Trang 1 của 7 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 69

Chủ đề: [Hóa] Bài tập

  1. #1
    Phong Vân huyền thoại
    Ngày tham gia
    23 Oct 2010
    Đang ở
    Hanoi, Vietnam, Vietnam
    Tuổi
    30
    Bài viết
    84
    Thanks
    7
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Rep Power
    44

    Mặc định [Hóa] BT trắc nghiệm ôn thi đh phân andehit-xeton

    VẤN ĐỀ 7. ANDEHIT
    Câu 1: Fomalin (hay fomon) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,… Fomalin là
    A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. dung dịch chứa khoảng 40% axetanđehit.
    C. dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước. D. tên gọi của H-CH=O.
    Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
    A. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết .
    B. Hợp chất R-CHO có thể điều chế được từ R-CH2-OH.
    C. Hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết với H là anđehit.
    D. Anđehit vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
    Câu 3: Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là
    A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
    Câu 4: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ
    A. xiclopropan. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. cumen.
    Câu 5: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2O là
    A. H2O, CH3CHO, C2H5OH. B. H2O, C2H5OH, CH3CHO.
    C. CH3CHO, H2O, C2H5OH. D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.
    Câu 6: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất phản ứng được với (CH3)2CO là
    A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
    Câu 7: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là
    A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2.
    C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
    Câu 8: Cho sơ đồ chuyển hoá: C6H5CH3 X Y. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
    A. C6H5CHO, C6H5COOH. B. C6H5CH2OK, C6H5CHO.
    C. C6H5CH2OH, C6H5CHO. D. C6H5COOK, C6H5COOH.
    Câu 9: Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhân biết được các chất: ancol etylic, glixerol, anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn ?
    A. Đồng (II) hiđroxit. B. Quỳ tím. C. Kim loại natri. D. Dung dịch AgNO3 trong NH3.
    Câu 10: Bằng 3 phương trình phản ứng có thể điều chế được cao su buna từ chất nào trong các chất sau đây ?
    A. HO-CH2-CH2-OH. B. CH3-CH22-CHO. C. CH3COOH. D. OHC-CH22-CHO.
    Câu 11: Một anđehit no X mạch hở, không phân nhánh, có công thức thực nghiệm là (C2H3O)n. Công thức cấu tạo của X là
    A. OHC-CH2-CH2-CHO. B. OHC-CH2-CH2-CH2-CHO.
    C. OHC-CH(CH3)-CH2-CHO. D. OHC-CH(CH3)-CHO.
    Câu 12: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
    A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
    Câu 13: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
    A B + C ; B + 2H2 ancol isobutylic
    A + CuO D + E + C ; D + 4AgNO3 F + G + 4Ag
    A có công thức cấu tạo là
    A. (CH3)2C(OH)-CHO. B. HO-CH2-CH(CH3)-CHO.
    C. OHC-CH(CH3)-CHO. D. CH3-CH(OH)-CH2-CHO.
    Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit
    A. no, đơn chức. B. không no có hai nối đôi, đơn chức.
    C. không no có một nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.
    Câu 15: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
    A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. B. no, hai chức.
    C. no, đơn chức. D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
    Câu 16: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom ; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức ; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là
    A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO. B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH.
    C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO.
    Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
    A. HCHO. B. CH3CHO. C. (CHO)2. D. C2H5CHO.
    Câu 18: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
    A. CnH2n(CHO)2 (n 0). B. CnH2n+1CHO (n 0).
    C. CnH2n-1CHO (n 2). D. CnH2n-3CHO (n 2).
    Câu 19: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
    A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.
    Câu 20: Khi oxi hoá hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là
    A. HCHO. B. C2H3CHO. C. C2H5CHO. D. CH3CHO.
    Câu 21: Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là
    A. HCHO. B. CH2=CH-CHO. C. OHC-CHO. D. CH3CHO.
    Câu 22: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
    A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO.
    Câu 23: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
    A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2=CHCHO.
    Câu 24: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
    A. HCHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO.
    C. C2H3CHO và C3H5CHO. D. CH3CHO và C2H5CHO.
    Câu 25: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tdụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, được 12,96 g Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
    A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.
    Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
    A. O=CH-CH=O. B. CH2=CH-CH2-OH. C. CH3COCH3. D. C2H5CHO.
    Câu 27: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là
    A. HCHO và 50,56%. B. CH3CHO và 67,16%.
    C. CH3CHO và 49,44%. D. HCHO và 32,44%.
    Câu 28: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hh hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
    A. 17,8. B. 24,8. C. 10,5. D. 8,8.
    Câu 29: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
    A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
    Câu 30: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
    A. 15,3. B. 13,5. C. 8,1. D. 8,5.



    ĐÁP ÁN CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẤN ĐỀ 7

    1C 2A 3C 4D 5B 6A 7B 8D 9A 10D
    11A 12B 13B 14C 15B 16C 17A 18C 19A 20D
    21C 22C 23A 24B 25B 26D 27A 28A 29A 30D


    Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
    Nguồn: Hocmai.vn
    Lần sửa cuối bởi NhocS2b12, ngày 10-11-2010 lúc 12:29 PM.
    Sống không phải chỉ vì mình mà còn vì mọi người xung quanh


  2. #2
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ
    Ngày tham gia
    26 Jun 2009
    Đang ở
    Gầm cầu
    Bài viết
    1,168
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    51

    Mặc định Re: BT trắc nghiệm ôn thi đh phân andehit-xeton

    Làm đề của thầy Thuận cũng không thể hết nổi, mà tớ khuyên các bạn trước khi làm mấy cái này thì cứ làm hết sgk và sbt đi đã
    Atdepzai chém gió:
    Hệ phái: chém gió (tay không)
    Lv: 99.9%
    Hp: 3000
    Mana: 100 bình (full)
    Trí tuệ (IQ): iso 9001
    Di chuyển: 60% (ko ngựa)
    Lực chém: 159
    Linh hoạt: 400
    Đance: 938 + POW

  3. #3
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ
    Ngày tham gia
    09 Jul 2009
    Đang ở
    644 quang trung 2, đông vệ
    Tuổi
    30
    Bài viết
    1,368
    Thanks
    2
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Rep Power
    50

    Mặc định Re: BT trắc nghiệm ôn thi đh phân andehit-xeton

    @ chủ pics quote đê không lại trở thành hội vặn vẹo giờ đấy mà

    cái này mình chưa học để đấy đến họk kì 2 thành sẽ làm đc
    Tôi muốn làm nên tất cả

  4. #4
    Phong Vân huyền thoại
    Ngày tham gia
    23 Oct 2010
    Đang ở
    Hanoi, Vietnam, Vietnam
    Tuổi
    30
    Bài viết
    84
    Thanks
    7
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Rep Power
    44

    Mặc định Re: BT trắc nghiệm ôn thi đh phân andehit-xeton

    Ai chả bít sgk vs sbt có nhiều cái hay.Nhưng cũng phải luôn bít tìm tòi ở cả bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết của mình hơn chứ.người mà không biết tìm tòi là người không có chí tiến thủ
    Sống không phải chỉ vì mình mà còn vì mọi người xung quanh


  5. #5
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ
    Ngày tham gia
    09 Jul 2009
    Đang ở
    644 quang trung 2, đông vệ
    Tuổi
    30
    Bài viết
    1,368
    Thanks
    2
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Rep Power
    50

    Mặc định [Hóa] Bài tập

    [YOUTUBE]PiX5pbTQ7UA[/YOUTUBE]

    mình biết trường mình phong trào học hoá không tốt nên ddaay cùng là 1 phương pháp dể hoc
    mình sẽ cố ganhh tìm thật nhiều clip ddeer giú p đỡ mọi người
    Tôi muốn làm nên tất cả

  6. #6
    voimonster
    Khách

    Smile Re: nào cung học hoá nhé

    Trích dẫn Gửi bởi thanhkhoeo Xem bài viết
    [YOUTUBE]PiX5pbTQ7UA[/YOUTUBE]

    mình biết trường mình phong trào học hoá không tốt nên ddaay cùng là 1 phương pháp dể hoc
    mình sẽ cố ganhh tìm thật nhiều clip ddeer giú p đỡ mọi người
    À ! Cái video này của thầy Phạm Ngọc Sơn. Năm ngoài lớp 11 mình học trên mạng với thầy rồi.
    Lần sửa cuối bởi voimonster, ngày 21-01-2011 lúc 08:05 PM.

  7. #7
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    16 Nov 2010
    Đang ở
    Cuối Con Đường
    Bài viết
    217
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    44

    Mặc định Re: nào cung học hoá nhé

    Anh chị lớp trên làm dùm em hai bài này nha:
    1.tổng số hạt e trong anion AB2^2- là 34. Trong nguyên tử A và B đều có số hạt p bằng số hạt n. Xác định công thức phân tử AB2.


    2. Hoà tan hoàn toàn 12g kim loại "M" trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24lít nitơ(sản phẩm khử duy nhất thu được ở đktc). Tìm M
    (bài này em không hiểu nếu không cho hoá trị thì làm sao mà ra được)

  8. #8
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ
    Ngày tham gia
    09 Jul 2009
    Đang ở
    644 quang trung 2, đông vệ
    Tuổi
    30
    Bài viết
    1,368
    Thanks
    2
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Rep Power
    50

    Mặc định Re: nào cung học hoá nhé

    Trích dẫn Gửi bởi Tuhaigia1403 Xem bài viết
    Anh chị lớp trên làm dùm em hai bài này nha:
    1.tổng số hạt e trong anion AB2^2- là 34. Trong nguyên tử A và B đều có số hạt p bằng số hạt n. Xác định công thức phân tử AB2.


    2. Hoà tan hoàn toàn 12g kim loại "M" trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24lít nitơ(sản phẩm khử duy nhất thu được ở đktc). Tìm M
    (bài này em không hiểu nếu không cho hoá trị thì làm sao mà ra được)
    Bài 1 viết công thúc đi em
    AB22- à em
    bài 2 kim loại chỉ có hoá trị từ 1-3 nến thế vào xem cái nào đúng
    Anh tìm ra là Mg
    Tôi muốn làm nên tất cả

  9. #9
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    16 Nov 2010
    Đang ở
    Cuối Con Đường
    Bài viết
    217
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    44

    Mặc định Re: nào cung học hoá nhé

    Hì. Đúng á. Em dùng opera nên mà không viết được cái 2- ở trên.
    Còn bài 2em cũng ra Mg
    cũng thử dùng thế mà em thử đến hoá trị 4 kia. Tại hoá trị 4 cũng có thể là kim loại hoặc phi kim.hix.
    Nhưng mà đúng mỗi cái hoá trị 2. Còn 3 cái kia loại.


    Mà topic hoá chán anh nhỉ.

  10. #10
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ
    Ngày tham gia
    09 Jul 2009
    Đang ở
    644 quang trung 2, đông vệ
    Tuổi
    30
    Bài viết
    1,368
    Thanks
    2
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Rep Power
    50

    Mặc định Re: nào cung học hoá nhé

    Trích dẫn Gửi bởi Tuhaigia1403 Xem bài viết
    Anh chị lớp trên làm dùm em hai bài này nha:
    1.tổng số hạt e trong anion AB2^2- là 34. Trong nguyên tử A và B đều có số hạt p bằng số hạt n. Xác định công thức phân tử AB2.
    theo anh là Đã có anion AB22- thì sẽ không có phân tử AB2

    nếu em thíck hoá thì lên đây vs anh anh sẽ cô gắng làm thêm sưu tầm vài bài khó để đấy chơi
    ???
    Anh đang hối hận vì đã nhờ anh Minh xoá tôpic hoá học và ứng dụng đây

    k
    -----------------------------------------
    đây là kinh nghiệm học hoá mà thành thấy thíck và rất tốt cho mọi người


    Không nên học thêm những vấn đề vượt chương trình phổ thông, các phản ứng mới lạ...

    Thí sinh nào đã học kỹ những kiến thức thật cơ bản trong sách giáo khoa (chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12) cần phải biết tận dụng những kiến thức cơ bản đó để vận dụng trả lời câu hỏi cho tốt là đã nắm chắc phần thắng trong tay. Học kỹ ở đây là hiểu (không phải học vẹt) mà học để có thể vận dụng vào thực tế.

    Đối với phần toán, cần đọc toàn bộ bài toán cẩn thận từ đầu đến cuối; sau đó mới suy nghĩ để viết đúng được tất cả các phương trình phản ứng và mới bắt tay vào tính toán; trước khi đặt phương trình, phải hiểu số liệu cho là gì rồi mới đặt phương trình cho ẩn số.

    Cẩn thận là quy tắc vàng của phần giải toán. Thí sinh chớ nên chủ quan mà ra sớm. Phải biết tận dụng từng giây từng phút cho bài làm đạt điểm cao-hãy kiểm tra lại từng li từng tí của từng chi tiết (không đời nào giám khảo ra một đề thi làm trong 2 tiếng mà để thí sinh chỉ cần giải 1 tiếng là xong).

    Lỗi thí sinh thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin. Những câu không hiểu không làm. Giám khảo không cho điểm những phần thí sinh không hiểu chỉ viết nhăng cuội; tối kỵ nhất là gạch xóa lung tung trong khi làm bài. Chỉ cần phần dễ làm trước; phần trung bình làm sau một cách cẩn thận hoàn chỉnh thì dù phần khó bỏ hẳn không làm cũng có thể đạt 5-7 điểm cho môn này.

    Nguyễn Bác Dụng (Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM): Rèn 3 bước

    Học tốt có nghĩa là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo cũng như sáng tạo các kiến thức đã học. Ở trường phổ thông cũng như các trung tâm dạy thêm hiện nay, phương pháp học chủ yếu là nghe thầy giảng: giải thích lý thuyết, hướng dẫn bài tập, củng cố kiến thức... Lợi thế là kiến thức được truyền tải trực tiếp từ thầy sang trò những nội dung cốt lõi nhất, quan trọng nhất.

    Học sinh phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, đặt vấn đề, củng cố và mở rộng những vấn đề đã học để biến kiến thức của thầy thành cái riêng của mình, có thể tự trình bày các ý tưởng và kiến thức đó bằng suy nghĩ và lời nói của chính mình.

    Thầy giáo chỉ nêu lên cái cơ bản, then chốt nhất và dạy cho người đọc cách tiếp thu cũng như phương pháp tư duy. Người học vừa phải tiếp thu được nội dung cốt lõi đó, vừa phải tự mình phát triển mở rộng những điều thầy không giảng. Có như thế mới làm chủ được những điều đã học.

    Học sinh phải nắm được trình tự:

    Biết -> Hiểu -> Vận dụng -> Sáng tạo. Mục đích chính ở trên lớp là làm thế nào để nội dung bài giảng được lĩnh hội một cách tích cực và nhớ được lâu dài.

    Một trong những điều quan trọng là phải biết hứng thú và "cảm" thực sự với kiến thức cần lĩnh hội.

    Để có thể ôn thi tốt môn Hóa, học sinh cần rèn luyện 3 bước sau:

    - Bước 1: Soạn bài trước (có tham khảo tài liệu và chuẩn bị các câu hỏi).

    - Bước 2: Chú ý nghe giảng, vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ độc lập, vừa ghi chép, sự ghi chép đồng thời này giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức.

    - Bước 3: Xem lại thường xuyên, giúp cho sự truyền tải những kiến thức này vào tiềm thức.

    Luyện thi môn Hóa thực sự không khó. Khi chưa hiểu và chưa quen thì cảm thấy khó khăn, ngược lại khi hiểu thì cảm thấy rất thú vị và đam mê, do giải thích được nhiều vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống.

    Trước hết học sinh phải làm quen với những ngôn từ, phải biết và hiểu những khái niệm cơ bản (nguyên tố, nguyên tử, ion...), những định luật căn bản (định luật tuần hoàn, bảo toàn khối lượng...).

    Sau khi có những kiến thức về bài học, học sinh phải hiểu và diễn đạt được, phải biết cách áp dụng (kỹ năng, kỹ xảo) qua các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp dần lên. Học sinh phải có đầy đủ lý thuyết kiến thức để phân tích và tổng hợp được các dạng câu hỏi và bài tập. Khi tiếp nhận lý thuyết học sinh cần phải học những khái niệm chung, những tính chất...

    Muốn luyện thi tốt, cùng với bài giảng của thầy, đọc thêm sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, mạng Internet... Tốt nhất là học sinh phải làm nhiều bài tập ở nhiều dạng, nhiều thể loại khác nhau. Nếu không còn đủ thời gian làm bài tập, các em cũng nên đọc để hiểu qua các loại bài tập này trong các loại sách ôn thi đang có ở nhà sách.

    Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm Bồi dưỡng văn hoá, trường ĐH Sư phạm TPHCM: Hệ thống các nội dung cơ bản

    Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:

    a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

    - Quy tắc tính số oxy hóa.

    - Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

    - Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

    - Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

    b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S: Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

    c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

    - Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

    - Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

    - Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

    - Sự tạo thành ion.

    2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

    a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

    b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

    c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

    d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

    Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

    . Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

    Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2,

    SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

    Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 ,

    Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

    Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

    e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

    f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

    g) Các phản ứng của hydrocacbon:

    - Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

    Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.

    3. Các nội dung của chương trình 12:

    a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

    b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

    c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

    - Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

    - Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

    - Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

    - Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

    - Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

    - Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

    d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

    e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
    -----------------------------------------
    Trích dẫn Gửi bởi Tuhaigia1403 Xem bài viết
    Hì. Đúng á. Em dùng opera nên mà không viết được cái 2- ở trên.
    Còn bài 2em cũng ra Mg
    cũng thử dùng thế mà em thử đến hoá trị 4 kia. Tại hoá trị 4 cũng có thể là kim loại hoặc phi kim.hix.
    Nhưng mà đúng mỗi cái hoá trị 2. Còn 3 cái kia loại.


    Mà topic hoá chán anh nhỉ.
    theo anh thì kim loại hoá trị 4 rất yếu thường không xét đến
    Lần sửa cuối bởi thanhkhoeo, ngày 16-03-2011 lúc 08:43 PM. Lý do: Spam bất thành, câu bài thất bại
    Tôi muốn làm nên tất cả

Trang 1 của 7 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •