Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Sưu tầm những câu truyên ngắn hay!!!

    Anh không có lỗi

    Truyện Ngắn





    Cu Trí mếu máo chạy từ ngoài ngõ về ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa kể lể :
    Mẹ ơi, bọn thằng Hà nó gọi con là thằng "chí Phèo", hu hu hu. Chúng nó bảo con không phải là con của mẹ... hu hu hu,..
    - Thôi nín đi, nín đi con, các bạn ấy đùa ấy mà con không phải là con trai của mẹ thì là con ai cơ chứ?
    Chúng nó bảo mẹ nhặt được con ở ngoài lò gạch ấy, hu hu hu... Con ứ thích tên là Trí đâu, ngày nào chúng nó cũng trêu con.
    Để mai mẹ thưa cô giáo, cô sẽ phạt bạn nào hay trêu con. Thôi nín đi, con trai ngoan của mẹ nào, rửa mặt mũi chân tay rồi ăn cơm nhé!
    - Vâng ạ!
    Nhìn thằng bé ngoan ngoãn đi rửa mặt, chị băn khoăn tự hỏi : không biết sao bọn trẻ lại biết cu Trí không phảị là con đẻ của chị... và ai đã bịa ra cái tình tiết quái ác "nhặt được ở ngoài lò gạch" để trêu chọc thằng bé vậy?
    Đúng là cu Trí không phải là con đẻ của chị, nhưng không phải chị đã nhặt được nó ở ngoài lò gạch. Câu chuyện về thằng cu Trí là một trang bí mật trong cuộc đời chị mà cho tới nay chị vẫn giấu kín. Chị nghĩ đó là điều cần thiết để giữ trọng niềm hạnh phúc cho người chồng mà chị yêu quý suốt đời?
    ... Chị đã chờ đợi thuỷ chung suốt tám năm anh đi đánh Mỹ ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Khi giải phóng miền Nam, anh trở về thì họ đã ở ngoài tuổi ba mươi và mới sinh con đầu lòng. Nhưng thật đau đớn, đứa con làm họ mong chờ với bao hy vọng lại chỉ là một quái thai!
    Vì yêu thương chồng, không muốn anh phải đau khổ, thất vọng, chị đã đề nghị với các bác sĩ không cho ai biết sự thật phũ phàng đó. Cũng may là khi chị sinh con, anh đang làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Cam-pu-chia. Khi viết thư báo tin cho chồng, chị nói là do trở dạ lâu nên con bị ngạt không cứu được. Anh rất đau buồn, nhưng vẫn hy vọng rồi họ sẽ có đứa con như mong muốn. Vậy mà mãi đến bẩy năm sau khi anh chuyển ngành công tác tại một xí nghiệp gần nhà, chị mới sinh lần thứ hai. Lần này chị đã bốn mươi tuổi nên đẻ khó, phải mổ, nhưng hai anh chị đều rất vui mừng vì họ đã có một cậu con trai rất kháu, nặng những ba cân hai. Lúc ấy chị rất sung sướng, tưởng như mình là người hạnh phúc nhất trần gian!...
    Rồi một hôm, cô bác sĩ sản khoa - người bạn thân nhất của chị - đến chào tạm biệt chị để đi công tác nước ngoài. Hai người bạn tri kỷ "dốc bầu tâm sự" rất vui vẻ , cởi mở và cô bác sĩ bảo :
    - Mình nghĩ là cậu không nên đẻ nữa...
    Chị cười rất tươi :
    - Không đẻ nữa là thế nào, ông xã nhà mình đang gạ trong năm nay sẽ đẻ thêm cô con gái nữa đấy!
    Thật trần đời có một người yêu quý con như anh ấy? Cậu biết không, anh ấy còn bảo, bây giờ nếu có ai đòi đổi thằng cu Trí lấy cục vàng nặng bằng nó, anh ấy cũng chả thèm! Ghê chưa? ừ kể có thêm một đứa con gái nữa cũng hay, nhưng riêng với cậu thì mình khuyên chân tình đấy, hãy nghe mình...
    Nhưng vì sao cơ chứ, hay là mình già rồi thì không nên đẻ nữa?
    - Không, không hẳn là như vậy. Mình nói điều này chỉ mình cậu biết thôi, mà phải bình tĩnh đấy, có hứa không nào?
    Ôi, cậu làm mình hồi hộp đến chết đi được. ừ, thì xin hứa!
    Lẽ ra không nên nói, nhưng vì mình sắp đi xa, nên không thể không nói với cậu. Thế cậu có biết vì sao lần đầu cậu sinh lại như vậy không?
    - à có lẽ khi có thai mình ốm nên uống thuốc linh tinh....
    - Cậu tin chắc như vậy ư? Không phải vậy đâu.
    Các bác sĩ sau khi xét nghiệm đã kết luận, trường hợp của cậu là do chồng cậu bị nhiễm chất độc điôxin ở chiến trường miền Nam...
    Ôi! Thật vậy sao? Nhưng...
    - Chắc cậu muốn nói về thằng cu Trí phải không?
    Đúng vậy...
    Nó đâu phải con của cậu!
    - Trời ơi! Lẽ nào nó không phải là con của tôi?
    - Hôm ấy, các bác sĩ mổ cho cậu đã lấy ra một cái thai giống như lần trước, mình nhìn nó đã ngất xỉu đi vì sợ hãi...
    Chị bỗng khóc nấc lên.
    - Lẽ nào đời tôi lại bất hạnh đến thế nào? Vậy mà lần trước tôi cứ tưởng là lỗl tại mình... Trời ơi!.
    Bình tĩnh lại đi, cậu đã hứa rồi cơ mà!
    Vậy thì thằng bé ấy ở đâu ra?
    Đêm hôm trước có một cô gái trẻ đến bệnh viện một mình. Đẻ xong cô ta được đưa về phòng sản phụ, còn đứa con trai đưa sang phòng nhi theo quy định của Viện. Sáng hôm sau đến giờ cho con bú thì không thấy cô ta đâu nữa, chỉ thấy dưới gối một mảnh giấy vỏ bao thuốc lá ghi mấy chứ : "Em lỡ lầm, không có điều kiện nuôi con. Xin các bác sĩ cứu giúp cháu bé , em xin chịu ơn suốt đời...". Các bác sĩ đã biết rõ hoàn cảnh của cậu và yêu cầu mọi người hãy giữ kín chuyện này. Sự thật là như vậy. Đến hôm nay, đã hơn một năm trôi qua rồi, mọi sự đều tốt đẹp gia đình cậu sống hạnh phúc. Vậy là tốt lắm. Những người thầy thuốc cũng chỉ mong có thế. Mình chỉ muốn khuyên cậu phải chú ý dùng biện pháp, đừng có thai nữa bởi vì cậu sẽ không bao giờ có được một đứa con nguyên vẹn với anh ấy đâu. Nói ra với cậu điều này thật tàn nhẫn, nhưng đó là lương tâm, là trách nhiệm người thầy thuốc để tránh cho cậu nỗi đau khổ. Hãy hiểu cho mình, mình chỉ muốn mọi điều tốt đẹp cho cậu thôi!
    Mình hiểu và rất biết ơn cậu và các bác sĩ đã làm việc đó... Chỉ có điều xin đừng ai tiết lộ cho anh ấy biết, một mình mình đau khổ là đã đủ rồi...
    Chị đã hết sức gắng gượng để không đổ sụp xuống trước sự thực đau đớn này. Chị hiểu rằng, hạnh phúc hôm nay chị có được là nhờ tấm lòng nhân hậu của những người thầy thuốc, chị phải ra sức vun đắp cho cái gia đình nhỏ của mình luôn được vui vẻ đầm ấm.
    Anh tỏ ra mãn nguyện vì có đứa con trai khôi ngô, khoẻ mạnh mà anh yêu quý nó hơn mọi thứ ở trên đời. Mỗi khi rảnh việc, anh thường "kiệu" cu Trí trên vai đưa nó đi chơi quanh xóm. Hễ ai khen thằng bé khoẻ, đẹp trai như tranh, anh lại cười nói vui :
    Khoẻ như con nhà lính mà lại! Tớ là tớ bác bỏ cái thuyết "cha già con cọc" của thiên hạ đấy!
    Suốt mấy chục năm chinh chiến, cuộc đời anh phải trải qua bao gian nan, vất vả, giờ được về công tác gần nhà, quấn quýt bên vợ con và bằng lòng với những gì anh đang có trong tay. Hạnh phúc của người lính thật là giản dị. Anh chẳng còn mong gì hơn thế? Và cuộc sống cứ bình lặng trôi qua theo năm tháng. Đôi khi chị cứ lẩn thẩn tự hỏi : Có phải là chị đã lừa dối anh, như lần đầu chị giấu anh sự thật về đứa con không nên người - lần ấy chị vẫn tưởng là lỗi tại chị. Còn lần thứ hai phải mổ nên chị không biết về sự thật, chỉ biết là khi tỉnh dậy, các bác sĩ đã báo cho chị biết đã sinh contrai! Chị đâu có ngờ chiến tranh đã cướp đi vĩnh viễn của anh cái khả năng và hạnh phúc làm cha của những đứa con bình thường. Hiểu theo một kiểu nào đó thì đúng là anh đã sống yên vui hạnh phúc trong sự day dứt của chị. Nhưng rồi sẽ có một ngày nào đó, sự bí mật này được khám phá và anh sẽ đau khổ như thế nào? Cái gia đình bé nhỏ này sẽ ra sao? Trên đời này liệu có bí mật nào chôn vùi mãi mãi được không? Chị luôn ám ảnh bởi mặc cảm rằng chị đã lừa dối chồng, nhưng chị không thể nói lên sự thật đau lòng đó, vì chị rất yêu anh. Trong tâm trạng ấy, chị càng ra sức vun vén và càng nỗ lực có thể của mình để anh luôn cảm thấy sự ngọt ngào của hạnh phúc, cho dù chị phải chịu muôn vàn đắng cay âm thầm. Ôi, giá như anh biết được rằng chị yêu anh đến chừng nào!
    "... Ai gây nỗi bất hạnh này? Em không oán trách anh đâu, em hiểu rằng anh không có lỗi, mà chính là tội ác của chiến tranh!
    ... Nếu người có thể gọi đó là sự lừa dối thì em đã lừa dối anh, hãy tha thứ cho em! Em không phải là kẻ lừa dối. Tất cả chỉ vì em yêu anh!...."
    Đã bao lần chị thầm nghĩ như vậy khi nép mình trong vòng tay âu yếm của anh!

    :compu:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #2
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Ánh Lửa Hồng

    Ánh Lửa Hồng


    Mẹ tôi đã thề không bao giờ đến ở trong ký túc xá nữa, nhưng hoàn cảnh không cho phép mẹ giữ trọn lời thề của mình. Do đó buộc lòng mẹ quyết định đổi đến thành phố khác. Dù sao mẹ con tôi cũng cần một nơi tạm trú. Hóa ra ký túc xá này còn tệ hơn nơi chúng tôi đã ở trước kia. Ở đây thiếu sự thân ái, buồn tẻ như đưa đám, và nặng mùi ẩm mốc khó ngửi. Nói chung, không khí nặng nề u ám dễ gây cho người ta sự thối chí. Ngay nền nhà dưới chân mẹ con tôi là người thủy thủ tàu buôn đã về hưu có chứng ho muốn vỡ phổi. Ông già là người thân thiện luôn chào hỏi khen ngợi mẹ tôi khi chúng tôi đi ngang qua căn phòng tăm tối mà ông đang ngồi hút thuốc sát mé giường. Lúc ban ngày tôi thương hại ông, nhưng đêm về khi nằm trăn trở lo lắng cho số phận đen đủi bấp bênh của mình trong những ngày sắp đến, mẹ con tôi nghe sự im lặng dâng cao bao trùm niềm thống khổ, chúng tôi ghét ông thậm tệ. Nhất là tôi.
    Mẹ tôi tự an ủi đây chỉ là thời gian tạm bợ mà thôi, không bao lâu nữa chúng tôi tuyệt đối sẽ thoát khỏi cảnh này. Ðể chứng tỏ cho tôi, và có lẽ cũng cho riêng bản thân mẹ, thiện chí của mình, mỗi ngày chủ nhật vào giờ ăn sáng, mẹ miệt mài trên từng trang báo, khoanh tròn các ô quảng cáo cho thuê nhà. Rồi ghi xuống hàng chữ 'đúng nhu cầu.' Tôi khoái cung cách đầy tự tin và sốt sắng của mẹ. Ðiệu bộ ấy cho tôi có cảm tưởng nhu cầu của mình ít ra có chút ý nghĩa với cuộc đời chung quanh, và bản thân mình cũng là phần tử đáng kể trong xã hội. Khuôn mặt mẹ đăm chiêu như đang tính toán. Mẹ so sánh giá cả các căn nhà, và loại ra những căn đắt giá hoặc rẻ nhất. Khi tìm được năm hoặc sáu căn vừa ý, mẹ gọi hỏi nếu người ta còn mở cửa cho xem. Có thể nói, chúng tôi dành cả ngày đi xem hết căn này đến căn khác.

    Thật ra chúng tôi chưa mướn được căn nào cả. Chủ nhà đòi tiền tháng đầu và tháng cuối, cộng thêm tiền đặt cọc để họ lau chùi sang sửa. Tôi biết phải chờ thêm một thời gian nữa mẹ tôi mới có đủ khả năng. Thế là cứ đến chủ nhật, mẹ tôi lại tiếp diễn, lật báo, khoanh tròn, ghi chú, gọi diện thoại, đi xem nhà, và tôi bị lôi kéo theo. Mẹ con tôi cứ đi xem và chẳng quyết định được gì, tuồng như đi tham khảo thị trường. Ở vị trí của người đi mua sắm đôi khi rất thú vị. Tôi hạnh phúc trong vai trò của người biết mình đang cần gì, muốn gì và có thể mua mang về. Mặc dù chỉ đi ngắm nhìn, nhưng tôi thoải mái vui vẻ, vì có gan ngắm nhìn rờ mó đã đời mà không cần phải mua.
    Mẹ tôi càng không phải là người khách hàng thích tính toán thiệt hơn, đi thẳng đến bảng giá, lắc đầu hoặc than phiền giá cả với người đi mua chung quanh. Mẹ tôi không có hứng thú về giá cả. Nói cho cùng, mẹ đâu có tiền để quyết định sự đắt rẻ. Mẹ thích đi phố, đóng vai người mua vì mẹ thấy thoải mái tự nhiên và muốn tìm hiểu về sản phẩm. Nhân viên bán hàng tiếp đãi mẹ một cách cực kỳ kiên nhẫn. Tỷ như, góp ý khi mẹ con tôi xem xét bộ vali bằng da, dẫn giải về chiếc tivi màn ảnh rộng hoặc chọn hộ tấm thảm Ðông Phương. Ði xem thảm không phải là điều nhẹ nhàng dễ chịu vì người bán hàng làm việc vô cùng cực nhọc. Họ phải ra sức kéo lê lết từng tấm thảm nặng nề vắt cao nghều nghệu cho khách xem. Nhìn họ đổ mồ hôi, thở hào hển, xiểng niểng bước chân dưới sức nặng của tấm thảm, tôi tưởng chừng khuôn mặt của họ muốn xơ ra như những sợi bố bện trên tấm thảm vô hồn kia. Khách hàng đôi lúc phải trơ trẽn làm mặt dầy, như mẹ con tôi chẳng hạn. Biết chắc một điều, mình chỉ đi xem đã đời, mà chẳng bao giờ mua.

    Khi có thời trang mới về, mẹ tôi thử hết bộ áo này đến chiếc váy kia để tôi nhìn ngắm. Xưa kia mẹ tôi từng một thời làm người mẫu, cho nên mẹ biết cách đi đứng nhún nhảy, làm dáng trước tấm gương, biết bước tự nhiên, dừng lại bất chợt, nghiêng đôi vai, lắc nhẹ một bên hông, hoặc liếc ngang liếc dọc ra chiều có ai gọi tên mình. Khi mẹ nhìn tôi, tôi gật gù với nụ cười, cái nhún vai, hoặc khe khẽ lắc đầu. Tôi biết mẹ đẹp hoàn toàn trên mọi phương diện, nhưng trong vai trò một vị giám khảo tôi bắt buộc phải có chút khắt khe kỳ thị.

    Khi chúng tôi đi xem nhà, mẹ thường mặc bồ đồ đầm màu xám. Phần mình, tôi mặc bộ đồ tây khá bảnh baọ. Chiếc áo len thêu hàng chữ "Vòng Tay Bác Ái" trước ngực, cổ hình chữ V, và thắt thêm chiếc nơ thật trịnh trọng. Mấy ngày qua chúng tôi xem các căn nhà trong khu đại học. Ba căn đầu tiên khá thích hợp cho mẹ con tôi, nhưng đến căn thứ tư thì thật tồi tệ. Người đàn bà cuối cùng sống trong căn nhà ấy bày bừa hoang tàn chẳng khác nào thú dại nơi hang động hoang sơ. Chủ nhà đã bỏ công dọn dẹp, nhưng chẳng vớt vát gì. Căn nhà xông lên mùi thịt thối rữa, dù cửa sổ đã mở toang và gió lồng lộng. Mọi nơi mọi phía đều nhớp nhúa. Chủ nhà tiết lộ rằng người đàn bà ấy bị khủng hoảng tinh thần sau cuộc hôn nhân đổ vỡ. Hắn đề nghị sơn lại căn nhà và lót thảm mới, nhưng lộ vẻ nản chí chẳng sốt sắng, đang thao thao bất tuyệt đột nhiên im bặt khi trông thấy vẻ thờ ơ nơi mẹ con tôi. Hắn tự hiểu cá không cắn câu, nên chẳng buồn để lại danh thiếp của mình. Còn vài căn nhà nữa nhưng mẹ tôi chừng đã mệt mỏi. Mẹ hỏi tôi muốn ra bến tàu hóng gió, đi về, hoặc dạo phố. Mẹ cố gắng tạo vẻ tự nhiên, nhưng tôi biết mẹ đang bực dọc. Tôi thật sự chưa muốn về nên gợi ý muốn tham quan khu đại học. Mẹ liếc ra đường.
    - Ðằng nào mình đã đến đây, phải đi cho biết chứ !

    Mẹ con tôi đi dọc hàng phong bên đường. Lá rụng bị gió cuốn thổi xoáy vào chân chúng tôi. Mẹ vòng tay ôm lấy người, cúi xuống đất.

    - Phải sống có ý chí và niềm tin nghe con. Không vì bất kỳ điều tại bị nào cả.

    Lời mẹ nói làm tôi khó chịu, nhưng tôi biết mình chẳng làm điều gì sai nên tôi yên lặng, không trả lời trả vốn. Mẹ bảo:

    - Không cần biết chuyện gì xảy ra, con không được bỏ cuộc nửa chừng. Không được đổ cho hoàn cảnh. Con nghe mẹ nói hay không ?

    - Dạ.

    Một nhóm người Hoa từ phía sau mẹ con tôi đi lên. Khoảng mười, mười hai người thanh niên nói chuyện thật sôi nổi. Khi qua mặt chúng tôi, họ còn cười nói ròn rã như nước chảy róc rách quanh hòn đá. Chúng tôi đi theo bọn họ đến đầu đường cái, và băng qua con lộ dẫn đến trường đại học. Mẹ con tôi lang thang qua từng khu lầu cho đến khi trời bắt đầu tối và gió thổi mạnh. Ðây là ngày đầu tiên trời trở lạnh từ hôm chúng tôi dọn về nơi này. Hôm nay tôi không chuẩn bị ăn mặc ấm, nhưng tôi không dám cho mẹ biết vì tôi chưa muốn về trong lúc này. Trước đến nay, tôi chưa hề đặt chân vào trường đại học, và tôi thật lòng muốn so sánh sự thật của nó với những ý nghĩ mà mình từng hình dung trong đầu. Những dẫy lầu cổ kính bằng đá, các lối đi có hình vòng cung và cửa sổ vòm cao. Thảm cỏ xanh mướt và các dây leo đã ngã sang màu đỏ. Trên dẫy lầu hướng tây, mặt trời le lói những chiếc lá tim tím lấp lánh khi gió thổi. Có tiếng reo hò từ sân vận động đưa sang. Tôi thầm nghĩ đến một cuộc đấu tài đấu sức đang diễn ra. Qua tiếng hò reo tôi phấn khởi nghe vô cùng thân thuộc. Thâm tâm tôi lưu luyến gắn bó nơi chốn này. Các sinh viên đi qua, tôi tưởng chừng họ nhìn tôi như một người anh em của họ trong 'Vòng Tay Bác Ái,' nếu không phải vì người đàn bà đang đi bên cạnh tôi, vì bàn tay quá đỗi nặng trĩu đang đặt trên vai tôi.

    Mẹ tôi vô tình chẳng để ý. Có lẽ mẹ vui trở lại. Mặt mẹ ửng hồng vì gió lạnh và vì kỷ niệm của thời học ở Yale và Trinity tìm về. Ngày ấy mẹ thường được vé đi xem đấu bóng cà na từ người bạn gái có kép là cầu thủ. Mẹ cũng từng cặp bồ với một cầu thủ người Mỹ chính gốc, tại Yale, tên Dutch Diefenbacher. Mẹ nói qua giọng hờ hững.

    - Anh ấy cầu hôn với mẹ.

    - Ông ta thật sự ngỏ lời với mẹ sao ?

    - Hắn tặng mẹ một chiếc nhẫn mua từ cửa hàng của ông ngoại, nhưng mẹ không nhận. Mẹ còn bảo, tôi không thể lấy một người lớn tuổi như anh.

    Mẹ tôi cười lớn sau câu nói. Tôi ngắt lời:

    - Thật sự có chuyện ấy ? Một người Mỹ trắng chính gốc, xuất thân từ Yale cầu hôn với mẹ và bị từ chối ?
    - Dĩ nhiên !
    Sao mẹ không lấy ông ấy.

    Chúng tôi dừng lại bên cạnh chiếc máy nước ngập đầy lá. Mẹ nhìn lom lom vào mặt nước.

    - Mẹ không hiểu. Thuở ấy, mẹ quá trẻ và Dutch không phải là người nổi bật. Anh ta tử tế dễ thương, nhưng cù lần. Quá cù lần.

    Mẹ thở dài, thốt lên như quát.

    - Trời ơi, anh ta chán ngấy chịu sao nổi.

    Tôi bảo:

    - Nếu là con, thì con sẽ lấy ông ấy.

    Thật sự trước đây tôi không hề biết điều này. Không thể tưởng tượng, một nữ sinh đua đòi như mẹ tôi mà có thể để vuột mất của tôi một người cha Mỹ trắng chính gốc, xuất thân từ Yale. Nếu không giờ này tôi đã giàu sụ, biết đâu còn có người ăn kẻ ở, và mọi việc sẽ hoàn toàn khác hẳn.

    Mẹ con tôi đánh vòng quanh bùng binh và đi ngược trở lại. Khi ra đến đường mẹ hỏi tôi còn muốn xem thêm căn nhà nào nữa. Mẹ do dự:

    - Dù sao đã đến đây ...

    Tôi thấy lạnh nhưng đã lỡ im lặng ngay phút đầu nếu bây giờ than van này nọ e kỳ. Mẹ chận hai cô gái lại hỏi thăm đường đi. Trong lúc họ chỉ dẫn mẹ, tôi cúi nhìn uyển sách đang chưng bày trong tiệm nhỏ ngay đó, vờ như mình chỉ vô tình đứng gần người đàn bà không quen thuộc đang lạc đường chẳng tìm được lối ra.

    Buổi tối trời trong. Ánh sáng toả yếu và dần tắt. Mẹ con tôi đi qua vài con phố, đến dẫy nhà xưa cửa sổ còn sáng. Gió thổi sau lưng chúng tôi. Tôi bắt đầu run rẩy, nhưng dấu không cho mẹ biết. Lẽ ra tôi đã nói từ sớm, nhưng tôi ngu ngốc không chịu nói, cho nên bây giờ chỉ biết che đậy cái lạnh của mình bằng mọi cách. Chúng tôi dừng lại trước căn nhà tầng trên tối đen. Tôi ngập ngừng:

    - Tối quá mẹ ơi.

    - Tối gì tối, căn nhà mình xem ở tầng trệt mà, lo gì.

    Mẹ tôi bước đến mái hiên trong khi tôi đứng chờ ngoài ngõ. Tôi nghe tiếng chuông và thấy cửa sổ lay động. Mẹ quay lại khi một cánh cửa hé mở và người đàn ông thò đầu ra ngoài. Bóng ông ta thật to choáng hết khung cửa. Mẹ tôi lúng túng:

    - Xin lỗi, lẽ ra tôi nên gọi trước.

    - Thưa bà cần chi ?

    Ông ta lộ vẻ khó chịu, nhưng khi mẹ tôi nhìn ông thì ông dịu giọng. Mẹ tôi nói về căn nhà. Mẹ khe khẽ.

    - Có lẽ tôi đến hơi muộn.

    Mẹ tôi phân trần vì mãi xem chung quanh trường nên quên cả giờ giấc. Mẹ nói và nói, nhưng vẫn đứng yên tại chỗ không nhúc nhích nửa bước, như khẳng định nếu chẳng xem được nhà thì chẳng chịu cáo lui. Tôi tự tin, bước đến. Người đàn ông nhìn chúng tôi qua chiếc gọng kính màu đen, giọng nói thoảng chút thân thiện.

    - Dù sao bà đã đến đây, xin mời.

    Vật đầu tiên đập vào mắt tôi là ngọn lửa. Tôi để ý đến mọi vật chung quanh như bàn ghế, tủ nẻo, tranh ảnh, nhưng thật ra cặp mắt cứ chỉa thẳng vào ánh lửa. Ngọn lửa đang reo vui trong lò sưởi. Có đứa con gái nằm sấp trước vùng ánh sáng lung linh, bàn chân trần giơ lên cao, lắc nhè nhẹ, một tay chống cằm. Cô bé đang đọc sách. Khi chúng tôi bước vào, cô cố đọc thêm một phần, đoạn chồm dậy chào khách rất lễ độ.

    - Chào bác, chào anh !

    Cô bé không hẳn là người đẹp. Ngược lại, to thô, mang đôi kính tương tự người đàn ông. Quan sát khách lạ, cô chớp mắt liên hồi. Tôi thấy dễ chịu với cô bé ngay lập tức, khác hẳn vẻ xe lạ hờ hững lúc tôi gặp con gái đẹp. Tôi cười tươi, tự nhiên:

    - Chào em !

    Tôi bước đến gần ngọn lửa và ngồi xuống đưa lưng vào, gập hai tay ra sau. Tiếng người đàn ông trả lời mẹ tôi:
    - Vâng, căn nhà này đầy đủ tiện nghi lắm thưa bà.

    Gian phòng thật rộng, to nhất so với những căn nhà tôi đã xem qua. Chắc mẹ con tôi chẳng có đủ khả năng để ở căn nhà này, nhưng tôi không màng quan tâm đến điều ấy.

    - Ðể tôi gọi nhà tôi.

    Người đàn ông bảo thế, nhưng vẫn ngồi y nguyên tại chỗ nhìn mẹ tôi. Mẹ mĩm cười với ông, rồi gật gù một mình như trầm tư mặc tưởng tính toán trong đầu.

    - Căn nhà thật ấm cúng. Sao ông bà nỡ bỏ đi.

    Ông ta không trả lời câu hỏi của mẹ tôi, đưa mắt nhìn đứa con gái đang nhặt vật gì dưới nền thảm.

    - Chúng ta chuẩn bị cho một vài thay đổi, phải không nào cô bé ?

    Ðứa con gái gật đầu không đáp và chẳng nhìn lên. Người đàn bà từ phòng bên cạnh bước vào, tay cầm một khay bánh. Bà ta ốm và cao, với mái tóc muối tiêu cột đuôi ngựa. Trên mặt có rãnh nhăn sâu bên má chảy xuống hai khoé miệng. Bà hướng về phía chúng tôi, chậm rãi từng bước rất nhẹ, và đặt khay bánh trịnh trọng lên chiếc bàn con.

    - Quý vị đến đúng lúc dùng bánh đặc biệt của giáo sư Avery.

    Thoạt đầu tôi cứ tưởng bà ám chỉ công thức làm bánh, nhưng khi ông chồng vội vàng nhào đến, và vốc đầy một tay thì tôi chợt hiểu. Chẳng những ông là giáo sư Avery, mà bánh kia dành cho ông. Tôi e ngại khi thò tay lấy bánh, trong khi cô bé tự nhiên nhón hai ba chiếc. Khi ăn, người đàn bà thả tay ra sau giáo sư Avery và tựa vào người ông. Hình ảnh ấy gợi cho tôi quan hệ đầm ấm giữa chồng và vợ như màn kịch diễn thật xuất sắc trước khán giả và ngôi nhà ấm cúng này là nơi người ta âu yếm trìu mến nhau. Nhìn bà giáo sư trong niềm hạnh phúc thật đơn thuần tôi thật sự vui dùm bà. Mẹ tôi xin phép xem qua căn nhà.
    - Nếu ông bà không ngại, tôi có thể xem chung quanh ?

    Giáo sư Avery ra dấu cho con gái đưa mẹ con tôi đi xem các căn phòng còn lại. Thêm những phòng to rộng, hai gian có lò sưởi. Sau một lúc chúng tôi trở lại phòng khách và cùng ngồi xuống quanh ngọn lửa. Giáo sư Avery và vợ ngồi trên chiếc trường kỷ, mẹ tôi ngồi trên chiếc ghế ngựa đối diện với họ, cô bé và tôi nằm dài dưới nền nhà. Cô bé mở quyển sách, chân giơ lên cao đong đưa nhịp nhàng trong khoảng không. Mẹ tôi và bà giáo sư bàn bạc với nhau về căn nhà. Tôi đưa mắt chăm chú vào ngọn lửa. Tiếng động chung quanh hoàn toàn vô nghĩa đối với tôi. Mẹ tôi kể cho bà giáo sư về chuyến tham quan khu đại học. Mẹ khen ngợi ngôi trường đẹp. Giáo sư Avery ngắt lời:

    - Ðẹp ? Theo bà, đẹp chỗ nào ?

    Mẹ tôi im lặng.

    - Có lẽ bà muốn nói về các dẫy lầu, phòng ốc ...

    - Thưa vâng, trường lớp, khuôn viên. Nói chung, toàn bộ thiết kế ...

    Giáo sư Avery lên tiếng:

    - Giả tạo như cảnh trong phim trường.

    Bà vợ đỡ lời:

    - Ý của giáo sư muốn nói, trường đã quá chú trọng đến hình thức bên ngoài.

    Giáo sư Avery nói:

    - Họ chỉ để tâm vào đó mà thôi.

    Mẹ tôi nhỏ nhẹ:

    - Ðiều ấy thì tôi không rõ, tôi không phải là chuyên gia về kiến trúc. Tôi chỉ có cái nhìn đơn giản, quang cảnh nơi đây thật đẹp

    - Trông như các trường đại học khác mà thôi. Họ kinh doanh ngành giáo dục. Tất cả chỉ là sư giả dối từ đầu đến chân. Nổi tiếng một cách giả dối. Họ chỉ biết sơn phết bằng vật chất bên ngoài mà không chú tâm vào thực chất tinh thần.

    Một phút trước đây giáo sư rất im lặng, nhưng khi bắt đầu mở miệng thì ông nói không ngừng. Và tôi chẳng muốn ông ngừng. Giọng ông nói làm tôi ngột ngạt, như khi đi xe mà bị ngồi phía sau trên đoạn đường dài thăm thẳm. Ðến lúc này, bà giáo sư đành lên tiếng phụ họa theo lời chồng phát biểu. cô bé trăn trở cạnh tôi. Cô ngáp dài và lật trang sách. Trong lò sưởi, củi vang tiếng nổ lách tách nho nhỏ, chẳng khác nào con chó già nua đang bẻ mình vươn vai.

    Giáo sư hăng say diễn thuyết. Mẹ gọi tên tôi. Mẹ ngồi yên không thêm bớt tiếng nào nữa cả, chỉ khẽ gọi tên tôi. Giáo sư vẫn nói tuồng như chẳng nghe. Ông nghiêng người về phía trước, ngón tay nhịp nhàng đưa theo lời nói, đôi kính lắc lư theo chiếc đầu gật gù. Tôi nhìn mẹ mình ngồi bất động, khuôn mặt lạnh lùng không cảm giác. Ðó là thái độ chịu đựng của mẹ khi bị gài cứng ngắt trước người bán hàng dai dẳng, hoặc nhà truyền giáo kiên trì không chịu bỏ cuộc. Tôi biết mẹ muốn tháo lui. Nhưng tôi chưa muốn về và tôi cũng quên hẳn đấy không phải là nhà mình. Sự ấm cúng bên ánh lửa hồng tỏa ấm lòng tôi và giọng giáo sư đều đều ru ngủ trong cảnh êm đềm của một gia đình hạnh phúc. Tôi cố quên đi sự thật trước mắt. Họ đâu phải có máu mủ họ hàng với mình, và chẳng bao lâu nữa họ sẽ rời bỏ căn nhà và nơi chốn này. Song, tôi lại tô đậm vẽ hồng thêm thắt họ vào câu chuyện thêu dệt của mình, bất kể một điều rất vô lý là họ còn có cuộc đời riêng của họ.

    Tôi hoàn toàn không hiểu việc gì đã xảy ra sau đó, vì tôi không còn gặp lại họ thêm lần nào nữa. Ðến bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, tôi ngồi đây suy nghĩ vẩn vơ, giáo sư Avery bị từ chối quyền cư trú trong khuôn viên trường đại học. Ðây không phải là ngôi trường đầu tiên đối xử bất công với ông, cũng không hả(n là ngôi trường cuối cùng. Tôi hình dung sự tranh đấu của ông từ một trường kém phẩm vị này đến một trường khác. Qua mỗi lần bị từ chối, tinh thần chống đối và đời sống nội tâm của ông càng dâng cao. Ðồng nghiệp của ông, những con người có đầu óc hạn hẹp và trái tim không rộng mở chế nhạo ông là kẻ hay gây hấn, tạo sự phiền hà và nhàm chán. Họ ám chỉ dè bĩu sự thanh cao của ông, cho rằng để che đậy phần thiếu sót, yếu kém trong phạm vi chuyên môn của mình. Qua năm này tháng nọ ông cứ thuyên chuyển hết trường nọ sang trường kia. Bà giáo sư đành an ủi vết thương lòng của ông, cuộc sống nội tâm có chiều sâu của chồng mình bằng sự chung thủy tận tụy khó ngã gục của bà, và đương đầu với nỗi khổ tâm của chồng về cuộc sống vật chất ngày càng lấn lướt bằng các khay bánh ngày càng đầy và nhiều hơn. Bà tin tưởng ở chồng mình. Niềm tin của bà, trong bất cứ nguyên do nào cũng đều đáng được tuyên dương. Bà luôn nghĩ rằng niềm vui đơn thuần của mình, như người bạn cũ thân thiết, như cõi riêng bất khả xâm phạm, như cuộc sống đâm chồi bám rễ từ cộng đồng xã hội, tất cả đều là vật hy sinh không phải cho lẽ phải sự thật, cho điều cao cả mà cho phù du ảo mộng, cho ích kỷ và sự kiêu căng tự mãn. Lẽ tất nhiên, đâu phải người đàn bà nào cũng có thể sâu sắc thấu hiểu được những điều như thế.

    Có thể nói, phần mất mát ấy thuộc về cô bé. Cô phải được tuyên dương anh hùng. Cô đâu có quyền lựa chọn nguồn gốc của mình, làm con của họ. Chẳng bao lâu, cô sẽ hiểu rõ những điều bất như ý trong đời mình. Tất cả đều bắt nguồn từ thất bại của cha mẹ. Ai có thể hiểu điều thua thiệt cay đắng ấy rõ ràng hơn cô bé ? Bối cảnh còn đây. Giáo sư Avery bị lên án về con người quá thật của ông, bà giáo sư bị lên án về con người tế nhị điềm đạm của bà. Chuyến thăm nhà từ Barnard hoặc Reed, hoặc bất cứ nơi nào học bổng đưa đẩy cô bé, từ thành phố xa xôi nơi cô làm việc. Tất cả diễn ra như màn kịch có tuồng tích lớp lang. Lời giận dữ thầm thì to nhỏ trong gian bếp, tiếng la mắng bên bàn ăn, hoặc cuộc khởi hành trong sương sớm. Tất cả lập đi lập lại nhiều năm, và chắc chắn chẳng phải là điều vĩnh viễn. Cô bé cố tạo sự bình yên bên cha mẹ. Thậm chí cô còn mang niềm vui thay thế lòng bất mãn oán hận của mình, bao chuyến dời đổi không ngừng, cuộc sống lặng câm của cha mẹ, và bản chất độc lập khác người của họ trong một xã hội mập mờ đầy khó hiểu. Cô chẳng thể làm gì khác hơn là yêu thương cha mẹ mình. Ai có thể yêu mến họ hơn cô bé\ ?

    Bằng cách này hay cách khác, tôi đã lồng họ vào nhân vật trong câu chuyện của mình, mặc dù chẳng biết rõ họ là ai. Chỉ biết, ngay đêm ấy tôi mơ màng tưởng tượng mình là một phần tử của gia đình họ, khi chúng tôi chỉ là những người hoàn toàn xa lạ. Trải qua bốn mươi lăm phút vỏn vẹn trong ngôi nhà ấy, vừa đủ cho tôi thấy ấm áp cõi lòng và quên hết mọi sự trên đời.

    Mẹ gọi tên tôi một lần nữa, nhưng tôi vẫn không nhúc nhích cục cựa. Thông thường, chẳng cần mẹ kêu réo, tôi đã chuẩn bị khi biết mẹ muốn ra về, chẳng phải vì tôi ngoan ngoãn vâng lời. Chỉ vì tôi khoan khoái mang đôi chút hãnh diện khi muốn chứng tỏ mình có nề nếp. Nhưng lần này, nghe tiếng mẹ gọi tôi chỉ đưa mắt nhăn nhó. Thấy tôi ngồi lỳ, mẹ từ từ đứng dậy. Tôi đọc được sự ngạc nhiên trong mắt mẹ. Mọi người đứng lên theo mẹ, ngoại trừ tôi. Khi mẹ ra gần đến cửa, tôi mới vội vàng bật dậy ấp úng chào từ giã trong họng, và chạy theo. Giáo sư Avery tiễn mẹ con tôi ra tận bên ngoài. Mẹ ngập ngừng.
    - Ðến bây giờ, tôi vẫn nghĩ đây là một ngôi trường tuyệt đẹp.

    Ông cười thật lớn. Chẳng hiểu vì hoan hỉ hay chua chát.

    - Cho là thế. Ðẹp với nó thôi chứ đẹp với ai.

    Ông chờ mẹ con tôi ra đến đầu ngõ mới quay trở vào tắt đèn, đóng cửa. Tôi nghe tiếng cửa đóng sầm sau lưng. Mẹ tròn mắt.

    - Thế là sao ?

    Tôi nhún vai chẳng trả lời.

    - Con có sao không ?

    - Không sao cả mẹ ơi, ... chỉ lạnh tí mà thôi.

    - Lạnh ? Sao suốt buổi ngậm câm không nói ?

    Mẹ cởi áo khoác đưa qua tôi.

    - Nè !

    - Con không sao mà ...

    - Mặc vào !

    - Thật mà, con không sao hết.

    - Mặc vào, đồ ngốc !

    Tôi khoác chiếc áo. Hai mẹ con đi một đoạn, tôi bảo:

    - Dị quá mẹ.

    - Rồi sao ? ai cười ?

    - Con thấy kỳ.

    - Biết kỳ hở ? Cả buổi tối mi dở dở ương ương.

    - Con không mặc lên xe đâu nhé.

    - Ai bảo mi mặc lên xe ?

    Tôi kéo cổ áo lên cao, và so vai.

    - Còn lạnh hở ?

    - Tí ti.

    Tôi rùn mình, lạnh như chưa bao giờ biết lạnh, và đổ lỗi cho mẹ đã bắt tôi rời ngọn lửa hồng. Tôi hiểu không phải do lỗi của mẹ, nhưng tôi muốn đổ cho mẹ, cho ngọn gió thổi lên mặt tôi rát buốt và cho mọi điều không tên tuổi lẽ ra đừng nên xảy đến.

    - Sang đây, con !

    Tôi nhích ra xa, mẹ kéo tôi đến gần, và chà xát bàn tay của mẹ lên cánh tay tôi. Tôi né ra ngoài, nhưng mẹ giữ tôi lại, và tiếp tục vuốt tay tôi. Tôi thấy dễ chịu. Mẹ chợt hỏi:

    - Nè con ! con nghĩ sao về ngôi trường này ? thành thật nhé.

    - Con thích nơi này.

    - Mẹ nghĩ ... ngôi trường rất khá.

    - Con cũng vậy.

    Mẹ tôi lẩm bẩm.

    - Lão kiêu căng, như mắng vào mặt người ta.

    Giờ tôi đã có lò sưởi riêng cho mình. Nơi tôi ở, mùa đông thật dài và thật lạnh. Gió thổi bần bật, giạt tuyết qua hai bên lối đi. Căn nhà trở mình kêu kèn kẹt, cửa sổ đóng đầy sương và đá. Sau bửa ăn tối, tôi chất củi nhóm lò. Các con tôi nôn nóng chờ đợi. Sau đó chúng ngồi ngắm ngọn lửa bằng đôi mắt tôn sùng chiêm ngưỡng. Nhà tôi bước vào trìu mến nhìn ánh lửa hồng. Nàng cầm quyển sách và nằm xuống chiếc ghế dài, nhưng chẳng đọc. Tôi cũng thế, quyển sách nằm chơ vơ bên cạnh tôi. Tôi ngắm ngọn lửa, ngắm ánh sáng lung linh thay đổi trên từng gương mặt thân yêu của mình. Tôi khoan khoái trong sự đầm ấm ngọt ngào của gia đình. Tuy nhiên sâu xa trong tâm hồn, tôi nghe vướng víu thoáng lo âu, sợ niềm hạnh phúc này sẽ tan biến, như có tiếng gọi từ đâu bất ngờ đánh thức cơn mơ choàng dậy.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  3. #3
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Unhappy Bản tình ca cuối cùng

    Bản tình ca cuối cùng



    Chị không thể hiểu được đâu! - Châu nghẹn ngào bảo tôi thế. Tôi dịu dàng an ủi Châu. Chị hiểu. Chị hiểu em ạ. Cho nên chị rất thương em, nhưng... - Tôi chẳng biết nói "nhưng" thế nào bây giờ?
    Châu và tôi lớn lên trong cùng ngôi nhà này. Đó là hai phòng của một căn nhà lớn. Gia -đình tôi và gia đình Châu, kẻ trước người sau, mỗi nhà mua một bên. Chúng tôi chỉ việc vít cái cửa thông giữa hai phòng lại, còn thì từ hàng hiên, sân nhà đến cổng đều chung nhau . Tôi lớn hơn Châu ba tuổi. Chúng tôi vừa như hai chị em gái lại vừa như hai nguời bạn. Châu nổi tiếng cả ở phố xóm lẫn ở trường là xinh gái với đủ các biệt hiệu: "Châu hoa khôi", "Châu Kiều", "Châu Đức Mẹ", "Châu A'i Khanh" và "Châu nữ chúa" và "Châu... chấu".
    Nét mặt Châu nhẹ nhôm thanh tú. Mắt cô to, đen ướt lúc nào cũng lấp lánh như cười . Mũi cô thẳng và cao, miệng nhỏ với cặp môi mọng đỏ, cái răng trái hơi khểnh rất duyên. Nước da Châu là mềm mơ ước của bọn con gái, trắng hồng mịn màng tươi mát. Mái tóc cô mượt óng. Những khi vội Châu không cần chải chỉ lấy tay vuốt rồi lắc lắc mấy cái là y như chải. Châu có một sắc đẹp trời phú cộng thêm với cái đầu thông minh và phong cách sống rất có cá tính. Cô thích một cái gì đó không phải vì cái đó được nhiều người ưa thích hoặc đang là "mết" thịnh hành mà chỉ vì cô thích và nó hợp với cô mà thôi. Tôi nghiệm thấy đàn bà càng đẹp càng được chú ý thì càng cần có cá tính. Khi họ đã được tôn thờ thì những cá tính ấy cứ như được huyền thoại hoá. Tôi còn nhớ khi mà khắp phố phường, các cô gái đua nhau cắt tóc kiểu Đông Gioăng trông khuôn mặt nhẹ nhõm, rất khả ái, không còn ai để tóc dài và đeo ruy băng nữa thì Châu lại để tóc dài đeo một cái ruy băng tím thẫm có bông hoa nhỏ màu tím nhạt bên cạnh. Thế là ở trường rồi ở phố bắt đầu có những cô gái tách mình ra khỏi đội ngũ Đông Giăng kia và để tóc kiểu "Châu nữ chúa".
    Bạn bè của Châu tôi biết cả nhưng chẳng làm sao mà nhớ cho hết được: Đủ mọi ngành nghề, tầng lớp, lứa tuổi. Là người thông minh, không kiêu căng nhưng Châu rất biết mình. Cô thân ái, vui vẻ với tất cả các bạn, nhưng không chịu để ai xúc phạm mình bao giờ. Đối với tôi lại càng thế. Châu gắn bó thân thiết với tôi nhưng cũng hay bắt nạt, tôi phải chiều cô ấy. Chúng tôi thường bắc ghế ra hàng hiên rồi tán chuyện đến hai, ba giờ sáng; có lúc cãi nhau to vì một nhân vật nào đó trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Châu tự tin, nói cười giữa đám bạn bè vây quanh. Còn tôi xấu gái, vô duyên lại khó tính và cô đơn. Tôi vừa quý mến vừa khâm phục Châu lại vừa tủi phận mình.
    Đến tuổi trưởng thành, tôi biết hầu hết số bạn trai vây quanh Châu đều yêu cô. Từ chàng học trò kém Châu vài tuổi đến ông thủ trưởng đầu hói đã có vợ, từ anh chạy hàng đi xe cá ươn đến vị giám đốc có ôtô tài xế riêng đưa đón... Tất cả đều sẵn sàng cưới Châu nếu cô đồng ý. Với tất cả Châu đều nháy mắt mỉm cười duyên dáng lịch sự ánh mắt lấp lánh vẫy chào làm cho tất cả cứ phát cuồng lên vì hi vọng. Tuy thế, tôi cũng biết có người Châu thích, có người không. ấy là những khi có sự trùng hợp vô tình; hai anh chàng cùng đến một lúc, cùng mời Châu đi chơi - những trường hợp ấy thì nhiều. Tôi biết Châu dành sự ưu tiên cho đám sinh viên đại học đẹp trai rồi đến các anh, các chú cao tuổi có chức, có tiền sau mới đến các bạn học cùng lứa tuổi. Trong đó, đặc biệt được Châu quan tâm là Sự, một anh chàng cận thị đẹp trai, nghe đâu con một vị bộ trưởng đã "xin chết" vì Châu. Ngược lại trong các tay đua vòng ngoài loàng xoàng ít được để ý có một anh chàng chạy hàng Trung Quốc về giao khắp thành phố. Chàng thuộc vào hàng "chú", "đầu ba". 34 hay 33 gì đó, tên là Tình, Tình đã có tuổi, hình thức xoàng, học hành chẳng đâu vào đâu, "bản mặt" không có gì ghê gớm: không quyền chức cũng chẳng giàu sang, chỉ được cái lì. Chàng tuyên bố: Đẹp giai không bằng chai mặt.
    Đã mấy lần anh ta vào cửa trước, Châu vòng lối sân sau trốn sang nhà tôi, nhờ tôi trả lời hộ:
    - Châu đi vắng.
    Nhưng anh ta gan lì ngồi đợi ở trước cổng khiến Châu phải vượt tường sau lẻn ra đi chơi với Sự. Có khi Châu đi đến đêm mới về, Tình vẫn đứng đấy.
    Châu ái ngại.
    - Sau anh chờ em lâu vậy?
    Tình bảo:
    - Tôi chờ chỉ để Châu biết là tôi đã chờ.
    Với những chàng khác, Châu hờn giận, dỗi nhau luôn, có khi khóc lóc đau khổ chứ với Tình chưa bao giờ phải phật ý: Châu kiểu gì anh ta cũng chiều.
    Trong xóm bắt đầu xì xào, người thì bảo: "Có con gái như Châu thật như chứa bom nổ chậm trong nha". Các cụ già thì tắc lưỡi: "ấy, trăm mối khéo rồi tối lại nằm không". Thậm chí có đứa thối mồm còn bảo Châu "trăm thằng". Cho mình là hiểu Châu nhất, tôi bảo:
    Không phải tại nó mà tại bọn đàn ông gã nào cũng háo sắc.
    Trong thâm tâm tôi đoán Châu lấy Sự. Tôi mong Châu lấy Sự hay ít ra cũng phải lấy một anh chàng "cỡ ấy" để cho xứng, để tôi có quyền tự hào và "chúng nó" mở mắt ra.
    Đùng một cái, Châu lấy Tình!
    Đúng là tôi ngã ngửa người ra. Không còn hiểu ra làm sao nữa. Tôi hỏi nó như quát:
    - Mày làm sao thế hở con ẩm sọ?
    Nó nói rất nghiêm chỉnh:
    Em không ẩm sọ.
    - Thế thì tại sao?
    Tôi hỏi thế, bụng nghĩ: "ế như tao đây tao cũng chẳng thèm. Mày mê cái nỗi gì?".
    Thế chị tưởng em sẽ lấy mấy chàng công tử bột vẫn đi chơi với em ấy ư? Thứ ấy thì để mà đi chơi thôi chứ làm chồng làm sao được? Lấy về để mà hầu suốt đời ư?
    - Chả lẽ tất cả đều thế cả sao? Thế còn Sự?
    - Anh ấy là để mơ mộng tôn thờ, để yêu thôi. Anh ấy như thế có biết bao nhiêu cô gái vây quanh. Bố mẹ anh ấy cũng đã nhắm cho anh ấy chỗ này chỗ khác. Em dù có lấy được anh ấy cũng sẽ phải giằng giật suốt đời để giữ chồng. Giữa đám trăm hoa như thế, người đàn ông khó mà chung thuỷ với vợ.
    Tôi nghe nó nói mà phát bực mình nghĩ "con hâm" Nó lại còn lên giọng:
    Chị cứ nhìn chị Hoà ấy. Lấy phải anh chồng trẻ đẹp để bây giờ suốt ngày thuê người đánh ghen mà giữ chồng. Em chả chơi. Bây giờ phải thực tế một chút.
    Nhưng tại sao mày lại lấy người mà mày không hề yêu.
    - Em không yêu họ nhưng em được họ yêu, yêu hết mình, yêu đến không thể phản bội được. Hơn nữa, người như anh ấy chắc chắn sẽ là một người chồng tốt: chịu khó, vợ con được nhờ.
    Sau khi hai người cưới nhau, bố mẹ Châu vốn gốc Hà Nội giờ về hưu, hai cụ lại về Hà Nội sống, cho vợ chồng Châu căn nhà này. Thành ra, tôi vẫn là hàng xóm, bạn gái, chị gái Châu.
    Quả đúng "vợ con được nhờ". Tình chăm vợ, chiều vợ hết chỗ nói. Từ nấu nướng giặt giũ, quần áo chăn màn... Tình làm tất, Châu đi dạy học về đến cổng, dù đang làm gì, nước sôi lửa bỏng đến đâu, Tình cũng bỏ hết chạy ra bê xe vào cho vợ, lấy cho vợ chậu nước rửa mặt rồi vào nhà pha sẵn cốc nước mát để đấy. Châu mó vào cái gì, Tình cũng "ấy để đấy cho anh". Mà việc gì anh chàng cũng làm được.
    Tiền thì Tình chịu khó "cày" lại biết thu vén nên đủ tiêu Châu chẳng đòi hỏi nhiều. Châu vui thích lắm. Đi làm về cô chỉ việc ăn rồi ngắm vuốt, hát tưng tửng hay đọc tiểu thuyết hoặc sang hàng xóm chơi. Tôi trút một hơi thở dài:
    - Thôi, thế cũng được.
    Bữa ấy vợ chồng cô làm cơm liên hoan, tổ chức ngay ở nhà, Châu có mời tôi, ông bà nội và các em Tình. Tình vào bếp nấu nướng rồi sắp bát đĩa bê mâm lên; gọn gàng, nhanh nhẹn còn hơn của một phụ nữ. Tình mời mọi người vào mâm và bắt đầu ngồi gắp cho vợ. Anh chất lên bát Châu đủ mọi thứ đầy ú ụ Ông bà nội đưa mắt nhìn nhau và quay đi.
    Cô em chồng nguýt Châu một cái. Tránh con mắt nhìn của mọi người, Châu để bát xuống, gắp vợi ra.
    Tình lại chất lên bát vợ, bảo:
    Em ăn đi?
    Châu nhìn mọi người cúi mặt xuống. Như nuốt phải cục đá, cô bỏ bát định đứng lên thì Tình vội vã đứng dạy theo bỏ mặc khách khứa ngồi đó. Châu cực chẳng đã, đành ngồi lại. Tình yêu vợ hết mình, cái "mình" với những bản tính rất thực của anh. Ngoài những giờ đi kiếm tiền, anh chỉ ở nhà phục vụ vợ. Bất kỳ gà gáy nửa đêm, Châu buột miệng cần gì là anh kiếm ngay thứ đó. Bản thân mình, anh chẳng cần gì. Anh chăm Châu lắm. Hôm chúng tôi đi coi thi xa, để bảo đảm giờ giấc, chúng tôi quyết định buổi sáng tất cả cùng đến cổng trường để ô tô đón chở đến nơi coi thi, trưa ở lại trường bạn và chiều tối xe lại đến đón. Mọi người đã lên ôtô ngồi đâu vào đấy, Tình mới đưa vợ đến thành ra Châu phải ngồi phía sau. Tình vội vã dừng xe bên lề đường, nhảy lên ôtô làm om xòm, nhất định đòi cho vợ mình ngồi lên phía trên đầu xe. Anh ta lôi vợ xềnh xệch từ dưới lên, chen lấn, đẩy người ở ghế trên ra ấn Châu ngồi xuống.
    - Tiền nào chả là tiền. Ngồi lên đây cho khỏi say xe.
    Châu cúi mặt trước cái nhìn của mọi người. Tôi vội nói chuyện lảng, nói một câu khôi hài nhưng Châu không cười được. Trưa ấy, khi hội đồng coi thi còn đang họp rút kinh nghiệm buổi thi sáng thì Tình lôi thôi lốc thốc đi cái xe còn thồ nguyên cả thùng hàng đến. Tình vò cái mũ cáu bẩn đưa lên lau mồ hôi và xông vào giữa phòng học. Túi áo ngực lem nhem của anh cộm lên, loang ướt một vệt mỡ to. Tình lôi từ trong ấy ra một khoanh giò, với tay qua hai dãy bàn đầy người đưa cho Châu. Một vài tiếng cười vô ý bật lên. Tôi nhìn Châu sắp khóc mà thương nó quá.
    Yêu thế đấy, nhưng mà họ cũng cãi nhau. Những cuộc cãi nhau bằng thứ ngôn ngữ... thấm đẫm tình yêu mà dân xóm phố phải gọi là "hát tình ca".
    Lần đầu tiên và sau khi hai vợ chồng đi đám cưới về. Tôi nghe Tình rền rĩ:
    Anh yêu em, em biết không? Anh không thể chịu nổi. Anh yêu em... Yêu em mà Châu. Em hãy tin là trên đời này chỉ có anh là yêu em chân thành nhất, sâu sắc nhất.
    Hôm sau, Châu ngượng nghịu báo tôi:
    - Anh ấy yêu em quá đấy mà.
    Thì ra trong suốt buối tối ấy, Châu như một nàng tiên lộng lẫy, lôi cuốn theo mình bao nhiêu cặp mắt.
    Các chàng trai đến gần Châu làm quen. Tình vượt lên chặn trước mặt Châu quàu quạu nhìn đối thủ, lôi vợ đi chỗ khác. Khi nhạc nhảy nổi lên, các tay vũ hảo hạng kéo Châu đi, Tình chỉ còn biết đứng nhìn. Anh không biết nhảy. Nhìn vợ trong vòng tay người khác lại chẳng biết họ đang thủ thỉ những gì, Tình không sao chịu nổi, xông vào dắt Châu lôi tuột về nhà... Châu tha thứ cho chồng dễ dàng, lý đo, "anh ấy yêu em quá".
    Từ hôm ấy, Tình rất ít cho vợ đi đâu. Thời khoá biểu của Châu, Tình nắm rất chắc. Châu hiểu chồng và không muốn om xòm lên, cô đi về rất đúng giờ.
    Nhưng hôm ấy, Tình không thấy vợ về đúng giờ. Châu chỉ có hai tiết nhưng vì có hai học sinh đánh nhau trong giờ, cô phải ở lại cùng giáo viên trực ban giải quyết. Tình nhìn đồng hồ và lao đến trường. Sân trường vắng, nhìn vào văn phòng cửa khép hờ thấy vợ mình ngồi với một người đàn ông khác. Tình băng qua sân vọt tới cửa văn phòng giáo viên, học sinh trong các lớp học nhốn nháo xô ra cửa lớp: Tình quần áo lôi thôi, đầu tóc bù xù, miệng la hét ầm ĩ và trong người anh ta rơi ra một thanh sắt dài. Bảo vệ nhà trường giữ anh ta đưa vào văn phòng. Bình tĩnh lại, Tình mới thấy có hai học sinh đang làm bản kiểm điểm ở góc văn phòng. Châu không tìm ra lỗ nẻ để mà chui xuống trước bao nhiêu học sinh, các đồng nghiệp, cô lủi thủi ra về. Tôi không biết nói thế nào với cô đành nhắc lại lời Châu.
    - Anh ấy yêu em quá đây mà.
    Châu im lặng nhìn đi nơi khác. Lát sau Tình về, tôi nghe những lời nghẹn ngào run rẩy của Tình:
    - Anh yêu em, anh sợ mất em... Châu ơi.
    Hình như Châu vẫn im lặng nên tôi thấy Tình vẫn vò đầu bứt tóc rền rĩ mãi đến khi Châu phải thốt lên giọng khê đặc.
    - Thôi... được rồi - Châu nuốt nghẹn vào lòng.
    Châu cứ rầu rầu như tầu rau héo từ đấy. Càng ngày cô càng ít bước chân ra ngoài. Đi một mình thì về lại om xòm lên mà đi với chồng thì... Châu không còn cười giòn và hát tưng tửng như xưa. Cô cũng chẳng ngắm vuốt nữa. Bao nhiêu giày đẹp, áo quần, váy đầm Tình mua cho, Châu mặc thử vào người, đứng trước gương ngắm, trước còn mỉm cười làm duyên, sau thì đứng thừ mặt ra rồi lặng lẽ trút bỏ xếp vào góc. Châu cố nói vui:
    - Cứ ở nhà cả ngày như em, cần gì phải may quần áo nữa.
    Trước đây Châu bảo tôi:
    - Bà ơi, kén vừa vừa thôi, lấy xừ xằng một ông chồng đi.
    Bây giờ nó cười buồn bảo: "ở một mình lại hay".
    Châu trở nên tư lự, buồn và ít nói. Cô không trách giận hay chê bai gì chồng, cũng chẳng vui mừng trước những lời hàng xóm khen Tình. Tôi thấy như hàng xóm với mình là một gia đình nào khác, không phải là nhà cái Châu, "Châu Đức mẹ", "Châu ái khanh", "Châu nữ chúa", "Châu... chấu".
    Bỗng một hôm, trời sắp mưa, nhà Châu có khách. Một người đàn ông trẻ, đẹp, đeo kính cận bước vào. Tình còn đang lom khom với đống quần áo chạy mưa. Châu ngồi tư lự trước cuốn Annakarênina. Thấy người khách Châu tái mặt bàng hoàng thốt lên:
    - Anh Sự.
    Tình vứt vội đống quần áo chạy lại ngang trước mặt hai người hất hàm:
    - Anh là ai?
    Châu giới thiệu hai người và mời khách:
    - Anh ngồi xuống đi. Anh...
    Câu chuyện tẻ ngắt, đứt đoạn vì Tình ngồi lù lù, quàu quạu giám sát. Dường như hiểu được, Sự nhìn Châu xót xa, thương yêu, nuối tiếc và đứng dậy cáo từ. Anh lấy trong người ra một cuốn sách đưa Châu:
    - Tôi mượn Châu mà quên đi mất... Thành ra lâu quá. Hôm nay tìm thấy, tôi mang gửi lại Châu.
    Châu cầm cuốn sách tần ngần: Từ trong cuốn sách, một bông xấu hổ đã ép khô nhưng vẫn giữ nguyên dáng xoè nở rất đẹp rơi ra. Châu nhặt cánh hoa, tay cô run quá. Cô nhìn Sự, mắt chớp chớp sắp khóc. Tình tím mặt đứng lên nhưng Châu không thấy. Nỗi ân hận, tiếc nuối trào lên, đôi mắt cô đã bắt đầu long lanh lệ, tay cô vẫn níu chặt Sự. Sự còn đủ bình tĩnh nhắc: "Châu...", Châu oà khóc.
    Một cái tát trời giáng cúa Tình làm văng cặp kính cận của Sự. Tình lồng lộn lôi Sự đẩy ra khỏi cửa chửi.
    - Cút mẹ mày đi. Vào đây làm gì?
    Châu tĩnh trí lại, cô tìm cặp kính chạy ra đưa cho Sự, nhìn anh bằng cái nhìn đau đớn và quay vào với khuôn mặt vô hồn đẫm nước mưa. Tôi vội chạy theo đưa cho Sự bộ quần áo mưa, nhưng anh không cầm. Đứng nhìn lại ngôi nhà chúng tôi một lát, anh cắm cúi bước. Châu vừa bước vào nhà.
    Cô giết tôi đi. Cô có hiểu không.
    - Anh giết tôi đi. Tôi không muốn sống nữa.
    Mấy ngày sau, cô xuất hiện trước mặt tôi với chiếc túi xách gọn gàng trong lúc chồng đi vắng. Nhìn cô, tôi đoán ra phần nào. Châu lặng lẽ đưa cho tôi một bức thư ngỏ rồi ôm chặt lấy tôi. Tôi hỏi:
    Em đi tìm Sự ư"
    Châu lắc đầu:
    - Em không tìm ai cả. Em chỉ muốn thoát ra khỏi cuộc sống này. Bức thư Châu viết cho chồng chỉ có mấy câu:
    "Em cám ơn tất cả những gì anh đã dành cho em. Anh là người đối xử tốt nhất với em. Sẽ hạnh phúc vô cùng cho cô gái nào yêu anh mà được làm vợ anh. Còn em... em không yêu... Xin anh tha thứ cho lỗi lầm của em là đã đi lạc vào đời anh một đoạn. Đừng tìm em, em đi đây".
    Chẳng ai an ủi được Tình. Sau những trận vật vã đau đớn Tình cũng bỏ đi đâu không rõ. Ngôi nhà bỏ không với tất cả đồ đạc tiện nghi khá đầy đủ của một cặp vợ chồng hạnh phúc: Bàn ghế, xoong nồi cho đến tủ quần áo đầy ắp áo váy, hộp trang sức bộ v.v... Có lẽ Tình đi tìm Châu nên anh không hề cất dọn một vật gì. Trước khi đi, Tình có lời xin lỗi tôi và gửi "mụ gái già trái chứng" chìa khóa, giấy tờ của ngôi nhà. Vì đã hứa trông nhà hộ nên thỉnh thoảng tôi sang quét dọn. Không có ai chết trong ngôi nhà ấy nhưng cứ bước chân sang là tôi rợn tóc gáy. Tôi hiểu: ở đó đã chết một trái tim, một tình yêu một nguồn sống của một người đàn ông. Bên tai tôi luôn có tiếng bản tình ca cuối cùng với giọng đàn ông nức nở còn đó: "Anh yêu em. Hãy về với anh. Anh chết mất". Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai trở về.

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  4. #4
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Cool Bí ẩn của mốt

    Bí ẩn của mốt :-P


    Tôi là một ca sĩ nổi tiếng, ai cũng biết điều đó. Nếu người nào không biết thì đó là lỗi tại họ. Tất nhiên là vậy rồi. Vì là một ca sĩ nên giọng hát của tôi đích thị là số một. Và vì là nổi tiếng, nên thời trang ăn mặc của tôi cũng không thể là hạng nhì. Nhưng nếu tôi có thể quả quyết với các bạn về điều thứ nhất thì ngược lại, tôi không dám đoan chắc lắm về điều thứ hai. Bởi, về cái mà người ta gọi là à la mode, tôi có một địch thủ đáng sợ: vợ tôi.

    Tôi xin thành thực mà thú nhận rằng vợ tôi không đẹp lắm. Chính vì vậy mà vợ tôi rất coi trọng chuyện ăn mặc. Nếu có những người trời sinh ra đã đẹp sẵn vẫn muốn trang điểm cho đẹp hơn (như tôi chẳng hạn) thì tất nhiên những người nhan sắc trung bình cũng muốn bằng mọi cách nâng mình lên ngang tầm cái đẹp. Vốn là người giỏi tâm lý như vậy nên tôi không hề phản đối việc sắm sửa ăn vận của vợ tôi. Phải để cho cô ta tự nâng mình lên ngang tầm vóc chồng cô ta chứ!

    Các cô gái thường hay nói: Nhất mốt, nhì da, thứ ba là dáng. Vợ tôi hình như tiêm nhiễm cái câu này khá nặng nên nhìn cô ta, tôi không thấy da và dáng đâu mà chỉ thấy toàn những dụng cụ lỉnh kỉnh treo quanh người.

    Một bữa, vợ tôi xuất hiện trong nhà với cặp kiếng to tổ bố trên mặt. Mặt cô ta thì nhỏ, ốm mà cái cặp kiếng khốn kiếp kia cứ như đôi găng quyền Anh nằm choán đến hai phần ba khuôn mặt và đè cái mũi muốn bẹp dí luôn.

    Tất nhiên, chồng cô ta (tức là tôi) lên tiếng liền tại chỗ:

    - Cặp kiếng lớn quá, không hợp với khuôn mặt em.

    Vợ tôi xì một tiếng:

    - Anh không biết gì hết! Kiếng này là kiểu mới nhất đó. Người ta đeo đầy đường, ra mà coi!

    Tôi liền ra mà coi và thấy thiên hạ đều mang kiếng giống hệt vợ tôi, nam cũng như nữ.

    Hừ, một ca sĩ nổi tiếng như tôi chẳng lẽ lại lạc hậu so với mọi người sao? Một tuần sau, tôi tha về nhà một cặp kiếng y hệt như vậy, thậm chí đôi găng quyền Anh của tôi có phần còn lớn hơn đôi của vợ tôi nữa. Chồng mà, phải tỏ ra hơn vợ chứ!

    Tôi đeo kiếng vào và đứng săm soi trước gương, vừa sửa tướng vừa chiêm ngưỡng dung nhan mình. Ðúng lúc đó thì vợ tôi vào. Tôi hí hửng tính khoe cặp kiếng mới của mình thì đột nhiên tôi lạnh cả xương sống khi phát hiện ra vợ tôi không còn mang đôi găng quyền Anh nữa mà thay vào đó là một đôi kiếng nhỏ, gọng sắt, mặt kiếng tròn như hai đồng xu. Tôi chưa kịp lên tiếng thì vợ tôi đã nheo mắt, hừ giọng:

    - Thiệt tôi chưa thấy ai quê như anh. Bây giờ người ta đã đổi mốt mà anh lại đi mua cặp kiếng đó về đeo.

    Tôi bàng hoàng, ú ớ:

    - Chẳng lẽ bây giờ thiên hạ lại mang kiếng kiểu Sêkhôp của cái thời cổ lai hy...

    Vợ tôi nhún vai, khi dễ:

    - Bộ anh không biết câu Cái mới chính là cái cũ tốt đẹp bị lãng quên sao? Không tin thì ra đường mà coi.

    Tôi lại ra đường mà coi và lại tha về nhà một cặp kiếng Sêkhôp, mặc dù khi đeo lên trông tôi cũng chẳng ra vẻ nhà văn một chút nào mà trái lại, trông nó kỳ kỳ làm sao ấy. Nhưng mặc, thiên hạ đeo thiếu gì. Tôi xuất hiện thường xuyên trên sân khấu mà không có nổi một cái món thời trang như thế thì trông chẳng ra làm sao.

    Thế là tôi cứ lấy vợ tôi làm chuẩn mực để điều chỉnh các thứ đeo móc trên người. Vợ tôi thì lấy thiên hạ làm thước đo, còn thiên hạ dựa theo sách vở nào thì quả thực tôi không tài nào đoán ra. Nhưng mặc thiên hạ, tôi chỉ cần vợ tôi là được rồi. Cô ta là cái thời trang biểu đáng tin cậy vào loại bậc nhất.

    Hết kiếng tới áo. Hết áo tới quần. Rồi giày dép, mũ nón, túi xách, cà vạt... Theo tín hiệu phát ra từ vợ tôi, tôi nhắm mắt nhắm mũi thay đổi xoành xoạch cách phục sức của mình. Còn những tờ giấy bạc khi đếm trả cho các chủ hiệu thì nó không kêu xoành xoạch mà kêu soàn soạt nghe bắt nhói tim.

    Mới đây, tôi vừa cãi nhau với vợ tôi một trận. Số là cô ta đem những cái áo đẹp nhất của mình tới hiệu may kêu khoét một đường dài ngay sống lưng rồi vá vào đó một miếng vải trắng. Cái áo nào cũng vậy, tự nhiên có một vệt trắng dài chạy dọc giữa lưng, ngó bắt ngứa con mắt.

    Trước tình trạng đó, tôi không thể nào hùa theo được:

    - Em có điên không? Em làm cái trò gì kỳ cục vậy? Em có biết bao nhiêu tiền một cái áo không mà đem ra phá tanh banh hết như vậy? Trời ơi là trời!

    - Trời ơi là trời! - Vợ tôi kêu lên, cô ta la còn lớn hơn tôi - Anh có điên không? Vậy mà cũng là ca sĩ.

    Anh ra đường coi, bây giờ ai cũng mặc áo kiểu này hết mà anh ở đó la lối như một tên nhà quê.

    Tôi giận tím mặt. Không phải giận vợ mà giận cái lạc hậu của mình. Thằng này mà là nhà quê! Tôi lầm bầm trong miệng và sau khi đi nghiên cứu sống lưng thiên hạ, tôi vội vã khoét tất cả những cái áo đẹp nhất của mình, và đắp vào đó mảnh vải lạc lõng nhưng vinh quang của mốt.

    Ðời sống của vợ chồng tôi có lẽ sẽ xoay quanh hoài hai chữ xoành xoạch và soàn soạt như vậy nếu không có một hôm bạn tôi tới chơi.

    Anh ta là phóng viên của một tuần báo phụ nữ. Hiện nay anh đang viết một thiên phóng sự điều tra xã hội về thời trang, do đó anh ta đến gặp tôi như là gặp một đại biểu trẻ tuổi trong giới nghệ sĩ để trao đổi về đề tài này.

    Tất nhiên trước nhà báo, tôi phát biểu rất đúng mực và dè dặt, đồng thời giấu biến mọi chuyện trong nhà. Do đó, chúng tôi dễ dàng đi đến thống nhất với nhau là phải lành mạnh trong ăn mặc, mốt không có nghĩa là thái quá, là kệch cỡm lố lăng mà phải phù hợp với điều kiện xã hội, kinh tế và phải phù hợp với vóc dáng của mỗi người.

    Tôi vừa nói chuyện vừa hi vọng là vợ tôi chiều nay về muộn. May quá, bạn tôi đã đứng lên. Anh ta đang nói những lời cuối cùng:

    - Pi-e Các-đanh, nhà tạo mốt số một của thế giới, từng nói : Mốt không phải bỗng nhiên xuất hiện mà nó dựa vào những nhu cầu của xã hội. Những người tạo mốt chỉ là những người thể hiện những nhu cầu ấy và biến chúng thành các kiểu mẫu của mình.

    Tôi gật gù:

    - Trời, câu nói chí lý!

    - Vậy mà, anh có biết không, có những người chạy theo mốt một cách mù quáng. Họ chuộng những cái lạ mà không cần biết nó xuất xứ từ đâu và chả cần một nhu cầu xã hội nào cả. Mới đây, có cái mốt xẻ áo đằng sau lưng, anh có biết không?

    Tôi hơi giật mình:

    - Biết chứ!

    - Anh có biết tại sao có cái mốt đó không? Sau khi điều tra kỹ thì tôi mới biết nguồn gốc là như thế này. Có một tay ca sĩ không biết vì sao mà để rách áo trước khi ra diễn ngoài sân khấu. áo rách phía sau lưng, không ai phát hiện, kể cả tay ca sĩ kia. Khi diễn, quần chúng thấy mảnh áo may-ô trắng lòi ra chỗ rách của cái áo xanh bên ngoài. Vì anh ca sĩ kia rất nổi tiếng, một số thanh niên trông gà hóa cuốc, tưởng anh ca sĩ này lăng-xê mốt mới. Thế là, tự nhiên có một mốt kỳ quặc xuất hiện, lan ra. Và cũng không thiếu gì người nhắm mắt chạy theo. Anh nghĩ có tức cười không?

    - Ðúng là điên hết cả lũ! - Tôi hùng hổ - Anh là nhà báo, anh phải làm thế nào đả phá những cái vụ ngu ngốc này đi!

    Thấy tôi phẫn nộ và lo lắng cho nếp sống mới một cách nhiệt tình, anh bạn sung sướng bắt tay tôi thật chặt trước khi ra về. Còn tôi thì hú vía, vì hôm nay tôi mặc một cái áo cũ trong khi những áo mới, áo nào cũng bị xẻ lưng.

    Nhưng may nhất là anh bạn nhà báo không biết tôi chính là tay ca sĩ bị rách áo bất ngờ do kẽm gai nơi cổng vào của một tụ điểm ca nhạc móc phải và rồi cũng chính tôi là người cùng với vợ, khoét một cách điên rồ những cái lưng áo của mình để được tiếng văn minh. Nhưng cũng có thể anh ta đã rõ cả mọi chuyện mà giả vờ giả vịt. Biết đâu đó chẳng là mốt của mấy cha nhà báo?

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  5. #5
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Wink Bức tranh nhỏ

    Bức tranh nhỏ


    Cầm mười một lá thư trên tay, cứ thế nước mắt tôi chảy dài trên má.
    Mai là ngày giỗ... Hôm nay, từ mọi miền khác nhau của đất nước, các thành viên trong gia đình "Hội lính" chúng tôi ngày nào đã đem đến cho tôi lời hỏi thăm, động viên, sẻ chia đầy tình nghĩa. Nhanh thật, mới đó mà bao năm tháng đã trôi qua... Thời gian đã không làm nhạt nhòa tình cảm giữa chúng tôi. Trái lại - nó chính là thước đo chuẩn mực nhất để mỗi chúng tôi nhìn vào đó mà nghĩ suy, mà tự hào về những gì chúng tôi đã dành cho nhau... Mới ngày nào tôi bồi hồi nhớ lại...
    Quê hương tôi nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km đường chim bay. Quê tôi dừa nhiều lắm. Từ xa trông lại thật giống như một rừng dừa, con gái quê tôi đẹp thật, da trắng, tóc dài thướt tha, quanh năm gắn liền với nghề canh cửi.
    Ngày ấy, tôi còn là một cô bé khoảng mười ba, mười bổn tuổi. Không hiểu sao tôi nghịch ngợm quá chừng. Mẹ tôi thường nói với mấy bà hàng xóm: Lẽ ra nó phải là con trai mới đúng. Con gái gì mà nghịch ngợm thế không biết. Chẳng lẽ suốt ngày cho nó ăn đòn". Mẹ đã nói đúng, không oan cho tôi một chút nào cả. Là con gái nhưng tôi không bao giờ chơi cái trò nhảy dây, đánh chắt chuyền, rải ô như các bạn gái cùng trang lứa. Đời thuở nhà ai, tôi toàn chơi với hội bọn con trai. Tôi luôn cùng chúng bày trò chơi đánh trận giả và đi đặt lờ bắt tôm, bắt cá. Có hôm về nhà quần áo, đầu tóc bê bết bùn đất tôi bị mẹ cho những trận đòn nên thân. Nhưng tôi dâu có chừa lâu được. Hôm trước hôm sau, tôi đã lại có mặt trong hội bọn con trai rồi. Không biết tôi sẽ nghịch ngợm đến mức nào và ăn biết bao nhiêu trận đòn nữa nếu không có một sự kiện xảy ra...
    Đêm ấy, tôi còn nhớ rất rõ - một đêm đông vô cùng giá lạnh vào khoảng hai hay ba giờ sáng gì đó, tôi bỗng nghe tiếng mẹ gọi:
    - Dậy di con! mau dậy vào nhà trong ngủ với mẹ.
    Trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ tôi hỏi:
    - Sao vậy mẹ?
    - Con vào nhà trong ngủ với mẹ, nhường lại chiếc giường này cho các chú bộ đội. Các chú vừa đến đóng quân tại làng ta. Có ba chú ở trong nhà ta đây này. Dậy đi con
    Lúc đó, mờ mờ qua ánh đèn dầu đặt trong cái ống luồng cưa sẵn (chiến tranh mà) tôi nhìn thấy có ba chú bộ đội đang ở trong nhà. Có ba chú thôi mà lủng củng bao nhiêu là thứ: nào xoong, chảo, bát, đũa. Nào ba lô, súng ống và cả những vòng lá ngụy trang nữa. Trời ơi! mình nằm trong chăn còn rét, vậy mà các chú đã hành quân thâu đêm. Tôi thầm nghĩ như vậy và chạy vội vào nhà trong với mẹ.
    Sáng hôm sau, dậy sớm đi học, tôi đã thấy các chú đang tập thể dục. Có hai chú khoảng hăm mốt hăm hai tuổi, một chú khoảng hăm bốn hăm lăm gì đó. Mọi việc của ngày hôm đó trôi qua bình thường. Nhưng sang ngày hôm sau, câu chuyện bắt đầu từ cái chén ngô rang của tôi.
    Gia đình tôi nghèo lắm. Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự thiếu thốn, đói khổ. Bố tôi mất sớm, mẹ tôi đau yếu luôn. Bữa ăn thường ngày của chúng tôi là rau, cháo và ngô. Hôm nào được bữa cơm là quí giá vô cùng. Chiều ấy, tôi được mẹ chia cho một chén ngô rang. Cũng tại cái tính nghịch ngợm, tôi bỏ ngô vào túi áo rồi chui vào đống rơm trước hiên nhà để đọc sách. Say sưa với câu chuyện tôi quên bẵng đi cái túi ngô của mình. Đến lúc câu chuyện kết thúc thì chỉ còn lại cái túi áo không. Bao nhiêu ngô đã rơi hết xuống đống rơm, tôi không tài nào nhặt lại được. Vừa đói, vừa buồn, nước mắt tôi dàn dụa... Bỗng tôi linh cảm như có ai đó đang nhìn tôi. Bất giác tôi quay lại và nhìn thấy chú bộ đội lớn tuổi nhất ( đó chính là anh) đang nhìn tôi. Cái nhìn vừa như trêu chọc, vừa như thương cảm. Tôi vừa bực, vừa xấu hổ...
    Những ngày sau đó tôi luôn né tránh anh: Nhưng cùng chung một mái nhà làm sao có thể né tránh mãi được. Hơn nữa, tôi còn nhỏ tuổi nên cũng chóng quên. Chúng tôi trở nên thân nhau từ lúc nào không biết. Có hôm đi học về tôi thấy anh đã dành cho tôi một thanh lương khô gói trong tờ giấy trắng với dòng chữ đẹp tuyệt vời: "Phần cô bé đấy! ". Hôm khác lại là trái chuối chín vàng, thơm phức, rồi cây bút chì, thếp giấy, cái thước kẻ... Một hôm, do tình cờ anh đã đọc bài văn của tôi. Tôi thấy anh tròn xoe đôi mắt và nói:
    Văn của Phương hả? Trời ơi! Rất đặc biệt, rất hóm hỉnh và cũng rất con trai nữa.
    Khổ thân cho tôi. Mẹ luôn mắng tôi là con trai. Bạn bè cũng chọc trêu như vậy. Bây giờ lại đến anh nói văn tôi rất con trai. Tôi nghĩ sao thì viết văn như vậy, nào hay rất con trai, rất con gái gì đâu. Đề bài yêu cầu: "Em hãy kể lại một kỷ niệm mà em nhớ nhất". Tôi cứ thật thà kể lại chuyện tôi cùng bọn con trai chơi đánh trận giả, để trâu ăn lúa, về nhà bị mẹ cho một trận đòn nhớ đời. Bài văn được cô cho điểm 9. Còn anh thì lại nói: văn tôi rất con trai. Có lẽ anh cho là tôi đã tưởng tượng ra để viết văn; chứ không ngờ tôi chính là một thành viên tích cực trong việc tổ chức trò chơi đánh trận.
    Từ đó, anh luôn đọc những bài văn của tôi và sửa cho tôi từng câu, từng chữ. Anh nhỏ nhẹ, ân cần. Còn tôi thì vẫn nhát gừng, đốp chát. Nhưng cũng phải thừa nhận một điều - từ ngày có anh giúp đỡ, tôi học giỏi hơn, đỡ nghịch ngợm hơn và đỡ bị mẹ la mắng hơn. Đơn vị của anh là đơn vị pháo binh. Còn công việc cụ thể của anh là gì tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ thấy, anh ở nhà nhiều hơn những người khác. Và đặc biệt, anh viết nhiều lắm, anh vẽ cũng đẹp nữa. Chỉ cần vài nét đưa tay của anh là trên trang đầu cuốn sổ tay của tôi hiện lên một bông hoa sen đẹp tuyệt vời như bông sen thật mọc giữa đầm.
    Học giỏi nhưng nhà nghèo nên tôi cứ định bỏ học để ở nhà giúp mẹ. Mẹ thương tôi lắm nhưng cũng chỉ biết khóc. Còn anh, anh khuyên tôi không nên bỏ học. Anh kiên nhẫn nói với mẹ về khả năng học tập của tôi, về tương lai của tôi. Với đồng lương ít ỏi của người lính trong chiến tranh anh đã giành cho tôi gần như trọn vẹn. Anh mua sách, vở, bút, mực cho tôi. Cuối năm, trong cái tết cổ truyền của dân tộc anh còn may cả áo quần cho tôi nữa. Mẹ tôi biết ơn và quí trọng anh. Còn tôi - ngày ấy tôi vẫn coi anh như một người chú rất đại lượng và giàu tình thương mến.
    Tháng năm trôi qua, được sự giúp đỡ và chỉ bảo ân cần của anh tôi thay đổi hẳn. Cái cô bé nghịch như con trai ấy đã trở thành một cô thiếu nữ dịu dàng và thật có duyên. Ngày tôi đậu đại học lại rơi đúng vào ngày chúng tôi phải chia tay. Giấy báo tôi đậu đại học và lệnh anh lên đường vào B công tác cùng đến với chúng lôi một lúc. Bữa cơm đạm bạc liên hoan tôi đi đại học cũng chính là bữa cơm tiễn đưa anh. Mẹ tôi bịn rịn thương quí anh như con đẻ còn tôi - tôi vẫn vô tư với anh trong tình cảm chú cháu thiêng liêng và cao đẹp.
    Đơn vị anh không chuyển đi hết. Phần lớn ở lại để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Có năm người lên đường, trong đó có anh. Thời chiến, phương tiện đi lại thật khó khăn. Các anh đi bộ đến nơi xe hẹn đón. Tôi tiễn anh đi, trong lúc chờ xe, ngập ngừng nắm lấy tay tôi, anh nói:
    - Cho phép anh được gọi Phương bằng em nhé! Vì bây giờ Phương đã trưởng thành rồi mà. Em đã là cô sinh viên văn khoa rồi đó.
    Tôi vừa bất ngờ, vừa ngạc nhiên trước sự thay đổi cách xưng hô của anh, trước sự lúng túng chân thành đến vụng về của anh.
    Đang hồi hộp trước sự việc xảy ra. Anh nhẹ đưa tay cầm chiếc nón của tôi và khẽ nói:
    - Là sinh viên - Phương có nhớ tới người lính ngoài mặt trận không em? Nếu có thể, ghi thư cho anh Phương nhé!
    Vừa nói, anh vừa che nghiêng chiếc nón và định hôn tôi. Tôi bàng hoàng và bằng sự phản ứng thật tự nhiên của một cô gái nhà quê mới lớn, tôi xô khẽ anh ra. Anh im lặng và nhìn tôi đằm thắm...
    Xe từ từ chuyển bánh, anh nhoài người qua cửa xe đưa tay vẫy tôi. Tôi tạm biệt anh trong một tâm trạng chưa bao giờ như thế
    Sau khi nhận được lá thư đầu tiên của anh ở chiến trường gửi về, tôi bắt đầu thay đổi cách, xưng hô. Tôi còn nhớ như in những dòng thư anh viết:
    "Ngày còn ở quê hương em, anh khao khát được thưởng thức cái ngọt ngào, thi vị của nước dừa non đầu mùa. Nhưng có ai biết, ai ngờ, cái ngọt ngào thi vị đến quyến rũ lòng người ấy lại được bọc trong một lần vỏ thật cứng rắn".
    Tôi biết anh đã nhắc khéo đến việc tôi không cho anh hôn buổi chia tay.
    Lớp 1c - Khoa Ngữ văn Trường đại học sư phạm Hà Nội I chúng tôi thành lập một "Hội lính". Gọi là "Hội lính" vì trong lớp tôi có 12 nữ sinh viên có người yêu là lính. Hội có những qui định thật ngộ nghĩnh: Ai có người yêu có nhiều tuổi quân như được bầu làm hội trưởng. Và nếu trong một tháng, ai có thư của người yêu hai lần thì người đó phải rửa bát, quét nhà thay cho những người trong hội suốt hai tuần. Theo qui định, chị Kim Bình được bầu làm hội trưởng còn tôi được bầu làm hội phó. Tôi là người luôn phải rửa bát, quét nhà vì tôi luôn nhận được thư anh. Mệt thật đấy, nhưng tôi thấy mình rất vui và hạnh phúc. Trong hội, khối người mong được quét nhà và rửa bát như bữa nay anh đang bị sốt nặng em ạ. Sốt rét rừng mà em trong giấc ngủ chập chờn đêm qua, anh đã mơ thấy em về bên anh. Thoang thoảng đâu đây mùi hương hoa bưởi dịu ngọt bay ra từ mái tóc dài mượt mà, mềm mại của em. Em kể chuyện cho anh nghe. Giọng em khe khẽ, đều đều - có lẽ em sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của những đồng đội anh bên cạnh. Em đã lấy bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, mát lạnh của mình xoa trán cho anh, làm dịu đi cái nóng đang bốc ra dữ dội trong đầu. Anh mơ màng đặt tay mình lên tay em. Nhưng chẳng thấy tay em đâu ca, chỉ thấy trán mình đang nóng mà thôi. Anh tỉnh hẳn, nằm thả hồn mình về với những kỷ niệm êm đẹp của chúng mình khi cùng sống trong mái nhà tranh đơn sơ mà ấm tình thương của mẹ...".
    Đọc thư anh, tôi khóc rưng rức. Cả hội quây lại và hỏi dồn dập vì sao? Tôi nghẹn ngào không nói được. Tôi đưa thư của anh gửi về cho chị Kim Bình. Chị đọc cho cả hội nghe. Mọi người thương anh lắm và đã viết chung một lá thư gởi thăm anh, thăm đồng đội của anh, những người lính ngoài mặt trận. Mãi hai tháng sau chúng tôi mới nhận đước thư phúc đáp. Một lá thư thật đặc biệt. Mỗi người lính viết trong đó ít dòng. Cuối thư còn vẽ một bức tranh nhỏ: Cảnh một cô gái nông thôn dịu hiền tóc xõa dài ngang gối, đang bịn rịn chia tay với người lính trước một chiếc xe hướng mũi về Nam. Ngắm nhìn bức tranh, không ai bảo ai - cả hội reo lên:
    Tranh vẽ chị phương! Trăm phần trăm là chị Phương rồi. Vì trong hội ta chỉ mình chị phương là tóc dài thôi.
    Riêng tôi, vừa nhìn qua bức tranh là tôi biết chính anh đã vẽ. Tôi quên sao được nét bút tài hoa của anh. Tôi biết anh đã vẽ tôi, anh vẽ trong buổi tôi tiễn anh vào mặt trận phương Nam ngày ấy.
    Trên bức tranh là hình ảnh tôi và anh. Song từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi hiểu anh đã thay mặt những người lính ngoài mặt trận nhắn gửi biết bao điều sâu lắng với những người thân yêu ở hậu phương qua bức tranh đơn sơ, bình dị ấy. Bức tranh nhỏ thôi mà cả hội chúng tôi thấy nó thật vô giá. Mười hai thành viên chuyền tay nhau bức tranh trong sự nâng niu trân trọng. Rồi tất cả mọi người đều im lặng. Dường như mỗi người đang đằm mình trong kỷ niệm về buổi tiễn đưa người thân yêu lên đường trong thời gian, không gian, cảnh vật của riêng mình. Lá thư có bức tranh nhỏ đã đưa chúng tôi gần nhau hơn, thương yêu, chăm sóc, gần gũi, sẻ chia hơn. Đặc biệt nó đã giúp chúng tôi vượt lên những cám dỗ để đợi, để chờ... những người lính ngoài mặt. trận.
    Thứ bảy hàng tuần những sinh viên khác có niềm vui của họ. Người thì về qui tụ với gia đình trong bữa cơm chiều thứ bảy. Có người được người yêu đến đón đi xem phim, xem ca nhạc hoặc đi công viên. "Hội lính" chúng tôi có niềm vui riêng của mình. Chúng tôi sưởi ấm lòng nhau bằng những vần thơ; lời ca thương nhớ về những người lính. Chúng tôi chuyền cho nhau những lá thư mà phần lớn nét chữ và màu giấy đã ố nhòe do thời gian nằm quá lâu trên đường lưu chuyển. Bao giờ cũng vậy, chúng tôi đừng lại lâu hơn ở lá thư có bức tranh nhỏ. Mọi thành viên trong hội chúng tôi ngắm mãi và dường như không biết chán. Tôi nhận ra rằng: Mỗi người trong hội không chỉ ngắm bức tranh bằng ánh mắt mà còn ngắm bằng cả tâm hồn, bằng trí tưởng tượng và bằng cả chiều sâu trong suy nghĩ.
    Riêng tôi, tôi xin phép hội cho tôi được giữ lá thư. Tôi cẩn thận nhẹ nhàng trọng bức tranh như một báu vật. Với tôi bức tranh không phải là vật vô tri vô giác mà nó thật sự có hồn. Bức tranh như đơn sơ, mộc mạc, ấy vậy mà nó đã nói với tôi, với "Hội lính" của tôi những điều sâu kín về những người lính ngoài mặt trận mà những người trong hội của chúng tôi mới hiểu ý nghĩa của nó một cách trọn vẹn đủ đầy.
    Ngày còn ở quê hương, tôi thường nghe mẹ nói: "Nếu muốn ai nhớ lời mình, chỉ cần lấy áo của người đó rang lên: áo nóng người ấy sẽ sốt ruộl". Chẳng biết mẹ nói có đúng hay không, với lại tôi cũng chẳng có áo của anh để mà mỗi lúc nhớ anh lấy áo đem rang. Nhưng tôi đã có cách riêng của mình. Mỗi khi nhớ anh, tôi lại đem bức tranh nhỏ ra mà nhìn ngắm. Vừa ngắm, tôi vừa thầm gọi tên anh. Lúc đó tôi bỗng thấy lòng mình ấm áp. Ngoài mặt trận chắc anh cũng yên lòng lắm, vì biết rằng: ở hậu phương có một cô sinh viên văn khoa thông minh, dịu dàng... luôn hướng về anh, nhớ thương anh và đợi chờ anh....
    Nỗi nhớ mong anh thường trực trong tôi nên vào tối thứ bảy, sau khi "Hội lính" qui tụ là tôi lạị dành trọn vẹn cho anh. Tôi đem bức tranh nhỏ ra mà ngắm nhìn, mãi vẫn không biết chán. Tôi như thấy anh đang đứng trước mặt tôi bằng xương, bằng thịt hẳn hoi. Anh che nghiêng chiếc nón, cúi đầu xuống định hôn tôi như ngày nào tôi tiễn anh lên đường ra mặt trận. Chờ cho các bạn cùng phòng ngủ say tôi ghi thư thăm anh. Tôi muốn được tâm sự cùng anh trong tĩnh lặng. Thật không ngờ, cái Quí người Ninh Bình cũng chưa ngủ. Từ giường tầng trên nó hỏi xuống: Chị Phương ơi! Chị viết gì mà khuya thế?
    Tôi trả lời cho qua chuyện:
    Chị viết thư cho mẹ mà em.
    Cái con bé thật tinh quái. Không biết nó ghé xuống đọc trộm thư tôi từ lúc nào mà nó biết tôi viết thư cho anh chứ không phải viết thư cho mẹ. Vì thế, sáng hôm sau, vừa mở mắt là nó đã la toáng lên: - A lô! Alô! Thông báo để cả phòng cùng biết. Chị Phương viết thư cho mẹ mà lại gọi bằng anh. Cả phòng lăn ra cười. Còn tôi nhanh tay tóm được nó và thụi cho nó mấy thụi. Mặc dù vậy tôi vẫn không cứu vãn được tình thế. Từ đó vẫn có cái giai thoại về tôi, về chuyện tôi viết thư cho mẹ mà lại gọi bằng anh. Mấy ngày đó tôi vẫn không giận cái Quí. Dù sao cái giai thoại ấy cũng là một kỷ niệm rất đẹp, rất đáng nhớ trong cuộc đời tôi.
    Cuối năm 1974 - anh được cử ra Bắc đi họp. Nghỉ sớm một ngày anh tranh thủ về trường Đại học sư phạm Hà Nội I thăm tôi. Nhưng thật trớ trêu. Ngày anh đến thăm lại đúng vào ngày chúng tôi đi thực tập tại Thải Bình. Điều này, sau khi nhận thư anh tôi mới biết được. Thư viết: "Bao mong đợi gặp lại cô sinh viên văn khoa thông minh và hiền dịu của anh nhưng không gặp được. Ra Hà Nội họp, anh tranh thủ đến thăm em. Biết em đi thực tập xa anh buồn vô hạn, đành lủi thủi ra ga mắc võng nằm đợi tàu. Gió rét, muỗi đốt... anh đâu có quản, chỉ buồn một nỗi không gặp được em, gặp "Hội lính" của em...".
    Thật không ngờ đó lại là lá thư cuối cùng anh gửi cho tôi. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước "Hội lính" của chúng tôi lần lượt đón người thân yêu từ mặt trận trở về. Riêng anh, anh đã nằm lại vĩnh viễn ở chiến trường trước ngày chiến thắng.
    Nhận được tin anh hy sinh, tôi đau đớn đến lặng người. Sự mất mát lớn quá làm tôi không sao khóc được. Những giọt nước mắt như chảy ngược vào trong tạo nên nỗi đau thấm ngầm trong tôi. Những ngày ấy "Hội lính" chúng tôi qui tụ lại Chị Kim Bình nói với tôi trong nước mắt:
    - Phương ơi! Chị xin em! Cả hội xin em! Em hãy khóc đi, khóc một chút cho nhẹ người đi Phương!
    Tôi trơ ra như phỗng suốt ngày câm lặng. Trước mắt tôi chỉ có bức tranh nhỏ... Trước mắt tôi chỉ có anh đang nghiêng nghiêng che nón... Chỉ có anh đang nhoài người qua cửa xe đưa tay, vẫy tạm biệt tôi...
    Không biết tôi sống trong sự đau thương mất mát ấy ra sao? Và tôi đã vượt lên như thế nào, tôi nhớ không rõ nữa. Nhưng chắc chắn một điều những ngày ấy, nếu không có "Hội lính" không biết việc học tập của tôi sẽ dẫn tới đâu? Tôi thầm cảm ơn, vì tất cả mọi người đã đem đến cho tôi sự sẻ chia, tình thương, niềm tin và sự vươn lên trong cuộc sống...
    Mai là ngày giỗ anh. Hôm nay mười một gia đình "Hội lính" đã gửi về cho tôi những... lá thư sâu nặng nghĩa tình đến cảm động. Nâng niu những lá thư trên tay tôi thàm nói với anh:
    "Anh ơi! Mọi người nhớ thương anh lắm! Anh không chỉ mãi sống trong trái tim yêu thương của em, mà anh còn sống mãi trong trái tim thương nhớ của đồng đội, của những gia đình "Hội lính".
    Vừa thầm nói, tôi vừa ngước nhìn lên cái khung kính treo trang trọng giữa nhà. ở đó có bức tranh nhỏ được tôi cắt ra từ lá thư của đơn vị anh gửi cho "Hội lính" chúng tôi ngày nào. Bức tranh vẽ cảnh: Một cô gái nông thôn dịu hiền tóc xõa dài đang bịn rịn chia tay với người lính bên cạnh một chiếc xe hướng mũi về phía Nam
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  6. #6
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Unhappy Không nhầm

    Không nhầm


    Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm bẩm…

    Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.

    Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy “Alô ?”. Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình.

    - Mẹ đấy ạ? - Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ. Giọng thì thầm tiếp tục:

    - Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói … đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao tốc và…
    Có cái gì đó không ổn. Người mẹ cố im lặng…

    - Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn… về nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ… con sợ…

    Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt bà. Bà cũng thì thầm: “Mẹ nghĩ…”.

    - Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ!

    Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở và đang tuyệt vọng. Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên nói gì với con. Giọng cô gái tiếp:

    - Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm…

    Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng, mắt đầy nước. Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng “cạch”, nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:

    - Mẹ còn nghe con không ? Con xin mẹ đừng đặt máy!

    - Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!

    - Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu — Người mẹ nói.

    - Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một người lắng nghe con…

    Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường.

    - Mẹ đang nghe con — Người mẹ thì thầm.

    - Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn… muốn về nhà — Cô gái dừng lại một chút — con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé !

    - Không — người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại — con ở yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện với mẹ trong khi chờ taxi đến.

    - Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi

    - Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con

    Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi.

    Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy

    - Có taxi rồi mẹ ạ! - Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn. - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé!

    Có tiếng “tích”, có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng

    Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi. Người bố đi theo, và hỏi:

    - Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại ?

    Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:

    - Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm…

    - Bố mẹ làm gì thế ? - Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.

    - Bố mẹ đang tập… - Người mẹ trả lời.

    - Tập gì ạ ? — Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.

    - Tập lắng nghe — Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái…


    :callling:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  7. #7
    Tu luyện đệ tử DDT Friend hoaly_kho's Avatar
    Ngày tham gia
    10 Apr 2006
    Bài viết
    254
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    59

    Mặc định Re: Sưu tầm những câu truyên ngắn hay!!!

    Những câu chuyện hay , luôn mang lại cảm xúc cho mỗi con người , không những thế đó còn là một bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống . Tôi cũng muốn chia sẻ với mọi người những câu chuyện thực sự cảm động , để mọi người đọc , cảm nhận và suy nghĩ !!!!

    THỬ NGHIỆM LÒNG TỐT
    Năm đó, vừa tan học, Diệu đã cẩn thận chạy xe sát lề, thế mà hắn vẫn phóng xe vọt lên, tông vào xe Diệu rồi bỏ chạy. Diệu té ngất xỉu, khi tỉnh dậy thì thấy đôi chân mình đã bị băng trắng toát, không còn chút cảm giác gì.
    Bác sĩ cho biết, Diệu bị chấn thương, chảy máu nhiều. Nhưng nếu được chữa trị sớm thì vẫn có cơ may khỏi. Chỉ vì kẻ gây tai nạn đã chạy trốn, để mặc Diệu nằm hàng giờ cho đến khi được phát hiện, nên bác sĩ đành phải tháo bỏ đôi chân gãy.
    Diệu phải ngồi xe lăn, dở dang việc học và mang trong tim nỗi hận khôn nguôi. Diệu sống khép kín, không giao thiệp với ai kể cả hàng xóm láng giềng.
    Kể từ ngày cô bé xóm bên dọn về, Diệu thấy lòng mình thanh thản hơn khi nghe tiếng cô hát véo von vào mỗi buổi sáng. Nhưng nhiều lần, cô bé ấy sang chơi, Diệu đều tìm cách né tránh. Cuối cùng thì cô bé đã nói chuyện được với Diệu. Khi nghe Diệu kể về nỗi hận đời, về sự mất niềm tin ở lòng tốt của con người, cô bé mở to đôi mắt trong veo nhìn Diệu, hỏi:
    Chị có muốn làm một thử nghiệm với em không. Nếu quả thật trên đời chẳng còn người tốt, em sẽ thua chị và không dám nói chuyện với chị nữa. Còn ngược lại, chị phải mở lòng ra với mọi người.
    Thế là họ làm một thử nghiệm rất đơn giản. Cô bé chở Diệu và một thùng hàng to nhưng được cột rất xộc xệch. Suốt chặng đường đi, họ luôn được nhắc nhở coi chừng cái thùng bị rớt. Thậm chí có người còn nhặt những giấy tờ trong đó, chạy theo đưa trả lại.
    Có một anh chàng đề nghị chở hộ Diệu để cô bé chở cái thùng cho an toàn hơn. Tuy họ từ chối, nhưng anh chàng nhất định đòi phải cột lại cái thùng cho thật chắc mới chịu đi.
    Tuy thua cuộc, nhưng lòng Diệu thấy thật thanh thản, nhẹ nhàng. Thì ra, trên đời vẫn có những tấm lòng, những người tốt. Vậy mà lâu nay Diệu đã ngoảnh mặt, quay lưng với mọi người chỉ vì một người.
    Với một phép thử đơn giản, Diệu đã lấy lại được lòng tin vào con người, nhưng thực ra, đó là tin vào chính mình.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Thi Cử Truyền Kỳ...!!
    Bởi quangthanhxdsg trong diễn đàn Kiếm hiệp - Tiểu thuyết
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 11-01-2008, 09:52 PM
  2. Truyện cười ko dành cho U18
    Bởi scorpion trong diễn đàn Kiếm hiệp - Tiểu thuyết
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-01-2008, 01:22 PM
  3. CẦn Mua TruyỆn TrỌn BỘ !
    Bởi live*to*love trong diễn đàn Cần bán
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 13-01-2007, 12:46 AM
  4. Ít truyện cười cho anh chị em!
    Bởi haidh trong diễn đàn Ngoại Ngữ
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-11-2006, 08:00 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •