Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    05 Dec 2007
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    54

    Mặc định Những câu chuyện thú vị đêm Giáng sinh

    Những câu chuyện thú vị xung quanh các truyền thuyết về đêm Giáng sinh lung linh rực rỡ sắc màu...

    Ngôi sao Noel
    Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao trên đỉnh những cây thông Noel luôn có một ngôi sao?

    Đó không phải chỉ là vật trang trí cho đẹp đâu nhé. “Ngôi sao Noel” được cho là đã dẫn đường cho Ba Vua đến hang đá nơi Chúa sinh ra và nguồn gốc của “Ngôi sao Bethlehem” này vẫn còn là một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất khi nhắc đến các truyền thuyết Giáng sinh.

    Bởi thực tế thì lịch sử thiên văn không hề ghi nhận nó. Vậy ngôi sao ấy đến từ đâu?

    Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng cái mà các nhà thông thái nhìn thấy trên bầu trời Bethlehem vào lúc đó, thực ra là sự kết hợp giữa sao Kim, sao Mộc và sao Regulus (ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư Tử).

    Khi sao Mộc, sao Kim và sao Regulus tiến đến giao hội, từ góc nhìn của Trái đất chúng sẽ chồng lên nhau và tạo nên một vầng sáng rạng ngời trên bầu trời đêm.

    Bà già Befana

    Ông già Noel có một “nữ đồng nghiệp” từ nước Ý chuyên đi phát quà cho trẻ em ngoan – đó chính là bà già Befana. Ngày “lao động” của bà là vào 6/1 hàng năm – ngày Chúa hài đồng ra mắt Ba vua.

    Nhiệm vụ của bà có vẻ “cao cấp” hơn ông Noel, bởi ngoài tặng quà trẻ ngoan, bà còn bỏ than vào giày của những người đã sống không tốt trong năm vừa qua.

    Có lẽ vì nhiệm vụ trừng phạt này mà ngoại hình của bà Befana trông khá dễ sợ: xấu xí, rách rưới và khó tính. Đến đây thì bạn có đoán ra bà Befana... chính là mụ phù thủy cưỡi chổi chưa?

    Một số nơi trên thế giới vẫn giữ nguyên truyền thống hoá trang thành phù thuỷ và nhảy múa quanh đống lửa cho đúng điệu vào đêm Giáng sinh nữa cơ đấy!

    Không phải ai cũng yêu Giáng Sinh


    Dù Noel được coi là ngày của tình yêu thương và sự sum họp, thì vẫn có hàng trăm ngàn người trên thế giới sẵn sàng tuyên bố “Tôi ghét Giáng sinh”.

    Họ làm đủ mọi cách để anti ngày này: kiên quyết không trang trí nhà cửa hay thậm chí là chụp ảnh châm biếm ngày Noel.

    “Hội những người ghét Giáng sinh” cũng có Facebook và website nữa đấy! Họ cho rằng Noel chỉ thật sự hạnh phúc với... những nhà kinh doanh – được dịp chặt chém và kiếm chác từ những người nhẹ dạ.

    Để phản đối ngày này, hàng tá bài viết như “10 lý do tôi ghét Giáng sinh” hay “Trầm cảm vào ngày Noel” được ra đời.

    Có tin đồn đạo diễn phim kinh dị “Black Christmas” cũng là thành viên của hội này. Chứ không thì ai lại nghĩ ra được vô số cảnh chết chóc máu me ngay ngày Giáng sinh chứ!

    Vòng nguyệt quế từ đâu đến?

    Vòng nguyệt quế đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, thậm chí trước khi Chúa sinh ra đời.

    Nhiều nhà lịch sử học tin rằng những chiếc vòng nguyệt quế đầu tiên xuất hiện vào thời Đế chế Ba Tư, khi mà hoàng gia và những người thuộc tầng lớp trên đeo những chiếc vòng nguyệt quế hay vòng đầu được trang trí thêm trang sức để biểu trương quyền lực và sự cao quý. Những nền văn hóa khác sau đó tiếp thu điều này và biến đổi để phù hợp với họ.

    Vào khoảng 800 năm trước ngày sinh của Chúa, người Hy Lạp bắt đầu trao những chiếc vòng được làm từ nhành cây nguyệt quế cho người thắng cuộc.

    Trong suốt thời đại La Mã, những người lãnh đạo chính trị và quân đội, như là Julius Caesar, cũng đeo những chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.

    Việc những chiếc vòng nguyệt quế ngày nay trở thành vật trang trí treo trên tường được xem là xuất phát từ việc khi những người này trở về nhà, họ treo những chiếc vòng nguyệt quế lên tường hay cửa như là chiến lợi phẩm.

    Sau khi Chúa sinh ra đời, chiếc vòng nguyệt quế Giáng sinh làm từ nhánh cây trường xuân trở thành biểu tượng cho chiến thắng của sự sống qua suốt những tháng mùa đông.

    Vòng nguyệt quế không chỉ có công dụng là làm vật trang trí trên tường đâu nhé. Nó còn được dùng để đếm thời gian khi còn 4 tuần nữa là đến Giáng sinh.

    Theo truyền thống thì chiếc vòng sẽ được đặt nằm trên bàn và 4 chiếc đèn cầy màu hồng hoặc tím được cắm vòng xung quanh, 1 chiếc màu trắng được cắm ở giữa.

    Trong 4 tuần trước Giáng sinh, 4 chiếc đèn cầy màu hồng hoặc tím sẽ lần lượt được đốt. Còn đèn cầy màu trắng sẽ được đốt trong ngày hoặc đêm Giáng sinh.

    Theo Hoa học trò

    Edit by kẻ xấu
    Lần sửa cuối bởi kẻ xấu, ngày 24-12-2010 lúc 12:07 PM.
    Tôi không làm rượu để say
    Chỉ xin làm lệ để bay bớt buồn

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •