PDA

View Full Version : [Tin tức] Việt Nam chi 10 tỷ đồng... chữa “bệnh thành tích” trong giáo dục



Candy
29-04-2009, 11:07 AM
(VTC News) - Học sinh Việt Nam sẽ được đánh giá bằng chương trình quốc tế (PISA - programme for international student assessment) với khoản chi phí tốn kém khoảng 10 tỷ đồng.

Thông tin trên được Bộ GD&ĐT cho biết tại buổi hội thảo “Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA)” tổ chức tại Hà Nội.


http://vtc.vn/newsimage/original/vtc_294844_thanh-tra-thi-cu-b.jpg

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA được tổ chức với quy mô toàn cầu cho học sinh ở lứa tuổi 15, đang học từ lớp 6 trở lên trong các trường phổ thông công lập và tư thục, các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên để đánh giá mức độ sẵn sàng của thanh thiếu nên lứa tuổi 15 trước khi kết thúc giáo dục bắt buộc ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển (OECD). PISA được điều hành bởi các nước OECD.

Điều tra của PISA được công bố ba năm một lần, đánh giá kiến thức và kỹ năng học sinh 15 tuổi ở các môn toán, khoa học tự nhiên, đọc hiểu và giải quyết tình huống.

Cho tới nay, đã có 63 nước tham gia, đăng ký Chương trình PISA 2009, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công. Trung Quốc mới chỉ có 1 tỉnh tham gia đánh giá thử.

Theo ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, các chuyên gia quốc tế cho rằng để tham gia chương trình này, Việt Nam cần một khoản chi phí tốn kém khoảng 110.000 EUR và kinh phí đánh giá là 400.000 USD.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) cho biết, PISA là một cú sốc với tất cả các nước, khi đưa ra kết quả “đánh thức một cách thô bạo”. Phần Lan là một nước bị sốc như vậy khi tham gia vào chương trình PISA, khi công bố về số lượng học sinh ngồi nhầm lớp.

“Đã đến lúc chúng ta phải áp dụng chương trình PISA này để khắc phục được bệnh thành tích và “khám bệnh” lại toàn diện trong ngành giáo dục” – ông Hùng nói.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long khẳng định: tham gia PISA là một cơ hội để ngành giáo dục Việt Nam thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của học sinh và cả quá trình giáo dục, từ đó có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Bộ GD&ĐT dự kiến từ tháng 5 - 9/2009, sẽ thử nghiệm tại 1 đến 2 thành phố lớn và từ tháng 9 - 12/2010 sẽ thử nghiệm tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Dự kiến chương trình PISA sẽ đưa vào thực hiện tại Việt Nam vào năm 2012.

Nhưng ko ai biết đc nó có thành công hay ko, vì luật là do con người đặt ra và con người cũng có thể lách đc luật :(

kẻ xấu
29-04-2009, 01:59 PM
10 tỷ nhưng mà hiệu quả thì cũng tốt !
Nhưng sợ ko chữa được thôi !
Khổ thân thế hệ đàn em rồi ;))