PDA

View Full Version : Bỏ thi tốt nghiệp lần 2 và lựa chọn “sống còn” của ngành g



Candy
18-02-2009, 10:38 PM
Một lựa chọn không quá khó nếu ngành giáo dục có đủ dũng khí và sự tự tin vào sức mạnh nội tại.
Năm 2009, kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 chính thức bị khai tử sau 2 năm tồn tại. Dư luận, hoặc sẵn sàng đối mặt với sự thật sẽ có khoảng gần 200 nghìn học sinh THPT trượt tốt nghiệp, hoặc đánh mất niềm tin vào việc “nói không”…

Bắt đầu từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 được thắt chặt ở mức cao nhất. Kết quả thi tốt nghiệp THPT đã lập tức sụt giảm gần 25% so với các năm trước, với tỷ lệ đỗ chỉ là 66,2%.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 được tổ chức với mục đích “cứu” hơn 30 % thí sinh rớt này. Rất nhiều công sức của các thầy cô giáo cũng như tiền của ngành giáo dục bỏ ra cho kỳ thi lần 2, vừa thể hiện tình thương đối với học trò, vừa là sự khẳng định đã đến lúc bệnh thành tích không có cơ hội quay trở lại.

Mạnh tay hay nương tay?

Năm học 2007-2008, kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục được thắt chặt bởi cuộc vận động “Hai không” nhưng tỷ lệ đỗ đã tăng so với năm trước với 75,96% học sinh THPT đỗ, tăng hơn 9%. Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 tiếp tục được tổ chức.

Nhưng, đã có “dấu hỏi” được đặt ra khi “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, tỷ lệ tốt nghiệp vẫn tăng gần 10%, đặc biệt, tại nơi vẫn được xem là “ổ” của tiêu cực và gian lận trong thi cử là khu vực bổ túc THPT, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở đây cả hai kỳ thi lần 1 và lần 2 đã tăng vọt tới 18,39% so với năm 2007.

Dư luận quan ngại “nói không” sẽ chỉ là một “cuộc chiến” nửa vời. Các tiêu cực trong thi cử ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 tái diễn một cách trắng trợn đáng ngại như thi hộ tại Hải Phòng, Khánh Hoà và Bắc Giang. Cướp đề thi trong buổi thi môn Toán tại Hội đồng coi thi Trung tâm GDTX huyện Hoằng Hoá và ở điểm thi đặt tại trường THCS Hoằng Quỳ, tỉnh Thanh Hoá.

Ngoài ra, hiện tượng cán bộ coi thi chưa làm tròn trách nhiệm, làm việc riêng trong lúc coi thi, để thí sinh sử dụng tài liệu, sử dụng điện thoại di động trong lúc đang thi; hoặc ký tên vào giấy thi và giấy nháp trước khi phát cho thí sinh… vẫn là hiện tượng có tại nhiều hội đồng.

Theo lời lãnh đạo một trường THPT ở Thanh Hoá thì việc còn tổ chức kỳ thi lần 2, tức là thí sinh vẫn còn đường lùi mà những gian lận táo tợn như vậy vẫn diễn ra thì đến lúc không còn đường lùi, không biết ngành có còn mạnh tay được trước tiêu cực trong thi cử?

Khi quyết định không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 vào năm 2009, ngành giáo dục sẽ buộc phải lựa chọn: Hoặc phải khẳng định niềm tin của dư luận bằng một tỷ lệ tốt nghiệp không có đột biến cao (tức là chỉ xấp xỉ ỡ ngưỡng trên dưới 70%); Hoặc “nương tay” với gian lận và tiêu cực để tránh “sức ép” hàng trăm nghìn thí sinh học hết THPT nhưng chưa lấy được bằng.

Bài học từ Hoa Kỳ

Một lựa chọn không quá khó nếu ngành giáo dục có đủ dũng khí và sự tự tin vào sức mạnh nội tại.

Theo TS. Nguyễn Kim Dung và ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng - Viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) thì cần khẳng định với dư luận rằng, con số đột biến thấp 66,2% học sinh tốt nghiệp THPT của năm 2007 và những năm sau này, là thể hiện thực chất chất lượng giáo dục phổ thông. Dư luận không nên lo lắng vì tỉ lệ sụt giảm này mà cần phải hướng tới những chương trình hành động cho giáo dục phổ thông nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục thực sự có hiệu quả.

Thực ra, như tại Hoa Kỳ, khi thắt chặt thi cử, quốc gia này đã phải trải qua thời gian 20 năm trong “khủng hoảng” về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT giảm liên tục từ năm 1982 đến năm 2000, ổn định và nhỉnh dần đến 2002 và đã được dư luận xã hội nước này sẵn sàng chấp nhận.

Sau đó, chương trình cải cách giáo dục liên bang Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình hành động chung trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ có tên gọi là No Child Left Behind (tạm dịch: Không một đứa trẻ nào bị bỏ sót). Chương trình hành động này có mục tiêu không để một trẻ em nào không tiếp cận được với giáo dục, cải tiến chất lượng giáo viên, gắn kết gia đình với nhà trường và phát triển tính tự chịu trách nhiệm trong nhà trường.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của Hoa Kỳ đã có cải thiện rõ rệt. 2003 đến 2004 là 75%; 2004-2005: 74,7% và 2005-2006: 89,06%.

Sau khi chương trình hành động giáo dục No Child left Behind được ban hành, mỗi bang phải có một kế hoạch triển khai khác nhau nhằm mục đích cải thiện tỉ lệ học sinh tốt nghiệp sau THPT phù hợp với tình hình của từng tiểu bang.

Theo một bảng báo cáo có tên Challenge to Lead (tạm dịch: Các thử thách cần phải vượt qua) của Cơ quan Giáo dục Miền Nam Hoa Kỳ (SREB), năm 2005 thì có 4 vấn đề chính để cải thiện tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT:

1. Đặt ra mục tiêu tốt nghiệp THPT cho tất cả các nhóm học sinh và gắn kết học sinh vào một phần hệ thống tự chịu trách nhiệm của bang.
2. Tập trung cao độ vào trình độ học sinh lớp 9.
3. Đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt những nơi có tỉ lệ tốt nghiệp thấp.
4. Thông báo rộng rãi đến gia đình học sinh những thông điệp về “sự nguy hiểm” khi tỉ lệ học sinh trượt tốt nghiệp THPT tăng lên....