Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Bệnh của mắt...

  1. #1
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Cool Bệnh của mắt...

    Bệnh của mắt

    Đừng coi thường khi mắt mờ hoặc đỏ, rất có thể bạn đang là nạn nhân của một trong năm căn bệnh thường gặp nhất của mắt.

    1- Cận thị

    Bắt bệnh: Đó đơn giản là khi bạn không thể hoặc khó có thể nhìn thấy vật ở xa. Nguyên nhân chưa được xác định, song rất có thể do mắt phải làm việc nhiều quá.

    Đối tượng: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu bố hoặc mẹ bạn bị cận thị.

    Giải pháp: Đeo kính hoặc kính áp tròng. Cũng có thể chữa khỏi vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật laser. Tuy nhiên, chỉ cho kết quả với những đối tượng cụ thể. Ngoài ra, biện pháp NeuroVision - loạt các bài tập tương tác dựa trên máy tính cũng có thể hạ cấp độ cận thị.

    2- Bệnh về võng mạc

    Bắt bệnh: Có hai vấn đề về võng mạc đặc biệt nghiêm trọng là tách võng mạc và màng lưới do tiểu đường. Khi võng mạc bị tách ra khỏi các lớp bên ngoài của mắt, thị lực sẽ yếu dần hoặc mất hoàn toàn.

    Nguyên nhân của chứng tách võng mạc là do dịch lỏng tràn vào các hố hoặc nước mắt trong võng mạc, chia tách nó khỏi các lớp phía dưới. Các đốm đen sưng phồng và các đốm sáng loé là triệu chứng của bệnh.

    Khi mắt thấy có bóng đen, thị lực mờ hoặc mù hẳn thì bệnh đã đến hồi nguy cấp. Bệnh màng lưới do tiểu đường là hậu quả do bệnh tiểu đường huỷ hoại các mạch máu li ti bên trong võng mạc, dẫn đến mù loà.

    Đối tượng: Phụ nữ từng phẫu thuật đục nhãn mắt hoặc gia đình có tiền sử về bệnh võng mạc và phụ nữ bị cận thị nặng rất dễ bị tách võng mạc. Bệnh màng lưới chỉ có thể xảy ra với những người bị tiểu đường.

    Giải pháp: Phẫu thuật, dùng đá lạnh chữa bệnh hoặc laser photocoagulation được dùng để điều trị bệnh tách võng mạc. Laser photocoagulation và phẫu thuật vitrectomy thường dùng trong điều trị màng lưới do tiểu đường.

    3-Tăng nhãn áp

    Bắt bệnh: Thường xảy ra khi có sự gia tăng về áp lực dịch lỏng trong nhãn cầu, phá huỷ dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù loà. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.

    Có 2 loại tăng nhãn áp: Góc độ mở và góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mở hoặc thấy hào quang khi nhìn.

    Đối tượng: Người trung niên hoặc người già.

    Giải pháp: Nhỏ thuốc mắt hoặc uống thuốc viên, phẫu thuật hoặc chiếu tia laser.

    4- Đục nhân mắt

    Bắt bệnh: Đó là khi thuỷ tinh thể của mắt bị vẩn đục, ngăn ánh sáng vừa đủ vào mắt và do đó ảnh hưởng đến thị lực. Đây là hậu quả của quá trình lão hoá, thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, dùng thuốc trong thời gian dài và do các bệnh khác.

    Triệu chứng cơ bản nhất là do thị lực mờ và không thể cải thiện dù đã dùng đủ các loại kính hoặc độ cận tăng lên.

    Đối tượng: Thường là phụ nữ trên 55 tuổi dễ mắc bệnh hơn, song những người trẻ cũng không nên chủ quan.

    Giải pháp: Phẫu thuật Phacoemulsication có thể chữa khỏi vĩnh viễn.

    5- Bệnh có liên quan đến tuyến giáp

    Bắt bệnh: Thyroid Eye Disease (TED) là bệnh về mắt do tuyến giáp chịu trách nhiệm điều khiển trao đổi chất của cơ thể gây nên. Bệnh nhân (TED) thường thấy hoa mắt, nhãn cầu lồi ra, mí mắt sưng vù và thị lực mờ hoặc nhìn một hoá hai. Đôi khi, mắt đỏ, chảy nước mắt và cảm giác có sạn trong mắt cũng sẽ xuất hiện.

