PDA

View Full Version : [Chấm bài thi tốt nghiệp] Những tác phẩm Văn "kinh điển" ... của 9x!



Candy
15-06-2009, 10:57 AM
"Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác..." - Một thí sinh đã hồn nhiên viết về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài như trên.




"Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm...!"

Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...



Có những bài văn với trí tưởng tượng quá phong phú!

1 - Sai lạc đến chết người

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất... Tây Nguyên.

2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:

- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!

- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.

- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.

- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.

- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.

- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột.

- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.

- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.

- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.

3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh

- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.

- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.

- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.

- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.

- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.

4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu

- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ."

Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".

- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".

Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!

5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia

- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."

- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.

Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."

Theo VTC news

giamdocb12
15-06-2009, 11:02 AM
có cái " trụt quần " Mỵ là hài nhất. tưởng tượng vô đối:hahaha:

000_000
15-06-2009, 11:12 AM
Cười quá đi mất . Đọc văn thế này cứ như uống thuốc bổ vậy . Buồn cười thật !!!!

Candy
15-06-2009, 11:14 AM
có j đâu. chắc là bọn này biết đậu TN rồi nên mới nghĩ ra trò để viết :))

vitaminb12
15-06-2009, 10:52 PM
tớ thích câu này :))

Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...


có j đâu. chắc là bọn này biết đậu TN rồi nên mới nghĩ ra trò để viết :))
=)) đời không thiếu gì những kẻ có đầu óc thế này đâu =)) Trường mình có khi cũng có ấy chứ =))

boycoj_1312
16-06-2009, 07:23 AM
ước j` mình dc như các ấy ;))

toonie_9x
16-06-2009, 09:39 AM
thế đã là gì ... E có một A bạn đi thi chuyên Địa ngày trước ....bác làm giáo viên trong trường nên muốn lấy bài của cháu xem nó làm thế nào , trong đề thi có câu : cao nguyên là gì ?- Bác đọc xong là mà máu sốc lên não " cao nguyên là một vùng đồng bằng phì nhiều " =)) lắm bi kịch

yldamax
16-06-2009, 10:10 AM
Ehe.Năm 2003 đợt anh mình đi thi.Thời sự đã trích nguyên một đoạn như sau:
Mị là người con gái có vẻ đẹo khêu gợi ( không phải khiêu đâu nhá ).Nhà văn thì hay thích gái đẹp.Nên Tô hoàn thích Mị là điều đương nhiên.Ehee =))

(**hbl**)
16-06-2009, 10:28 AM
:freeze:đọc cái này xong chỉ mún xỉu luôn
đúng là trí tưởng tượng của con người là vô cùng tận:freeze:

kẻ xấu
16-06-2009, 11:09 AM
Chẳng hiểu bọn này học hành kiểu gì nhỉ ;)). viết chữ còn sai chính tả nữa chứ :( chắc bọn miền núi ;))

Pisces
16-06-2009, 04:42 PM
Gớm... Hồi trước chú cũng chả viết sai chính tả đầy ra, bị chỉnh suốt ;)). Ko biết giờ đã đỡ đc bao nhiêu phần rồi mà dám chê "bọn miền núi" ;)).

Nói về việc làm bài văn của các thí sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp thì năm nào chả nói (thật ra thì cũng chỉ mới mấy năm gần đây), quá quen rồi, nên tớ cũng ko đưa ra bình phẩm gì, có điều cái đoạn này:

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm...
Ko biết là do các thầy là người trong ngành sư phạm nên đánh giá học sinh nó cũng khắt khe hơn bình thường, hay thực chất đúng là như vậy. Thực tế mà theo tớ tận mắt tận tay tiếp cận, thì ối anh chị trình độ đang đại học - sau đại học - hoặc trên đại học, vẫn sai chính tả đầy ra.

Nhớ có lần tớ viết vơ vẩn trên blog, chả hiểu thế nào đc nhiều người đọc rồi khen. Sau đấy cũng chả hiểu có chị cù bơ cù bất nào lang thang vào giở giọng chê bai... Nào là "khả năng cảm thụ văn học của người VN bây giờ quá kém" - vì khen bài tớ viết - viết về đời thường mà cũng cần lắm "văn" sao, "bài viết ko có tính chất khoa học và nghèo nàn kinh nghiệm sống" - vãi, viết blog vơ vẩn mà đòi tính khoa học rồi kinh nghiệm sống phong phú =)). Ngứa mắt quá tớ đá xoáy lại vài câu, vạch ra vài lỗi chính tả cơ bản trong cái bài ko dài lắm của chị ý... Thế là chị ý kiểu như bị chạm nọc, vào buông câu rất bề trên: "Tôi được sinh ra để làm việc với câu chữ đấy, cậu ko phải dạy [ý là làm nhà văn - nhà báo]... Chỉ là bàn phím lúc đó trục trặc nên gõ nhầm thôi..." rồi đi thẳng ko thấy quay lại =)).

Nhắc đến nhà báo mới nhớ, tuy lâu nay tớ bỏ đọc báo - tạp chí, nhưng vừa rồi mới ngó qua vài bài trên các báo, thấy rằng ngay cả những "nhà báo" viết đoạn văn cũng còn chưa thật sự chuẩn. Vì thường một đoạn văn, nó cũng như 1 bài văn, đều có câu (đoạn) mở đầu tóm tắt ý chính, những câu (đoạn) bổ trợ sau đó, và cuối cùng là câu (đoạn) kết. Trong trường hợp nếu đoạn dài quá thì có thể tách ra với việc sử dụng câu chuyển tiếp - nối tiếp giữa các đoạn. Viết lách thông thường kiểu tự sự, có thể ko cần đảm bảo chặt chẽ như thế, nhưng đã viết báo - mang tính "khoa học" như ai đó khẳn định, thì phải viết như thế. Đáng tiếc qua 1 số ít ỏi những bài báo tớ đọc đc gần đây, những đoạn (chưa nói đến bài) đáp ứng đúng yêu cầu đó là khá ít.

#Báo giấy là còn qua biên soạn kỹ lưỡng, trưởng ban biên tập duyệt rồi mới cho in đấy, chứ còn báo điện tử thì tớ ko tính tiền. Copy & paste tràn lan, nội dung lủng củng, lỗi chính tả be bét...


Thế cho nên, các thầy các cô, các bác trên bộ cứ chê lên chê xuống rồi bày ra "cải cách" này "cải cách" nọ, mà thực tế trình độ học vấn chung của người Việt Nam hiện nay như thế nào, e chả được mấy người biết. Những người lớp trước còn "chưa chuẩn" như thế, thì tớ thấy cũng ko nên trách thế hệ đi sau quá nhiều, tuy là những lỗ hổng kiến thức của các chủ nhân tương lai có size khá là to :)).

test
16-06-2009, 04:53 PM
Nhắc đến báo điện tử. Post cho các bạn cái bài này. Thật toàn lũ lá cải:
http://dantri.com.vn/c135/s135-331157/teen-ha-thanh-hao-huc-di-an-chay.htm
Teen Hà Thành háo hức đi ăn… chay



http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/2009/06/15/anchay5.JPG
Mà các bạn nam cũng... ăn chay rất ngon lành.

Nhìn thế này mà ông Dân Trí ông ấy bảo là "các bạn nam" được. Chắc tại ku Phóng viên nhìn thấy tóc ngắn. Bó tay.

Pisces
16-06-2009, 05:00 PM
Em là em mất niềm tin vào cái "cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà Nước Việt Nam" từ lâu lắm rồi ấy. Khổ cái là khoe cái đấy ra khéo người ta bảo mình "phản động", có tư tưởng hành vi "chống phá cách mạng" :">

[sD] Pz0.AnH
16-06-2009, 05:17 PM
:^o^: mình mà là giáo viên của người này chắc là shock chết mất:noo:

hoanganh_cun
16-06-2009, 08:53 PM
chào thua luôn. nhưng thực tế thì đầy. nhiều lỗi nhầm ngớ ngẩn chắc vì phao chữ nhỏ quá ko đọc đc.

leducviet
16-06-2009, 10:47 PM
pro rồi..không biết đến bao giời văn mình viết hay được như thế...Lỗ tân..Tố Hữu phải gọi bon này bằng CỤ:congratz:

nothing_4ever
17-06-2009, 09:30 PM
eo ơi, bái phục lun, đầu óc con ng VN cao siêu thật á, ko bit trường mình có ai viết văn hay thế này không nhỉ:sweat:...

chrome
17-06-2009, 09:45 PM
eo ơi, bái phục lun, đầu óc con ng VN cao siêu thật á, ko bit trường mình có ai viết văn hay thế này không nhỉ:sweat:...

coá..you...he he :heheh::heheh:
truong minh coa' đứa nào trượt tốt nghiệp hem í nhở

shevchenbe90
18-06-2009, 12:09 AM
Xời,nhớ ngày nào mình cũng "hoành tráng" bước đến phòng thi đầu óc thanh cao (thanh là sạch,tức trả có gì,cao ý nói về độ cao trên mây gió).
Dù vẫn "tự ti" về trình độ văn vẻ nhưng mình lại có sự "tự tin" khác về khả năng Overclock những vấn đề siêu tưởng...Mình đã kết nối cổ tích với hiện thực,giữa Việt Nam và thế giới mà chẳng cần một cái modem hay cable mạng nào.
Văn chương đang lai láng viết những dòng thơ thẩn,bỗng đoạn "giấc mơ của bà cụ tứ..." mình chợt bí từ..ngước mắt nhìn lên -> cô giám thị,tỉa mắt nhìn ngang thấy thanh tra.Quay sang mấy thằng bạn hiền thì đứa nào cũng nhìn mình chờ đợi,mèn ơi.
Ngồi 5p một hình ảnh chợt lóe lên,như vớ được vàng mình viết một mạch dài,hồn bay phấp phới,về nhà mới biết nổ nhầm sang giấc mơ của Cô Bé bán diêm.
Kết quả của bài văn hết sức suất chúng này là con 5 khá to,bằng tốt nghiệp Trung Bình đã chờ sẵn :D

giamdocb12
18-06-2009, 12:11 AM
nhầm chiến dịch Điện Biên Phủ với chiến dịch Hồ Chí Minh, may mà vẫn 5 điểm sử. còn văn thì, hix, chép lấy chép để vẫn 5:uwaah:

shevchenbe90
18-06-2009, 12:16 AM
Thi Lịch sử thấy rõ chuối sách sử Việt Nam,bắt nhớ đến những cái rất vớ vẩn kiểu như,bắn hạ 1816 cái máy bay =)),
Mô tả đến trận đấnh nào mình cũng "quân ta đánh quá hay,linh hoạt thông minh,chỉ huy thật tài tình,Đảng lãnh đạo vô cùng sáng suót" lặp đi lặp lại ý này độ 5-6 lần.
Các thầy các cô cho 7 điểm =))

Pisces
18-06-2009, 12:18 AM
Đùa! Tớ mà là giám khảo chấm thi các cậu tớ đánh trượt cả nút :>

haminhvan
25-11-2009, 07:31 PM
Chẳng hiểu bọn này học hành kiểu gì nhỉ ;)). viết chữ còn sai chính tả nữa chứ :( chắc bọn miền núi ;))

4rum trg` mình thiếu j` các nhân vật "tai to mặt lớn" mà lại viết sai chính tả =))

Có câu trả lời rất "hay" như thế này: "Tây Nguyên có tiềm lực kinh tế là đánh bắt thủy hải sản" =))

haidh
25-11-2009, 08:44 PM
Nhìn thế này mà ông Dân Trí ông ấy bảo là "các bạn nam" được. Chắc tại ku Phóng viên nhìn thấy tóc ngắn. Bó tay.

Hơ, bác lên tiếng cái nó sửa lại rồi kìa.
Có một thời em bức xúc lắm ,đọc bài nào sai vài lỗi chính tả cái chỉ muốn nhổ cái toẹt, nhưng giờ lớn tí rồi nên cho qua ko thèm chấp, lỗi sai khi đánh máy còn tạm thông cảm, lỗi sai do hiểu sai thì lạy luôn.
Mà nói đến Dân trí là nói đến một kiểu nhà báo mới, em tạm gọi là nhà báo salon-những trí thức có khả năng tưởng tượng phong phú đến vô hạn, chỉ cần ngồi bàn giấy salon là có thể viết ngon ơ những bài kiểu như: '
" Chị T 35 tuổi,ở Thanh Xuân HN công việc ổn định, thu nhập khá, blah blah..."
"Anh H,một doanh nhân thành đạt tại 1 công ty lớn, sau một năm làm quen anh quyết định tiến tới hôn nhân..blah blah.."

Báo điện tử giờ các cụ ấy lười lắm, may ra có bác Doãn Hoàng bên VTC News và 1 số nhà báo thật sự là chịu khó mua đường nhất.Mà cái nghề báo mặc nhiên nó phải là cái nghề phản ánh thực tế, không phải mớ giấy với thông tin phẳng phiu,mà phải cực kỳ chân thật.

kẻ xấu
25-11-2009, 09:04 PM
Híc, có khi nào người ta nói quá lên ko nhỉ ? Dù sao mình cũng tốt nghiệp cùng khóa với mình ? cũng học được 12 năm, chẳng nhẽ ko để lại trong đầu cái gì suốt 12 năm đi học. mình ko nghĩ dân trí bọn nó lại kém như thế.

minh_hg
26-11-2009, 02:18 AM
Ha ha ha nói đến báo mạng thì bây h tạp nham lắm. Những cái mọi người phản ánh đang còn là cực kì bình thường, có những cái đọc còn sốc hơn nhiều. Nhất là những cái trang tự nhận là dành cho teen ấy, đọc mới thấy những nhà báo quả là rất "tài" trong khâu tưởng tượng :sweat:

haminhvan
26-11-2009, 10:15 PM
Hơ hơ. Tình cờ lượn lờ trên mạng lại tìm đc bài này. Các bác đọc tham khảo:


Những bài thi 'lạ' môn Văn, Sử

Tham gia chấm tại nhiều trường, cô Lương Thị Thoa, cán bộ khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội nhớ nhất khi đọc bài tâm sự của một thí sinh viết cho mẹ mình.

Sau khi làm được một trang giấy, đến trang thứ hai thí sinh này bắt đầu kể lể: "Con trách mẹ đã không chăm lo đến con, nhưng đến giờ con mới biết là con đã lầm. Con đâu biết suốt 12 năm qua, mẹ luôn tần tảo, vất vả chăm lo cho con. Đến bây giờ ngồi trong phòng thi này, con hối hận thì đã muộn".

"Bài tâm sự dài hơn 3 trang, tuyệt nhiên không thấy kể về bố nên tôi đoán chắc em này gia đình cũng có hoàn cảnh. Dù vậy, tôi cũng không thể cho em điểm khá hơn vì đáp án có thang điểm rõ ràng", cô Thoa bày tỏ.
Cũng theo cô Thoa, trong lần chấm thi tại hội đồng khác, cô đã gặp một chi tiết bi hài không kém. Trong câu hỏi liên quan đến ngày toàn quốc kháng chiến, một thí sinh đã viết: "Trong đêm tối, Bác Hồ đã đạp xe đạp đến đài phát thanh để …phát động toàn quốc kháng chiến". Đến giờ giải lao, cô kể cho cả hội đồng nghe về chi tiết lạ mà mình vừa chấm nhưng không ai tin vì nghĩ "chắc cô đang đùa". Chỉ đến khi một giáo viên chấm thi ngồi cạnh cô Thoa xác nhận, cả hội đồng cười nghiêng ngả trước "tài" suy diễn của thí sinh nọ.

