Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Xuất sứ tên gọi Karate

    Ngày trước Karatedo co tên gọi đầu tiên là ToDe ( to là nhà đường . de là dương thủ ) ý nói là môn võ từ nhà đường " trung quốc" . và trong thời kỳ quần đảo ryu kyu bi các lãnh chúa cai trị hà khắc và những người này phải tập một cách bí mật và đổi tên thành Okinawa - te ( te co nghĩa là tay , Okinawa có nghĩa là môn võ chủa người dân okinawa .
    qua một thời gian dài , đến năm 1903 môn võ này mới được nước nhật công nhận và cho phép giảng dạy tại các truờng học và lúc này được đổi tên thành karate - jutsu ( Kara lúc này nghĩa là nhà đường te là tay theo tiếng okinawa và jutsu là nghệ thuật ) như vậy chữ karate jutsu đã mang tính chất của 3 nền văn hóa trung quốc, okinawa, nhật bản như vậy tên gọi này vẫn mang hàm ý gợi lại cội nguồn của môn võ .
    vào năm 1932 môn võ này được đổi tên thành Karate do tuy vẫn chữ karate nhưng lần này kara có nghĩa là "trống không" chứ không phải là trunh quốc như trước " trống không là chỉ 1 trạng thái vô ngã của người luyện võ " chữ te vẫn được hiểu là tay và chữ do có nghĩa là đạo thay cho chữ jutsu .
    và tên gọi Karate do vẫn được hiểu như thế từ đó đến bây giờ.

    :victory:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #2
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member night_stalker's Avatar
    Ngày tham gia
    24 Feb 2010
    Bài viết
    30
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    46

    Mặc định Re: Xuất sứ tên gọi Karate

    tuy bài viết này hình như đã từ lâu rồi. Nhưng đọc xong thấy kiến thức về karate của mình mở mang ra đc ít nhiều
    Mà anh ngày xưa ơi, karate có rất nhiều hệ phái khác nhau ở okinawa karate mang một phong cách riêng ở Nhật bản lại cũng một phong cách khác hẳn. Còn ở việt nam mình thì sao anh. Em theo tập karate suzucho đã gần 1 năm rùi mà vẫn chưa biết gì nhìu về hệ phái của mình.
    Anh ơi post mấy bài về karate suzucho đi.

  3. #3
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Feb 2010
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Xuất xứ tên gọi Karate

    --------------------------------------------------------------------------------

    1-Sơ lược về hệ phái:
    Tên hệ phái ghép từ họ Suzuki và tên của thầy Chưởng môn là Cho ji (Linh Mộc Trường Trị) hay Linh Trường, cũng có nghĩa là “Tiếng chuông vang xa”.

    2-Sơ lược lịch sử:
    Sau Hiệp định Geneve, thầy Cho ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc, nhưng do phương tiện nên trễ nên thầy cùng gia đình về định cư ở Huế. Lúc bấy giờ việc mở lò dạy võ rất khó do chính quyền cấm đoán, muốn phát triển diện rộng phải dạy võ ở Ty cảnh sát thời ấy. Thầy có phương tiện là chiếc xe Mobyllet màu vàng cũ kĩ và một căn hộ nhỏ hẹp, vỏn vẹn chỉ có hai phòng tập, một phòng giành cho Karatedo và một phòng giành cho Judo, tất cả không quá 200 m2 (ở dưới chân cầu Đông Ba) số 8 - Võ Tánh (hiện nay là đường Nguyễn Chí Thanh, Thành Phố Huế).
    - Từ năm 1956, thầy đã truyền thụ cho một số môn đồ tâm huyết làm nòng cốt.
    - Đến năm 1963, võ đường Suzucho Karatedo Ryu Suzuki Dojo Noen mới chính thức hoạt động thu nhận môn sinh với môn qui rất nghiêm khắc, bằng phương pháp truyền thống rất phong phú, khoa học và thực dụng
    - Trước 1975, kho tàng võ học Suzucho Karate Do Huế mang đậm nét từ võ phái Teno Uchi Ryu - một trong nhiều hệ phái Karate cổ truyền ở Okinawa mà thầy Suzuki Cho là một môn đồ. Sau 1975, thực hiện định hướng hội nhập quốc tế của ngành thể thao nước nhà, các võ đường Karatedo Việt Nam ngày càng thống nhất về huấn luyện, thăng đai, tranh giải (và cả võ phục) như văn phòng Karatedo quốc tế quy định. Từ Linh Trường không thủ đạo ở số 8 Võ Tánh - Huế năm 1960, đã phát triển nhiều võ đường ở khắp nơi.

    3-Phương pháp huấn luyện và những kĩ thuật đặc dị:
    - Ngay từ năm 1963, thu nhận môn sinh, thầy Cho đã đề ra một phương hướng huấn luyện rõ ràng, phương pháp truyền thống rất phong phú, khoa học và thực dụng như phương pháp Tewaza, Te-Ashiwaza, Ukewaza, Oyodosa v...v...
    Ngoài ra thầy Cho đã truyền thụ cho những học trò tâm đắc của mình Kỹ thuật Trấn môn đó là kỹ thuật Kumanote (riêng kỹ thuật đặc biệt này, người rèn luyện phải mất thời gian từ 2 đến 3 năm).
    - Phương pháp đào tạo của thầy cho một môn đồ lên đến Huyền đai đặc biệt ở chỗ là phát triển chuyên sâu sở đắc một trong các nội dung chương trình, như về kỹ thuật (Kihon), đối kháng (Kumite) kèm theo thuật sơ cứu (Kuatsu), quyền pháp (Kata) v.v...
    - Hệ thống quyền pháp chính thì có 6 bài Yen, 3 bài Mi, là những bài quyền đặc dị của hệ phái. Yen mang ý nghĩa về sự giàu có, ở đây không những chỉ sự sung mãn vật chất mà cả giàu có tri thức. Mi là quyển (cuộn), mang ý nghĩa về sức mạnh tự thắp sáng để vượt qua những ghềnh thác trong phận người do phát triển tuệ giác.
    Cũng từ chiếc nôi này, học trò của thầy không những rèn luyện đầy đủ yếu tố tinh thần và thể chất của Võ sĩ đạo mà còn lan tỏa do ứng dụng thành công tinh thần nghệ thuật Karatedo ở nhiều lãnh vực khác trong cuộc sống của họ.

    4-Một số bổ sung:
    - Theo truyền thống Karatedo Huế, tên môn võ viết theo âm Hán Việt là "Không thủ đạo", đọc theo âm Nhật là "Karatedo" nhưng nên viết hoa chữ "Do" - Karate Do - để thể hiện sự tôn vinh cái "đạo" của con nhà võ.
    - Trước1975, môn sinh karate Huế rất coi trọng luyện quyền, khi thi đấu được dùng hầu hết các thế trong quyền - các vũ khí trên cơ thể - thể hiện uy lực “tay không” - toàn thân gia binh. Việc rèn các vũ khí của cơ thể và luyện các bài thể lực được võ sư coi trọng đến mức khổ luyện. Nhận đẳng hiệu “huyền đai” là bước ngoặc đặc biệt trong đời của các thế hệ Karateka thời đó, truyền thống trao đai đen trên đỉnh Bạch Mã của karatedo Huế còn được duy trì nhiều năm sau ngày thống nhất đất nước giải phóng
    - Thầy Cho Suzuki mất tại quê nhà Kasagami ngày 6.2.1995, hưởng thọ 77 tuổi. Sau khi thầy qua đời, con trai trưởng của thầy là Võ sư Suzuki Tokuo (Phan Văn Minh Đức) trở thành Chưởng môn đời thứ hai.

    Nguồn:
    Code:
    http://www.ptthlamson.net/forums/showthread.php?t=14611

    PS: Bộ lọc of diễn đàn sao lại bỏ chữ ji đi thế lày, tên thầy là Cho ji Suzuki


    Thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối!

  4. #4
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member night_stalker's Avatar
    Ngày tham gia
    24 Feb 2010
    Bài viết
    30
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    46

    Mặc định Re: Xuất sứ tên gọi Karate

    hay quá, hiểu biết thêm về hệ phái của mình. Nghe thầy Văn kể trước đây tập luyện rất khắt khe, đấu đối kháng thì toàn oánh tự do, thi lên đai ngoài quyền còn phải công phá nữa Ước gì được tập như thời đó

  5. #5
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member night_stalker's Avatar
    Ngày tham gia
    24 Feb 2010
    Bài viết
    30
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    46

    Mặc định Re: Xuất sứ tên gọi Karate

    đã biết về xuất xứ của tên gọi karate rồi vậy ko biết xuất xứ của karate thế nào nhỉ

  6. #6
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    16 Jan 2009
    Tuổi
    38
    Bài viết
    32
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    50

    Mặc định Re: Xuất sứ tên gọi Karate

    Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo ...), karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do.


    Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.
    - Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.
    - Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 - Đường) chỉ Trung Quốc, còn t (手 - Thủ) nghĩa là "võ".
    - Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
    - Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.


    Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")
    - Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.
    - Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh.
    KHÓ NHẤT TRÊN ĐỜI LÀM MỘT TRANG NAM TỬ
    Ý CHÍ VỮNG VÀNG MÀ TÌNH VẪN MÊNH MANG

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Giải vô đich karate Tây Đức
    Bởi TonBK trong diễn đàn CLB Võ thuật
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 08-10-2008, 01:11 PM
  2. Trang web down các băng video dạy Karate
    Bởi ngayxua trong diễn đàn CLB Võ thuật
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-11-2006, 09:50 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •