MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC SAU ĐẠI HỌC Ở MỸ

Các trường đại học Mỹ không tổ chứ thi tuyển mà chọn học sinh thông qua bộ hồ sơ xin học, thông thường bao gồm một bản kê khai theo mẫu in sẵn của trường, một bài tiểu luận thường từ 500 đến 700 chữ do người nộp đơn tự viết về mục đích học tập và quan tâm về chuyên môn của mình, và ba thư giới thiệu. Bộ hồ sơ này như là một sự mô tả về khả nǎng thành công trong học tập và giúp nhà trường hình dung về tương lai của người nộp đơn.

Những người được nhận vào học phải hội đủ ba điều kiện

1. Đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu về trí lực. Điều này được đánh giá qua điểm tổng kết trung bình (GPA), điểm trí tuệ (GRE hoặc GMAT, tùy theo ngành học), và với người không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì phải có thêm điểm về tiếng Anh (TOEFL) ...

2. Có mục đích học tập và mối quan tâm về chuyên môn rõ ràng, phù hợp với những mục tiêu đào tạo và những mối quan tâm của nhà trường. Điều này được đánh giá qua tiểu luận về mục tiêu của người nộp đơn và ba thư giới thiệu.

3. Có đủ tiền để theo học. Có thể nói, với cách tuyển và các tiêu chuẩn chọn người như vậy, điều mà các trường đại học Mỹ coi trọng không phải là những kỹ nǎng hoặc các kiến thức cụ thể có được bằng cách nhồi nhét. Cái mà họ muốn đánh giá là trí tuệ, kinh nghiệm phẩm chất và khả nǎng thành công nói chung những điều mà một con người chỉ có được sau một thời gian tích luỹ lâu dài.
Các trường đại học ở Mỹ chỉ cǎn cứ vào điểm của ba chỉ tiêu nói trên, nên cách chuẩn bị tốt nhất là làm thế nào để tǎng các điểm đó. Một người hoàn hảo với điểm của từng phần riêng lẻ đều cao thì đương nhiên sẽ không gặp khó khǎn gì. Song một người bình thường thì có thể mạnh về mặt này nhưng lai yếu về mặt khác, do đó cách tiếp cận tốt nhất là khai thác tối đa lợi thế tương đối của bản thân.
Sau đây là một số suy nghĩ nhằm giúp tǎng sức cạnh tranh của thí sinh Việt Nam theo nguyên tắc khai thác lợi thế tương đối đó.

Người Việt nam ở mức trên trung bình một chút, nói chung là trí lực không đến nỗi tồi, do vậy đây có thể là phần cần phải khai thác một cách nghiêm túc. Tuy nhiên các đánh giá cǎn cứ theo các điểm của phần này rất xa lạ với người Việt Nam, nên nếu chuẩn bị vội vàng thì đây là một cản trở rất lớn.

1. Điểm tổng kết trung bình GPA. Nói chung sự cần thiết ở đây là bằng không bởi vì điểm GPA đã cố định. Vì vậy hoặc phải chuẩn bị từ rất xa xôi để có GPA cao hoặc là chấp nhận GPA mình có. Tuy nhiên thực ra phần này cũng không đáng lo lắng quá. Lý do là vì nói chung điểm GPA được chấp nhận vào các trường Mỹ không cao lắm? thông thường là 3,5 trên thang điểm 4. Tuy Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa không có cách tính GPA, song nếu điểm tổng kết từng môn riêng lẻ từ 8 trở lên trong thang điểm 10 thì chắc chắn sẽ không có vấn đề gì.
Công việc thực sự làm ở đây chỉ là dịch sang tiếng anh và lấy công chứng nhà nước cho tất cả các vǎn bằng và bảng điểm đã có.