    Đối tượng: Phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới.

    Giải pháp: Phẫu thuật giảm bớt sức ép để nhãn cầu bớt lồi. Phẫu thuật làm cho lác mắt để chữa chứng nhìn một hoá hai và phẫu thuật rút bớt mí để giảm sưng và chữa hoa mắt.

    Khi nào nên đi khám mắt?

    Nhãn áp: Phụ nữ ở độ tuổi 40 hoặc trên 40 nằm trong diện có nguy cơ cao, nên đi kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử tăng nhãn áp.

    Đục nhân mắt: Khám mắt thì uống steroid trong thời gian dài và hiện tượng mờ mắt của bạn không thể dùng kính mà chữa khỏi được.

    Cận thị: Khám mắt ít nhất mỗi năm 1 lần.

    Bệnh mắt do tuyến giáp: Nên đi kiểm tra mắt nếu bạn có bệnh về tuyến giáp.

    Bệnh về võng mạc: Thường xuyên khám mắt nếu bạn bị cận thị hoặc bị tiểu đường.

    Mẹo chăm sóc mắt

    - Thường xuyên khám mắt. Phát hiện sớm có khả năng chữa khỏi các bệnh về mắt. Khi đi ra ngoài, đeo kính râm để bảo vệ mắt ra khỏi tia UV và tránh được bệnh đục nhãn mắt.

    - Luôn đọc sách báo dưới ánh sáng tốt để tránh căng thẳng cho mắt. Cứ sau nửa tiếng làm việc bằng mắt nhiều, nên cho mắt nghỉ bằng cách nhìn chỗ khác hoặc nhìn vật thể ở xa.

    :momong:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #2
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    21 May 2006
    Đang ở
    nhà
    Bài viết
    12
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    59

    Mặc định Re: Bệnh của mắt...

    Đeo kính áp tròng thì trông rất thẩm mĩ,có thể đeo kính làm màu mắt mình chuyển sang màu khác, như màu xanh ( giống người nước ngoài ý) tuy nhiên cũng có một số hơi " bất tiện" : đấy là đeo nó vào cũng mệt,lau chui chăm chút nó,nhưng có một điều quan trọng là : nếu bạn đeo kính áp tròng, giữa mắt bạn và kính có một khoảng trống, khi đi ngoài đường bụi ( có kéo theo vi khuẩn) vào mắt, bạn chớp mắt, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ vào khoảng trống giữa mắt và kính, và nằm ở đó, dễ gây ra bệnh ( ví dụ như viêm giác mạc)ở mình chưa dùng nhiều lắm vì giá thành còn đắt .Nhưng mà tự nhiên màu mắt mình thành màu xanh cũng hay đấy chư. Thôi thì ăn chơi không sợ tốn kém !!!
    cận thì nếu 5-6diop( hoăch cao hơn) rồi thì cũng nên thận trọng hơn, nên đi khám bác sĩ và xin một ít lời khuyên, vì lúc này mắt bạn có thể bị bong giác mạc, như vậy sẽ rất khổ. Nếu bạn thấy rất mọi mắt, chớp mắt thấy lóe sáng, nên đi khám đi !!!, thôi thì chịu khó một chút còn hơn để muộn lại còn khổ hơn .
    tăng nhãn áp gặp trong bệnh glocom đấy (là góc đóng ) , đững coi thường bệnh này nha.

  3. #3
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Cool Đục thủy tinh thể

    Đục thủy tinh thể


    Đục thuỷ tinh thể là gì?
    Đục thuỷ tinh thể hình thành như thế nào?
    Các triệu chứng của đục thuỷ tinh thể.
    Chẩn đoán đục thuỷ tinh thể.
    Các lựa chọn điều trị đục thuỷ tinh thể.
    Thủ thuật ghép thấu kính nội nhãn (IOL) là gì?
    Những điều xảy ra sau thủ thuật IOL
    Vì sao phải bảo vệ mắt khỏi ánh mặt trời?
    Phòng ngừa.
    Tóm lược về đục thuỷ tinh thể.
    Đục thuỷ tinh thể là gì?


    Đục thuỷ tinh thể là sự mờ phần thấu kính của mắt. Kết quả làm nhoà dịch bôi trơn trên thấu kính của máy chụp ảnh và làm nhìn bất thường.

    Đục thuỷ tinh thể xuất hiện ở hầu hết mọi người nếu sống đủ lâu. Những rối loạn này ảnh hưởng trên 60% người già trên 60 tuổi và xuất hiện khi thấu kính trong suốt có dạng viên thuốc aspirin bình thường của mắt bắt đầu mờ đi, và có tổn thương thị lực.

    Các chuyên gia ước lượng rằng trên 1,2 triệu người Mỹ được chẩn đoán đục thuỷ tinh thể hàng năm cần điều trị. Khi số người già tại Hoa Kỳ gia tăng thì tỉ lệ mắc đục thuỷ tinh thể cũng tăng theo. Những người này vẫn còn muốn tiếp tục lái xe, đọc sách và các hoạt động du lịch mà thị lực rõ ràng là điều vô cùng hệ trọng.

    Cho đến gần đây, những người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cần phẫu thuật phải đối diện với thủ thuật đau đớn và thường là kết quả ít hài lòng hơn. Đến cuối tập niên 70, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt thấu kính mờ cần phải nằm viện từ năm đến bảy ngày. Sau đó, bệnh nhân phải mang một đôi kính “đít chai coca” dày cộp hay mang kính tiếp xúc, mà cả hai đều không khôi phục lại khả năng nhìn như trước đây.

    Ngày nay, những điều trị phức tạp như thế đòi hỏi ít hơn nhiều. Những cải tiến trong y khoa đã làm cho bệnh đục thuỷ tinh thể ít phiền toái hơn. Hiện tại, thuỷ tinh thể đục được phẫu thuật cắt bỏ và thay bằng một thuỷ tinh thể plastic nội nhãn (IOL – plastic intraocular lens) sau vài giờ phẫu thuật và không cần phải nằm viện.

    Tiến sĩ, Bác sĩ Carl Kupfer, giám đốc Viện Mắt Quốc gia tại Bethesda phát biểu: “Những thấu kính nội nhãn đã làm nên cuộc cách mạng trong điều trị đục thuỷ tinh thể. Cấy thấu kính là một trong những phẫu thuật thành công nhất trong y khoa”.

    Đục thuỷ tinh thể hình thành như thế nào?

    Đục thuỷ tinh thể hình thành trong thấu kính mắt, cấu trúc trong suốt nằm sau mống mắt (màng đen quanh đồng tử). Thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc, một màng nhạy cảm cao với ánh sáng phía sau mắt giúp chuyển những xung động ánh sáng thành tín hiệu thần kinh cho hình ảnh nhìn rõ ràng. Thấu kính bị mờ đi giống như lớp dịch mờ phủ trên thấu kính máy quay phim, có thể hình thành ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường xuất hiện nhất ở người trên 42 tuổi.

    Hầu hết đục thuỷ tinh thể là do những thay đổi thành phần của thấu kính. Trong một tỉ lệ phần trăm nhỏ các trường hợp, những thay đổi hoá học là do nguyên nhân bất toàn ezyme di truyền, chấn thương mắt, tiểu đường, hay sử dụng một số thuốc như steroid (prednisone).

    Người ta không biết chính xác vì sao đục thuỷ tinh thể xuất hiện theo tuổi tác, nhưng tia cực tím, đặc biệt từ mặt trời được cho rằng đóng vai trò chính trong việc tạo thành những thay đổi trong thấu kính của hầu hết người bị đục thuỷ tinh thể. Những bằng chứng thực nghiệm đưa ra giả thuyết tia cực tím có thể gây mờ thấu kính do hình thành những mảnh vỡ hoá học hoạt động gọi là “gốc tự do”. Đến lượt mình những gốc tự do này phá vỡ những cấu trúc dễ vỡ của thấu kính. Loại tia cực tím của ánh sáng mặt trời được gọi là UVB - loại tia gây những vết bỏng nắng phồng giộp và ung thư da - được nghĩ là yếu tố chính vì thấu kính hấp thu những tia này.

    Thực vậy, trong nghiên cứu 838 ngư dân chuyên nghiệp tại Vịnh Chesapeake, Tiến sĩ Hugh Taylor của bệnh viện Johns Hopkins tại Baltimore đã tìm ra sự kết hợp rất chặt chẽ giữa tia cực tím và sự hình thành đục thuỷ tinh thể. Những ngư dân có mức độ tiếp xúc với tia cực tím cao nhất tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể gấp 3 lần so với những người có mức độ tiếp xúc ít nhất. Những người đục thuỷ tinh thể này tiếp xúc với ánh nắng trên 20% thời gian trong mỗi năm đời sống. Nghiên cứu của Taylor gợi ý rằng đục thuỷ tinh thể có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng giữa 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, lúc ánh nắng mạnh nhất và mang mũ rộng vành, kính mát. (Xem “Chắn mắt bạn khỏi ánh nắng” bên dưới).

    Đục thuỷ tinh thể diễn tiến từ từ đến nỗi ngay cả người bệnh cũng không biết mình bị bệnh. Nếu đục thuỷ tinh thể bờ ngoài thấu kính sẽ không có thay đổi thị lực nào đáng kể. Tuy nhiên, mờ gần trung tâm thấu kính thường làm thị lực giảm.

    Triệu chứng của đục thuỷ tinh thể.

    Triệu chứng tiến triển đục thuỷ tinh thể gồm nhìn đôi hoặc nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng và nhìn chói (như ánh nắng chói hay đèn xe chiếu), giảm cảm nhận màu sặc sỡ, và thường thay đổi độ kính. Khi đục thuỷ tinh thể nặng hơn, kính rất mạnh không còn cải thiện thị lực dù đưa vật đến gần mắt hơn để giúp đọc sách hay làm việc cận cảnh. Đồng tử màu đen có thể bị thay đổi màu đáng kể và ngả sang màu vàng hay trắng.

    Chẩn đoán đục thuỷ tinh thể như thế nào?

    Phát hiện đục thuỷ tinh thể điển hình qua khám mắt. Bác sĩ có thể thấy thấu kính bất thường qua dụng cụ nhìn cầm tay (kính soi đáy mắt). Tuy nhiên, theo Học viện Mắt Hoa Kỳ, các thử nghiệm đo thị lực như bảng chữ cái thường không phản ảnh đúng việc mất thị lực tự nhiên. Các test khác đo độ nhạy cảm ánh sáng, độ tương phản, thị lực trong đêm, nhìn màu, thị lực nhìn bên hay nhìn trung tâm – giúp tìm ra chẩn đoán.

    Do hầu hết đục thuỷ tinh thể kết hợp với tuổi cao, nhiều bệnh nhân không quan tâm đến mất thị lực cho đến khi trở nặng. Nhiều bệnh đục thuỷ tinh thể vẫn còn nhỏ và không cần điều trị, một số khác tiến triển nhanh hơn và nặng dần. Các bác sĩ nói rằng chỉ khi đục thuỷ tinh thể ảnh hưởng nặng đến các hoạt động bình thường mới cần đến phẫu thuật. Những người vẫn còn dùng mắt làm việc, chơi và các hoạt động khác được có thể cần cắt đục thuỷ tinh thể sớm hơn những người có ít nhu cầu hơn.

    Các lựa chọn điều trị.

    Trong khi chẩn đoán, bác sĩ nhãn khoa sẽ cẩn thận đo hình dạng, kích thước, và khả năng nhìn chung của mắt để xác định rằng đặt thấu kính vào có hiệu quả hay không. Trong một số nhỏ trường hợp vừa đủ không thể đặt thấu kính được, bác sĩ sẽ dùng kính sát tròng hay kính đeo để cải thiện thị lực sau khi tiến hành phẫu thuật đục thuỷ tinh thể truyền thống. Kính đeo đã được sử dụng nhiều năm lại là một trở ngại. Kính quá dày làm mất thẩm mỹ và nặng nề. Hình ảnh bị khuyếch đại và méo mó làm những vật nên gần hơn và lớn hơn 25%. Thị trường ngoại biên có thể giảm. Kính tiếp xúc giúp nhìn gần hoàn hảo, nhưng nhiều người lớn tuổi gặp vấn đề khi đặt vào, lấy ra và lau chùi.

    Thấu kính nội nhãn ghép là thay thế tốt nhất. Do thấu kính ghép được đặt vào trong hay gần vị trí ban đầu của thấu kính bị cắt đi nên thị lực được bảo tồn rõ cả thị trường ngoại biên và cảm nhận sâu ngoại trừ độ méo mó và phóng đại nhỏ.

    Vài chuyên gia đánh giá khoảng 88 trong số 100 người được đặt thấu kính nội nhãn sẽ đạt thị lực 5/10 hay tốt nơn. (Người thị lực 5/10 có thể đọc chữ bằng một mắt cách 6 mét, trong khi người thị lực bình thường 10/10 có thể đọc chữ trên bảng đo thị lực cách 12 mét. Thị lưc 5/10 đủ rõ để thi đậu bằng lái xe hơi). Ở những người không mắc các bệnh mắt khác, khoảng 94 % đạt thị lực 5/10.

    Đặt thấu kính nội nhãn cần giữ vĩnh viễn, không cần bảo trì hay điều khiển, và không cần theo dõi bởi bệnh nhân hay bất kỳ người nào khác. Có thể vẫn cần kính mắt thấu kính mỏng để nhìn gần hay nhìn xa nhưng không cần đến kính dày. Bác sĩ có thể quyết định chỉ định ghép thích hợp. Bằng thiết bị siêu âm có thể đo độ dài mắt và độ cong giác mạc. Những đo lường này được kết hợp với máy vi tính để tính công suất thấu kính cần thiết.

    Thủ thuật ghép thấu kính plastic nội nhãn là gì?

    Ở Mỹ, tiến trình phẫu thuật chuẩn tốn khoảng 3000 đến 5000 đô la, được tiến hành tại bệnh viện hay các phòng khám. Nhìn kỹ vào vi phẫu thuật, nhà phẫu thuật sẽ tốn một phút cắt cong giác mạc - bề mặt của mắt. Sau đó thấu kính mờ được cắt rời ra bằng kim mỏng và hút ra khỏi mà không chạm đến thành của bao trong suốt bao quanh thấu kính.

    Có 3 loại phẫu thuật cắt thấu kính đục thuỷ tinh thể:

    Phẫu thuật ngoài bao. Nhà phẫu thuật mắt cắt thấu kính, để lại nửa bao phía sau (màng bao phía ngoài của thấu kính).
    Nhũ tương hoá thuỷ tinh thể. Trong dạng phẫu thuật ngoài bao này, nhà phẫu thuật làm thuỷ tinh thể mềm ra bằng các sóng âm và lấy ra qua một chiếc kim. Nửa sau của bao thuỷ tinh thể vẫn còn để lại.
    Phẫu thuật trong bao. Nhà phẫu thuật sẽ cắt thuỷ tinh thể còn lại luôn cả bao. Phương pháp này ít được sử dụng.
    Phẫu thuật viên sẽ mở rộng vết rạch ban đầu, và một thấu kính mới (một đĩa plastic cứng và trong suốt) được đặt vào sau mống mắt và nằm trên thành sau của vỏ bao. Hai hình chữ “c” nhỏ ôm gắn lấy thấu kính để thành sẹo ở bên mắt và giữ thấu kính đúng vị trí. Vết rạch được đóng lại bằng 7 đến 10 mũi khâu nylon hay tơ mịn.

    Ở những phương pháp mới hơn, một thông siêu âm đặt vào vết cắt trên giác mạc và rung với tần số cao làm vỡ thấu kính thành nhiều mảnh li ti giúp dễ dàng hút ra. Một thấu kính plastic được gấp cố định ¼ inche đường kính được đặt vào qua vết cằt bằng dụng cụ giống chiếc kéo được gọi là thiết bị đặt vào và đặt sau đồng tử nằm trên thành vỏ bao. Khi đã đặt đúng vị trí, dụng cụ đặt vào được lấy đi và thấu kính mở ra.

    Vài nhà sản xuất phát triển các thấu kính plastic nội nhãn hai chiều, giúp bệnh nhân không cần đeo kính sau phẫu thuật.

    Thủ thuật sẽ cắt thấu kính tự nhiên và thay thế bằng thấu kính tổng hợp sau khi vô cảm toàn thể hoặc khu trú bằng tiêm vào cơ quanh mắt. Quá trình hồi phục mất vài giờ tại bệnh viện, trong một số ít trường hợp có thể cần ở qua đêm. Bệnh nhân mang đồ che bằng kim loại trên mắt vào ban đêm, kính che quanh mắt nên đeo ban ngày.

    Điều gì xảy ra sau thủ thuật IOL?

    Trong vài ngày sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân có thể làm việc trở lại. Tại vài bệnh viện, trong những lần khám từ 6 đến 8 tháng đầu sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nhiễm trùng cùng các biến chứng khác cùng điều chỉnh để bệnh nhân đọc sách tốt hơn. Thị lực được cải thiện cách đáng kể trong 95 đến 98% các trường hợp.

    Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật không phải lúc nào cũng tốt đẹp như vậy. Sau phẫu thuật IOL, bao thấu kính mờ xuất hiện rất khó chịu trong 40% trường hợp được gọi là “đục thuỷ tinh thể thứ phát”. Để phục hồi thị lực, chiếu laser yttium, nhôm (aluminum, ngọc hồng lựu (garnet) (YAG) theo xung để hình thành hốc phi nhiệt, do sự “phá vỡ quang học” trong vỏ bao để cho phép đường đi của tia sáng quay trở lại võng mạc. Thủ thuật này không đau, mất khoảng vài phút và cải thiện thường trung bình. Các vấn đề này có thể xuất hiện với tỷ lệ vài phần trăm bệnh nhân bao gồm sưng võng mạc làm méo mó thị lực, glaucoma.

    Mặc dù vậy, IOL rõ ràng mang lại hy vọng và cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Vì sao phải che mắt khỏi mặt trời? Phòng ngừa như thế nào ?
    Gối đầu trên ván trượt hay trên bãi biển ư? Những thú vui này có thể để mắt bạn tiếp xúc với những nguy hiểm trừ khi bạn phòng tránh những tia sáng mặt trời có hại.
    Ta không thể nhìn, không sờ thấy tia cực tím, nhưng tiếp xúc lâu dài có thể có liên quan với sự tiến triển của đục thuỷ tinh thể. Tiếp xúc trong thời gian ngắn với tia cực tím có cường độ cao – chẳng hạn khi trượt tuyết, có thể viêm da do ánh sáng, còn gọi là bệnh da quang hoá hay mù tuyết. Thậm chí có vài bằng chứng cho rằng vài tia cực tím có thể phá huỷ võng mạc mắt.

    Tia cực tím A có bước sóng dài (UVA) và tia cực tím B có bước sóng ngắn (UVB). Các tiêu chuẩn được phát triển được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ lập nên từ năm 1986 tại Thành phố New York qua sự tư vấn của các chuyên gia bảo vệ mắt và các nhà giáo dục, các nhà khoa học nghiên cứu, các văn phòng công nghiệp, quân sự và chính phủ. Các tiêu chuẩn nhãn hiệu là sự trình bày được công nhận quyền sỡ hữu và trình bày kính mát.

    Sự khác biệt giữa hai chủng loại mô tả hai mức độ bảo vệ tối thiểu và được thiết kế để giúp người tiêu dùng chọn loại kính thích hợp nhất cho hoạt động của mình:

    Trang điểm: Cho ánh nắng dịu và sử dụng quanh phố như mua sắm. Các kính này sẽ ngăn cản ít nhất 70% tia cực tím A bước sóng ngắn, 20% tia cực tím B bước sóng dài, và ít nhất 60% ánh sáng thấy được.
    Các mục đích chung: Cho hấu hết các hoạt động ngoài trời như bơi thuyền, đi máy bay, leo núi, dã ngoại, trên bãi biển. Chúng cũng có thể sử dụng khi điều kiện có tuyết. Chúng ngăn cản ít nhất 95% UVB, ít nhất 60 % UVA, và từ 60-92% ánh sáng thấy được
    Các mục đích đặc biệt: Cho môi trường rất chói như bãi biển xích đạo, trượt tuyết hay các hoạt động tương tự leo núi. Chúng ngăn chặn ít nhất 99% UVB và 60% UVA, và 20-97% ánh sáng thấy được.
    Lượng ánh sáng chói có thể thấy được, bị kính râm ngăn cản tuỳ vào độ tối của tròng kính. Kính mát tối nhiều dùng cho các mục đích đặc biệt như khi có mức độ chói cao, trong khi kính có độ râm ít dùng cho các tình trạng ít chói hơn như trượt tuyết, bơi lội, dã ngoại trong ngày có mây.

    Ngoài ra, trong từng loại cũng cần nhìn vào phần trăm cản tia cực tím mặt trời thực sự của mỗi loại kính riêng biệt. Mức độ ngăn chặn càng nhiều thì nguy cơ tia cực tím phá huỷ mắt càng thấp.

    Sau đây là những lời khuyên khi mua kính mát không cần kê toa:

    Trước hết, hãy xác định mục đích mua kính mát của bạn, chọn màu và thời trang mà bạn muốn. Một khi đã có chọn lựa, đưa kính lên, đặt ngang thẳng phiá trước theo chiều dài cánh tay và nhìn qua kính một vật có bờ thẳng như cửa sổ hay khung cửa. Di chuyển kính chậm chậm dọc theo đường thẳng này. Nếu đường này không ổn định, đong đưa hay uốn cong thì thấu kính bên trong có khuyết điểm về quang học và cần đổi đôi kính khác.

    Khoảng 8% nam giới và 3 % phụ nữ có khiếm khuyết nhìn màu, hãy bảo đảm rằng kính không méo mó về màu sắc của đèn giao thông. Bạn hãy trả tiền đôi kính và sau đó ra ngoài cửa tiệm tự kiểm tra. Nếu có biến đổi màu sắc méo mó, hãy đổi cặp kính khác.

    Tóm lược về đục thuỷ tinh thể.

    Đục thuỷ tinh thể ảnh hưởng lên hầu hết mọi người nếu sống đủ lâu.
    Các triệu chứng đục thuỷ tinh thể gồm nhìn đôi, nhìn mờ và nhạy cảm ánh sáng hay chói sáng.
    Đục thuỷ tinh thể được chẩn đoán khi bác sĩ khám mắt bằng đèn soi đáy mắt.
    Điều trị đục thuỷ tinh thể lý tưởng là phẫu thuật ghép thuỷ tinh thể mới.
    Kính râm có thể giúp ngăn ngừa đục thuỷ tinh thể .

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  4. #4
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Wink Phòng ngừa đục thủy tinh thể

    Phòng ngừa đục thủy tinh thể

    Dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu đường galactose (một thành phần của đường lactose trong sữa) sẽ khiến chất này tích tụ ở mắt, làm mất cân bằng nước và điện giải của thủy tinh thể, dẫn đến tăng sinh tế bào sợi gây đục thủy tinh thể.

    Thủy tinh thể là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính 2 mặt lồi, trong suốt, dày 4 mm và rộng 9 mm, được bao bởi một màng bán thấm đối với nước và chất điện giải. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc. Thủy tinh thể bị đục cũng giống như tấm kính bị mờ không nhìn rõ được bên ngoài. Nếu bị đục hoàn toàn, hình ảnh sẽ không vào được võng mạc, gây mù.

    Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Việc điều trị bằng phẫu thuật sửa chữa cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được.

    Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục.

    Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh.

    Để phòng ngừa đục thủy tinh thể, cần lưu ý:

    - Ngưng hút thuốc lá.

    - Ăn nhiều đậu lăng (lentils), hành, tỏi, rau bina (spinach), bắp cải, giá, đậu và hạt tươi.

    - Không ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, gà công nghiệp... vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt.

    - Xét nghiệm xem có bị ngộ độc chì hay thủy ngân không? Phát hiện và điều trị suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nước và điện giải, tăng cholesterol và triglycerid máu.

    - Tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng một lần.

    - Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

    - Nếu làm việc trong phòng có máy lạnh, phải giành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, mỗi giờ nên nhắm mắt khoảng 2 phút, ra ngoài hít thở khí trời. Trong văn phòng nên có cây xanh để không khí được lọc trong lành. Ở Trung Quốc, nhân viên văn phòng, thầy cô giáo và học sinh phải giành thời gian thư giãn mắt (“tập thể dục” cho mắt) vào lúc 10 giờ sáng và 3 giờ chiều.

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •