang nhồm nhoàm miếng bánh mỳ bảo: “Giá được nghỉ thì thích nhỉ”...

==> Bài 1: Thầy không lo, trò không học (http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/5784/index.viet)

mom102
09-10-2008, 12:08 AM
trò nào mà như thế thì với tình hình học tín chỉ nhiều như bây giờ chỉ có ở trong trương mà học dài dài thui

hoangtuonglinhA4
09-10-2008, 03:14 AM
trò nào mà như thế thì với tình hình học tín chỉ nhiều như bây giờ chỉ có ở trong trương mà học dài dài thui

nhầm rồi em ơi. Học tín chỉ thì mới có hứng để mà học. Học niên chỉ thời kháo biểu đã sắp rồi nhưng môn không muốn học thì vẫn cứ phải ngồi vì chờ điểm danh. thui thì cứ tà tà mà học thui, Học tín chỉ thì có động lực và áp lực để mà phấn đấu ra trường sớm và còn để dc phép đăng kí thêm môn. Còn cái ĐH tại chức như trên thì không nói rôi. Toàn người đi làm rồi học. Cả ngày đi làm đã đủ mệt mỏi và uể oải lắm rồi, Mà họ còn bao nhiêu việc như chuyện gia đình,công ty....thời gian và sưc lực đâu để mà học nữa.

mom102
09-10-2008, 08:49 AM
nhầm rồi em ơi. Học tín chỉ thì mới có hứng để mà học. Học niên chỉ thời kháo biểu đã sắp rồi nhưng môn không muốn học thì vẫn cứ phải ngồi vì chờ điểm danh. thui thì cứ tà tà mà học thui, Học tín chỉ thì có động lực và áp lực để mà phấn đấu ra trường sớm và còn để dc phép đăng kí thêm môn. Còn cái ĐH tại chức như trên thì không nói rôi. Toàn người đi làm rồi học. Cả ngày đi làm đã đủ mệt mỏi và uể oải lắm rồi, Mà họ còn bao nhiêu việc như chuyện gia đình,công ty....thời gian và sưc lực đâu để mà học nữa.

học jì mà chr phải học hết nấy môn thích hay kô thích đều thế cả
nếu mà cứ học môn mình thích thì dồn các môn mình ghét lại học còn chết hơn
còn học tại chức thì phải công nhận là chả ra kí rì cả
cứ như đi chơi ấy
cuối kì các bácc lại phong bao mời thầy đi nhậu nhẹt du lịch
chẹp
mà phải công nhận
các thầy cũng cao tay
giảng mà để học sinh hiểu thì đúng là 1 thất bại
:yawn:

hoangtuonglinhA4
09-10-2008, 12:40 PM
học jì mà chr phải học hết nấy môn thích hay kô thích đều thế cả
nếu mà cứ học môn mình thích thì dồn các môn mình ghét lại học còn chết hơn
còn học tại chức thì phải công nhận là chả ra kí rì cả
cứ như đi chơi ấy
cuối kì các bácc lại phong bao mời thầy đi nhậu nhẹt du lịch
chẹp
mà phải công nhận
các thầy cũng cao tay
giảng mà để học sinh hiểu thì đúng là 1 thất bại
:yawn:

thì tại chức mà lại. Họ đi làm rồi nên mới có tiền chạy chọt lúc thi chứ SV mà cứ chạy như họ có mà chết à. Mà thầy dạy mà ai cũng hiểu thì đến lúc thi lấy ai chạy tiền cho thầy nhỉ..:hahaha:

mom102
11-10-2008, 11:03 PM
thì tại chức mà lại. Họ đi làm rồi nên mới có tiền chạy chọt lúc thi chứ SV mà cứ chạy như họ có mà chết à. Mà thầy dạy mà ai cũng hiểu thì đến lúc thi lấy ai chạy tiền cho thầy nhỉ..:hahaha:

đúng đó
nhớ câu "các thầy mà giảng cho sinh viên hiểu thì đáng là một thất bại"
nên kì này lớp em quyết ăn mì tập thể để kô ai bị học lại
quyết tâm đấy
mà kô biết có đủ để qua kô:corner: