Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 44
  1. #31
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    CÁC BẬC DANH VÕ MỘT THỜI VANG BÓNG
    Từ khoãng những năm 1925 , làng võ Việt Nam đã rực sáng tên tuổi của ba vị võ sư: Hàn Bái, Ba Cát, Bảy Mùa. Đây là những vị võ sư xuất thân từ dòng dõi võ tướng của triều Nguyẽn, tinh thông võ thuật truyền thống dân tộc, từng dự các kỳ thi cử nhân võsau cùng của triều đình Huế, cũng như còn học thêm một số kỹ thuật của môn võ thuật Trung Quốc để tham khảo hoàn chỉnh sở học võ thuật của bản thân mình.Nhiều người gọi ba vị là "Tam Nhựt".Ba vị võ sư "Tam Nhựt" đều là môn đệ cua quyền sư Triệu Quang Chảo, một người Hoa sống ở Vân Nam, Trung quốc.Võ sư Ba Cát cho đến nayi chưa có tư liệu về tiểu sử của ông.Võ sư bảy Mùa vốn tên thật là Nguyễn văn Mùa,sinh năm 1879,gốc người nam bộ, từng làm thông phán sở công chánh.Võ sư Hàn Bái tên thật là Lê văn Bái, sinh năm 1889. con của một quan lãnh binh triều đình Huế.được phụ thân truyền võ nghệ từ nhỏ.Những năm bước vào tuổi 20 , ông xin vào làm ỡ sở Hỏa xa tỉnh Vân NamTrung Quôc .Nhờ vậy có dịp học thêm với vợ chồng quyền sư Lý Quân và quyền sư Triệu Quang Chảo. Năm 1918, ông trở về Việt Nam , bắt đầu truyên dạy võ thuật cho thế hệ trẻ, như: Vũ Bá Oai,Nguyễn văn Bắc,Viên Khang, Đỗ dư Ánh,Trương minh Lắm, Lê bất Trị, Nguyễn anh Tài.Ông chỉ thực hiện ước mơ trong vòng 10 nămthì bất ngờ qua đời ở tuổi 39.Tiếp theo ba vị "Tam Nhựt " ,riêng khu vực Nam bộ, có thể kể ba vị mà giới mộ điệu mệnh danh là "Tam Nguyệt:, đó là các võ sư: Trương thanh Đăng, Quách văn Kế và Vũ bá Oai.

    Võ sư Trương thanh Đăng vốn gốc người Trung bộ. sinh năm 1895. Từ năm 14 tuổi đến năm 29 tuổi , ông theo học võ thuật Việt Nam với các bậc danh sư đất Bình Định như: Hai Cụt,Trương Trạch ,Đình Cát,học thêm võ Trung quốc với võ sư Vĩnh Phúc,một võ sư người Phúc Kiến và một võ sư người Hẹ.Năm 30 tuổi ,ông xuất sư và truyền lại sở học cho thế hệ đàn em.Năm 1930 , ông vào làm việc ở Sài Gòn,vẫn tiếp tục huấn luyện võ thuật. Năm 1964 mới chính thức lấy danh hiệu võ đường Sa Long Cương. Những lớp đệ tử kế thừa sở học của ông có thể kể:Trương bá Đương , Lê văn Vân,Lê quang Hùng,Lê Ích, Từ Nghĩa,Phạm văn Điền,Nguyễn văn Tây...Võ sư qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1985,hưởng thọ90tuổi. Võ sư Quách văn Kế vốn người Hà Nội, sinh năm 1987, là môn đệ của võ sư Ba Cát( một trong "Tam Nhựt" ). Năm 1930 ông vào Sài Gòn sinh sống , Quách văn Kế và các võ hữu lập hội thể dục thể thao Lam Sơn, sau này đổi tên thành võ đường Lam Sơn ,rồi thành Lam Sơn võ thuật đạo do ông làm chuởng môn.Võ sư Quách văn Kế đã từng được bầu giữ chức chủ tịch Tổng cục quyền thuật của khu vực Nam bộ.Những võ sư kế thừa võ học của ông là: Quách văn Phước ( hiện giữ chức chưởng môn), Nghiêm an Thạch, Huỳnh ngọc Sương, Nguyễn Du, Nguyễn Sô.Võ sư Quách văn Kế qua đời ngày 20 tháng 5 ,hưởng thọ 80 tuổi.
    Vũ bá Oai , gốc người Bắc bộ , môn đệ của võ sư Hàn Bái.Chính ông đã nối tiếp sự nghiệp của sư phụ, dựng nên võ đùơng mang tên " Hàn Bái Đừơng"vào những năm 50.
    Từ những năm 1960 đến 1963 phong trào võ thuật dân tộc ngày một lên cao ở Nam bộ.Nơi dạy võ mở ra mọi chổ,võ đài tổ chức mọi nơi, song song với các cuộc thi đấu hữu nghị với võ sĩ vô địch các nuớc Đông Nam Á như: Campuchia, Lào ,Thái Lan , Hồng Kông...Trong giai đoạn này xuất hiện 4 võ sư mệnh danh "Tứ Tú" gồm các vị: Trần Xil, Từ Thiện, Xuân Bình và Lý Huỳnh
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #32
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    15 Nov 2008
    Đang ở
    Nơi mà Gió đã đi qua.. V
    Bài viết
    8
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    51

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Trích dẫn Gửi bởi ngayxua Xem bài viết
    Vài danh sư Vịnh Xuân phái trước năm 1975 ở Sài gòn – Chợ Lớn

    Trước năm 1975 ở Sài gòn, chợ lớn chỉ có một vài danh sư Vịnh xuân phái vốn là người Hoa sang định cự Tuy nhiên phải đợi đến sau “hiện tượng Lý Tiểu Long” các vị mới chính thức truyền dạy môn này bởi bản thân các danh sư này được trang bị rất nhiều kiến thức võ học khác nhau của nền võ học Trung Hoạ
    -Một trong những vị danh sư đầu tiên phải kể đến là ông Nguyễn Tế Công một người hoa gốc Phúc kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn- Chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Hongkong và là sư phụ của Lý Tiểu Long-Sang sinh sống tại Việt Nam từ trước năm 1945. Ngoài môn Vịnh Xuân, ông Nguyễn Tế Công còn tinh thông nhiều môn võ Trung Quốc khác. Với sự tổng hợp những tinh hoa các môn võ đã học được ông Nguyễn Tế Công đã từng đề xướng việc thành lập một môn võ phái mới mang tên Lôi Vu đạọ
    -Vị thứ 2 là ông Huỳnh Bá Phước, người Hoa gốc Vân Nam một cao thủ môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đồng thời khá am tường về kỹ thuật Vịnh Xuân phái, ông sang định cư tại Việt Nam từ trước năm 1945 sống ở rất nhiều nơi: Trà Vinh, Sài Gòn, Thủ dầu một..., nghề chính của ông là Đông y sĩ, còn việc dạy võ là tiêu khiển cho nên học trò của ông phần lớn là đông ỵ Hãn hữu là trường hợp của lão võ sư Từ Thiện đã từng giúp đỡ ông rất nhiều trong việc mở hiệu thuốc đông y lên ông đã truyền dạy tất cả các sở học võ thuật của mình về Thiếu Lâm Bạch Hạc , cũng như về Vịnh Xuân.
    -Một danh sư khac cũng được nhiều người biết đến là ông Phùng Điểm, người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại chợ Lớn những năm 1940-1950. Cũng như các vị danh sư khác ông rất tinh thông các môn võ Trung Hoa, nhất là Địa Đường môn. Trước năm 1975 ông mở võ đường ở chợ Lớn thu hút rất nhiều môn sinh, tuy nhiên kỹ thuật chủ yếu trong giáo trình của ông là Thiếu Lâm Nam pháị
    -Danh sư thứ tư có thể kể đến chính là ông Hoắc Phi Hùng người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại vùng Khánh hội từ những năm 1950. Những năm đầu sang Việt Nam, tuổi còn trẻ, ông Hùng sống bằng nghề ‘Sơn Đông mãi võ”. những võ công củat ông biểu diễn hầu hết là thuộc hệ thống Thiếu Lâm pháị Ông cũng từng tập luyện Vịnh Xuân phái có đẳng cấp và ông truyền dạy kỹ thuật này lại cho anh Huỳnh Đắc Hiếu, một dược sĩ hâm mộ võ thuật, đã từng giúp dỡ ông khá nhiều trong một lần ông nằm bệnh viện. Một trong những ký thuật anh Hiếu học đuợc từ ông đáng kể nhất là hệ thống luyện tập với mộc nhân- một kỹ thuật độc đáo của Vĩnh Xuân pháị

