PDA

View Full Version : Âm nhạc chữa lành bệnh tật



MrHuyNo1
05-02-2006, 05:24 PM
Trong các ca phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Nó cũng khiến bệnh nhân bớt lo âu sợ hãi trước và sau mổ, đẩy nhanh sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.


Vài nghiên cứu mới đây tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu, bạn không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp, đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào bệnh dường như không chịu đựng được sự dao động và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

Các nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác. Các bác sĩ vẫn khuyên thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí.

Nhạc còn giúp thư giãn, giảm thiểu lo âu, đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức. Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc. Mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

Ngày nay, nhạc trị liệu là lĩnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu, tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng. Ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, bớt lo âu sợ hãi, nhanh hồi phục sức lực. Nhiều phụ nữ nhờ thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê. Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng. Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp: giúp trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các bắp thịt chân tay; giúp người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

angel0072
18-05-2006, 12:41 PM
vậy phải tích cực nghe nhạc roài

Pisces
25-05-2006, 12:05 PM
Theo tui được bít thì nhạc cổ điển hay giao hưởng là tác dụng chữa bệnh tốt nhấtm sau đó đến nhạc pop và cuối cùng là Rock!!!---> ít tác dụng nhất

vodanh
18-07-2006, 03:23 PM
đính chính nha', rock_chẳng có tí tác dụng gì, heeeeeeeeeeeeeeee, muốn kiẻm chứng độ chính xác của tui cứ thử nghe xem có thông minh hơn tí nào ko??????? a` nhâm`, tui nghe có người nói nghe rock dễ thuộc enlish đấy, thuur xem?????

romeo thất tình
19-07-2006, 05:52 AM
Nè tui đính chính lại lần nữ nha rock phải nói là có tác dụng hơn tất cả
http://img.photobucket.com/albums/v338/umbro2389/huynhde.jpg

shevchenbe90
19-07-2006, 08:37 AM
Nghe thấy đau đầu mà cũng nghe! Thằng sevenlove này nó bị điếc đấy các bác ạ, nó có nghe thấy gì đâu mà bày đặt Rock, có mà nói róc

vuongtoan
21-06-2009, 12:45 AM
rock mới đúng là số 1, tác dụng của rock giống như thuốc phiện vậy, ai chưa từng phê rock thì chưa biết!! Thằng nào chưa biết rock thì đừng có nói bậy nhé!!

camap
14-04-2010, 01:41 AM
Rock là thể loại nhạc duy nhất mà mình nghe mãi vẫn không thông. híc
Ngoài mấy bài Rock việt nổi tiếng như : Tìm lại, tôi là ai em là ai, rêu phong... thì mình không nghe được Rock ngoại, chắc mình không có khả năng cảm thụ loại nhạc này. Với lại nghe được Rock cũng rất khó hát theo, nó quá kém ngưòi hát. Mỗi lần mình cố hát 1 bài Rock là bị mất giọng luôn và không thể nào hát tiếp mấy bài Pop hay R&B yêu thích của mình nữa. :uwaah:

hrockvn
14-04-2010, 08:57 AM
Rock là thể loại nhạc duy nhất mà mình nghe mãi vẫn không thông. híc
Ngoài mấy bài Rock việt nổi tiếng như : Tìm lại, tôi là ai em là ai, rêu phong... thì mình không nghe được Rock ngoại, chắc mình không có khả năng cảm thụ loại nhạc này. Với lại nghe được Rock cũng rất khó hát theo, nó quá kém ngưòi hát. Mỗi lần mình cố hát 1 bài Rock là bị mất giọng luôn và không thể nào hát tiếp mấy bài Pop hay R&B yêu thích của mình nữa. :uwaah:
Cái đấy gọi là ROCK hả bác ???
:dead:

camap
15-04-2010, 02:26 AM
Ồ, có thể bài Tôi là ai em là ai khá nhẹ nhàng phải không ?
Nên bạn không cho là rock chứ gì ?
Chắc hẳn bạn thích hard rock (vì nick hrockvn) phải không ? nên không phải HR thì không phải là rock ?

Ballad là các ca khúc trữ tình phải không ? Vậy sao cũng có ngưòi nói nó là rock ?

Vậy, bạn hãy cho mình một định nghĩa chính xác về rock đi ?

Giữa các thể loại nhạc có sự phân biệt rõ ràng không ? Nước nóng, cafe và đường nên để riêng sẽ ngon hơn chăng ?
-----------------------------------------
TRẺ SƠ SINH HỌC NHẠC KHI NGỦ

Trẻ sơ sinh có cảm nhận về độ cao thấp của âm nhạc ngay từ khi sinh ra. Các thí nghiệm cho thấy trẻ sơ sinh thậm chí còn cảm nhận được cả nhịp trong âm nhạc.

Cho đến bây giờ chúng ta biết rất ít về nhận thức của con người khi mới sinh ra. Mặc dù nhận thức của người trưởng thành đã được nghiên cứu sâu sắc thế nhưng con đường nhận thức của bộ não trẻ sơ sinh lại vẫn là một ẩn số.
Ẩn số đó cuối cùng cũng được lý giải phần nào nhờ dự án nghiên cứu EmCAP do EU tài trợ có sự tham gia của cả các nhà thần kinh học và các chuyên gia công nghệ âm nhạc.

Chụp não trẻ sơ sinh đang ngủ
Trong các thí nghiệm, trẻ đang ngủ được tiến hành chụp não - kỹ thuật dùng để xác định hoạt động não bộ sử dụng điện cực đặt trên da đầu.
Sau đó các em bé được cho nghe nhạc, nói chính xác hơn chỉ là trình tự các nốt nhạc đơn giản hóa, để xác định kiểu mô hình nhạy cảm đối với trẻ đồng thời để xác định xem liệu trẻ có thể dự đoán nốt nhạc nào sẽ xuất hiện tiếp theo dựa trên các nốt trước đó hay không.
Denham giải thích: “Các em bé sẽ được nghe các trình tự âm thanh mang màu sắc khác nhau, hay nói các khác là các nhạc cụ khác nhau nhưng đều ở cùng độ cao thấp. Đôi khi chúng tôi bật một âm thanh có độ cao khác biệt rồi xem hình chụp não để kiểm tra liệu em bé có thể có phản ứng phân biệt với âm thanh lạc lõng này hay không”.
Các bài kiểm tra khác cũng được tiến hành để xác định tính nhanh nhạy của trẻ đối với các kiểu giai điệu du dương nhịp nhàng.
Denham cho rằng trong khi kỹ thuật này được sử dụng nhiều năm nay đối với người trưởng thành nhằm kiểm tra khả năng phát hiện tiền ý thức những sự kiện bất ngờ của con người, thì nó lại hiếm khi được áp dụng với trẻ sơ sinh.
Lợi ích lớn của nó chính là nó có thể hiệu quả ngay cả khi cơ thể không có ý thức. Do đó dù em bé có đang ngủ cũng không phải là trở ngại.

Rock từ trong nôi
Kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên, nó cho thấy rằng trẻ sơ sinh có cảm nhận về độ cao thấp ngay từ khi sinh ra. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Các thí nghiệm cho thấy trẻ sơ sinh thậm chí còn cảm nhận được cả nhịp trong âm nhạc.
Denham nói: “Điều quan trọng là chúng ta sinh ra với bộ não luôn luôn vận động tìm kiếm các mô hình, nó nói cho chúng ta biết khi nào có sự kiện bất ngờ mà chúng ta cần học hỏi về nó”. István Winkler, người tiến hành nghiên cứu về trẻ em, kết luận rằng khả năng nói trên cho phép trẻ sơ sinh học hỏi về môi trường cũng như các nhân tố quan trọng trong đó.
Khám phá mà nghiên cứu mang lại có thể được ứng dụng trong phát triển các kỹ thuật chiếu chụp phát hiện sớm cùng với các hình thức điều trị các vấn đề thính giác liên quan đến nhận thức. Biện pháp chiếu chụp hiện được sử dụng chỉ đơn giản để xác định mức độ khó nghe của con người tương phản với các sắc thái nhận thức thực.
Denham phát biểu: “Nghiên cứu cần thiết phải xác định nguyên tắc - và mức độ các biến đổi từ nguyên tắc - để phòng ngừa chẩn đoán sai khi em bé phát triển chậm”. Nhưng cũng cần phải phát hiện ra các khiếm khuyết ngay ở giai đoạn đầu và điều trị chúng khi bộ não vẫn còn có thể uốn nắn được.

Hiểu biết mới về khả năng nhận thức âm nhạc
Nghiên cứ đồng thời mang đến hiểu biết mới về khả năng âm nhạc và mang đến lợi ích thực tế cho các chuyên gia công nghệ âm nhạc tham gia và dự án.
Henkjan Honing cho biết: ”Điều vẫn còn chưa được giải thích rõ đó là liệu khả năng âm nhạc có phải là bẩm sinh, thay vì do môi trường mang lại hay không. Rõ ràng là khả năng âm nhạc là một khả năng đặc biệt của con người, được lưu truyền qua các thế hệ cũng như các nền văn hóa”.
Mặc dù khả năng nhận diện các giai điệu âm nhạc xuất hiện từ khi mới sinh, nhận thức âm nhạc lại phát triển suốt cả đời. Tuy nhiên nhận thức âm nhạc chịu ảnh hưởng nhiều không chỉ từ kiến thức chuyên môn về âm nhạc mà còn cả kinh nghiệm nữa.
Theo Honing, “thường xuyên nghe một dòng nhạc nhất định cho phép người nghe không cần qua đào tạo chuyên môn cũng có thể trở thành chuyên gia về dòng nhạc đó”.

Máy tính mô phỏng bộ não
Các chi tiết mà thí nghiệm mang lại về con đường mà bộ não kiểm tra và điều trình dự đoán của nó khiến việc phát triển chương trình máy tính mô phỏng các quá trình này là hoàn toàn có thể.
Các nhà nghiên cứu EmCAP đã phát triển một thuật toán giống loài, về cơ bản hơi giống phần mềm thông minh có thể phát hiện sự rối loạn của các độ cao và kiểu giai điệu, khóa nhạc cũng sẽ sớm được thêm vào danh sách này.
Denham nói: “Chúng tôi đã tiến hành mô phỏng ở hai mức độ, mức độ một cạnh tranh với chức năng của bộ não và nhận thức được mô phỏng theo con đường đơn giản hóa nhưng vẫn khá chi tiết; mức độ hai biến đổi hơn để được áp dụng thực tế hơn trong hệ thống xử lý âm nhạc”.
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này chính là sự phát triển tương lai của hệ thống âm nhạc nhận thức nhân tạo có thể “nghe” được âm nhạc và viết ra bản nhạc thể hiện nhạc cụ nào chơi nốt nhạc nào. Xavier Serra cho rằng thế hệ máy xử lý âm nhạc thế hệ tới sẽ dựa trên thuật toán mô phỏng các con người xử lý âm nhạc.
Các dự án trong tương lai dựa trên nền tảng của EmCAP, bao gồm một nghiên cứu tiến hành vào tháng 3/2009 sử dụng âm thanh để phát hiện các kiểu hành vi của sinh vật sống
(Theo khoahoc.com.vn/ ScienceDaily)