120 NĂM

NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

(19/5/1890 - 19/5/2010)

○○○ CHƯƠNG I : Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên Người :



Bác ơi
Tố Hữu
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.


Bước trên một con đường dài bất tận, cầm cuốn "Tuyển tập thơ chọn lọc về Người" - Tôi bỗng nhiên sững lại, Người - Người là ai ? Tôi được học rất nhiều về Bác, từ thủa còn thơ, tôi đã được các cô giáo mẫu dạy rằng :

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"


Dần lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, được học biết bao điều hay, tôi đã biết - hiểu và thầm kính phục cũng như biết ơn công lao của Bác. Người đã dành chọn cho dân tộc này những tình cảm hơn cả "máu mủ". Cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có được cuộc sống ngày hôm nay.




Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Người đã bao lần bôn ba sóng gió trên Thế Giới, tìm đường đi cho cách mạng và chủ nghĩa xã hội của nước nhà. Với tinh thần cần cù - chịu thương - chịu khó và ham học hỏi. Người đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam qua những chặng đường gian nan cực khổ nhất. Trong ách Thống trị bần cùng hóa của thực dân Pháp và Mỹ. Bằng lòng quả cảm, Bác đã một lần nữa khẳng định ưu - quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua bản Tuyên Ngôn Độc Lập ( 2/9/1945 ) - Khẳng định nền Tự do dân chủ của nước Việt Nam. Người cũng là một người Nghệ sĩ đa tài. Với các tác phẩm nổi bật và những tập truyện, thơ, kí bằng chữ Nôm và chữ Hán. UNESCO đã chính thức công nhận Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa Thế giới.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.



(Tổng hợp bởi »--»o.O ÑgØx O.o«--« )


○○○ CHƯƠNG II : Sống - Chiến đấu - Lao động & Học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại :


Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí - Công - Vô - Tư

Sáng tạo - Ham học hỏi



Những đức tính quý báu của một con người đều tụ hội trong nhân cách và phẩm chất vị lãnh tụ cao quý của dân tộc Việt Nam.

Nói về Bác người ta không thể không nhắc đến lòng hiếu học của một con người xuất thân từ một gia đình thuần nông, giản dị. Những tác phẩm, những câu truyện về Bác với tinh thần học hỏi trên khắp Thế giới đã không còn xa lạ với mỗi người. Tinh thần đó đã giúp khơi sáng nguồn sống của cả một dân tộc sắp rơi vào vực sâu khe thắt.



Học và làm báo với Bác Hồ


Không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất, suốt cả cuộc đời, Bác đã là một nhà báo, là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam...

Với 150 bút danh, Bác là tác giả hàng ngàn bài báo. Phong cách viết báo của Bác là một tấm gương sáng ngời tư tưởng và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân: dùng báo chí làm vũ khí đấu tranh cách mạng; viết báo là để tuyên truyền, vận động cách mạng; viết báo cho quảng đại quần chúng cùng đọc, văn phong giản dị, chính xác, trong sáng...





Tranh châm biếm trên báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc vẽ

Trích:
Sự nghiệp của nhà báo Nguyễn Ái Quốc tồn tại song song với sự nghiệp cách mạng của người,có thể tóm tắt như sau :

Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình lao động, học hỏi và giác ngộ cách mạng, Bác bắt đầu quan tâm đến một phương tiện thông tin phổ biến, nhiều tác dụng là báo chí. Cuối năm 1917, khi trở lại Pháp, tuy vốn ngôn ngữ chưa đủ để viết báo nhưng với tinh thần quyết tâm cao, Bác tự học tiếng và học làm báo.
Ngày 28/6/1919, Hội nghị các nước thắng trận trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất khai mạc tại Versailles. Thay mặt những Việt kiều, Bác viết và gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là bài viết nổi tiếng đầu tiên của Bác được cơ quan ngôn luận Đảng Xã hội Pháp đăng dưới nhan đề "Quyền các dân tộc". Trong bài này, mạnh bạo đưa ra 8 yêu sách thiết thực, Bác đấu tranh đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền độc lập tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, trong đó có cả quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí...
Năm 1921, Bác (với tên Nguyễn ái Quốc) cùng một số chính khách thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa và năm 1922 lập ra tờ Le Paria (Người cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội. Le Paria thể hiện tinh thần đoàn kết và giải phóng con người, số đầu xuất bản ngày 1/4/1922. Nguyễn ái Quốc trở thành nòng cốt của tờ báo: vừa là biên tập viên chính, vừa là phóng viên, nhiếp ảnh viên kiêm việc tổ chức, quản lý, phát hành và Bác đã viết tới 38 bài cho báo này. Bác còn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời Sống Công Nhân và sau đó đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm 1925. Tất cả các sách báo trên Nguyễn Ái Quốc đều thể hiện tinh thần yêu nước và tố cáo Tội ác của Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin được tất cả các thủy thủ Việt Nam bí mật mang về nước góp phần nâng cao ý thức chính trị của quần chúng ND

Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, được bầu vào Ban chấp hành, sau đó ở lại Liên Xô nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin về Cách Mạng tháng 10 Nga thể hiện sự hiểu biết bằng việc viết bài cho các báo Sự Thật, Thư tín quốc tế
Tháng 7 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại Hội Quốc tế Cộng sản lần 5 trình bày bản tham luận về
Chiến Lược giải phóng dân tộc ở thuộc địa, nhấn mạnh sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân ở nước thuộc địa khẳng định quyền lãnh đạo là giai cấp công nhân, mối quan hệ cách mạng thuộc địa và chính quốc
Tháng 11 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu, Trung Quốc,Tháng 6 năm 1925 thành lập hội Vỉệt Nam cách mạng thanh niên. xuất bản tuần báo
Thanh Niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội, số đầu tiên ra đời 21/6/1925.Bác hướng tôn chỉ mục đích của tờ báo vào nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ, vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên phải đoàn kết đứng lên cứu nước, cứu nhà, tự đem sức ta mà giải phóng cho ta.
Tháng 12/1926, Bác lập ra báo Công nông cho giai cấp công nhân và nông dân nước ta. Tháng 1/1927, báo Lính kách mệnh (tiền thân của báo Quân đội nhân dân ngày nay) dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng cũng được Bác sáng lập. Các báo này đều xuất bản chủ yếu bằng tiếng Việt và còn có cả một số tin, bài bằng tiếng Hán, Pháp, Anh..., hình thức mới mẻ mà gần gũi, nội dung phong phú nhưng luôn bám sát các chủ trương, mục tiêu cách mạng.
Tháng 1/1941 Bác về nước, chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8 thành lập Mặt trận Việt Minh, cho ra tờ báo Việt Nam độc lập từ năm 1941 và báo Cứu quốc từ năm 1942. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951, Bác chỉ đạo thành lập báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng. Ngoài sáng lập, tổ chức hoạt động, Bác còn còn là cộng tác viên nhiệt tình của nhiều tờ báo lớn. Chỉ riêng với báo Nhân dân, từ số 1 ngày 11/3/1951 đến số 5526 ngày 1/6/1969, Bác đã gửi tới và được đăng 1205 bài viết với 23 bút danh khác nhau.

Thời gian làm chủ tịch Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Bác viết báo biểu dương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua kháng chiến, kiến quốc, xây dựng con người mới, bài trừ thói hư, tật xấu...
Bác dạy chúng ta viết báo là để cho nhân dân đọc, trong đó công nông chiếm đa số, trình độ học vấn chưa cao, nên bài viết phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu; không nên viết theo lối “bác học”, sính dùng chữ nghĩa cầu kỳ, sáo rỗng, vay mượn, lạm dụng từ ngữ nước ngoài...






Trong một chuyến về thăm bà con nông dân ngoại thành Hà Nội đang vào mùa gặt rộ, đông đảo nữ sinh trường Trưng Vương về lao động giúp dân, Bác động viên các học sinh: ”Các cô tiểu thư Hà Nội lao động có thành tích thì chú nhà báo nầy (Bác chỉ phóng viên báo Thủ Đô) sẽ viết tin đăng lên báo của thành phố, Bác đọc báo, sẽ khen thưởng các tiểu thư”. Bác quay sang dặn nhà báo: ”Chú viết đầy đủ, không được để sót. Bác bảo chú viết đầy đủ, chứ không phải viết dài. Bài viết dài thì ai cũng ngán đọc”.
Năm 1948, trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Bác đến thăm nhà máy cơ khí Hà Nội, dừng lại chăm chú xem tờ báo tường của cán bộ, công nhân nhà máy. Bác chỉ tay vào bài báo nhan đề “Ngày mai trời lại sáng” và hỏi một người đứng gần: “Thành phố giải phóng đã mấy năm rồi?”. Có người thưa rằng đã gần bốn năm, Bác liền nói: “Thế thì bài báo nầy viết không đúng. Trời đã sáng lâu rồi, sao lại phải đến ngày mai. Vậy hiện giờ là đêm tối à?”.
Một lần khác, Bác đến thăm khu triển lãm Vân Hồ, dừng lại xem ảnh tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên trên báo Thủ Đô, Bác hỏi bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch thành phố: ”Tấm ảnh nầy tốt. Nhưng sao lại không để tên người chụp?”. Bác nói thêm: ” Báo chí, nhất là báo hằng ngày phải có nhiều ảnh tư liệu để khi cần là có thể dùng ngay. Đăng ảnh phải đề rõ tên người chụp hoặc ghi là lấy ở đâu”...
Một lần dự họp Quốc hội, nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước, nêu những con số tăng phần trăm “so với trước”, Bác mỉm cười hỏi một cán bộ lãnh đạo ngồi cạnh: “Chẳng so với trước thì so với sau à?”. Bài học về những thời điểm cụ thể, không chung chung trong báo chí được Bác truyền thụ như thế.


Phẩm chất cao quý của Bác


Nêu cao trách nhiệm xã hội về bài báo mình viết, khi nào Bác cũng rất cẩn trọng, đắn đo suy nghĩ từng nội dung, từng ý tứ, từng câu chữ sao cho quần chúng nhân dân hiểu và quan tâm đọc. Những ngày đầu viết báo, muốn có một bài báo tốt, Bác phải sửa đi, sửa lại nhiều lần, lúc đầu viết dài, sau ngắn dần, rút ngắn đến mức tối đa, nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ những nội dung quan trọng, cần thiết, thể hiện bằng văn phong ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ. Đã thành thói quen, kể cả lúc làm Chủ tịch nước, viết xong một bài báo, Bác thường đem đọc cho những người xung quanh kể cả nhân viên phục vụ nghe, góp ý kiến; thấy chỗ nào có người không hiểu hoặc hiểu chưa đúng thì Bác sửa ngay.
Năm 1949, Tổng bộ Việt Minh mở lớp học viết báo cách mạng đầu tiên ở nước ta mang tên Lớp Báo chí Huỳnh Thúc Kháng. Trong thư gửi lớp học, Bác viết:
”Có thể ví dụ rằng, ba tháng nay, các bạn đã học cửu chương. Còn muốn giỏi các phép tính, thì cần phải học nữa, phải học mãi. Học ở đâu, học với ai? Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng. Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại, là các bạn chưa thành công”.
Bác đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo. Ngày 17/8/1952, trong buổi nói chuyện tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở rừng Việt Bắc, Bác nêu rõ 4 vấn đề cơ bản trước những cán bộ báo chí: "Viết cho ai? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào?" và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn đề đó. Bác luôn khẳng định giá trị to lớn của báo chí: "Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, lãnh đạo...", "Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời...".
Bác ân cần căn dặn: ”
Muốn viết báo thì cần: gần gũi quần chúng, ít nhất phải biết một thứ tiếng nước ngòai, luôn luôn gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ...”.

Suốt hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí, Bác để lại một sự nghiệp đồ sộ. Trên 2.000 bài viết với 53 bút danh khác nhau của Bác đã được đăng ở nhiều báo trong, ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh... với chủ đề đa dạng, sinh động; văn phong vừa độc đáo vừa gần gũi, dễ hiểu, luôn chiếm được sự mến mộ của bạn đọc. Bác là người khai sinh, thực hiện, định hướng, bảo trợ, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bác còn đưa ra các tư tưởng, phương pháp báo chí mới mẻ, tiến bộ mà phù hợp với phong trào báo chí cách mạng, báo chí hiện đại trên thế giới. Bác không những là một lãnh tụ chính trị kiệt xuất, một danh nhân văn hoá đáng khâm phục, mà còn thực sự là một nhà báo vĩ đại.


( Tổng hợp bởi : __Nhóc__ )

○○○ CHƯƠNG II : Bác Hồ - Một tình yêu bao la :

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,
cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam.
Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa,
Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà.
Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng,
Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương.
Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.
Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất

trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư
mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam.
Bác đem ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh,
Bác đem mùa xuân về mang hoa đẹp cho đời.
Bác như bài dân ca ru em bé vào đời,
Bác như vì sao sáng sáng giữa trời bao la,
như cánh chim không mỏi bay khắp trời quê hương,
xin khắc sâu ơn Người trong tâm hồn Việt Nam







Nguồn: 2T