    Vĩnh xuân trên thế giới & ở Vn giờ có những bước phát triển rất nhanh chóng
    Bệnh tật không phải là hiểm họa, mà là cơ hội cho ta giành lại sự sống từ cái chết!
    • - Khắc Thành


    • - Y!M : t_h_e_w_i_n_d


  3. #33
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Feb 2010
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Topic này chỉ nói vỉ danh nhân võ thuật người Việt thôi ạ?
    Nếu đề cập tơi Karate Việt Nam mà không nhắc tới thầy Choji Suzuki - người truyền bá Karate vào nước ta là một thiếu sót lớn

    1-Sơ lược về chưởng môn Choji Suzuki:
    Cuộc đời hơn 40 năm lưu lạc của võ sư Cho Suzuki mang đầy nét huyền thoại. Thầy là người đầu tiên gieo hạt giống karate ở Việt Nam, và hệ phái Suzucho (Linh Trường) đến nay có hơn chục vạn môn đồ trong cả nước và các nước như Mỹ, Úc, Canada, Nga... Lớp đệ tử bây giờ thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư. Nghiệp võ như vậy đáng để tôn thầy vào bậc sư tổ. Để tỏ lòng biết ơn người đi khai phá, ngày sinh của thầy (10/6) được coi là ngày truyền thống của hệ phái Suzucho hằng năm.

    2-Cuộc đời
    Chưởng môn Suzuki Cho, sinh ngày 10 tháng 6 năm 1919, tại Kasagami, thành phố Tagajo, tỉnh Miyagi, thuộc miền Bắc Nhật Bản. Là anh cả trong một gia đình có 4 anh em: Suzuki Cho, Suzuki Minoru, Suzuki Maso, và Suzuki Isao.
    Từ 8 đến 18 tuổi, học Tiểu học và Trung học ở Kasagami. Trong thời gian này, thầy tập Nhu đạo ở CLB Nhu đạo của trường, và tập Karate-Do với một thiền sư trong vùng.
    Thầy không thích việc gây gỗ đánh nhau nhưng khi đã phải đánh nhau thì chỉ muốn đánh cho kỳ thắng cuộc, đã quyết làm việc gì thì khó ai ngăn cản. Thầy đam mê nuôi chim, cá, trồng cây cảnh, bản tính thì hào phóng, ghét sự tù túng, đặc biệt rất thích theo học nhu đạo ở câu lạc bộ nhà trường. Đang tuổi ăn học nhưng đã biết tự lập bằng việc tìm lên thủ đô Tokyo làm công cho một salon xe hơi. Từ một người làm công, Cho Suzuki dần dần học hỏi được thêm nhiều điều về kỷ thuật ô tô và cả việc kinh doanh xe hơi. Ngày làm, đêm về thầy không theo chúng bạn chơi bời mà dồn hết tâm sức vào việc đọc sách nghiên cứu về nhu đạo và Karate hoặc tham gia luyện tập ở các võ đường. Niềm đam mê và duyên kỳ ngộ đã đưa bước chân của Cho Suzuki đến với những đại sư của Teno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội Lưu - một hệ phái của Karate cổ có nguồn gốc từ Okinawa) đang mai danh ẩn tích ở một ngôi chùa tại vùng núi cao ngoại ô Nagasi. Tương truyền, các đại sư trường phái Teno Uchi Ryu chỉ truyền thụ cho các môn đồ thiền tông và rất giới hạn về số lượng, giới luật cũng cực kỳ khắt khe. Vị đại sư trực tiếp truyền thụ cho Cho Suzuki cũng chỉ nhận đúng 3 đệ tử.
    Suốt một thời gian dài khi mới nhập môn, Cho Suzuki chỉ được bảo làm một việc duy nhất là từ sáng đến tối ngồi trước của chùa với một chén cơm, mỗi khi có con ruồi nào bay đến thì chụp. Tiến thêm một bước nữa là thay vì dùng tay chụp thì dùng đũa mà gắp cho bằng được những con ruồi đang bay qua. Người không đủ kiên nhẫn hẳn không thể qua nổi bước thử thách tưởng giản đơn mà cực kỳ khó khăn này. Đấy chính là cách để các đại sư trường phái Teno Uchi vừa dạy cho các môn đồ thấm hiểu thế nào là NHẪN, vừa là bước rèn luyện đầu tiên để sau này có được những đòn shuto, atemi sấm sét và cực kỳ chính xác.

    Năm 1940, mới 21 tuổi, chàng thanh niên Cho Suzuki đã có được võ công rất thâm hậu (4 đẳng Karate và 2 đẳng Judo quốc ). thì cũng là lúc phải gia nhập quân đội Thiên hoàng đi khắp nơi. Năm 1942, rời quân trường, thầy được chuyển sang Mãn Châu. Năm 1943, sang Mã Lai. Năm 1944, sang Việt Nam. Kết thúc Đệ nhị thế chiến, một số binh lính Nhật không về nước mà ở lại Việt Nam tình nguyện tham gia mặt trận Việt Minh, trong đó có anh lính Cho Suzuki. Thời bấy giờ, những người lính Nhật tham gia vào lực lượng Việt minh đều được mang một cái tên Việt, cái tên Phan Văn Phúc của Cho Suzuki được bắt đầu từ đó. Ở trong lực lượng Việt minh, ngoài công việc chuyên môn chàng sĩ quan trẻ (cấp bậc đại uý) Phan Văn Phúc còn tình nguyện dạy võ cận chiến cho bộ đội và tự vệ ở quân khu IV mãi cho đến cuối 1948, được chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi). Thầy được phân công phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y cung cấp cho Mặt Trận. Xưởng sản xuất đặt tại vùng Chợ Chùa, Quảng Ngãi


    Năm 1952, trong một trận đánh nhau với quân Pháp ở Quảng Ngãi, thầy bị thương nặng, tưởng chừng khó qua khỏi. Cô nữ cứu thương Nguyễn Thị Minh Lệ, quê ở Tam Quan (Bình Định) đã chăm sóc thầy tận tình. Cảm động trước tấm chân tình, hai người ngày càng gắn bó, khăng khít với nhau. Một mối tình Việt-Nhật nở hoa ngay trong những ngày bom rơi đạn nổ, đầy khó khăn và cũng thật lãng mạn.
    Sau hiệp định Giơnevơ, thầy cũng ở trong đoàn quân tập kết ra Bắc. Nhưng do đi trễ và đi bằng ghe bầu nên ra đến Huế thì bị chặn lại. Trên ghe là hai bao gạo và ba bao tời sọc xanh tín phiếu bạc của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thế là thầy bị bắt vào Ty cảnh sát. Từ đó thầy bị buộc phải dạy võ cho cảnh sát ở đây. Sau năm 1975, cũng vì chuyện này mà ông phải đi tập trung học tập chín tháng ở Thủ Đức.

    Ngày 18 tháng 12 năm 1978, thầy cùng gia đình trở về Nhật.

    3-Thầy Cho trong đời thường
    Cảm giác đầu tiên khi mọi người gặp thầy Cho Suzuki là sự choáng ngợp trước vóc dáng to lớn, đường bệ của thầy. Thế nhưng thân pháp thầy lại cực kỳ nhanh nhẹn, dũng mãnh. Thầy ra đòn như sấm sét, đặc biệt đòn ushiro kekomi geri nhanh như chớp, khó có ai tránh né hoặc đỡ nổi.

    Môn võ Karate ngày ấy đối với nhiều người còn là một ẩn số lạ lùng và đầy hấp dẫn. Bị lôi cuốn bởi những câu chuyện truyền miệng về tinh thần võ sĩ đạo, về võ công kinh người của các chiến binh Samurai, nay được thụ giáo trực tiếp với vị võ sư người Nhật, ai nấy lấy làm hãnh diện lắm!

    Dưới sự chỉ dẫn của thầy, sự kiêu căng ngạo mạn của kẻ mới bước vào nghề võ mất dần theo năm tháng. Không chỉ dạy kỹ thuật, thầy dành nhiều thời gian để nói về võ đạo. Ngôn ngữ của thầy rất đời thường, với những chỉ dẫn gần gũi, dễ hiểu, dễ lĩnh hội. Thầy hướng dẫn từ phong cách đi đứng, tác phong ăn mặc, cung cách cúi chào, làm sao vừa khiêm cung, vừa uy vũ. Thầy chỉ dạy với tất cả sự tận tâm, tỉ mỉ và lòng kiên nhẫn hiếm thấy. Nhưng có những điều trải qua thời gian mới "ngộ" ra và sửng sốt khi hiểu ra nguyên lý "karate không tấn công trước" (karate no go sen), hoặc thế nào là "tâm sáng như trăng rằm" (tsuki no kokoro).


    Tiếng Việt thầy nói lơ lớ khó nghe. Những anh em mới nhập môn phải có thời gian quen với giọng nói của thầy. Vì vậy, trong sinh hoạt đời thường cũng có những hiểu lầm. Có một câu chuyện vui - thầy gọi anh Trần Đình Tùng và hỏi: "Nhà con có chi gai không?". Anh Tùng thưa: "Nhà con không có chị gái ạ". Thầy cao giọng: "Không phải chi gai, phi-sên, phi-sên (ficelle)...!". Lúc đó anh em mới hiểu thầy hỏi nhà có chỉ gai không để may lại thảm tập.

    Vợ chồng thầy thương yêu học trò như con ruột của mình, chăm chút và quan tâm từng người một. Mỗi võ sinh đều có cảm giác mình là đứa con duy nhất của thầy cô. Có anh Đức quê ở Gia Hội nhà nghèo lại rất mê võ. Để có tiền, anh nhịn ăn sáng bỏ từng đồng tiền lẻ vào lon gạo, cuối tháng mang ra đóng học phí. Tình cờ biết được, thầy cô Suzuki rất ngạc nhiên. Đến khi truy hỏi, biết rõ hoàn cảnh, thầy cô không thu tiền mà còn cho Đức về sống và ăn ở trong nhà để tập luyện và học thêm nghề may võ phục.

    Vậy mà có một người học trò "làm phản", các cao đồ giấu thầy, cùng họp mặt bàn nhau cách trừng trị. Cũng may là thầy sớm nắm rõ ý đồ, liền kịp thời ngăn chặn. Bằng giọng buồn rầu, ông nói: "Trừng phạt thì dễ, tha thứ, thương yêu mới là khó. Các con không được vọng động. Chỉ có lương tâm là sự phán xét cuối cùng". Rồi ông úp mộc bài có ghi tên họ phản đồ vào trong mặt tường và không bao giờ nhắc đến tên người này nữa...

    http://www.ptthlamson.net/forums/showthread.php?t=14611

    Topic Karate của bọn em bên 4rum Lam Sơn còn nhiều thiết sót, các cao thủ bên này rảnh rỗi thì sang giúp đỡ em vs nhá! Thanks


    Thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối!

  4. #34
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Thầy đó là chưởng môn của bọn anh đấy chú ah, sắp tới sẽ có giải thi đấu toàn quốc kỉ niêm ngày thành lập hệ phái đó.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  5. #35
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Feb 2010
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Trích dẫn Gửi bởi ngayxua Xem bài viết
    Thầy đó là chưởng môn của bọn anh đấy chú ah, sắp tới sẽ có giải thi đấu toàn quốc kỉ niêm ngày thành lập hệ phái đó.
    Thế anh ngày xưa có tham gia không ah?
    -------------------------------------------
    Nội dung bạn nhập vào quá ngắn. Hãy nhập vào ít nhất 60 kí tự
    Ka ka spam spam...
    --------------------------------------------
    PS: Ah, mà có vài bạn trường em học bên trường Đào đấy, anh dạy võ bên ấy ah?
    Mà sau khi thầy Cho ji mất, con trai trưởng của thầy là Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) lên làm Chưởng môn


    Thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối!

  6. #36
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Trích dẫn Gửi bởi Shizukana_Asa Xem bài viết
    Ah, mà có vài bạn trường em học bên trường Đào đấy, anh dạy võ bên ấy ah?
    Mà sau khi thầy Cho ji mất, con trai trưởng của thầy là Tokuo Suzuki (Phan Văn Minh Đức) lên làm Chưởng môn
    Đúng vậy, thế em có còn học không, em học ở đâu vậy? và bạn em có tập võ không.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  7. #37
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    22 Feb 2010
    Tuổi
    30
    Bài viết
    6
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    e chỉ thick học võ để làm nền tập yamakashi thôi nhưng mà chưa có điều kiện
    có ai tập luôn môn đó ko nhể

  8. #38
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member night_stalker's Avatar
    Ngày tham gia
    24 Feb 2010
    Bài viết
    30
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    anh ngayxua ơi, võ cổ truyền việt nam có rất nhiều bài quyền, nhiều động tác, em đã cố tìm hiểu về ý nghĩa của nó nhưng cũng chẳng hỉu được mấy, nhiều động tác rất khó để hiểu được. Anh ơi viết về quyền pháp của võ cổ truyền việt nam đi anh ( ở DDT chỉ còn một bạn bên Lam Sơn tập luyện karate thôi, học bên chuyên hóa, được vào đội tuyển hóa nữa chứ ngưỡng mộ quá, ^^ sr quên mất tên rùi để hôm sao hỏi lại bạn ý )

  9. #39
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Feb 2010
    Bài viết
    15
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Trích dẫn Gửi bởi night_stalker Xem bài viết
    anh ngayxua ơi, võ cổ truyền việt nam có rất nhiều bài quyền, nhiều động tác, em đã cố tìm hiểu về ý nghĩa của nó nhưng cũng chẳng hỉu được mấy, nhiều động tác rất khó để hiểu được. Anh ơi viết về quyền pháp của võ cổ truyền việt nam đi anh ( ở DDT chỉ còn một bạn bên Lam Sơn tập luyện karate thôi, học bên chuyên hóa, được vào đội tuyển hóa nữa chứ ngưỡng mộ quá, ^^ sr quên mất tên rùi để hôm sao hỏi lại bạn ý )
    Nghe giống Thành thế nhỉ, ah mà không phải, còn tập Karate vs lại lớp 10 làm gì đã được vào đội tuyển, anh night_stalker gọi là bạn chắc phải học lớp 11H, lớp đấy hình như có anh Chiến tập Karate đấy, nhưng giờ nghỉ rồi mừ
    Hèm, ngồi mà đoán mò


    Thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối!

  10. #40
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member night_stalker's Avatar
    Ngày tham gia
    24 Feb 2010
    Bài viết
    30
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Trích dẫn Gửi bởi Shizukana_Asa Xem bài viết
    Nghe giống Thành thế nhỉ, ah mà không phải, còn tập Karate vs lại lớp 10 làm gì đã được vào đội tuyển, anh night_stalker gọi là bạn chắc phải học lớp 11H, lớp đấy hình như có anh Chiến tập Karate đấy, nhưng giờ nghỉ rồi mừ
    Hèm, ngồi mà đoán mò
    hôm trước ko nhớ ra tên bây h thì mình nhớ rùi bạn ấy tên là Tiến học 11 hóa trước đây ở bên Lam Sơn có hai người tập kia nhưng một bạn đã bỏ h chỉ còn Tiến là đi tập. Chắc bạn bỏ tên là Chiến (ngồi đoán mò chút)
    -----------------------------------------
    mà ông bạn học lớp mấy vậy cho tui đây được làm quen luôn chắc ông bạn trình độ karate cũng phải cao lắm rùi nhỉ thấy am hỉu nhìu về karate quá, mong được ông bạn chỉ giáo tui cũng chỉ mới tập được karate 1 thời gian nên cũng chưa có nhiều hỉu biết về môn này cho lắm.( từ ngày tập đến bây h tui vẫn đeo đai trắng )
    Lần sửa cuối bởi night_stalker, ngày 01-03-2010 lúc 01:10 PM. Lý do: Spam bất thành, câu bài thất bại

Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. ‘Rừng Nauy’ - sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?
    Bởi duynamckbk7 trong diễn đàn Thời sự - Văn hóa - Xã hội
    Trả lời: 28
    Bài viết cuối: 16-01-2008, 06:10 PM
  2. Memory-RAM - Một số thuật ngữ và kỹ thuật
    Bởi ngayxua trong diễn đàn Tin học
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 26-11-2006, 10:15 PM
  3. Danh Ngôn
    Bởi nstung trong diễn đàn CLB Văn Thơ
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 06-10-2006, 11:23 AM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •