PDA

View Full Version : Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp



Candy
28-03-2009, 10:41 PM
MÔN SINH HỌC

Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa.

A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC

I. Những kiến thức cơ bản

Phần V. Di truyền học

1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp protein; Điều hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể; Đột biến nhiễm sắc thể. Bài tập chương 1.

2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập chương 2.

3. Di truyền học quần thể

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập chương 3.

4. Ứng dụng di truyền học

Chọn giống vật nuôi và cây trồng; Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; Tạo giống bằng công nghệ tế bào; Tạo giống bằng công nghệ gen.

5. Di truyền học người

Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Phương pháp nghiên cứu di truyền người. Bài tập chương 5.

Phần VI. Tiến hóa

1. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lý sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại; Các nhân tố tiến hóa cơ bản; Quá trình hình thành quần thể thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới. Bài tập.

2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất

Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người.

Phần VII. Sinh thái học

1. Cá thể và Quần thể sinh vật

Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.

Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể . Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể. Bài tập.

2. Quần xã sinh vật

Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.

Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hóa ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã. Bài tập.

3. Hệ sinh thái - sinh quyển

Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường. Bài tập.

II. NHỮNG Kỹ NĂNG CƠ BẢN

1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học.

2. Kỹ năng thực hành sinh học.

3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn

4. Kỹ năng học tập: Học sinh thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học (biết thu thập, xử lý thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo).

III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Tăng cường tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn.

Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan).

Khai thác một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành và yêu cầu học sinh giải thích.

Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 (hoặc SGK Sinh học 12 nâng cao) đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh nhanh chóng có cách giải đúng khi làm bài trắc nghiệm khách quan.

B. DÀNH CHO THÍ SINH TỰ DO

Gồm các nhóm đối tượng: Thí sinh đã học chư ơng trình THPT không phân ban; Thí sinh đã học chư ơng trình THPT phân ban thí điểm.

a) Đối với thí sinh đã học ch ương trình THPT không phân ban: đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở ch ương trình hiện hành trên với kiến thức đã học tr ước đây để bổ sung những nội dung mới hoặc đã thay đổi.

b) Thí sinh đã học ch ương trình THPT phân ban thí điểm: đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở ch ương trình hiện hành với kiến thức đã học trư ớc đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi. Học sinh lựa chọn ch ương trình Nâng cao hoặc ch­ương trình Cơ bản để ôn tập cho phù hợp.

(Theo Bộ GD&ĐT)

share cho mọi người để đọc tham khảo, ko phải ai cũng có điều kiện đi học thêm ở ngoài để biết đâu :|
-----------------------------------------
MÔN ĐỊA LÍ:


Khi ôn tập cần chú trọng kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài, hạn chế ghi nhớ máy móc, biết cách sử dụng Atlat địa lý Việt Nam. Không yêu cầu phải nhớ nhiều số liệu mà cần biết cách phân tích số liệu để tìm ra kiến thức...


I. Những nội dung kiến thức cần nắm vững

Trên cơ sở nắm vững chương trình, sách giáo khoa tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập những nội dung cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa như sau:

1. Đối với học sinh học chương trình hiện hành

a) Nội dung chung cho cả chương trình Chuẩn và Nâng cao

* Về kiến thức

- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

- Địa lý tự nhiên và dân cư:

+ Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ; lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ; đặc điểm chung của tự nhiên (các thành phần của tự nhiên; đất nước nhiều đồi núi; thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông; thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; thiên nhiên phân hóa đa dạng); sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

+ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; lao động và việc làm; đô thị hóa; chất lượng cuộc sống.

- Địa lý kinh tế :

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Địa lý các ngành kinh tế: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (Đặc điểm nền nông nghiệp; Vấn đề phát triển nông nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp; Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp). Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (Cơ cấu ngành công nghiệp; Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm; Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp). Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (Giao thông vận tải và thông tin liên lạc; Thương mại, du lịch).

+ Địa lý các vùng kinh tế: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng; Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ; Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ; Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên; Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ; Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long; Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

+ Các vùng kinh tế trọng điểm

- Địa lý địa phương

* Về kỹ năng

- Kỹ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Sử dụng Atlat do NXB Giáo dục phát hành từ năm 2005 trở lại đây.

- Kỹ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước.

- Kỹ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét, giải thích.

b) Nội dung dành riêng cho chương trình Nâng cao

Ôn tập đầy đủ các nội dung kiến thức của phần chung nêu trên, ngoài ra bổ sung các nội dung sau đây: Chất lượng cuộc sống; Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước; Vốn đất và sử dụng vốn đất; Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh).

2. Đối với thí sinh tự do

Gồm các nhóm đối tượng: Thí sinh đã học chương trình THPT không phân ban; Thí sinh đã học chương trình THPT phân ban thí điểm.

a) Đối với thí sinh đã học chương trình THPT không phân ban: đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành trên với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi.

b) Thí sinh đã học chương trình THPT phân ban thí điểm: đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi. Học sinh lựa chọn chương trình Nâng cao hoặc chương trình Chuẩn để ôn tập cho phù hợp.

II. Một số điều cần lưu ý

- Nội dung ôn tập nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, bao gồm kiến thức và kỹ năng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục môn Địa lý phổ thông.

- Khi ôn tập cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện cho học sinh các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài, hạn chế ghi nhớ máy móc.

- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat địa lý Việt Nam trong học tập và làm bài thi.

- Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu học sinh phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa Địa lý lớp 12 xuất bản năm 2008, nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

thuphuong_no1
28-03-2009, 10:42 PM
Sinh, Lý, Địa
chết đứ đừ :(

Candy
28-03-2009, 10:48 PM
MÔN VẬT LÍ:

Nội dung ôn tập bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý cấp THPT, đặc biệt là lớp 12 theo chương trình chuẩn và nâng cao. Đề thi trắc nghiệm có 40 câu.


A. Mục tiêu

1. Lý thuyết:

- Nêu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lý của các khái niệm, các thuyết.

- Phát biểu được các định luật vật lý; viết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý, giải các bài tập định tính đơn giản.

- Kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

2. Bài tập:

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập dưới dạng trắc nghiệm trong chương trình.

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và những bài tập tương tự.

- Kỹ năng giải bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

B. Nội dung

Nội dung ôn tập bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý cấp THPT, đặc biệt là lớp 12 theo chương trình chuẩn và nâng cao.

Thí sinh phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH [32 câu]

Chủ đề Nội dung kiến thức Số câu
Dao động cơ · Dao động điều hòa
· Con lắc lò xo
· Con lắc đơn
· Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn
· Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức
· Hiện tượng cộng hưởng
· Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
· Thực hành: Chu kì dao động của con lắc đơn 6
Sóng cơ · Sóng cơ. Sự truyền sóng. Phương trình sóng
· Sóng âm
· Giao thoa sóng
· Phản xạ sóng. Sóng dừng 4
Dòng điện xoay chiều · Đại cương về dòng điện xoay chiều
· Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R, L, C và có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
· Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
· Máy biến áp. Truyền tải điện năng
· Máy phát điện xoay chiều
· Động cơ không đồng bộ ba pha
· Thực hành: Khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp 7
Dao động và sóng điện từ · Dao động điện từ. Mạch dao động LC
· Điện từ trường
· Sóng điện từ
· Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ 2
Sóng ánh sáng · Tán sắc ánh sáng
· Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
· Bước sóng và màu sắc ánh sáng
· Các loại quang phổ
· Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X
· Thang sóng điện từ
· Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng 5
Lượng tử ánh sáng · Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện
· Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng ? hạt của ánh sáng
· Hiện tượng quang điện trong
· Quang điện trở. Pin quang điện
· Hiện tượng quang ? phát quang
· Sơ lược về lazer
· Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô 4
Hạt nhân nguyên tử · Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân. Độ hụt khối. Lực hạt nhân.
· Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
· Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng 4
· Phóng xạ
· Phản ứng hạt nhân
· Phản ứng phân hạch
· Phản ứng nhiệt hạch
Từ vi mô đến vĩ mô · Các hạt sơ cấp
· Hệ Mặt Trời. Các sao và thiên hà
Tổng 32
II. PHẦN RIÊNG [8 câu]

A. Dành riêng cho thí sinh học theo chương trình chuẩn [8 câu]

Chủ đề Số câu
Dao động cơ 4
Sóng cơ và sóng âm
Dòng điện xoay chiều
Dao động và sóng điện từ
Sóng ánh sáng 4
Lượng tử ánh sáng
Hạt nhân nguyên tử
Từ vi mô đến vĩ mô
Tổng 8
B. Dành riêng cho thí sinh học theo chương trình nâng cao [8 câu]

Chủ đề Số câu
Động lực học vật rắn 4
Dao động cơ 4
Sóng cơ
Dao động và sóng điện từ
Dòng điện xoay chiều
Sóng ánh sáng
Lượng tử ánh sáng
Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
Hạt nhân nguyên tử
Từ vi mô đến vĩ mô
Tổng 8
(Nguồn: Bộ GD&ĐT)