2. Điểm trí tuệ; GMAT và GRE. Đây có lẽ là thách đố lớn nhất đối với người Việt Nam trong mảng điểm về trí lực. Sự khó khǎn nằm ở nội dung và cách thi GRE/GMAT.
Nội dung bài thi GRE/GMAT bao gồm ba phần: ngôn ngữ, toán và logic. Phần ngôn ngữ với những từ vựng ít gặp và động chạm nhiều đến các kiến thức vǎn hóa và xã hội Mỹ nên là phần nặng nề nhất đối với người Việt Nam vốn không giỏi tiếng Anh và không thông thạo vvè nước Anh. Phần logic cũng là một thử thách không nhẹ hơn bao nhiêu. Các đầu bài của phần này khá dài với các dữ kiện rối rắm và lại được ra với chủ định làm cho thí sinh không đủ thời gian nên nói chung người Việt Nam khá vất vả để hiểu bài toán, chưa nói đến giải chúng đúng. Có lẽ phần mà đa số người Việt Nam không cho là khó là phần Toán. Các bài toán ở đây là toán phổ thông, nên tuy thời gian ngắn, khoảng 1 phút trên 1 câu hỏi nhưng với kiến thức toán phổ thông khá chắc chắn, người Việt Nam nói chung không gặp khó khǎn gì nhiều.
áp lực thời gian tron các kỳ th GRE/GMAT cũng là một trở ngại.Nếu tiếng Anh không tốt lắm, người Việt Nam phảt mất nhiều thời gian để đọc các đầu bàì và do đó áp lực thời gian lại tǎng lên.
Để thực sự đạt được điểm cao đối với các bài thi GRE/GMAT người thi phải có một vốn kiến thức tuy không phải là siêu đẳng song đủ rộng, phải có khả nǎng giải quyết vấn đề dưới áp lực thời gian, và phải biết tiếng Anh gần như tiếg mẹ đẻ. Những kiến thức và kỹ nǎng như vậy chỉ có được sau một quá trình tích lũy lâu dài, và do đó cơ hội của người Việt Nam nói chung thấp.
Có hai cách để đối phó vớí điểm GRE/GMAT. Một, ôn luyện. Đây là lẽ đương nhiên. Cách ôn luyện tốt nhất là làm các bài mẫu trong các sách ôn tập GRE/GMAT. Nên làm theo thời gian quy định và nên làm thật nhiều bài. Hiện nay các sách GRE/GMAT được photocopy và bán khá phố biến với giá không đắt lắm tại các hiệu sách Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và như vậy đó là một thuận lợi. Hãy tập trung vào phần mà mình cần có điểm cao. Điểm GRE/GMAT được tính rêng lẻ theo ba phần của nội dung bài thi. Các ngành học thường coi trọng điểm của phần có tính chất tương tự (chẳng hạn các môn học xã hội coi nặng điểm phần ngôn ngữ, các môn học tự nhiên coi nặng điểm của phần toán v.v...) Vì vậy trước khi thi nên tìm hiểu xem ngành mình định học của trường mình định thi vào coi trọng điểm của phần nào rồi đầu tư nhiều hơn cho phần đó trong quá trình luyện thi cũng như trong khi thi.

3. Điểm tiếng Anh TOEFL. Điểm đáng mừng là ở một chừng mực nào đó, các bài thi TOEFL đã không còn là nỗi kinh hoàng đối với các thí sinh Việt Nam nữa. Được thâm nhập vào Việt Nam khoảng một chục nǎm nay, việc học và thi TOEFL đã trở nên quen thuộc vớ nhiều người. Thêm vào đó, tiêng Anh trong TOEFL nói chung là tiếng Anh phổ thông, và các bà thi không phải là quá ngoắt ngoéo nên cơ hội đạt điểm không đến nỗi quá thấp. Theo tôi, một người đã có khoảng ba nǎm làm việc thường xuyên với tiếng Anh thì sẽ không quá gian nan để đạt được 550 điểm - số điểm đủ để được một số trường đồng ý nhận với điều kiện phải học tiếng Anh một số thời gian và trước khi được nhận vào học chính thức phải chứng minh đạt đủ số điểm mà trường đó quy định (thường là 570 điểm).

Sưu tầm