Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Học [ Xưa và Nay ]

  1. #1
    Çr¥§†å∟ |─|ëÅr† DDT Friend
    Ngày tham gia
    09 Sep 2008
    Tuổi
    30
    Bài viết
    2,411
    Thanks
    1
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Rep Power
    56

    Mặc định Học [ Xưa và Nay ]

    1.-Mỗi buổi sáng đến trường , học sinh " ngày xưa " dậy sớm , ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường , vừa đi vừa ngắm Thanh Hóa thân yêu !
    Mỗi buổi sáng đến trường , học sinh " ngày nay " dậy sớm , ngồi bàn trang điểm , soi gương vuốt keo , chải đầu hết cả tiếng , rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo , vừa đi vừa soi trai , đá gái !
    2-Khi học sinh " ngày xưa " đi học , họ thường mang trong cặp sách vở , thước kẻ , bút chì , máy tính ... Mang tiền để đóng học hay mua những cái gì cần thiết để mà học !
    Khi học sinh " ngày nay " đi học , cái mà họ mang theo cũng là sách vở , ít khi mang bút , đến rồi mượn bạn dùng cũng được chứ ở nhà có dùng bao giờ đâu ... Họ mang theo điện thoại , Ipod , Mp3 , Mp4 ... họ mang theo máy ảnh , camera ... Họ mang tiền để còn ăn uống đàn đúm , mua thuốc lá , tài mà để hút , để họ còn trốn học đi chụp ảnh Hàn Quốc ! Rồi họ còn mang trong cặp nào tông nào phóng , nào dao kéo ... họ không làm thủ công đâu , đừng hiểu nhầm !
    3-Học sinh " ngày xưa " đến trường để thu nhận kiến thức từ giáo viên , nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú , họ đi 1 ngày đàng , học 1 sàng khôn ...(
    Học sinh " ngày nay " đến trường để thu nhận kiến thức từ các bạn cùng lớp , nghe và cùng nhau " chém gió " ...
    4-Học sinh " ngày xưa " kính trọng thầy cô giáo , và đến tận bây giờ , ông bà già tôi vẫn thường hay đi thăm thầy cô giáo cũ !
    Học sinh " ngày nay " gọi thầy cô giáo bình thường là ông / bà , ghét là thằng / con , quá đáng hơn nữa là thằng ml / con đ... !
    5-Học sinh " ngày xưa " quan niệm : Học là để xây dựng đất nứơc , xây đắp tương lai ...
    Học sinh " ngày nay " quan niệm : Học là học cho ông bà già !
    6-Tan học , học sinh " ngày xưa " luôn về nhà đúng giờ , ăn uống tại gia để chuẩn bị còn đi học thêm !
    Tan học , học sinh " ngày nay " còn phải đi lượn phố , ăn uống thì phải vào hàng quán tử tế , để lấy sức tối nay em còn đi bay ,đi bờ hồ...
    7-Học sinh " ngày xưa " chỉ biết Thanh Hoá có mái nhà yêu thương với cha mẹ , mái trường yêu thương với thầy cô ...
    Học sinh " ngày nay " thông thuộc địa lý hơn , họ còn biết Thanh Hoá có Hồ với cái Vỉa Cảm Tử , Lê Hoàn rồi Cao Thắng !!! Họ còn biết sàn nọ sàn kia ...
    8-Xét về chuyện đánh nhau , học sinh " ngày xưa " đánh nhau thì thường là Solo ... 1 vs 1 , hai thằng giải quyết giữa 1 đám đông đứng cổ vũ cho đến khi có người ra can , tách cả 2 ra !
    Ừ thế còn học sinh " ngày nay " , họ đánh nhau có bài bản , có tổ chức hơn rất nhiều ... có hẹn trước , có đội ngũ , dàn trận tử tế , có vũ khí tự phát ( chai , ghế , cốc , gạch ... ) hay vũ khí chuẩn bị kĩ ( dao , tông , phóng ... ) ... Khi họ đánh nhau thì không ai dám can , tất nhiên là như thế rồi , ngu gì ! Và kết thúc thường là 1 thằng đi viện , vài thằng đi trại !
    9-Xét về chuyện tình cảm , học sinh " ngày xưa " rất ít khi yêu nhau , có yêu thì thường bí mật , không cho ai biết . Họ thường cùng nhau đi học , giúp nhau tiến bộ ... Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng ngắm phố phường rực rỡ ánh đèn . Họ tặng nhau hoa hồng , những bản tình ca lãn mạn !
    À vầng , còn học sinh " ngày nay " họ yêu kiểu như thế này : con gái xinh thì yêu con trai giàu ! con trai xinh thì yêu con gái vừa xinh vừa giàu ! Có vẻ như Tim họ to hơn " ngày xưa " , khi cùng 1 lúc có thể yêu được vài người , thậm chí còn định nghĩa " Tim 4 ngăn thì phải yêu cùng 1 lúc 4 thằng mới chịu được " ... ! Họ thường cùng nhau đi ... nhà nghỉ , giúp nhau " sung sướng " ... Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng nhau đi lượn , đàn đúm , ăn chơi nhảy múa . Họ tặng nhau tất cả những gì có "giá trị" và có cả "trị giá" !!!
    10-Học sinh " ngày xưa " luôn có mơ ước : Thi đỗ đại học , rồi tốt nghiệp , rồi làm 1 cái gì đó lớn lao , có ích cho xã hội , có ích cho đất nước
    Nhưng học sinh " ngày nay " làm gì có những giấc mơ như vậy !!! Họ quên hết những ước mơ của họ hồi họ còn là những đứa trẻ ... họ chỉ nhớ được những giấc mơ từ " đêm qua " để sáng nay còn cầm tờ báo " Bóng Đá " trang 2 , săm soi từng con số để chiều còn ghi lô thả đề ... Họ còn xem kĩ tỉ lệ cược , bắt trận này trận kia thế nào để còn qánh bóng , fang vài quả có chết ai đâu ! Khi đã quen chủ lô , chủ bóng rồi thì chỉ cần "báo mồm" là được , cá biệt
    p.s : bài viết có sử dụng tư liệu đồng nghiệp
    ...

  2. #2
    Đại đệ tử DDT Friend
    Ngày tham gia
    30 Jan 2009
    Đang ở
    N☺ |_o\/€
    Tuổi
    28
    Bài viết
    1,263
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    53

    Mặc định Re: Học [ Xưa và Nay ]

    ttttttteeeeeeeeeeemmmmmmmm
    ầy,một sự thật ko thể chối cãi về thế hệ học sinh bjo`
    11-11
    11-03

  3. #3
    BMW 328i ĐDT Member kẻ xấu's Avatar
    Ngày tham gia
    22 Oct 2007
    Đang ở
    A, A
    Bài viết
    5,669
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Rep Power
    30

    Mặc định Re: Học [ Xưa và Nay ]

    Vớ vẩn ... đó chỉ đại đa số thôi, vẫn còn học sinh ngày nay nhưng bản chất ngày xưa như anh mà

  4. #4
    Đại đệ tử Core Member giamdocb12's Avatar
    Ngày tham gia
    14 Jan 2009
    Đang ở
    National economics university
    Bài viết
    1,492
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    54

    Mặc định Re: Học [ Xưa và Nay ]

    học để xây dựng đất nước giàu đẹp : đúng ý mình thế .
    Sống không giận không hờn không oán trách!
    Sống mỉm cười với thử thách chông gai!
    Sống vươn lên theo nhịp ánh ban mai!
    Sống chan hòa với những người chung sống!
    Sống là động nhưng lòng luôn bất động!
    Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương!
    Sống yên vui danh lợi mãi coi thường!
    Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến!

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •