Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    21 May 2006
    Đang ở
    nhà
    Bài viết
    12
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    59

    Cool Cận thị - nên biết một chút !

    Giờ đi ngoài đường không lúc nào là không thấy các em đeo kính. Cận thì có 2 loại: 1, cận thị học đường, và cận thị bẩm sinh ( sinh ra đã bị cận thị )cận thì học đường thì chiếm tỉ lệ nhiều hơn bẩm sinh, một số điều về cận thị học đường mà chắc hẳn nhiều bạn không biết:
    - cận thị học đường không vượt quá -7diop, còn cận thị bẩm sinh thì trên -7 diop, và có thể lên đến -10 -> -20diop
    - cận thị học đường không khỏi được đâu, mọi người nói là giờ cận sau viễn thế là ..hòa, thế nhưng trên thực tế,..... không khỏi, chỉ là cận thị nhìn gần tốt, nhìn xa kém, thế nên về già đọc báo thì người cận thị nhìn tốt hơn người bị viễn thị ( viễn thị nhìn gần kém, nhìn xa rõ hơn)
    - giờ khoa học đã có phương pháp là dùng lare kết quả tốt đạt 99.9 %, và có 1 % là biến chứng,nhưng phương pháp này giúp cho chúng ta nhì rõ hơn, không phải đeo kính, không chữa được bệnh cận thị.nghĩa là những thay đổi cấu trúc bên trong mắt do bênh cận thì không hết được. phương pháp này là gọt bớt phần giác mạc ở mắt, làm cho sự hội tụ hình ảnh và đúng võng mạc.
    Lần sửa cuối bởi ngayxua, ngày 13-10-2006 lúc 10:08 PM.

  2. #2
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Red face Cận thị - nên biết một chút !

    Định nghĩa



    Cận thị là một tật hội tụ thị giác khiến mắt nhìn mờ vật ở xa .

    Tên gọi khác: Tật nhìn gần
    Nguyên nhân và nguy cơ

    Người cận thị nhìn rõ vật ở gần trong khi lại nhìn mờ vật ở xa. Hậu quả là một số người cận thị có khuynh hướng nheo mắt khi nhìn vật ở xa. Đặc điểm này là nguồn gốc của từ ‘cận thị’ (myopia), xuất phát từ hai từ Hy lạp: myein có nghĩa là nhắm, và ops có nghĩa là mắt.

    Người cận thị có thể đọc bảng đo mắt Jaeger dễ dàng (bảng Jaeger là bảng đọc gần), nhưng khó khăn đọc bảng đo mắt Snellen (bảng đo mắt nhìn xa). Thị trường mờ do hình ảnh thấy được hội tụ ở phía trước thay vì hội tụ ngay trên võng mạc.

    Điều này xảy ra khi độ dài vật lý của mắt lớn hơn độ dài quang học. Vì lẽ đó, tật cận thị thường tăng nhanh ở trẻ đang lớn trong tuổi đến trường hay tuổi thiếu niên và vẫn tăng trong những năm còn phát triển nên cần thay đổi mắt kính hay kính tiếp xúc thường xuyên. Diễn tiến của tật cận thị dừng lại khi quá trình phát triển hoàn tất trong những năm đầu của lứa tuổi đôi mươi.

    Tật cận thị gặp ở cả nam lẫn nữ như nhau, và những người có tiền sử gia đình cận thị có thể bị mắc nhiều hơn. Ngoài tật cận thị, mắt hoàn toàn tốt, nhưng ở một số nhỏ người cận thị bị một dạng của thoái hoá võng mạc.

    Triệu chứng


    Nhìn mờ hay nheo mắt khi cố nhìn vật ở xa (trẻ con thường không đọc được trên bảng đen, nhưng có thể đọc sách dễ dàng)

    - Mỏi mắt
    - Nhức đầu (ít gặp)
    - Dấu hiệu và khám
    - Nhìn rõ nét cả ở xa (bảng Snellen) và gần (bảng Jaeger)
    - Nghiệm pháp khúc xạ để có thể cho đúng chỉ định đeo kính
    - Kiểm tra thị lực nhìn màu để xem xét khả năng bị mù màu
    - Đèn khe khám các cấu trúc phía trước của mắt
    - Đo áp lực dịch trong mắt
    - Khám võng mạc

    Điều trị

    Tật cận thị có thể dễ dàng khắc phục bằng cách dùng mắt kính hoặc kính tiếp xúc, các kính này sẽ chuyển điểm hội tụ về võng mạc. Có một số phẫu thuật tái tạo giác mạc nhằm chuyển điểm hội tục ở phía trước võng mạc về trên võng mạc.

    Rạch giác mạc hình nan hoa là phẫu thuật phổ biến trong thời gian vừa qua. Hiện nay đa số phẫu thuật này đã được thay bằng phẫu thuật LASIK tái tạo giác mạc bằng laser excimer. Muốn biết thêm thông tin, xin xem bài “ phẫu thuật mắt bằng LASIK” trong trang web www.bacsigiadinh.com của chúng tôi

    Tiên lượng

    Điều quan trọng là chẩn đoán sớm tật cận thị, để trẻ tránh những thiệt thòi về xã hội, giáo dục do không thấy rõ khi nhìn xa.

    Biến chứng

    - Biến chứng liên quan đến sử dụng kính tiếp xúc (có thể nhiễm trùng và loét giác mạc)
    - Biến chứng do laser khi điều chỉnh thị lực ít gặp, nhưng nếu bị có thể nặng nề.
    - Hiếm gặp: Người cận thị có thể bong hay thoái hoá giác mạc.

    Hãy hẹn đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu người bị cận thị thấy hoa mắt, các điểm nhảy múa, hay đột ngột mất một phần thị trường.

    Phòng ngừa

    Không có cách ngừa bệnh cận thị. Đọc sách và xem Tivi không gây cận thị. Trong quá khứ người ta đề xuất điều trị bằng nhỏ giọt làm giãn mắt để làm chậm tiến triển tật cận thị ở trẻ em, nhưng không được chứng minh có hiệu quả.

    Sử dụng mắt kính hay kính tiếp xúc không ảnh hưởng lên tiến triển bình thường của cận thị trong lứa tuổi đang phát triển – chúng chỉ đơn thuần tập trung ánh sáng để người cận thị có thể nhìn vật ở xa rõ ràng mà thôi.
    Lần sửa cuối bởi ngayxua, ngày 13-10-2006 lúc 10:09 PM.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  3. #3
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Cool Cận thị - nên biết một chút !

    Nhiều người còn thờ ơ với bệnh cận thị

    Khoa khúc xạ Bệnh Viện Mắt TP HCM đã tiến hành một cuộc khảo sát trên gần 5.200 học sinh lớp 1, 6 và 10. Kết quả là 25% học sinh mắc tật cận thị, nhưng chỉ có 8% đeo kính, và chỉ có 30% trong số ấy được đeo kính đúng với tình trạng của mắt.



    Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Hải Yến - Trưởng khoa khúc xạ của Bệnh viện mắt TP HCM - kết quả trên chứng tỏ rằng không chỉ các em học sinh mà ngay cả các bậc cha mẹ cũng rất ít quan tâm về tật cận thị và tác hại của nó. Trên thực tế, nhiều học sinh mắc phải tật cận thị từ rất sớm, nhưng không biết. Còn phụ huynh lại cho rằng cận thị là do di truyền, cho nên bệnh thường được phát hiện muộn.

    Phụ huynh của em Huỳnh Kim Liên - học sinh lớp 6 - phát hiện ra con mình bị cận khi mắt cháu đã lên đến 3,5 diop. Chị xót xa nói: "Lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm. Khi thấy cháu đọc truyện cứ đưa sách vào sát mắt lại tưởng cháu muốn xem kỹ nhữnh hình ảnh trong sách truyện. Vả lại họ hàng hai bên không có ai bị cận thị. Sau thấy cháu cứ kêu mỏi mắt và nhức đầu tôi mới lấy làm lạ và đưa đi khám".

    "Điều này rất đáng lo ngại", bác sĩ Hải Yến nói. Bởi nếu không phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời từ khi mới khởi phát, tật cận thị có thể gây ra các biến chứng như nhược thị, lé... Người đã bị nhược thị hay lé thì thị lực không thể phục hồi như cũ. Dù có áp dụng tất cả các biện pháp điều trị tiên tiến nhất, kể cả phẫu thuật thì thị lực chỉ có thể đạt tối đa ở mức 7/10. "Đáng nói là những trường hợp bị lé, sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn khi đến tuổi trưởng thành. Mà những trường hợp bị biến chứng thì rất nhiều", bác sĩ nhấn mạnh.

    Cũng theo kết quả khảo sát trên của Bệnh viện mắt TP HCM, tỷ lệ học sinh bị mắc tật cận thị ở các trường chuyên là rất cao, có trường lên tới gần 80%. Ở các trường không chuyên tỷ lệ là gần 48%. Còn theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Và tỷ lệ cận thị tăng lên theo cấp học. Điều kiện học tập, sinh hoạt càng tốt tỷ lệ học sinh bị tật cận thị càng tăng, bởi số học sinh nội thành bị tật cận thị chiếm 30%, gấp hơn 2 lần học sinh ngoại thành.

    Trung tâm Sức khỏe Lao động và Môi trường trực thuộc Sở Y tế TP HCM cùng Bệnh viện Mắt từng phát động chương trình "Chăm sóc mắt học đường", với các hoạt động như dán panô, áp phích, tổ chức các buổi dạy ngoại khóa về các phương pháp chăm sóc cơ bản về mắt... Nhưng theo bác sĩ Trần Quốc Hưng - cán bộ y tế học đường của Trung tâm - thì công việc chỉ mới dừng lại ở mức tuyên truyền và đây cũng chỉ là biện pháp "hy vọng phụ huynh, học sinh và thầy cô quan tâm hơn đến các vấn đề về mắt". Cũng theo ông Hưng thì: "Bên giáo dục không chủ động được vì không biết về y tế. Ngay cả quy định khám mắt định kỳ, cũng có trường thực hiện được, có trường không vì thiếu kinh phí". Thậm chí ngay cả "Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em cũng chưa quan tâm đến vấn đề này", bà Trương Ngọc Hoa, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban, cũng thừa nhận.

    Bác sĩ Hải Yến cho biết, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy một số yếu tố nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ cận thị trong cộng đồng là: Điều tiết mắt quá mức do làm việc; học tập bằng mắt nhiều trong môi trường thiếu ánh sáng; hoặc làm việc trong khoảng cách quá gần trong thời gian dài...

    Bác sĩ cũng cho hay, việc vệ sinh thị giác là rất quan trọng trong việc hạn chế tật cận thị ở trẻ. Ngoài ra cần cho trẻ ngồi học với bàn ghế vừa với kích cỡ, khoảng cách từ mắt đến sách tốt nhất là 30-40 cm. Cho trẻ học ở nơi đủ ánh sáng. Không nên cho trẻ chơi trò chơi điện tử quá lâu. Không nên bỏ qua những dấu hiệu không bình thường về mắt của trẻ. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu như đã nêu trên cần lập tức đưa trẻ đến chuyên khoa khúc xạ để được các bác sĩ chuẩn đoán và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Quan trọng nhất là nên đưa trẻ đi khám thị lực định kỳ 6 tháng một lần.

    Những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc tật cận thị:

    - Trẻ ngồi thật gần, hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem tivi.
    - Thường hay dụi mắt mặc dù không buồn ngủ.
    - Trẻ hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.
    - Không thích các hoạt động liên quan đến thị giác gần và xa như tô màu hay chơi ném bóng.
    - Đối với trẻ đang đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo chữ khi đọc. Thậm chí kết quả học tập bị giảm sút đột ngột.

    :compu: :kinh: :kinh:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  4. #4
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Lightbulb Chữa khỏi cận thị bằng “xoa mắt, tập nhìn xa”?

    Chữa khỏi cận thị bằng “xoa mắt, tập nhìn xa”?


    Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cận thị bằng cách xoa mắt và tập nhìn xa, bên cạnh việc “kiêng” xem tivi và chơi trò chơi điện tử?

    Chỉ bằng…2 động tác!

    Hiện có rất đông người dân khắp các tỉnh, thành kéo đến phòng khám bệnh tư nhân của bác sĩ Vũ Thị Thoa, ở số 27, ngõ 233, đường Xuân Thủy, Hà Nội. Bệnh nhân, cả người lớn và trẻ em, ngồi kín căn phòng khoảng 20m2. Một người đàn ông, theo hướng dẫn trong Những điều cần biết về cận thị học đường được phát tận tay mỗi bệnh nhân có tên là bác sĩ Tiến, đang thao thao giải thích: “Tập các phương pháp của tôi, cha mẹ có thể yên tâm thị lực của các cháu có thể trở lại 15/10”. Vợ bác sĩ Tiến, bác sĩ Vũ Thị Thoa, cũng đang khám mắt ở phòng trong.

    Theo “thuyết trình” của bác sĩ Tiến, người cận thị “ỷ” vào kính giống như người liệt ỷ lại vào xe lăn. Vì vậy, kiên quyết không dùng kính trong các trường hợp nhìn gần (vì theo bác sĩ, người cận thị có thể nhìn gần không cần kính) như ăn uống, đọc sách, đi lại trong nhà... Hằng ngày, xoa xung quanh vùng mắt và day vào hai bên điểm thấp nhất của mũi (sát hai khóe mắt), tập nhìn xa trên 5m trong 30 phút/lần. Đồng thời phòng và chữa bệnh bằng tập thể dục, thể thao, “kiêng” xem tivi, ngủ trước 22g và dậy trước 6g sáng.

    Theo bác sĩ Tiến, cận thị nếu không chữa có thể dẫn đến cong vẹo cột sống (vừa nói ông vừa giơ phim X-quang của bệnh nhân nghe nói là cận thị, đã đeo kính 16 năm), thậm chí có thể mù. Vì theo bác sĩ, người cận nặng... cũng như người mù, chỉ khác người mù là có thể nhìn gần được!

    Theo qui định của Bộ Y tế, tất cả phương pháp chữa bệnh mới đều phải được Bộ Y tế thẩm định và chỉ được triển khai chữa trị khi được Bộ Y tế cho phép. Theo bác sĩ Thoa, phương pháp “xoa mắt, tập nhìn xa” này là công trình của... hai vợ chồng bà, chưa công bố cho ai. Nghĩa là nó hoàn toàn chưa được cơ quan chức năng thẩm tra, xem xét hiệu quả điều trị.

    Trò bịp?

    Theo bác sĩ Cao Mỹ Lệ - giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, với bệnh cận thị, hiện chỉ có phương pháp phẫu thuật lasik (cho người từ 18 tuổi trở lên, sáu tháng gần nhất không thay đổi độ cận) là tỏ ra hiệu quả nhất. Cận thị cũng chẳng liên quan gì đến cong vẹo cột sống. “Bệnh viện Mắt T.Ư trước đây cũng đã thử nghiệm thêm một số phương pháp điều trị, nhưng chưa có biện pháp nào được phổ biến” - bà Lệ nói.

    GS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia nhãn khoa đầu ngành, cũng hết sức bức xúc khi nghe thông tin chữa khỏi cận thị “chỉ bằng hai động tác”. Theo GS Nhân, đây hoàn toàn là một trò bịp bợm vì cận thị chưa có phương pháp nào điều trị có hiệu quả ngoài phẫu thuật lasik.

    Điều đặc biệt nguy hại nữa ở “phương pháp bác sĩ Tiến” là nhãn cầu của người cận thị thường dài hơn người thường, không bài tập nào có thể khiến nhãn cầu thu như cũ được. Hơn nữa, việc “kiêng” đeo kính khiến mắt thường xuyên phải điều tiết quá sức, làm độ cận ngày càng tăng.

    Chị Nguyễn Lan Hương, giáo viên ở Bắc Ninh, đưa con gái 8 tuổi đến tái khám lần hai, phàn nàn: “Chỉ ngồi nghe một chút kiến thức về cận thị, bác sĩ Tiến đo thị lực, hướng dẫn xoa mắt, bác sĩ Thoa kê đơn thuốc mà phải tốn 180.000 đồng”. Một bà mẹ từ miền Nam ra dẫn con và cháu gái đến tái khám, hai cô bé 14-15 tuổi luôn nghiêng đầu, nheo mắt nói: “Khó nhìn lắm. Chúng cháu không thấy tiến triển gì”.

    auho: :victory:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  5. #5
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    21 May 2006
    Đang ở
    nhà
    Bài viết
    12
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    59

    Mặc định Re: cận thị_ nên biết một chút !

    chà chà,Ngày xưa biết nhiều quá , đọc mà hoa cả mắt. Mà một số bác sĩ còn khuyên thời gian học và nghỉ ngơi phải hợp lý.ví dụ như học 45' thì cho mắt nghỉ ngơi 10-15', nghe vậy cũng khoái nhỉ
    có nên đeo kính thường xuyên không ?
    Nếu bạn bị cận dưới -3diop thì không cần thiết phải đeo kính thường xuyên, đeo khi mắt phải điều tiết nhiều, như nhìn xa.
    nếu bạn bị trên -3diop thì có thể đeo thường xuyên,
    Trong khâu khám mắt để đeo kính, quan trọng là người thử mắt cho bạn( không phải là cái máy đưa ra kết quả mức độ cận thị, nó chỉ giúp cho người thấy thuốc có mốc để đo thị lực cho bạn ) nên nếu bị cận hãy đến với thầy thuốc có chuyên môn một chút.Và một điều quan trọng không kém, là đo khoảng cách đồng tử và người làm kính, nếu không đúng bạn dễ bị thêm loạn thị

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •