PDA

View Full Version : Thông tin về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009



Candy
15-02-2009, 09:52 AM
Thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009




Bộ GD&ĐT quyết định chưa bỏ thi cao đẳng; đề thi Ngoại ngữ không còn phần riêng; các trường phải công khai mức học phí hằng năm; thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức theo cụm trường và các tỉnh sẽ chấm bài cho nhau...

http://www.thehe8x.net/images/content/2009/01/03/090116091121-462-905_s.jpg

* Điều chỉnh mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đối với một số trường * Chỉ tiêu tuyển mới tăng đáng kể

Chỉ tiêu tuyển sinh tăng 12%

Bộ GD-ĐT vừa công bố kế hoạch tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 với nhiều thông tin mới: tăng chỉ tiêu, điều chỉnh điểm ưu tiên, không được hạ điểm chuẩn, các trường CĐ vẫn tổ chức thi.



http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=310158
Giám thị kiểm tra thí sinh bằng hình ảnh tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM
kỳ thi ĐH, CĐ năm 2008 - Ảnh: Như Hùng



Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo ĐH, CĐ năm 2009 tăng 12%, trung cấp chuyên nghiệp tăng 17% so với năm 2008. Các cơ sở đào tạo được chủ động đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009 phù hợp với năng lực của từng cơ sở, theo định hướng sẽ đẩy mạnh đào tạo sau ĐH nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp.

Đồng thời bộ chủ trương tiếp tục phát triển quy mô đào tạo ở các trình độ, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, đào tạo theo địa chỉ, theo hợp đồng và ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn: miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục lấy tiêu chí số sinh viên quy đổi/ giảng viên quy đổi làm căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Đồng thời đưa dần tiêu chí về đất đai, diện tích cơ sở vật chất, phục vụ đào tạo vào xác định tỉ lệ tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Những cơ sở đào tạo trong hai năm 2007-2008 đã thực hiện tuyển sinh vượt quá 20% số chỉ tiêu xác định ban đầu sẽ phải đánh giá lại và kiểm tra cụ thể việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2009.

Để thí sinh chủ động lựa chọn ngành học, khối thi, trường dự thi và trường có nguyện vọng học, những ngành có quyết định giao nhiệm vụ của bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước ngày 31-1-2009 sẽ được đưa vào cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009. Đối với những ngành mở sau ngày 31-1-2009 sẽ tuyển sinh vào năm 2010.

Tỉ lệ chọi năm nay sẽ giảm?


Vẫn có đợt thi riêng cho các trường CĐ

Theo lịch thi dự kiến của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh 2009 sẽ có hai đợt thi ĐH bao gồm:

- Đợt 1: Ngày 4 và 5-7-2009 thi ĐH khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến ngày 7-7-2009.

- Đợt 2: Ngày 9 và 10-7-2009 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi văn theo đề thi khối C; khối M thi văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi văn, sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 13-7-2009.

Đối với hệ CĐ: Các trường CĐ tổ chức thi sẽ thi trong ngày 15 và 16-7-2009 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 22-7-2009).

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, hệ số K giữa số thí sinh dự thi và chỉ tiêu tuyển sinh, thường gọi là tỉ lệ chọi, có chiều hướng giảm dần qua từng năm kể từ khi bắt đầu áp dụng phương thức thi “ba chung”. Bộ GD-ĐT cho biết nếu như năm 2003, năm đầu tiên áp dụng “ba chung”, tỉ lệ chọi bình quân toàn quốc đối với hệ ĐH là 7,43 thì đến năm 2008 con số này chỉ còn là 4,98. Tương tự, tỉ lệ chọi dự thi vào hệ CĐ cũng giảm từ 5,3 năm 2003 xuống còn 2,1.

Bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT, cho rằng tỉ lệ chọi liên tục giảm từ năm 2003 đến nay. Nguyên nhân là bên cạnh việc chỉ tiêu tuyển mới hằng năm tăng lên, giải pháp “ba chung” đã tác động tích cực đến sự tự phân luồng của thí sinh sau THPT, ngày càng có nhiều thí sinh lựa chọn các trường phù hợp với năng lực học tập và khả năng của mình.

Cũng nằm trong xu hướng này, theo bà Hà, tỉ lệ chọi bình quân chung của năm 2009 sẽ tiếp tục giảm. Còn tỉ lệ chọi cụ thể của các trường/ngành vẫn giữ độ phân hóa cao nhưng cũng sẽ không có biến động đáng kể so với năm 2008. Thí sinh không nên quá phụ thuộc vào tỉ lệ chọi khi chọn trường/ngành dự thi, vì con số này không thể phản ánh sát khả năng, cơ hội trúng tuyển của thí sinh.

Nới rộng khung điểm ưu tiên

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, một số vấn đề liên quan đến phương thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh 2009 sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị thi và tuyển sinh tổ chức họp qua cầu truyền hình vào ngày 17-1.

Bộ cho biết sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “ba chung” như năm 2008, có một số điểm mới về mức điểm ưu tiên trong xét tuyển, cấu trúc đề thi...

Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh đối với các trường đóng tại các vùng dân tộc thiểu số và các trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương sẽ có thay đổi so với quy định mức chênh lệch giữa các đối tượng ưu tiên kế tiếp là 1 điểm và giữa các khu vực ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm như hiện nay. Bộ GD-ĐT dự kiến từ kỳ thi tuyển sinh 2009, đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm.

Theo Bộ GD-ĐT, quy định như vậy để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ cần thiết. Đối với các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Sau khi được thống nhất tại hội nghị tuyển sinh, quy định này sẽ được bổ sung vào quy chế tuyển sinh.

Không được hạ điểm chuẩn


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=310171
Thí sinh Trần Thị Bạch Mai (thí sinh thứ hai từ trái sang -
ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp) dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2008.
Những thí sinh thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa dự thi vào một số trường năm 2009 sẽ có nhiều lợi thế về điểm ưu tiên
- Ảnh: Như Hùng



Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 là kỳ thi có nhiều đối tượng khác nhau dự thi, trong đó có khóa học sinh đầu tiên tốt nghiệp theo chương trình THPT phân ban đại trà. Bộ GD-ĐT cho biết cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung của bộ sẽ được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử và địa lý, đề thi mỗi môn gồm hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài. Thí sinh nào làm cả hai phần riêng là phạm quy, cả hai phần riêng đều không được chấm, chỉ chấm điểm phần chung.

Riêng đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Bộ GD-ĐT cũng quy định kỳ thi tuyển sinh năm 2009 các trường xây dựng điểm trúng tuyển chung, theo khối thi hoặc theo ngành đào tạo. Căn cứ nguyên tắc và quy định chung, các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo quy định điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng. Đặc biệt, bộ tái khẳng định quy định các trường không được hạ điểm trúng tuyển trong quá trình xét tuyển.


Tuổi Trẻ

kẻ xấu
15-02-2009, 10:37 AM
Thế thanh hóa mình thuộc khu vực 2 được cộng 0.5 điểm à !!!

giamdocb12
15-02-2009, 11:02 AM
Thế thanh hóa mình thuộc khu vực 2 được cộng 0.5 điểm à !!!

Đúng thế. cộng 0.5
nhưng mà đi thi cũng ko nên ỷ lại vào nó.:comeon::comeon:

Micyarak.A5
15-02-2009, 11:10 AM
chỉ tiêu tuyển sinh tăng thì có lẽ cơ hội vào ĐH của mình cũng rộng mở hơn thì phải :|

kẻ xấu
15-02-2009, 11:53 AM
Đúng thế. cộng 0.5
nhưng mà đi thi cũng ko nên ỷ lại vào nó.:comeon::comeon:

Ỷ lại vào 0.5 điểm thì làm sao mà đậu đại học được ~> bó tay


chỉ tiêu tuyển sinh tăng thì có lẽ cơ hội vào ĐH của mình cũng rộng mở hơn thì phải :|

Tất nhiên, Khóa sau thì chỉ tiêu tăng lên con người càng lúc càng đông mà và nhiều trường đại học được mở ra để phục vụ nhu cầu này mà !
Nhưng Cơ hội vào đại học ko rộng mở hơn đâu ? Chỉ tiêu cao thì vì nhiều người, nhiều người thì số lượng người giỏi cũng nhiều ...
Nên vào thời nào thì cũng như nhau mà t hôi

vitaminb12
15-02-2009, 01:45 PM
Ỷ lại vào 0.5 điểm thì làm sao mà đậu đại học được ~> bó tay



Tất nhiên, Khóa sau thì chỉ tiêu tăng lên con người càng lúc càng đông mà và nhiều trường đại học được mở ra để phục vụ nhu cầu này mà !
Nhưng Cơ hội vào đại học ko rộng mở hơn đâu ? Chỉ tiêu cao thì vì nhiều người, nhiều người thì số lượng người giỏi cũng nhiều ...
Nên vào thời nào thì cũng như nhau mà t hôi
1 người giỏi sinh ra thì có đến 4 thằng dốt. Nói chung năm nào cũng thế, tỉ lệ được vào đại học, cao đẳng chừng 20%, tính cả vào trung cấp là 30%. Như thế nên cứ yên tâm :D
0,5 điểm tuy ko ỷ lại được, nhưng mà nhiều khi còn quý hơn vàng ấy :| Có khi ở Thanh Hóa nên bỏ +0,5 đi :D bởi vì là hs Thanh Hóa giỏi quá :D Thi ĐH toàn thủ khoa thôi. Bọn ở Hn này điều kiện thì tốt mà toàn đứa học dốt, nên + cho bọn nó 0,5 :))

giamdocb12
15-02-2009, 09:01 PM
1 người giỏi sinh ra thì có đến 4 thằng dốt. Nói chung năm nào cũng thế, tỉ lệ được vào đại học, cao đẳng chừng 20%, tính cả vào trung cấp là 30%. Như thế nên cứ yên tâm :D
0,5 điểm tuy ko ỷ lại được, nhưng mà nhiều khi còn quý hơn vàng ấy :| Có khi ở Thanh Hóa nên bỏ +0,5 đi :D bởi vì là hs Thanh Hóa giỏi quá :D Thi ĐH toàn thủ khoa thôi. Bọn ở Hn này điều kiện thì tốt mà toàn đứa học dốt, nên + cho bọn nó 0,5 :))

Lâu lâu mới thấy vitamin b12 thông minh đc tí:dazzle::dazzle:
1 người giỏi sinh ra thì có đến 4 thèng dốt:knife::knife:
có nghĩa là tui sinh ra giỏi roài nên vitaminb12,shevchenbe90,boycoj_1312 với cái con disneychannel
đều dốt đặc:whistle::whistle::whistle:

kẻ xấu
15-02-2009, 09:03 PM
1 người giỏi sinh ra thì có đến 4 thằng dốt. Nói chung năm nào cũng thế, tỉ lệ được vào đại học, cao đẳng chừng 20%, tính cả vào trung cấp là 30%. Như thế nên cứ yên tâm :D
0,5 điểm tuy ko ỷ lại được, nhưng mà nhiều khi còn quý hơn vàng ấy :| Có khi ở Thanh Hóa nên bỏ +0,5 đi :D bởi vì là hs Thanh Hóa giỏi quá :D Thi ĐH toàn thủ khoa thôi. Bọn ở Hn này điều kiện thì tốt mà toàn đứa học dốt, nên + cho bọn nó 0,5 :))

Thì 0.5 quí hơn vàng thật, nhưng của mình làm ra mới quí chứ. chứ còn được cộng vào thì nói làm gì ?
Nếu bảo dựa vào 10 điểm thì dựa ngay ;))
Thanh hóa pro nhất việt nam còn gì

Precious Stone
15-02-2009, 10:34 PM
Ở đâu chẳng có người giỏi người kém.
Dân mình, khi nói chuyện đi học, toàn nêu những tấm gương điển hình ra để nói, để tăng thêm phần thuyết phục cho cái gọi là "dân TH học giỏi lắm, TH ra HN học ĐH giỏi là đương nhiên", chẳng mấy khi bận tâm đến những vật lộn khổ sở của người học hay một số không ít người mình ra đây chỉ lê la quán nước vỉa hè.

giamdocb12
16-02-2009, 08:58 AM
Ở đâu chẳng có người giỏi người kém.
Dân mình, khi nói chuyện đi học, toàn nêu những tấm gương điển hình ra để nói, để tăng thêm phần thuyết phục cho cái gọi là "dân TH học giỏi lắm, TH ra HN học ĐH giỏi là đương nhiên", chẳng mấy khi bận tâm đến những vật lộn khổ sở của người học hay một số không ít người mình ra đây chỉ lê la quán nước vỉa hè.

Quá đúng,đâu mà chẳng có người giỏi người kém.
Mà ta định nghĩa GIỎI là như thế nào????
chẳng lẽ giỏi chỉ đơn thuần là học giỏi??/
nhiều người họ chỉ có một mặt mạnh nào đó mà vẫn thành công.
quan trọng là phải bít phát huy những ưu thế của mình.
HN có thể kém hơn mình về toán,lý,hoá
nhưng mờ về ngoại ngữ, sự năng động... thì hơn đứt mình
vì thế họ vẫn có cơ hội thành công nhiều hơn:phew::phew::phew:

blueheaven262
16-02-2009, 09:05 AM
Nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp để tiến tới kỳ thi THPT Quốc gia (dự kiến năm 2010), kỳ thi tốt nghiệp 2009 có một số điểm mới.

Theo đó, các tỉnh, thành phố tổ chức cho học sinh lớp 12 và thí sinh tự do thi theo cụm trường về thành phố, thị xã nơi có điều kiện. Mỗi cụm có ít nhất 3 trường THPT hoặc 3 trung tâm GDTX. Nếu nơi nào đi lại khó khăn không thể tổ chức thi theo cụm trường, Sở GD&ĐT phải báo cáo xin ý kiến Bộ GD&ĐT.

Mỗi cụm trường thành lập một Hội đồng coi thi, danh sách thí sinh được thiết lập theo 3 ban: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, và Ban Cơ bản. Còn tên thí sinh xếp theo thứ tự A, B, C...

Để siết chặt kỷ luật phòng thi, năm nay, giảng viên ĐH, CĐ sẽ được huy động làm giám thị trong phòng thi. Ở những nơi không thể thi theo cụm sẽ được tăng cường thanh tra và giám thị phòng thi là giảng viên. Ngoài ra, mùa thi này sẽ không còn giám thị hành lang bởi nhiệm vụ này được giao cho thanh tra Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, để việc chấm thi được nghiêm túc, Bộ GD&ĐT sẽ đổi chéo việc chấm bài thi tự luận giữa các tỉnh lân cận. Ví dụ, tỉnh A chấm thi cho tỉnh B, tỉnh B chấm cho tỉnh C... Riêng những tỉnh lớn có nhiều thí sinh có thể chấm thi cho một số tỉnh nhỏ có ít thí sinh. Bộ Giáo dục sẽ quy định cụ thể việc đổi chéo chấm thi.

Năm nay, Bộ GD&ĐT cũng thiết lập đường dây nóng để thí sinh, phụ huynh, nhân dân phản ảnh kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế thi.

Lịch thi và tuyển sinh 2009:

- Ngày 10/3 ban hành "Những điều cần biết về thi và tuyển sinh 2009".

- Ngày 10/3-10/4 các trường THPT thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi.

- Ngày 11/4-17/4 các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi mã 99.

- Ngày 30/5-5/6 thí sinh nhận giấy báo dự thi.

* Đợt 1 ngày 4-5/7 thi đại học khối A, V.
* Đợt 2 ngày 9-10/7 thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu.
* Đợt 3 ngày 15-16/7 thi cao đẳng (môn năng khiếu kéo dài đến 22/7).
- Trước ngày 1/8, các trường ĐH hoàn thành chấm thi và công bố kết quả.

Có 4 môn trắc nghiệm là Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Thời gian làm bài thi môn tự luận là 180 phút và môn trắc nghiệm là 90 phút.

blueheaven262
16-02-2009, 10:21 AM
Toàn bộ cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009
27/11/2008

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009 là tài liệu chính thức của Bộ GD-ĐT giúp giáo viên và học sinh chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới.

Môn Toán

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7 điểm)

Câu I (3 điểm):

- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số, cực trị, tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)...

Câu II (3 điểm):

- Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Bài toán tổng hợp.

Câu III (1 điểm):

Hình học không gian (tổng hợp): tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

II. Phần riêng (3 điểm):

(Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó).

1. Theo chương trình chuẩn:

Câu IV.a (2 điểm):

Nội dung kiến thức:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu V.a (1 điểm):

Nội dung kiến thức:
- Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số thực âm. Phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức D âm.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

2. Theo chương trình nâng cao:

Câu IV.b (2 điểm):

Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu V.b (1 điểm):

Nội dung kiến thức:
- Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số phức. Phương trình bậc hai với hệ số phức. Dạng lượng giác của số phức.

Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng

ax2 + bx +c
y = -------------
px+q

và một số yếu tố liên quan.

- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

Môn Vật lý

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu):

Nội dung kiến thức:

+ Dao động cơ (6 câu):
- Dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Con lắc đơn
- Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn
- Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức
- Hiện tượng cộng hưởng
- Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
- Thực hành: Chu kỳ dao động của con lắc đơn

+ Sóng cơ (4 câu)
- Sóng cơ. Sự truyền sóng. Phương trình sóng
- Sóng âm
- Giao thoa sóng
- Phản xạ sóng. Sóng dừng

+ Dòng điện xoay chiều (7 câu)
- Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R,L,C và có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
- Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
- Máy biến áp. Truyền tải điện năng
- Máy phát điện xoay chiều
- Động cơ không đồng bộ ba pha
- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp

+ Dao động và sóng điện từ (2 câu):
- Dao động điện từ. Mạch dao động LC
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ

+ Sóng ánh sáng (5 câu)
- Tán sắc ánh sáng
- Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
- Bước sóng và màu sắc ánh sáng
- Các loại quang phổ
- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X
- Thang sóng điện từ
- Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng

+ Lượng tử ánh sáng (4 câu)
- Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện
- Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
- Hiện tượng quang điện trong
- Quang điện trở. Pin quang điện
- Hiện tượng quang - phát quang
- Sơ lược về laze
- Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô

+ Hạt nhân nguyên tử (4 câu)
- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân. Độ hụt khối. Lực hạt nhân
- Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
- Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng
- Phóng xạ
- Phản ứng hạt nhân
- Phản ứng phân hạch
- Phản ứng nhiệt hạch

+ Từ vi mô đến vĩ mô
- Các hạt sơ cấp
- Hệ Mặt trời. Các sao và thiên hà.

II. Phần riêng (8 câu)
(Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu):

Chủ đề:
- Dao động cơ
- Sóng cơ và sóng âm
- Dòng điện xoay chiều
- Dao động và sóng điện từ
- Sóng ánh sáng
- Lượng tử ánh sáng
- Hạt nhân nguyên tử
- Từ vi mô đến vĩ mô

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu)

Chủ đề:
- Động lực học vật rắn
- Dao động cơ
- Sóng cơ
- Dao động và sóng điện từ
- Dòng điện xoay chiều
- Sóng ánh sáng
- Lượng tử ánh sáng
- Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
- Hạt nhân nguyên tử
- Từ vi mô đến vĩ mô

Môn Hóa học

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu):

Nội dung:
- Este, lipit (2 câu)
- Cacbonhiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (3 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ (6 câu)
- Đại cương về kim loại (3 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (6 câu)
- Sắt, crom (3 câu)
- Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (1 câu)
- Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ (6 câu)

II. Phần riêng (8 câu)
(Thí sinh học theo chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó ( A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu):

Nội dung:
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp (1 câu)
- Cacbohiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (1 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Đại cương về kim loại (1 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (1 câu)
- Sắt, crom, đồng, phân biệt một số chất vô cơ, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (2 câu)

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu):

Nội dung:
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp (1 câu)
- Cacbohiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (1 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Đại cương về kim loại (1 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (1 câu)
- Sắt, crom, đồng; phân biệt một số chất vô cơ; chuẩn độ dung dịch; hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (2 câu).

Môn Sinh học

(40 câu; thời gian làm bài: 60 phút. Trong đó, có 80% số câu chung; 20% số câu phần riêng).

Nội dung cơ bản:

+ Di truyền học (21 câu chung; mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 3 câu):
- Cơ chế di truyền và biến dị (7 câu chung, 2 câu phần riêng)
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền (8 câu chung)
- Di truyền học quần thể (2 câu chung)
- Ứng dụng di truyền học (3 câu chung, 1 câu/phần riêng)
- Di truyền học người (1 câu chung)

+ Tiến hóa: (6 câu chung; mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 2 câu)
- Bằng chứng tiến hóa (1 câu chung)
- Cơ chế tiến hóa (4 câu chung; 2 câu/phần riêng)
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (1 câu chung)

+ Sinh thái học (5 câu chung, mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 3 câu)
- Sinh thái học cá thể (1 câu chung, 1 câu phần chương trình chuẩn)
- Sinh thái học quần thể (1 câu chung, 1 câu phần riêng)
- Quần xã sinh vật (2 câu chung; 1 câu phần riêng)
- Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (1 câu chung; 1 câu phần riêng)

Môn Văn

+ Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm):

Câu I (2 điểm):

- Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN và các tác giả văn học nước ngoài.

Văn học Việt Nam:

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ 20.
- Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng.
- Tây tiến - Quang Dũng.
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu.
- Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng - Xuân Quỳnh.
- Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo.
- Người lái đò sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Vợ nhặt (Kim Lân).
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.

Văn học nước ngoài:

- Thuốc - Lỗ Tấn.
- Số phận con người (trích) - Solokhov.
- Ông già và biển cả (trích) - Hemingway.

Câu II (3 điểm):

Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

+ Phần riêng (5 điểm):

Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. (Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó).

Câu III.a (theo chương trình chuẩn):

- Nội dung kiến thức đề thi liên quan đến các tác phẩm như phần nội dung kiến thức ở câu 1.

Câu III.b (theo chương trình nâng cao):

Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh, chương trình chuẩn có thêm nội dung liên quan đến tác phẩm:
1. Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
2. Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
3. Các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân.

Môn Địa lý

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)

Câu I. (3,0 điểm)

Địa lý tự nhiên

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.
- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.
- Đất nước nhiều đồi núi.
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

Địa lý dân cư

- Đặc điểm dân số và phân bổ dân cư.
- Lao động việc làm.
- Đô thị hóa.

Câu II. (2,0 điểm)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Địa lý các ngành kinh tế

- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp).
- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

Câu III. (3,0 điểm)

Địa lý các vùng kinh tế

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.
- Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.
- Các vùng kinh tế trọng điểm.

Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố)

II. Phần riêng (2,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc IV.b).

Câu IV.a. theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn đã nêu ở trên.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Nội dung nằm trong chương trình Nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau đây:
- Chất lượng cuộc sống (thuộc phần Địa lý dân cư).
- Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần Địa lý kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
- Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần Địa lý kinh tế - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp).
- Vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần Địa lý kinh tế - Địa lý các vùng kinh tế).

+ Lưu ý: Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Các kỹ năng được kiểm tra gồm:
- Kỹ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ năm 2005 trở lại đây.
- Kỹ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước.
- Kỹ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét.

Môn lịch sử

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7,0 điểm)

Câu I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 (3,0 điểm)

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
- Các nước Đông Bắc Á
- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Các nước châu Phi và Mỹ Latinh
- Nước Mỹ
- Tây Âu
- Nhật Bản
- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX
- Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Câu II. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000 (4,0 điểm)

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930
- Phong trào cách mạng 1930-1935
- Phong trào dân chủ 1936-1939
- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2.9.1945 đến trước ngày 19.12.1946
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1973)
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975
- Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)
- Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000.

II. Phần riêng (3,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc III.b).

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)

I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1949)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
- Các nước Đông Bắc Á
- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Các nước châu Phi và Mỹ Latinh
- Nước Mỹ
- Tây Âu
- Nhật Bản
- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX
- Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930
- Phong trào cách mạng 1930-1935
- Phong trào dân chủ 1936-1939
- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2.9.1945 đến trước ngày 19.12.1946.
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)
- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965-1973)
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Việt Nam trong năm đầu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975
- Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)
- Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000

Câu III.b Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm )

I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
- Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên
- Các nước Đông Nam Á
- Ấn Độ và khu vực Trung Đông
- Các nước châu Phi và Mỹ Latinh
- Nước Mỹ
- Tây Âu
- Nhật Bản
- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX.
- Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

- Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến năm 1925
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930
- Phong trào cách mạng 1930-1935
- Phong trào dân chủ 1936-1939
- Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945)
- Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2.9.1945 đến trước ngày 19.12.1946
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960)
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1961-1965)
- Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968
- Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973).
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Việt Nam trong năm đầu Đại thắng mùa xuân năm 1975
- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)
- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Tổng kết lịch sử Việt Nam 1919 đến năm 2000

(Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
- Bộ Giáo dục và Đào tạo)

kẻ xấu
16-02-2009, 02:34 PM
cái này có ở cái quyển 16k !

quynhchi b12
18-03-2009, 08:39 PM
đề thi ĐH và CĐ năm nay, môn văn không biết có ra đè như năm ngoái gồm 2 phần: phân ban và không phân ban nữa không nhỉ?
ai biết trả lời giúp mình với. cám ơn nhiều !

giamdocb12
19-03-2009, 11:22 AM
đề thi ĐH và CĐ năm nay, môn văn không biết có ra đè như năm ngoái gồm 2 phần: phân ban và không phân ban nữa không nhỉ?
ai biết trả lời giúp mình với. cám ơn nhiều !

Văn năm nay vẫn thì 2 phần: phân ban và ko phân ban:hi::hi::hi:

quynhchi b12
19-03-2009, 01:08 PM
Văn năm nay vẫn thì 2 phần: phân ban và ko phân ban:hi::hi::hi:

:sparkling: vậy thì tốt quá, mình vẫn có thể tự ôn ở nhà được. thanks mi nhiều !

Hyt.b3
19-03-2009, 05:45 PM
Mực Tím - cách đây 1 giờ 37 phút

Trong khi thi tuyển sinh ĐH&CĐ, thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay nào? Có được dùng bảng tuần hoàn Mendeleev và Atlat địa lý không? (thanhbangdalat@..)

ADVERTISEMENT

Các máy tính cầm tay được sử dụng trong phòng thi gồm: đối với nhãn hiệu Casio có các loại: Casio fx95, fx220, fx500A, fx500MS, fx570MS, fx570ES; đối với nhãn hiệu Sharp có các loại: Sharp EL124A, EL250S, EL506W, EL509W; đối với nhãn hiệu Canon có các loại: Canon FC45S, LS153TS, F710, F720. Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng các máy tính cầm tay có tính năng tương đương các loại máy kể trên. Thí sinh không được phép sử dụng bảng tuần hoàn Mendeleev, Atlat địa lý VN.

Sự khác nhau giữa ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học? (lehangdn@yahoo)

Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống. Người học sẽ được trang bị kiến thức về qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống; có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này đẻ tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học.

CNSH là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ớ qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

giamdocb12
19-03-2009, 06:35 PM
:sparkling: vậy thì tốt quá, mình vẫn có thể tự ôn ở nhà được. thanks mi nhiều !
Mi định thi trường khác à??? trường gì vậy???
Mà nghe nói đề thi năm nay khó hơn năm ngoái:hmm::hmm:

chuduckhai
19-03-2009, 06:42 PM
:sparkling: vậy thì tốt quá, mình vẫn có thể tự ôn ở nhà được. thanks mi nhiều !

em vẫn thi mỹ thuật công nghiệp năm nay nữa à cố lên :D trường đấy toàn cái bọn ăn mặc siêu cá tính :))

giang_b9_0508
19-03-2009, 06:50 PM
cố lên Chi ah. Ah tiện thể khuyên nhg~ ai ngoan hiền định thi Ngoại Thương HN thì lên mạng coi clip Vũ trường new ftu và suy nghĩ cho kĩ. Tớ thấy hơi hối hận rùi

quynhchi b12
19-03-2009, 07:32 PM
@ Anh, giám đốc, Giang b9: cám ơn mọi người nhiều nhiều ! mình sẽ cố gắng :sparkling:

shevchenbe90
19-03-2009, 07:37 PM
Năm nay anh cũng thử thi phát cho vui nhẩy,chả biết trường nào đây,không được 25d thì học BK tiếp :))
Những lý do sau đây có thể dẫn đến việc BK mất đi 1 thằng lười.
_Lớp tài năng ĐHQGHN
_Kiểm toán or Ngân Hàng KTQD
Nhớ giờ này năm ngoái,ta cũng đi lên từ 1 thằng mù,giờ ta đi lên từ 1 thằng lười...

giamdocb12
19-03-2009, 08:46 PM
Năm nay anh cũng thử thi phát cho vui nhẩy,chả biết trường nào đây,không được 25d thì học BK tiếp :))
Những lý do sau đây có thể dẫn đến việc BK mất đi 1 thằng lười.
_Lớp tài năng ĐHQGHN
_Kiểm toán or Ngân Hàng KTQD
Nhớ giờ này năm ngoái,ta cũng đi lên từ 1 thằng mù,giờ ta đi lên từ 1 thằng lười...

Kinh wa' đấy bác. Iêm thì dự định hết năm 2 mới thi Ngoại Thương, cho nó ổn định bên này đã, nếu có trượt cũng chả sao:sweat::sweat:

DonGianLaSpam
19-03-2009, 08:53 PM
Kinh wa' đấy bác. Iêm thì dự định hết năm 2 mới thi Ngoại Thương, cho nó ổn định bên này đã, nếu có trượt cũng chả sao:sweat::sweat:

năm sau chú chấm muối đi thi DH ah :picknose::picknose: 1 mình chú đi thi ah

giamdocb12
19-03-2009, 08:57 PM
năm sau chú chấm muối đi thi DH ah :picknose::picknose: 1 mình chú đi thi ah

nói thế thôi chứ còn lâu mới bỏ thi ĐH đc bác ạ.bỏ thì lấy gì vào ĐH:dummy::dummy:

===[K]eN===
19-03-2009, 11:10 PM
Năm nay anh cũng thử thi phát cho vui nhẩy,chả biết trường nào đây,không được 25d thì học BK tiếp :))
Những lý do sau đây có thể dẫn đến việc BK mất đi 1 thằng lười.
_Lớp tài năng ĐHQGHN
_Kiểm toán or Ngân Hàng KTQD
Nhớ giờ này năm ngoái,ta cũng đi lên từ 1 thằng mù,giờ ta đi lên từ 1 thằng lười...

Hừ , anh tưởng thi lại mà dễ á ? Em hỏi anh là bây giờ anh có còn nhớ cái tích phân nó là cái gì không vậy ?
----> Xa vời , đặc biệt là với những thằng lười như anh em ta :sweat:

Thôi anh cố mà học BK đi thì hay hơn , đừng quên đi mục đích của mình anh Be ạ !!

shevchenbe90
21-03-2009, 02:00 PM
eN===;109639']Hừ , anh tưởng thi lại mà dễ á ? Em hỏi anh là bây giờ anh có còn nhớ cái tích phân nó là cái gì không vậy ?
----> Xa vời , đặc biệt là với những thằng lười như anh em ta :sweat:

Thôi anh cố mà học BK đi thì hay hơn , đừng quên đi mục đích của mình anh Be ạ !!

Chú hơi nhầm đấy,nếu đi thi sự thật là anh cần ôn mỗi hóa thôi,làm vài cái đề toán cho quen,kì 1 bọn anh học 3 quyển rồi mà 1 quyển nó bao hàm 3 năm cấp 3 :fear:
Lý thì môn sở trường,trong đó BK đang học Lý đây.
Đậu như thế nào chứ còn .... thi cho vui,cái thương hiệu BK đi xin việc nó vẫn ngon lắm.

cuncon_A1
16-04-2009, 10:42 PM
tra? bi't nam nay the' na`o chu' thj tụ lo wa' :kotowa:
thj cu? ma` thay do?i trie`n mie^n la`m da^n tinh` khon' don'

Mr.J3enKute !!
17-04-2009, 01:19 AM
kinh quá....toàn các hàng khủng.....học 1 trường đang muốn vỡ mặt ra....lại còn chơi 2 trường.....kinh đây.....chảo sắp bắt đầu tung hết cả lên rồi =))

Caterpillar
17-04-2009, 08:09 PM
dân VN mình học lý thuyết thì giỏi, chứ thực hành còn phải xem lại ( tui ko nói mấy cái thực hành lý hoá sinh gì nha)
ví dụ như học mười mấy môn cho cố vo chắc gì mai mốt đã xài tiếp? hay là lên đại học học kinh tế ra chỉ biết làm giấy tờ này nọ. chứ đi đàm phán với người ta thì có nước mà...ăn cháo