Thầy Văn Ngọc Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, nhiều thí sinh chỉ nắm được kết quả mà không nhớ các chi tiết trong diễn biến lịch sử nên bịa: "Quân ta thế này, quân ta thế kia. Rồi địch rút lui". Sau một hồi lan man, dông dài thí sinh khẳng định: "Ta thắng, địch thua".

Môn Văn cũng nhiều tình huống khiến giám khảo cười ra nước mắt. Thầy Đinh Văn Thiện, phó chủ nhiệm khoa Văn, thư ký hội đồng khoa Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội kể lại, tại một trường thi, cả hội đồng đã bất ngờ khi một thí sinh đã mặc định từ "đồng chí" là những người cộng sản.
Từ việc hiểu sai nghĩa, thí sinh này khẳng định: "Huấn Cao (truyện Chữ người tử tù) là một người đảng cộng sản kiên cường". Thí sinh tiếp tục "tán": "Những người cộng sản như Huấn Cao và các đồng chí của ông kiên cường chống Pháp". Đọc đến đây, cả hội đồng cười nghiêng ngả, có thầy còn đùa: "Thiếu mỗi chi tiết Huấn Cao đi họp chi bộ nữa thôi".

Nói về lỗi sai trên, thầy Thiện lý giải vì thí sinh đã không hiểu từ và không nắm vững hoàn cảnh sáng tác nên có những nhầm lẫn tai hại. "Thậm chí có em còn hồn nhiên dịch chuyển thời gian sáng tác tập thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu vào khoảng thời gian… 1937- 1946.

Nhiều thí sinh đang say sưa nói về Mị lại kể về nhân vật Đào. Chưa hài lòng, thí sinh này "cho" cả Nguyệt vào trong bài. Thế là, trong một bài viết có sự tổng hòa ba nhân vật ở các tác phẩm khác nhau, Mị (Vợ chồng A Phủ), Đào( Mùa lạc) và Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng).

Theo thầy Hà Văn Đức, Chủ nhiệm khoa văn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên ít hơn năm ngoái. Cũng theo thầy Đức, những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt lan man là "muôn thuở, không năm nào tránh khỏi". Còn thầy Đinh Văn Thiện nhận định để đạt điểm tốt môn Văn không khó. "Thí sinh không cần nói cao siêu, chỉ cần nói đúng vấn đề, hiểu tư tưởng của tác phẩm và không dập khuôn công thức theo văn mẫu là có thể đạt điểm cao", thầy Thiện cho biết.

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA04E9E/

meogirl
27-11-2009, 09:07 PM
:chuckle::chuckle: đúng là cái đồ vô học .............................

ngocminhdv
31-07-2010, 09:13 AM
có học nhưng nhận thức kém nên = vô học =)), viết như kiểu trên một phần vì muốn được lên tivi chăng

Z-Kite
31-07-2010, 01:16 PM
Đừng có nói họ thế c:angry:

"Con trách mẹ đã không chăm lo đến con, nhưng đến giờ con mới biết là con đã lầm. Con đâu biết suốt 12 năm qua, mẹ luôn tần tảo, vất vả chăm lo cho con. Đến bây giờ ngồi trong phòng thi này, con hối hận thì đã muộn".

Đây là 1 bằng chứng cho thấy dù họ đã lầm lỡ nhưng họ đã nhận ra và sửa chữa tuy đã muộn c:pudency:
Chúng ta không nên kì thị họ như vậy
Đánh kẻ chạy đi chứ k ai đánh ng chạy lại c:go: