@Vịt: "dè dặt và yếu ớt", bởi tớ thấy các hành động của VN (vâng, chính phủ - nhà nước) vẫn để ý, dòm "sắc mặt" của "anh cả láng giềng" nhiều quá

.
#Ở đây tớ chỉ bàn đến các hành vi thể hiện ra bên ngoài thôi, còn các hoạt động ngầm tớ ko biết, ko tìm hiểu, ko bàn đến =).
Các phát ngôn của BNG, tất nhiên, thực tế, người "nghe" ko phải chỉ dân trong nước, các nước khác cũng nghe, nhưng chỉ là
BNG, Chính quyền các nước đó,
còn dân họ thì ko
<-- Đang bàn về dân, cho nên tớ chỉ nói chung chung nước này nước nọ chứ ko cụ thể dân nước này, dân nước nọ, có thể khiến nhiều người ko hiểu rõ -->
! Bởi về tính chất, phát ngôn của BNG, chỉ có tác dụng - có tầm ảnh hưởng ở khía cạnh ngoại giao. Mà ngoại giao thì là việc của chính quyền, dân mấy ai quan tâm?! Thừa nhận rằng, người có trách nhiệm và có toàn quyền quyết định vẫn là các nhà cầm quyền, nhưng thử hỏi chỉ bằng vài cái phát ngôn như thế liệu có khiến họ nhảy vào ủng hộ VN mình đc hay ko? Không!
Chính quyền muốn làm gì, trước hết cũng cần xem sắc mặt của người dân (hoặc là thuyết phục, mua chuộc người dân trước), nếu như ko muốn sau đó đi dẹp loạn, ổn định tình hình vì dân chúng phản đối biểu tình. Và tương tự ngược lại, Chính quyền muốn bền vững, yên ổn, cũng phải dựa theo ý dân mà làm, Bởi thế, nếu ta chỉ có những hành động hướng về phía người cần quyền, thì kết quả thu đc rất thấp (họ chỉ "thật sự" ủng hộ, nếu như mối quan hệ của 2 nước là vô cùng tốt, hoặc nó sẽ gián tiếp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của chính họ). Thay vào đó, dùng phương pháp tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của dân nước họ, để dân họ gây áp lực lên chính quyền, có tác dụng hơn. Chính vì thế tớ mới nói là "yếu ớt".
Các hành vi biểu tình này nọ của dân chúng chỉ làm căng thẳng thêm vấn đề, cái đó ko phải người dân nào cũng hiểu, nhưng chính quyền ko có sự giải thích nào mà chỉ âm thầm trấn áp, dìm đi, ỉm đi (như vụ việc cách đây vài năm liên quan đến HS-TS) vì sợ sẽ đánh động bên kia, làm tình hình chuyển biến xấu thêm, ...cũng ko phải là thật sự sáng suốt. Dân ko rõ định hướng của chính quyền thì dân sẽ mù mờ, dễ bị kích động bởi các phong trào - mà phần lớn là thiếu sự đầu tư, chuẩn bị, vạch định đường lối, hoặc tệ hơn, sẽ dễ bị lợi dụng, giật giây bởi "ai đó". Chính quyền đừng bắt dân phải "tự suy nghĩ, tự hiểu", ko phải ai cũng đủ sáng suốt nhìn ra đc đâu :/. "Dè dặt", bởi ngay cả việc định hướng chấn chỉnh tư tưởng cho "người nhà" cũng ko dám làm (hoặc ko dám làm công khai) vì sợ "anh hàng xóm" nghe thấy.
<-- Và thường chỉ khi nào tình hình lên đến đỉnh điểm, tớ mới thấy VN đưa ra "phát ngôn, tuyên bố", quá dè dặt. -->
Phản ứng, xử lý của VN đối với tình hình và
tầm vóc hiện tại của đất nước, đúng như đ/c nói, là hoàn toàn phù hợp và ko có gì đáng phàn nàn. Nhưng phản ứng phù hợp tình hình thôi là chưa đủ, cần phải có những hành động khiến thay đổi đc tình hình. Tất nhiên để làm đc cái này ko phải chỉ 1 sớm 1 chiều, nhưng cần có định hướng và đường lối phù hợp, chiến lược lâu dài hợp lý. Cái này tớ vẫn đang còn quan sát thôi, chưa kết luận đc gì nhiều.
Nói tóm lại thì,... tớ cũng chỉ biết nói lên quan điểm thế thôi, chả thay đổi đc gì
<-- (nhưng tớ đảm bào là tớ có đủ tư cách, đủ quyền lên tiếng phàn nàn, bởi hiện tại tớ vẫn là 1 công dân Việt Nam, sau này thì... chưa biết
) -->
. Bởi thực tế, hiểu biết của tớ về vấn đề ngoại giao và chính trị là ko nhiều, tớ cũng ko đủ thời gian tìm hiểu, và một phần, đó cũng ko thuộc trách nhiệm mà tớ cần phải lo, có điều qua những gì "người có trách nhiệm" thể hiện, thì tớ ko đc an tâm cho lắm =).
P/s: lúc đầu tớ viết 1 bài dài gần gấp đôi thế này, văn chương bay bổng, uốn lượn mền dẻo lắm

, nhưng rồi mạng dis, mất sạch!.

. Cho nên viết lại còn có thế này, nên nó hơi "ngắn gọn xúc tích", hơi "công kích trực diện" quá,...
Thông cảm

Đánh dấu