
Gửi bởi
vitaminb12
Hồ Dzếnh là bút danh, ko phải tên người dân tộc nhé

Bà Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân cũng là người Hà Nội gốc nhé

anyway, 2 từ này có thể không đánh vần được, nhưng về cách phát âm thì nó lại đúng hơn là viết Doãn hay Dếnh, vì rõ ràng 2 từ này có âm dờ bè lưỡi (dʒ thì phải

).
Cái phiên âm phát âm /dʒ/ nó chính là của chữ ghép "gi" đấy chứ đâu :/. Về mặt quy tắc từ vựng chính tắc thì "gi" không được đi kèm với "ênh" hay "oan", vì thế có thể khi đặt tên,
vì lý do đặc biệt khác người nào đó, người ta biến tấu nó thành D
z ("d" đứng trước "ênh" hoặc "oan") để phù hợp với quy tắc tiếng Việt, hơn nữa cũng có thể để cho dễ đánh vần (thu gọn thành "doãn" và "dếnh"), còn chữ "z" thêm vào có lẽ nhằm mục đích giữ đúng lối phát âm của tên.
Một lý do có khả năng nữa, đó là do những người này sinh ra trong thời kì đất nước đang trong công cuộc cách mạng đổi mới, nên họ (hoặc cha mẹ - người đặt tên) cũng muốn thể hiện sự đổi mới
<-- (bảng chữ cái tiếng Việt ngày nay được phỏng theo chữ Latin bởi các vị truyền giáo phương Tây) -->
từ những cái cũ.
Chuyện Cụ Hồ viết "kách mệnh", ko hẳn là cụ có ý muốn cải tiến tiếng Việt, cũng ko phải là vì Cụ "muốn mở rộng phạm vi bảng chữ cái", mà cái chính là Cụ hay viết tắt, muốn cải biên để tiếng Việt mềm dẻo và linh hoạt hơn
(thời đó Cụ cần tiết kiệm thời gian trong công việc nên tất nhiên muốn cái gì nó bớt quy tắc, luật lệ cho nó đơn giản). Nếu có ai đó đọc mấy văn bản viết tay hay đánh máy của cụ (nhớ hình như trong bảo tàng HCM có đấy), cụ có nói, đó là bảng chữ cái tiếng Việt có quá nhiều từ "thừa", phức tạp một cách không cần thiết - vì phát âm giống nhau, nhưng viết khác nhau, làm rối rắm và phức tạp tiếng Việt. Như "c" và "k" tuy viết khác nhau nhưng đánh vần như nhau và có thể dùng thay thế cho nhau trong các từ mà ko làm thay đổi ngữ nghĩa. Hai từ "d", "gi" tương tự cũng là 1 cặp. Cụ rất hay dùng "F", "J" -
tớ ko nhớ là có "W" và "Z" hay ko - để thay thế cho các từ ghép "ph" và "gi".
Lý do của Cụ Hồ cải biên tiếng Việt nghe còn có lý hơn cái lý do của ngài tiến sĩ trên nhiều lần nhưng mà vẫn chỉ là dự án nằm trong sự xem xét qua hàng thập kỷ, vậy nên...

. Tớ thật cũng chả quan tâm các bác ngồi trên muốn làm gì với cái tiếng Việt nhà mềnh, nhưng mà tớ chỉ thấy buồn cười với mấy cái ví dụ được đưa ra trong bài báo trên. Không hiểu ngài tiến
sĩ này có phân biệt được cái gì gọi là
tiếng Việt, cái gì là
tiếng nước ngoài vay mượn, cái gì là kí hiệu quy ước kỹ thuật, cái gì là ngôn ngữ quốc tế toàn cầu,... hay không.
Ngay cả việc sử dụng từ, ko biết là từ của "nhà báo" hay của ngài
tiến sĩ, cái gì mà "bất hợp pháp"?
Nếu "bất hợp pháp" thì có nghĩa là nếu anh sử dụng mấy cái từ đó, tức là anh vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật có nghĩa là anh ít nhiều cũng có cơ hội vào thăm nhà đá rồi chứ ko yên ổn ngồi đó mà tán đâu

. Gọi là chữ cái "chưa hợp thức hoá" hoặc "bất quy tắc" thì còn có lý...
Ờ thì muốn tiến bộ cũng cần tìm tòi ý tưởng cải tiến, nhưng các vị càng phát biểu tôi lại càng cảm thấy mấy cái bằng - hoăc là cái đầu của các vị, nó có vấn đề

.
Đánh dấu